1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thế giới không quen Rapunzel

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Favercode, 21/04/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Favercode

    Favercode Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/01/2002
    Bài viết:
    646
    Đã được thích:
    0
    Chỉ đến khi tôi ngồi xuống, anh ta mới ngước lên khỏi tờ báo. Tôi quá run để có thể nói gì, gọi một tách cà phê và chờ đợi. Đó là một người đàn ông chừng ba bẩy ba tám tuổi, có nước da nâu thẫm, hoàn toàn không hợp với màu chiếc áo khoác trắng loá kia, hay cả cái áo len đỏ mặc ở trong. Nước da đậm làm cho khuôn mặt bình dị, không có điểm nổi bật trở nên tối đi, nhưng ánh mắt thì tinh nhanh lạ thường. Lấp lánh như sao. Anh ta ngồi quan sát tôi rất kỹ, khuôn mặt vẫn không biểu lộ chút cảm xúc nào. Có lẽ chừng năm phút. Dù cảm thấy có một vẻ gì đó thân thiện từ người đàn ông này, nhưng tôi vẫn cảm thấy hơi sợ, cố giữ ánh mắt bình tĩnh vờ như đang quan sát cảnh vật trong quán, tránh phải nhìn thẳng vào cặp mắt sáng quắc kia.
    Rồi anh ta cũng cất lời. Một giọng nói chậm và ấm áp.
    ?oNhững câu chuyện cậu viết trên blog là chuyện thật đúng không??
    Tôi bất ngờ. Tôi đã không chờ đợi một câu hỏi thẳng. Vì tâm lý của những người đang trốn mình trong một thế giới xa lạ không cho phép người ta tự tin như thế. Nếu tôi không phải người anh ta đang chờ đợi thì sao? Tôi sẽ tìm cách nộp anh ta cho NSA lấy tiền thưởng. Người ta sẽ nhốt anh vào Khu vực 51 mà mổ nát. Đấy là viễn cảnh tôi đã tưởng tượng cho riêng mình, khi sợ rằng những người xung quanh phát hiện ra mình không đến cùng một thế giới với họ.
    Tôi nhìn anh ta một vài giây nữa. Đôi mắt anh vẫn ánh lên một vẻ tự tin lạ kỳ. Rồi tôi gật đầu.
    Anh châm một điếu thuốc, thở hắt ra và tựa mình vào thành ghế. Rồi nhìn tôi gật đầu lại. Khuôn mặt đầy nghiêm trang của anh giãn ra thoả mãn. Một cử chỉ ấy thôi, nhưng đủ để tôi hiểu anh và anh hiểu tôi: cả hai chúng tôi đã tìm thấy nhau sau bao nhiêu nỗ lực. Tôi không biết anh đã làm gì, đã ở đây bao lâu, nhưng chắc chắn anh cũng đã rất cố gắng đi tìm một người giống mình. Như tôi.
    Chúng tôi bắt đầu nói chuyện. Anh kể rằng anh cũng đã đến thế giới này sau đêm chính biến ấy. Khi ấy anh đã hơn hai mươi tuổi, nhưng vẫn không hiểu được chuyện gì đã xảy ra. Chỉ được người nhà chỉ cho lối thoát bí mật, rồi dặn rằng dù thế nào cũng không được quay trở lại. Anh đã hành khất, đã làm mướn đủ thứ nghề để tồn tại trên thế giới này, thậm chí đã thay tên đổi họ nhiều lần, và cũng không biết rằng cũng có những người đến từ quê hương mình như tôi. Chỉ đến một ngày, anh ngẫu nhiên đọc được blog của tôi.
    ?oNhư thế là anh không biết ai khác đến từ cùng thế giới với chúng ta?? ?" tôi hỏi đầy thất vọng. Tôi đã tưởng tượng ra một cộng đồng bí mật của những người chui qua cái lỗ cống như mình. Giờ thì hoá ra anh cũng chỉ cô đơn như tôi.
    ?oKhông sao, giờ chúng ta đã có hai người, chúng ta sẽ đi tìm tiếp. Chắc họ chỉ ở đâu đó quanh đây? ?" giọng anh vẫn chậm rãi và ấm áp, một kiểu nói chuyện có thể trấn an bất cứ ai.
    Chúng tôi đã ngồi nói chuyện với nhau rất lâu. Tôi kể chuyện mình, rồi hỏi chuyện anh. Hồ hởi như gặp lại chính những người thân của mình. Đúng là tôi có cảm giác ấy. Một người đàn ông chín chắn đang nói chuyện với tôi, đang kể cho tôi những kinh nghiệm tồn tại của mình. Trong ký ức mơ hồ của tôi, dường như khi xưa cha tôi cũng đã nhiều lần ngồi với tôi như thế. Được bảo ban. Tôi đã vật vã một mình trên thế giới này bao nhiêu năm, và quên đi rằng có thứ hạnh phúc như thế. Tôi cảm thấy gần gũi với anh như một người anh ruột.
    Cũng có những lúc cả tôi và anh đều im lặng. Nhìn những người xung quanh hưởng thụ một thú vui mà chủ quán đã bày ra cho họ: viết bậy lên tường. Tường quán sơn màu nâu tối, mỗi bàn đều để sẵn phấn nhiều màu. Phía ngoài cửa có dán câu slogan ngay dưới tên quán bằng tiếng Anh: ?oWhat stresses you, I already knew?. Người ta đang cặm cụi cầm phấn viết đầy những dòng lên tường quán. Một anh chàng khôi ngô, mặc sơ mi hồng và đeo kính trắng, bỏ laptop bên cạnh một đống giấy tờ vương vãi trên bàn, gần như nằm hẳn ra chiếc ghế vải mềm để viết đầy những chữ ?o****? thành biểu tượng ?o$?. Một đôi tình nhân trẻ đang kể tội nhau bằng những dòng chữ trên tường, cô gái viết bằng phấn xanh và chàng trai viết bằng phấn đỏ, họ viết chữ quây thành hai nửa của một hình trái tim lớn. Một cuộc làm lành. Ở góc kia, có một người trung niên, hình như là một họa sĩ, đang chăm chút bức chân dung bằng phấn của một thiếu nữ. Cứ nhìn cách ông loay hoay chấm nước vào cổ tay áo, xóa đi vẽ lại hàng chục phút đồng hồ một lọn tóc, thì đoán được rằng thiếu nữ ấy có thật, chỉ có vợ ông là người sẽ không bao giờ biết đến sự tồn tại của cô.
    Chúng tôi im lặng nhìn những cảnh ấy. Và bỗng nhiên tôi có cảm giác rõ ràng hơn bao giờ hết, rằng cả tôi và anh đến từ một thế giới khác với họ. Tôi tin anh. Không hiểu vì sao, nhưng tôi đã gạt bỏ hết mọi nghi ngờ để tin anh.
    Tôi hỏi anh rằng đã bao giờ anh thử quay lại thế giới của mình bằng con đường đã đến. Anh rít một hơi thuốc thật sâu, rồi trả lời tôi rằng đã thử. Nhưng không đủ can đảm để nhấc cái nắp cống ấy lên. Anh cũng cảm giác thấy những luồng khói sợ hãi túa ra từ phía dưới và ám vào cơ thể mình như tôi. ?oCó thể họ đã làm gì đó với cái nắp cống từ phía dưới. Có thể là có chất độc? ?" anh cắn môi.
    Tôi nói với anh suy nghĩ của mình về những kẻ thù có thể cũng đã theo con đường hầm bí mật đến đây để tìm chúng tôi. Anh gật đầu và nói tôi nên cẩn trọng với những dòng viết trên blog. Dù sao cũng đã viết rồi, nên hãy làm gì đó để giống như mình đang viết văn thực. Hãy bắt đầu hư cấu một cách thật lố lăng và câu khách, cho câu chuyện của mình khác với thế giới kia đi.
    Cuộc nói chuyện kéo dài tới ba tiếng đồng hồ. Ngoài trời đã tạnh mưa và lên một thứ nắng lạnh màu nhàn nhạt. Trước khi ra về, anh cho tôi số điện thoại của mình và dặn khi thật cần hãy gọi. Nếu còn nhiều hơn hai người giống như chúng tôi trên thế giới này, có thể tôi đã bắt đầu bị để ý.
    Khi gọi thanh toán, cô phục vụ trẻ cúi mình xuống đưa hoá đơn, lộ ra cả bộ ngực trắng phau nơi cổ áo ngay trước mặt anh. Tôi thoáng thấy trên gương mặt anh một nụ cười, và ánh mắt loé lên một chút mỉa mai, không còn sự nghiêm nghị như khi nãy. Tôi thoáng ngạc nhiên, nhưng rồi quên ngay. Trong tôi vẫn còn quá nhiều cảm xúc, quá nhiều suy nghĩ cần bận tâm.
    Ra khỏi quán, mỗi người chúng tôi đi về một hướng. Tôi vẫn còn rất nhiều điều muốn nói, muốn hỏi anh. Nhưng nếu tôi đã bị để ý thực, thì ngồi cạnh nhau lâu như thế này là quá nguy hiểm.
    Tôi mới đi được vài bước, đã giật mình thấy anh chạy theo níu tay mình lại, kéo vào chỗ khuất đằng sau một chiếc xe tải.
    ?oMỗi người trên thế giới của chúng ta đều có một khả năng đặc biệt đấy, cậu biết không??.
    Rồi trước ánh mắt ngơ ngác của tôi, anh lấy trong túi ra một chiếc đinh đã gỉ và bỏ vào miệng nhai. Hơi khó nhọc, rồi anh nuốt.
  2. Favercode

    Favercode Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/01/2002
    Bài viết:
    646
    Đã được thích:
    0
    6.
    Con bồ câu đã béo tròn trở lại và bắt đầu quen với tôi. Nó ngoan ngoãn ở trong cái thùng gỗ tôi đóng và mổ những hạt thóc trên tay tôi, chứ không còn lảng tránh tôi mỗi khi đến gần, và chỉ chịu chui vào trong cái tổ ấm ấy cho tới tận khi tôi kéo rèm cửa ban công lại. Những cơn gió mùa đông vẫn lạnh buốt và không mùi, nhưng tôi không cảm thấy mình cô đơn nữa. Tôi và anh không liên lạc, nhưng chỉ cần biết có một người đến từ cùng một thế giới với mình, có cùng một suy nghĩ với mình, thậm chí là cùng một nỗi cô đơn như mình, là đủ để lòng tôi ấm lại. Một cảm giác sướng khoái như được ủ một cái chăn bông cho vào trong tâm hồn mình, cái tâm hồn đã lạnh lẽo suốt từ khi tôi khép cái nắp cống lại và bước những bước đầu tiên trong hành trình lang thang nơi đây.
    Tôi bắt đầu viết tiếp câu chuyện trên blog của mình. Tìm một cách câu khách thật sống sượng như anh nói. Ý tưởng đầy rẫy trên những giá của các hiệu sách nơi đây. Đầu tiên tôi định rằng nhân vật chính của mình sẽ là một anh hùng, có năng lực siêu nhiên như Clark Kent, sẽ bảo vệ thế giới xa lạ này khỏi các thế lực bóng tối. Nhưng rồi tôi thấy nó chẳng hợp chút nào với cách kể chuyện đầy u sầu phía trên. Tôi quyết định cho anh chàng trong câu chuyện mình đang kể một năng lực mới: thôi miên và khiến mọi người phụ nữ trên thế giới này đều muốn ******** với anh ta. Rồi anh ta sẽ trải qua muôn vàn cuộc mây mưa hấp dẫn, thoả mãn bản năng của mình theo mọi cách nghĩ ra, để đến cuối tự dằn vặt mình về ý nghĩa của ******** và tình yêu. Không hợp với tôi, nhưng rất hợp mốt và vẫn có chút gì đó nhân văn. Tôi tự cười khi nghĩ ra ý tưởng này. Vẫn là một nụ cười chua chát.
    Tôi bắt đầu đi tìm thứ năng lực đặc biệt mà anh nói. Tôi thử nhiều thứ rất buồn cười mà mình nghĩ ra. Tôi thử cố nhìn xuyên qua tường, thử điều khiển đồ vật từ xa,? Không hiệu quả. Cho đến một hôm, tôi đập cái cốc thuỷ tinh ra thành nhiều mảnh nhỏ, cho vào miệng. Lúc đó thì tôi phát hiện ra năng lực đặc biệt của mình.
    Miệng tôi chảy máu. Tôi đã không đủ liều lĩnh để nhai mảnh thuỷ tinh, mà đưa đi đưa lại nó trong miệng, nhưng thế là đủ lưỡi tôi có một vết đứt nhỏ. Tôi nhổ vội miếng thuỷ tinh ra, chạy lại vòi nước, cúi xuống và ngửa cổ lên mở vòi cho nước xối vào miệng mình. Tôi nghe thấy tiếng nước óc ách trong miệng, rồi chợt nhận ra rằng mình chưa bao giờ nghe tiếng nước chảy gần như thế. Nước từ miệng vòi chảy ra rất đều, tôi cũng cố giữ nguyên tư thế, nhưng những âm thanh phát ra vẫn không đều. Tiếng róc rách cứ lên xuống, to nhỏ, lúc nhịp nhàng, lúc ngẫu hứng, lúc cho tôi cảm giác về một bản beat của chàng DJ, lúc lại như tiếng thì thào bằng những hơi thở cuối cùng của một người sắp gần đất xa trời, hay lại có lúc nghe như tiếng của phố xá giờ tan tầm, ồn ã và có chút gì sợ hãi. Tôi cứ đứng cúi người như thế không biết bao lâu, miệng buốt lạnh, cho đến khi những âm thanh hỗn độn của tiếng nước chảy cô đọng lại, tôi nhận ra rằng nó đang chuyển tải cho mình một thông điệp gì đó. Một thông điệp rất bất an. Nghe giống như tiếng gù của con chim bồ câu.
    Tôi chạy ra ban công. Con bồ câu đang đi khập khiễng ngoài đó, một cái chân của nó đã gần như nát bấy. Có lẽ là một viên đạn chì, một con mèo, hoặc nó bị mắc vào một cái ăng ten nào đó trên tầng thượng những nhà cao tầng quanh đây. Những tiếng gù gù tắc nghẹn trong cổ họng như đang khóc. Tôi ôm con bồ câu vào nhà, băng chân nó lại. Vòi nước vẫn để mở, nhưng tiếng nước xối xuống bồn đã êm ả hơn, chỉ còn như tiếng thổn thức.
    Tôi thử lại nhiều lần trước cái vòi nước. Tôi mua một cái bẫy chuột bằng keo dính, leo lên sân thượng và dán vào một viên gạch lát nền, đặt ở lối đi quen thuộc của những con mèo trong khu chung cư. Tôi cứ để vòi nước mở cả ngày và kê ghế ngồi sát nó, rồi tới khi cảm thấy tiếng nước trở nên dữ dội hơn, tôi đi lên sân thượng. Ở đấy có một con mèo đen đang lăn lộn, bốn chân đã dính chặt vào miếng keo. Nó thậm chí đã nhấc nghiêng được miếng gạch hoa lên. Lúc tôi cố kéo con mèo ra khỏi miếng keo, một miếng da trên chân nó bị lột, kêu lên một tiếng đầy đau đớn.
    Tôi gọi cho anh và nói rằng mình có khả năng tiên tri từ những tiếng nước chảy. Anh hỏi tôi rất kỹ càng về năng lực ấy. Trong cuộc nói chuyện, đôi lúc anh bảo tôi nhắc lại, rồi sau đấy là một khoảng lặng chừng vài mươi giây, như là đang dở tay việc gì. Sau khi hỏi tôi mọi điều, anh dặn tôi cố khám phá thêm bản thân mình, rồi cúp máy.
    Một tuần sau ngày gặp anh, Minh gọi điện cho tôi. Tôi không nhớ là hôm đó mình đã cho em số điện thoại. Em nói mình muốn gặp tôi. Tôi đã không kịp suy nghĩ gì để trả lời một câu trước khi em nói địa điểm hẹn rồi cúp máy.
    Tiếng nước vẫn chảy đều. Tôi đã để vòi nước mở cả ngày từ khi phát hiện ra khả năng đặc biệt của mình. Nó không nói với tôi điều gì. Rằng tôi có thực sự muốn dấn thân vào mối quan hệ này hay không? Tôi có thực sự muốn tới gặp Minh không? Đôi mắt ướt nhoèn của em, nụ cười của em, cả cách mà co mình trong gió bảo tôi rằng có. Nhưng để làm gì? Dòng nước không biết điều ấy, hình như nó chỉ nhìn thấy những sự kiện bên ngoài, chứ không thể cho tôi những câu trả lời từ chính trong lòng. Đám khói lơ lửng mà Minh thả vào bên trong tôi, bây giờ đã cô đặc thành hình một con cá răng kiếm. Tôi thấy trong lòng mình có cái gì đang quẫy, tại tôi quá căng thẳng, hay là con cá ấy đang thực sự bơi vòng quanh để tìm chỗ cắn. Tôi có thể bóp chết nó, dễ dàng thôi, bằng một tin nhắn trở lại cho em. Nhưng không đủ dũng cảm.
    Tôi đến gốc cây nơi tôi và em đã gặp nhau lần đầu tiên. Em đã đứng chờ tôi ở đó. Trời đã bắt đầu rét đậm, nhưng em vẫn khoác chiếc áo màu xanh nhạt đã cũ của mình ra ngoài áo len, thay vì chọn một chiếc áo khoác dày hơn.
    ?oTrời mưa, đàn kiến dọn tổ đi đâu rồi anh ạ? ?" em cố nặn ra một nụ cười. Hai môi mím lại và khoé mép đưa lên, trông như đang muốn khóc.
    Tôi và Minh đi bộ dọc theo con phố có hai hàng cây một bên lề đường ấy. Phố sáng Chủ nhật vắng người qua. Không khí sau một trận mưa đêm đặc, mát và đủ lặng yên để nghe thấy những tiếng chim hót. Những toà nhà Pháp cũ kỹ và bệ vệ dưới ánh nắng nhạt của mùa đông trông như cũng đang ngái ngủ. Tôi vừa đi vừa khẽ khàng ngắm em, trong lòng lại trỗi lên thứ bình yên kỳ lạ của buổi chiều hôm trước. Con cá răng kiếm hung dữ trong lòng tôi, chắc hẳn đã ngỡ ngàng trước cái không gian bình yên dâng đầy lên quanh mình, rồi sau đấy cũng bị ru ngủ gật mất. Tôi không còn tự hỏi mình muôn vàn câu hỏi tôi đã tự trăn trở trên đường tới đây, không còn cảm thấy mâu thuẫn nữa. Giờ trong tôi chỉ có Minh, có đôi mắt tròn to vẫn còn ngân ngấn chút gì long lanh và đôi bàn tay mềm mại bé nhỏ đang nắm lấy tay tôi.
    Em lại kể chuyện của mình. Anh có biết chiếc áo xanh này không? Em đã mặc nó cả một mùa đông năm thứ nhất đấy. Em ở một tỉnh khác lên đây học đại học, và bạn bè thành phố đã không tin nổi khi nhận ra sự thực về cái áo khoác này. Khó tin anh nhỉ? Nhưng nhà em thế đấy. Khi bước chân lên đây, em đã mơ ước bao nhiêu điều, rằng em sẽ làm bác sĩ, sẽ thoát ra khỏi cảnh nghèo hèn. Có khi nào mơ ước trở thành một thứ gì quá cả tham vọng, rồi khiến người ta tự dối cả tình cảm thiêng liêng của chính mình không anh?
  3. Favercode

    Favercode Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/01/2002
    Bài viết:
    646
    Đã được thích:
    0
    Tôi vẫn chỉ im lặng nghe em nói. Vì tôi biết đấy không phải là những câu hỏi, mà là những điều em đã trăn trở, đã tự mỉa mai mình suốt bao lâu. Chồng em bây giờ là một cán bộ cao cấp trên Bộ, chỉ xuống thỉnh giảng ở lớp em một tuần một buổi. Nhưng ông nhận ra chiếc áo xanh. Một đời vợ và sống cuộc đời lặng thầm với đứa con gái riêng, ông xao xuyến trước bóng hình bé bỏng của em. Ông chăm sóc, nâng niu và biến màu cho những chiếc áo của em ra muôn sắc. Rồi ông có được em.
    ?oCó hệ quy chiếu nào để xác định tình yêu không anh? Em đã đọc rất nhiều sách thần kinh, về điện tâm đồ, nhưng không có cách nào biết rằng một con người thực sự có cái gọi là tình yêu khi nào. Bây giờ, em chỉ muốn tin rằng khi ấy mình đã yêu, để cho bớt nuối tiếc?.
    ?oCó hệ quy chiếu nào để xác định tình yêu không anh?? - câu hỏi ấy, tôi không biết rằng nó sẽ ám ảnh tôi mãi về sau này.
    Chúng tôi cứ đi bộ trên phố thật lâu. Tôi như người mộng du, đang bước trong một giấc mộng mình không dám tin là thực, hay biết chắc rằng nó không thực nhưng không đủ để thừa nhận sự thật ấy. Rồi khi choàng tỉnh, tôi thấy mình đang đứng với em trong một căn phòng. Tôi không biết mình đã cùng em vào đây bằng cách nào. Rồi sau đó, tôi lại chìm đi trong một giấc mộng mị không tên. Hai chúng tôi quấn quýt nhau đến khi hoà vào làm một. Tôi chỉ nhớ rằng mình đã thủ thỉ vào tai em rằng tôi yêu em.
    Khi tôi tỉnh lại sau một giấc ngủ ngắn, trời đã chiều. Minh đang nằm khóc trên ngực tôi. Khi thấy tôi đã tỉnh, em ngước lên nhoẻn cười. Rồi em chạy lại túi xách mình, lấy một chiếc máy ảnh, leo lên giường, tự chụp cả hai chúng tôi. ?oEm muốn giữ lại khoảnh khắc này, em chưa từng có nó, và chắc sẽ không bao giờ có lại một lần nữa. Khi ông ấy chạm vào em lần đầu tiên, em đã thấy ghê sợ?. Rồi em lại gục đầu vào lòng tôi nức nở.
    Giây phút ấy, con cá răng kiếm cắn mạnh, tôi thấy lòng mình đau nhói. Tôi thấy căm ghét người đàn ông tôi chưa từng gặp mặt kia biết bao nhiêu.
    Tôi tưởng tượng ra cảnh Minh quỳ dưới chân ông ta, thuần phục như một chú chó nhỏ. Tưởng tượng ra ánh mắt hả hê của người đàn ông tôi chưa từng biết mặt. Tưởng tượng ra khuôn mặt đau đớn và đôi môi mím chặt chịu đựng của em trong lần đầu tiên của đời con gái. Tôi không biết tại sao mình lại nghĩ về cảnh ấy. Nhưng đã cố xua đi, nó vẫn ùa vào trí óc. Một cơn ghen, cho dù tôi không hề có quyền ghen.
    Khi đứt dòng suy nghĩ, tôi nhận ra mình đã nghiến chặt răng từ nãy giờ.
    Minh đã khóc ướt đầm ngực tôi. Không biết là bao lâu. Rồi em ngẩng lên, nhìn vào mắt tôi. ?oNếu có thể giải thoát em khỏi người đàn ông ấy, anh có sẵn sàng làm tất cả không??. Con cá răng kiếm ngước lên phía trên, nhìn vào lý trí của tôi chờ đợi. Miệng nó vẫn còn hoen máu của vết cắn vừa rồi. Tôi gật đầu.
    Hai chúng tôi lại chia tay nhau khi thành phố bắt đầu lên đèn. ?oDù sao, em vẫn cảm ơn anh, vì đã chấp nhận ở cạnh một con dở hơi như em khi nó cần đến? ?" Minh bỏ lại một câu buồn bã thế trước khi quay lưng đi. Như là để tự nhủ với mình rằng sẽ không có lần sau nữa, tình yêu của tôi dành cho em, hay một lối thoát nào đó chỉ là tự huyễn hoặc thôi. Em muốn tự kìm hi vọng của mình xuống.
    Tôi lại một lần nữa quay trở về với nhịp sống lặng lẽ của mình, trong tiếng gù mãn nguyện của con bồ câu thọt chân và tiếng nước chảy . Nhưng lần này không dằn vặt như khi chia tay em lần thứ hai nữa. Tôi chờ đợi trong hi vọng. Chờ đợi điều gì, và tôi có một lý do đủ tử tế để chờ đợi không, tôi không biết. Nhưng kể từ lúc tôi và em nhập làm một trong căn phòng khách sạn ấy, tôi tự cho mình quyền nhận em là của bản thân. Tôi biết rằng em cũng muốn như thế, cũng muốn thuộc về tôi. Có quá nhiều lý do để phủ nhận cái niềm mong mỏi ấy, những nguyên tắc đạo đức, những sự mô phạm lý tính của cuộc đời, là những thứ tôi đã nghĩ ra để buộc tội mình khi quyết định đi tìm em sau lần gặp đầu tiên. Nhưng bây giờ những thứ ấy đã vô nghĩa hết, chỉ còn chỗ của sự khát khao.
    Tôi vẫn vừa làm việc vừa viết blog. Đột nhiên tôi cảm thấy mình muốn viết về thế giới này. Về cách mà dòng sông lạnh buốt đã mài mòn ngọn cù lao tôi và cuốn xoáy biết bao chiếc lá trong cơn chảy dữ dội không ngơi nghỉ của nó. Tôi đã sống câm lặng trên thế giới này 10 năm để chờ đợi trong vô vọng ngày quay trở về, nhưng từ khi anh nói với tôi rằng nên chờ đợi, từ khi Minh nói với tôi rằng em cần tôi ở đây, tôi cảm thấy nên làm một chút gì đó cho chuỗi thời gian tồn tại tiếp theo của mình. Ít nhất là tìm cách chăm sóc tâm hồn của chính bản thân bằng những dòng văn, một kỹ năng có ích mà những con người ở đây đã dạy cho tôi.
    Ba ngày sau khi chia tay Minh, tôi nhận được e-mail của em. Không một chữ, nhưng cả một bộ hồ sơ kinh ngạc đính kèm. Nó chính là bằng chứng về ?ovụ tham ô? mà ông bạn cùng phòng trong bệnh viện luôn trăn trở với tôi. Hoá ra những điều báo chí biết không phải là tất cả. Đúng là có những bàn tay từ phía trên đã chi phối vụ án khổng lồ ấy, nhưng những người bị bắt chỉ là một phần rất nhỏ. Trong bộ hồ sơ ấy, biết bao nhiêu cái tên trong các Bộ, trong cả Quốc Hội, được liệt kê, mọi bằng chứng đều rõ ràng và chi tiết. Rất nhiều con số trong bộ hồ sơ ấy đồng nghĩa với bản án tử hình. Em đã lấy cắp nó từ chồng mình. Đấy là cả một âm mưu.
    Em muốn tôi giúp phá bỏ cuộc hôn nhân của mình.
    Trong bếp, tôi vẫn để vòi nước chảy. Tiếng nước nghe như tiếng gào thét thúc cho con cá răng kiếm trong lòng tôi cắn xé điên cuồng.
  4. Favercode

    Favercode Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/01/2002
    Bài viết:
    646
    Đã được thích:
    0
    7.
    Tôi gọi điện thoại cho giám đốc của mình. Ông rất quý tôi, một chàng trai ít nói và làm được việc, cho dù chẳng mấy khi tôi có mặt tại phòng làm việc. Tôi hỏi ông về những mối quan hệ báo chí mà giám đốc một công ty truyền thông lớn luôn có, nói rằng mình có những bằng chứng về vụ tham ô kia cần cung cấp. Chỉ vài phút sau, ông cho lại tôi số của phụ trách những tờ báo lớn nhất trong thành phố.
    Trong bộ hồ sơ bằng chứng không có tên chồng em. Nhưng ông là một quan chức cấp cao, và vẫn có cách để ông ta phải chịu trách nhiệm về những tội ác này. Tôi in bộ sơ ấy ra thành một tập, cẩn thận sắp xếp lại thành ba phần nhỏ, rồi gọi điện cho ba tờ báo, nói rằng mình sẽ gửi cho họ mỗi ngày một phần trong bộ hồ sơ ấy. Họ sẽ buộc phải làm thành ba loạt phóng sự dài kỳ để chờ đợi những lần gửi tiếp theo của tôi. Và tôi có dụng ý của mình: mở đầu mỗi loạt phóng sự của từng tờ báo luôn là bằng chứng phạm tôi của những nhân vật, có những chức vụ mà tôi biết chắc là liên quan mật thiết đến cái ghế mà chồng Minh đang ngồi. Khi sắp xếp bộ hồ sơ, tôi bắt gặp tên ông trưởng khoa tim mạch mình đã gặp hôm trước trong đấy. Tự dưng tôi nhớ lại cuốn sổ trực được cất kỹ và ghi chép cẩn thận. Nó như là một danh sách những đồng phạm, hoặc những người ông đã gián tiếp điều khiển cho cả cái kế hoạch độc ác và thâm hiểm để bòn rút lợi lộc từ những con người đang khò khè trên khắp các giường bệnh quanh ông. Con người ta có thể quăng quật và làm nhàu nát một quyển nhật ký đầy kỷ niệm, chứ bao giờ cũng vuốt phẳng và cất kỹ những ám ảnh tội lỗi của mình.
    Tôi đã đoán đúng. Về cách mà những con người trên thế giới này tự ám thị. Sau loạt bài đầu tiên, về việc nhận hối lộ của một ông Vụ trưởng, một ông cục trưởng và một tay phó phòng, người ta nhắc đến tên người liên quan nhiều nhất đến ba nhân vật ấy. Họ đặt dấu hỏi về chồng Minh. Rồi những bằng chứng tiếp theo tôi cung cấp sau này, dù không liên quan đến ông ta nữa, cũng chỉ góp phần làm cho dư luận xôn xao thêm về mức độ của vụ án, khiến sự nghi hoặc tăng lên, đồng nghĩa với áp lực tăng lên trên vai người đang ông kia.
    Tôi thấy thoải mái khi ngồi đọc những bài viết đầy ẩn ý của ba tờ báo kia, đọc những phản hồi phẫn nộ của người dân và những kẻ ăn theo sự kiện trên khắp internet. Người ta bắt đầu nhắm thẳng vào ông mà chỉ trích mãnh liệt. Cái vị thế oai phong mà ông đã dùng để chiếm đoạt cô gái bé nhỏ của tôi, bây giờ đang lung lay và sắp sập xuống. Tôi chợt vui. Sự sướng khoái vì đã làm hại được kẻ mình căm ghét. Lần đầu tiên trong đời tôi biết có thứ cảm xúc như thế.
    Chỉ bốn ngày sau khi ba loạt phóng sự được đăng tải, chồng Minh nộp đơn từ chức. Nhưng dư luận vẫn không chấp nhận. Họ đòi đưa ông ra trước vành móng ngựa, đòi ông phải bị trừng trị, ít ra là vì sự thiếu trách nhiệm với những việc làm của cấp dưới. Như thể trong cái xã hội này, ai cũng bị ám ảnh bởi một sự mất công bằng đang đè lên mình, và khi có một vụ án như thế, họ đồng loạt đứng dậy đòi lấy sự công bằng mà tất thảy đều cho rằng nó thuộc về bản thân. Một con sóng khủng khiếp. Có khi chỉ vì người đàn ông kia đang ngồi một chiếc ghế cao, thứ mà những kẻ từ dưới nhìn lên cho rằng như thế phi lý và bất công.
    Mọi con người trên thế giới này, họ sẽ tiến hai bước để sửa sai một bước lùi, hay cảm giác về một bước lùi. Họ sẽ ngoi lên bằng mọi cách và khinh bỉ hay dẫm đạp cả thế giới chỉ vì khi xưa đã có lần chứng kiến cha mẹ mình vật vã trong nghèo khó. Họ sẽ giết đi một nghìn quan điểm đúng để bảo vệ cho một lý tưởng đã từng chịu bất công. Có cái gì đó giống lắm với một sự thù hằn ở đây.
    Người ta xì xào về vụ tham ô của chồng Minh ở mọi ngõ xóm, người ta nói đến nó trong những bữa nhậu với một vẻ hả hê khó tả, người ta viết blog về nó, thêu dệt những câu chuyện quanh nó. Và người ta sẽ còn làm cả hài kịch về nó nữa.
    Mọi chuyện trở nên trầm trọng hơn bao giờ, khi một tay phóng viên nào đó phát hiện ra rằng không có tờ báo nào có ảnh của vị thứ trưởng này. Ông không hề xuất hiện trước công chúng trước và cả sau khi mọi chuyện nổ ra. Cũng có cả những buổi họp của Bộ mà các phóng viên được tham dự sau khi scandal xuất hiện, nhưng không ai được phép chụp ảnh. ?oMột bóng ma bí ẩn của Bộ Y Tế? - họ đặt tên cho cái đã chi phối vụ scandal như thế. Tôi cũng muốn biết khuôn mặt của người đàn ông đó, nhưng không có cách nào.
    Bây giờ đã là tháng 12, tháng người ta tổng kết năm. Và trước áp lực của cái cơn sóng khủng khiếp kia, những người ta mà tôi chắc rằng muốn báo cáo điều gì tốt đẹp cho dân chúng lắm, cũng bắt đầu thể hiện sự lúng túng của mình trên mặt báo. Chồng Minh bây giờ đã thành một cái gai, mà cả người trên lẫn người dưới đều đang cảm thấy khó chịu và muốn bẻ đi, bất biết rằng ông có tội hay không. Kế hoạch của tôi đã thành công cực độ. 20 năm tù - tôi đã mua một quyển sách luật và trong đó ghi rõ cái tội và mức án tôi đang ghép cho ông ta.
    Nhưng rồi mọi chuyện đã kết thúc theo một cách mà tôi chưa bao giờ ngờ tới.
    Sáng hôm ấy tôi phải đến công ty để tham dự buổi họp về kế hoạch marketing cho một cô ca sĩ mới. Một công ty âm nhạc đã đào bới một cuộc thi tiếng hát sinh viên rồi tìm được giọng hát hay. Họ làm điều chưa từng ai làm: đưa cô ra thị trường mà không sử dụng hình ảnh của chính cô. Bìa album sẽ sử dụng hình ảnh của một diễn viên nổi tiếng. Video clip cũng là cô diễn viên ấy. Chỉ có giọng hát và thương hiệu là của riêng cô ca sĩ kia. Hoặc cô ta xấu quá, hoặc cô ta không muốn xuất hiện trước công chúng và đánh mất cuộc sống riêng tư của mình, hoặc đơn giản là người ta muốn đánh vào tâm lý tò mò của số đông. Cũng không lạ lắm, ở Hàn Quốc họ đã làm rồi. ?oPhương pháp Zia? - ông giám đốc công ty âm nhạc gọi thế. ?oZia? là nghệ danh của cô ca sĩ Hàn Quốc đã dùng ảnh của người khác in trên bìa đĩa.
    Tôi cứ ngẫm nghĩ mãi về cách làm ấy. Thời đại mà những người bán hàng xếp hoa quả và thịt cá lên một cái sạp trong chợ chờ người mua đã qua từ lâu lắm. Bây giờ, người ta đóng gói được cả sự tò mò để đem bán. Họ sản xuất đại trà được cả một thứ cảm xúc mà giá trị của nó, nằm ở tính dị biệt. Chẳng phải người ta đã dạy nhau cách tạo ra lòng tin đại trà bằng những quyển sách đang bán đầy trên phố rồi đấy sao. Đến lúc nào họ sẽ tìm được công thức tạo ra và đem bán cả tình yêu? Những giá trị của con người ở thế giới này, cứ tưởng rằng là một pháo đài, một ngôi đền thiêng liêng bất khả xâm phạm và là trung tâm của thế giới, hình như cũng mong manh lắm, chẳng có một điểm tựa vững chắc nào. Tôi cứ lẩn thẩn mãi trong dòng suy nghĩ ấy suốt buổi họp.
    Kết thúc buổi họp, chẳng thấy ai đưa cho tôi cái đĩa nhạc. Tôi đi tìm cô thư ký giám đốc để hỏi xin một chiếc. Đấy là cô gái ngồi một bên ông giám đốc, đã tỏ vẻ khó chịu vì thái độ của tôi trong buổi phỏng vấn xin việc. Cô đã mở to đôi mắt xinh xắn ngạc nhiên, hỏi tôi xin về làm gì. Tôi nói rằng mình cần nghe nhạc mới viết được về nó. Cô cười, cho rằng tôi cầu kỳ quá, đằng nào cũng là tán phét cả. Đấy là một cô gái tốt nghiệp ?obusiness? theo dạng du học trong nước, thời còn học đại học học kỳ nào cũng nhận học bổng, nhưng không phải mọt sách, mà trái lại, là một người rất năng động. Cuộc sống biệt đãi tài năng và nhan sắc của cô đến mức giúp định hình cả tính cách. Một mẫu con gái hậu hiện đại tiêu biểu, phân biệt đẳng cấp đàn ông bằng mùi mỹ phẩm có benzen hay chỉ có hương liệu tự nhiên, đi tập gym sau giờ làm và đã có bằng lái ô tô dù không bao giờ tiết kiệm tiền để mua xe. Lương tháng của cô đã tiêu hết cho thời trang và những giờ thư thái ở các quán sang và spa trong thành phố. Dù sao, cũng sẽ có một chiếc xe tự đến với cô. Tôi tin điều đó và cô cũng tin điều đó. Như là kịch bản của Chúa vậy thôi.
    Trong lúc chờ đợi, tôi chợt nhận ra rằng cái cách mình vừa nhếch môi cười trong suốt buổi họp, gần giống với nụ cười của ông lái xe cho tôi đến bệnh viện lấy tên họ của Minh. Một kiểu mỉa mai: tao chẳng còn xa lạ gì với trò đời.
    Vậy mà cuối cùng cũng không có đĩa. Trên đường đi bộ về nhà, tôi đã mải mê ngẫm nghĩ về những ý tưởng có thể sử dụng để khai triển cùng một chủ đề tào lao không hề liên quan gì đến mình ra thành mười hai cách khác nhau, dùng cho 12 đầu báo để tán dương cô ca sĩ, đến mức suýt quên cả việc mua báo hằng ngày. Tôi dừng lại ở một sạp báo gần nhà, rồi chết lặng đi trước tiêu đề của những dòng tin đầu tiên mình bắt gặp.
    Chồng Minh đã tự vẫn.
    Lời nói của bác quản gia trước khi chia tay tôi đã trở thành một lời nguyền. ?oĐừng bao giờ để mình giết ai con nhé? - câu nói mà tôi đã lãng quên suốt chục năm, giờ đột nhiên xuất hiện trong đầu tôi và văng vẳng như những tiếng chuông, đập từ góc này sang góc khác trong hộp sọ. Tim tôi lại đập loạn và thấy xung quanh mình chao đi.
    Ba ngày sau Minh đến tìm tôi. Khi tôi đi mua túi thức ăn cho chim về thì đã thấy em đứng trước cửa cùng một chiếc vali lớn. Mắt em đỏ hoe. Tôi không biết nói với em điều gì, lặng lẽ mở cửa rồi kéo chiếc vali của em vào. Em cũng không nói, và hình như đã khóc quá nhiều để tiếp tục khóc, sau khi ngồi xuống ghế một phút, đứng dậy cầm thu dọn đống sách báo trên bàn rồi cầm đám cốc chén vào bếp rửa. Tôi cứ ngồi thần trên ghế. Tiếng nước xối trong bếp vọng ra, nghe như tiếng oán than của một linh hồn.
    Mấy ngày sau đấy, Minh yên lặng sống ở nhà tôi như một bóng ma. Tôi không biết phải mở đầu một câu chuyện với em như thế nào. Trong tôi có nhiều thắc mắc, nhưng cũng không dám hỏi. Đôi lúc Minh trốn ra ban công khóc cùng con bồ câu, rồi lại ra ngoài đi đến tận tối. Em không kể mình đã đi đâu, chỉ mang về lích kích những túi thức ăn, rồi lại lặng lẽ vào bếp nấu. Trong bữa cơm, cũng chỉ có những câu hỏi han và trò chuyện thông thường của em với tôi. Cô ca sĩ đang được lăng xê và thời tiết là những chuyện được nói nhiều nhất trong mấy ngày ấy.
    Một chiều, em đi đâu về. Tôi đang ngồi viết đến bài báo thứ mười một, với một thái độ cương quyết rằng mình phải dùng công việc duy nhất còn cảm thấy hứng khởi để tạm xua đi những nỗi lo âu trong lòng. Bài viết sẽ được đăng trên một tờ báo chuyên tuổi học trò, và là thứ làm tôi cảm thấy khó khăn nhất trong cái chiến dịch này. Tôi chẳng có nhiều điều để nhớ về quãng thời gian mình cùng tuổi với những độc giả ấy. Nó đã bị nhoà đi bởi ánh nắng chói chang qua kẽ lá cái cây không biết tên, hay bị đánh cắp bởi khuôn mặt đau đớn, cái lỗ cống và vết đạn hình đồng xu. Những người trẻ ở đây cũng không có chút gì giống với tôi. Ấn tượng của tôi về chúng chỉ là quần sooc ngắn khoe đùi non, harakuju hay là nhạc rock. Hoặc là sự tự tôn thái quá của cô thư ký giám đốc. Những thứ ấy, thật ra vẫn có thể cô đọng thành một thứ đặc tính chung nào đó để sử dụng cho bài viết của mình. Tôi biết, nhưng mãi vẫn không thể gọi được nó ra, chỉ mơ hồ cảm nhận được một cái gì gần giống sự nổi loạn.
    Tôi đang vò đầu bứt tai thì em bước vào, gần như không gây tiếng động, kéo ghế ngồi cạnh tôi. Em nói mình đã tìm được việc làm ở một bệnh viện tư nhỏ, và hỏi tôi rằng mình có thể sống cùng tôi từ nay về sau không. Tôi gật đầu.
    Chúng tôi làm giấy đăng ký kết hôn ở cái uỷ ban ngay nơi tôi đang sống. Chính em là người đề xuất chuyện đó. Tôi không có ý kiến gì. Bởi tôi yêu Minh, và sau chuyện đã xảy ra, tôi là người phải có trách nhiệm. Tôi chỉ ngạc nhiên vì khi làm cái thủ tục ràng buộc chúng tôi lại ấy, em đã chuẩn bị được cả tờ giấy chứng nhận mình độc thân. Chồng em khi ấy mới chết được hơn một tuần.
    Khi chúng tôi bước ra khỏi uỷ ban, trời đã sang nửa sau của buổi chiều, nhưng bỗng nhiên có nắng. Lần đầu tiên tôi cùng em ra khỏi một cánh cửa mà không phải để chào tạm biệt nhau. Minh nắm chặt tay tôi, nói tôi hãy nhìn thẳng vào mắt em. Tôi lại thấy trong ấy những tia cương nghị bất ngờ.
    ?oAnh có thể quên tất cả quá khứ của em, và sống với em chỉ vì em là Minh, em yêu anh hay không??
    Tôi gật đầu. ?oChỉ cần em vẫn là Minh và em còn yêu anh?.
    Khi chia tay Minh bên bờ đê hôm nào, tôi đã nói với em rằng cuộc sống không phải là trò chơi con trẻ. Nhưng hoá ra khi người ta nhẫn tâm một chút, cuộc sống đúng thực chỉ là trò chơi ô ăn quan của những đứa bé. Xí xoá được hết. Cứ giả vờ quên, giả vờ rằng mình đang chỉ sống với hiện tại mà bất cần quá khứ. Đấy chẳng phải năng khiếu của mọi con người trên thế giới này đấy sao?
    Sau khi thoả thuận rằng sẽ xí xoá quá khứ, cuộc sống của chúng tôi trở nên vui hơn. Chuyển biến theo một cách mà tôi không thể không ngạc nhiên. Nó giống với những gì có lần tôi đã tưởng tượng khi khao khát về Minh. Một tình nhân ngoan hiền và dịu ngọt ở cạnh tôi, cười nói cùng tôi và vuốt ve chú chim bồ câu của tôi. Bệnh viện của Minh nằm ngay trong khu đô thị nơi tôi ở, nên em về nhà mỗi buổi trưa, nấu cho tôi chút gì trong khi tôi cố ngồi làm việc. Em lại trở nên giống với một đứa trẻ, ấn tượng đầu tiên của tôi về cô bé cầm trong tay cái que trêu chọc đàn kiến và rủ tôi uống cà phê. Trong bữa ăn, em kể chuyện hào hứng về những người cùng chỗ làm với mình, về những bệnh nhân mà em cho là rất buồn cười. Tôi chỉ lắng nghe những câu chuyện ấy, đôi lúc chêm vào một câu nhận xét mà em luôn nghĩ rằng rất thông minh. Cũng có khi tôi kể chuyện công việc của mình. Cô ca sĩ mới dính dáng vào một scandal. Người hâm mộ của cô đang có một chiến dịch nhạo báng một ca sĩ khác, được coi là đối thủ cạnh tranh với cô. Có người đặt giả thiết rằng cô chính là người giật giây việc ấy, và tôi cũng tin như thế. Nhưng với tư cách là nhà ?obảo trợ truyền thông?, chúng tôi phải dùng những năng lực chữ nghĩa của mình để loè dư luận rằng cô ta chỉ là một cô gái trong trắng và ngây thơ. Em đã tỏ ra rất thích thú trước những việc ấy. ?oNếu sau này em có tiền, em sẽ thuê công ty của anh lăng xê em. Một nữ bác sĩ xinh đẹp, với khả năng tuyệt vời là viết chữ đẹp hơn các bác sĩ khác. Không biết anh có tán được để người ta hâm mộ em không nhỉ? ?" em nói với điệu bộ rất hài hước.
    Buổi tối là quãng thời gian đẹp nhất của chúng tôi. Em đi làm về rồi nấu cơm, hay đôi khi là tôi đi chợ rồi nấu. Trong một tháng, em đã dạy cho tôi cách nấu vài ba món mà em thích. Chúng tôi ăn cùng nhau, vẫn nói những câu chuyện vui hay cả những trục trặc trong công việc của mình. Rồi sau khi cùng ngồi xem TV một lúc, bình phẩm những chuyện trên trời dưới biển, tôi bế Minh lên giường. Chúng tôi đã ******** hăng say, ngày này qua ngày khác suốt cả mùa đông năm ấy.
  5. Favercode

    Favercode Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/01/2002
    Bài viết:
    646
    Đã được thích:
    0
    Minh còn trở thành cầu nối giữa tôi và những người xung quanh. Tôi đã tỏ thái độ ngạc nhiên khi em kể chuyện rằng mình mới bắt chuyện cùng một ông già phòng bên trong bữa cơm tối. Tôi chưa từng nhìn thấy cánh cửa phòng ấy mở hay một tiếng động nào từ bên đó vọng sang. Từ ban công nhà tôi nhìn sang, cũng chỉ thấy một cái ban công đầy bụi như chưa bao giờ có ai bước ra. Em bảo rằng không hiểu vì sao, nhưng ông ta đã sống rất thầm lặng và thu mình. Gia đình ông ta đi đâu hết, hoặc có thể cũng chẳng bao giờ có gia đình riêng, cứ thế chậm chạp chờ chết trong cái tài sản duy nhất là căn hộ của mình. ?oÔng chỉ sống với mỗi con mèo đen. Lúc em chào thì có vẻ mặt buồn cười lắm. Có khi cũng chẳng nhận ra rằng mình đang thiếu thốn tình cảm? ?" một câu triết lý lạ lùng mà tôi gắng mãi cũng chưa cắt nghĩa được rõ ràng. Minh rất thường hay có những câu như thế.
    Minh trở nên thân thiết với ông già. Mỗi chủ nhật, khi dành nhiều thời gian nấu những món cầu kỳ cho hai chúng tôi, em hay nấu dôi ra một ít, rồi đem sang cho ông. Tôi cũng đã gặp ông trong hành lang. Một người già khỏe mạnh, ngoại hình không có gì đặc biệt và khi biết tôi là chồng Minh, đã rất hồ hởi mời tôi vào nhà chơi. Căn nhà tuềnh toàng một cách vừa phải. Tôi dành một buổi chiều để tranh luận cùng ông về những chủ đề thời sự mà những người già rỗi việc thích đọc báo quan tâm.
    Ông dành cho tôi một ánh mắt dò xét và đôi lúc hơi có hướng mỉa mai khi tôi trình bày quan điểm của mình. Tôi hiểu tâm lý ấy. Ông đã tự cho mình cái quyền xếp về cùng một phía với Minh, và đủ yêu quý em để sinh ra cảm giác muốn được bảo vệ. Và ông cảnh giác trước người bạn đời của em. Bất kỳ một người bạn nào cũng sẽ thế, và ông thì đã đủ già để bộc lộ những suy nghĩ của mình ra ngoài thật tự nhiên theo cách của trẻ con. Hay có khi ông đã yêu em rồi? Cũng có thể lắm. Tôi tự mỉm cười với suy nghĩ ấy.
    Dù sao tôi không cảm thấy khó chịu, chỉ hơi thấy xấu hổ khi nhìn con mèo của ông. Nó là con mèo tôi đã làm tróc da bằng keo dính chuột bẫy trên sân thượng, vẫn còn đang đi khập khiễng. Đấy là một người không có vẻ gì khó gần ?" tôi không hiểu vì sao mình chưa bao giờ nhận ra sự tồn tại của ông ngay sát vách. Cứ như ông chỉ xuất hiện sau khi Minh tới vậy. Chẳng biết em đã làm cách nào.
    Một tháng sau, nhiều người khác đột nhiên lần lượt xuất hiện như ông già phòng bên. Nhờ Minh, tôi biết rằng ở tầng 9 có một đôi vợ chồng công chức hơn ba mươi tuổi, chưa có con cái vì người vợ đã sảy thai đến lần thứ ba. Ông bảo vệ ở tầng trệt là sỹ quan chế độ cũ dạt ra Bắc, vợ con đã chết khi đi vượt biên. Tầng 5 có một cậu nhạc sĩ trẻ, hình như là sinh viên năm thứ mấy trường nhạc, suốt ngày uống rượu và viết về một mối tình dang dở rồi tự hát ở các phòng trà. Tôi cũng lần lượt gặp hết những người ấy, biết được màu con mèo mà họ nuôi, và lần nào cũng ngạc nhiên. Những cuộc gặp diễn ra một cách rất tự nhiên và tình cờ, như là một trong hai người mới vừa chuyển đến chung cư này.
    ?oCái chung cư này buồn cười thật anh ạ. Toàn những người có bi kịch ở với nhau. Người ta hay bảo rằng con người trong thời đại bây giờ bị ám ảnh bởi tiền. Nhưng thứ được nghĩ đến nhiều nhất trong thang máy cái tòa nhà này chắc chắn không phải tiền, mà là: Nhìn cái anh/chị kia xem, họ hạnh phúc hơn mình? ?" Minh nói rồi cười khúc khích. Lại một câu triết lý lạ. Mỗi lần em nói thế, tôi không thực hiểu lắm em đang muốn ám chỉ gì, nhưng thấy vui. Minh chỉ thể hiện con người kỳ lạ ấy với tôi, vì em biết mình sẽ nhận được sự thấu hiểu.
    Cuộc sống cứ tiếp diễn một cách yên bình và hạnh phúc như thế. Chưa bao giờ, trong cái hành trình u ám trên thế giới này, tôi tưởng tượng rằng mình có thể có một cuộc sống như thế này. Cứ một hay hai tuần một lần, chúng tôi lại đi xe bus ra ngoại ô, ngồi tựa vào nhau trên cái bờ đê hôm nào cùng ngắm dòng sông, rồi đi vào trong các làng, dạo những phiên chợ quê đông đúc. Trong những lần đi chơi ấy, tôi nhận rõ tình yêu của em. Minh vẫn cười nói, đôi khi là mải mê mặc cả một thức gì trong phiên chợ, nhưng thi thoảng, em bỗng nắm chặt tay tôi, đến mức tôi có cảm giác là em luôn chủ ý làm việc ấy, không bao giờ quên. Như một thông điệp rõ ràng: em sợ mất tôi.
    Chiến dịch lăng xê của cô ca sĩ thành công xuất sắc. Một phần là bởi những dòng văn lừa lọc quá mùi mẫn của tôi trên các mặt báo. Công ty tỏ ra rất hài lòng mà không biết rằng thậm chí tôi không bao giờ dám đọc lại những điều mình đã viết. Đến mặt của cô ca sĩ đó, tôi cũng không muốn biết.
    Nhưng khi mùa xuân đến cũng là lúc cuộc sống gia đình, dù là một gia đình không bình thường, bắt đầu những vấn đề muôn thuở của nó. Theo kịch bản của Chúa. Em hay bực dọc những ngày có kinh, nổi nóng với những chuyện lặt vặt như tôi quên mua giấy vệ sinh, vứt sách báo và tài liệu bừa bãi, hay quên cho con bồ câu thọt chân ngoài ban công ăn. Hai tháng đầu, tôi vẫn thấy những ngày ấy em thật dễ thương. ?oNhư con mèo con cào tay người bế? ?" tôi nói với em như thế. Nhưng tới tháng thứ ba, tôi nhận ra rằng mình chưa bao giờ thích mèo.
    Tôi bực dọc ngược lại với em. Và bởi thế, cái hạnh phúc vô cùng hơn hai tháng nay, giống một cái mỏ neo giữ con thuyền tôi trên một hòn đảo hoan lạc, bỗng nhiên bị nhổ bật lên khỏi rặng san hô phía dưới. Tôi vẫn chưa rời xa cái hòn đảo ấy lắm, bởi những mâu thuẫn vẫn còn rất nhỏ, và tôi cũng như em vẫn còn thấy mình hạnh phúc, nhưng tôi đã kịp nhìn ra rằng sự gắn kết giữa hai chúng tôi không hoàn hảo, đã kịp bồng bềnh trở lại trên biển cả của suy tư, và thoáng nhìn lại để nhận ra sự bình yên hòn đảo ấy đã được tạo nên bởi sự giả vờ giữa tôi và em, nó có thể biến đi bất cứ lúc nào. Tôi nhớ lại cảm giác ngạc nhiên của mình khi tự nhủ rằng mình yêu em, hay cảm giác ngạc nhiên khi thấy mọi chuyện biến chuyển thành một bức tranh màu hồng quá nhanh sau khi chồng em chết. Dường như tôi và em, đã trở thành nô lệ của cảm xúc, quyết định mọi thứ quá vội vã. Cứ nhất định nghe theo những cảm xúc hiện tại của mình, mà chẳng cần toan tính đến tương lai, đấy là xấu hay là tốt? Là thành thực với bản thân hay khờ dại?
    Đúng vào cái thời gian diễn ra cái nghi lễ cáu bẳn hàng tháng ấy của em, anh lại gọi điện cho tôi. Anh hỏi tôi rằng đã khám phá thêm được điều gì về bản thân mình chưa, những tiếng nước chảy có làm tôi biết thêm được gì không, hay có thêm manh mối gì về những người cùng quê hương tại đây chưa? Tôi ú ớ. Tôi đã quá mải mê với việc có Minh ở bên, và gần như quên mất những điều ấy vẫn là nguyên nhân chính cho sự tồn tại của mình. Chỉ có khi anh gọi tôi mới chợt nhớ ra. Cái lỗ cống quay trở lại, những dòng suy nghĩ đầy dằn vặt lại ùa về.
    Buổi chiều hôm anh gọi điện, tôi đã ngóng Minh về biết bao. Tôi muốn được nói với em. Tôi sẽ nói cho em hiểu, rằng em đang chia sẻ cuộc sống với một người như thế nào. Em có quyền được biết điều ấy. Tôi ngồi đốt thuốc liên tục để nghĩ ra cách mình sẽ trình bày. Em thông minh, nhưng một câu chuyện như thế, rằng chồng em hiện tại đã đến từ một thế giới khác, là UWO ?" vật thể đi bộ không xác định, chắc sẽ làm cô bác sĩ trẻ nghĩ rằng tôi bị ốm. Sau cùng, tôi quyết định mình cứ bắt đầu, rồi sẽ căn cứ vào thái độ của em để chọn cách nói tiếp. Cùng lắm, tôi sẽ biến hoá nó thành một câu chuyện đùa, trong trường hợp em quá hoang mang.
    Quyết định thế, tôi ngồi chờ em về. Sốt ruột vì sự chậm chạp của thời gian, tôi vào bếp mở vòi nước. Tiếng nước chảy hôm nay lạ, tôi chưa từng nghe bao giờ. Bình thường nó thông báo cho tôi về những sự bất an hay yên bình của tương lai, nhưng hôm nay tiếng nước lại như nhắc nhớ về quá khứ. Tôi nghe thấy cả tiếng lá rơi nhẹ xuống một cái sân xi măng. Nghe rất quen, nhưng tôi không tưởng tượng được đó là cái sân nào, cái cây nào. Tôi cảm thấy khó chịu và tắt vòi nước đi.
    Cuối cùng Minh cũng về. Em mở cửa bước vào nhà và nở với tôi một nụ cười có phần gượng gạo. Em khẽ liếc nhìn đống đầu lọc thuốc vương vãi trên bàn với ánh mắt có phần khó chịu. Tôi thấy ánh mắt ấy, mọi suy tính ban nãy chợt khựng lại. Tôi vơ đống tàn thuốc trên bàn đem vứt vào thùng rác, bâng quơ hỏi em về chuyện ở bệnh viện. Có lẽ em vẫn đang mệt mỏi sau một ngày ở cơ quan. Tôi sẽ nói sau bữa cơm tối.
    Minh chậm rãi nấu bữa cơm tối với dáng điệu mệt nhọc. Tôi đã hai lần bảo em nghỉ để mình làm, nhưng em không nghe. Tôi đã mua nhiều rau xanh để trong cái tủ lạnh mới mua, vì lo em bị thiếu vitamin trong những ngày này, nhưng hôm nay em cương quyết nấu thịt bò xào cần tỏi, tôi cũng không biết tại sao. Mới ăn thịt bò xào cách đây mấy ngày.
    Rồi hai chúng tôi ngồi vào bàn ăn. Em ăn chậm và trên khuôn mặt vẫn có chút gì căng thẳng. Cả bữa ăn chúng tôi chỉ nói với nhau vài câu. Về chuyện cô ca sĩ của tôi đang chuẩn bị một liveshow tiền tỷ để công bố khuôn mặt thật của mình, khiến mọi người ở chỗ làm của em xôn xao. Tôi bảo em rằng cô ta chỉ muốn tổ chức một bữa để nhảy nhót linh đình trên sân khấu, cho thiên hạ thấy rằng mình không có thai như lời đồn. Thật ra là cô ta mới nạo, và đấy là một chuyện cực kỳ mạo hiểm. Lần này em không cười giễu cợt nữa.
    Sau bữa ăn, em ngồi im bên bàn thay vì mau mắn đứng dậy dọn dẹp như mọi bữa. Em ngồi trầm ngâm một lát rồi nhìn vào mắt tôi.
    ?oAnh ăn hôm nay thế nào??
    Tôi thoáng ngập ngừng, rồi nói rằng em nấu rất ngon.
    ?oTừ ngày sống với nhau, đây là lần đầu tiên anh khen em nấu ăn ngon đấy?.
    Tôi im lặng và thấy mình khẽ run lên. Tôi không tin là mình đã không nói câu đó trong suốt hơn hai tháng vừa rồi. Và nếu như tôi có vô tâm, thì càng đáng ngạc nhiên hơn khi em coi đó là một chuyện quan trọng. Giọng em khi nói lời trách cứ ấy hàm chứa đầy thất vọng. Như thể thông điệp đằng sau nó là ?otôi đã tưởng nhầm về anh?. Như thể là em đang gián tiếp nhắn gửi cho tôi rằng em đã nhận ra điều gì đó, và em đang hối tiếc vì tôi. Tôi ngồi đờ ra trên ghế, em ngồi một lát nữa rồi lặng lẽ thu dọn bát đĩa trên bàn.
    Tự nhiên trong tôi ùa lên một nỗi thất vọng tràn trề. Tôi ngột ngạt, đứng dậy nói với em rằng tôi phải ra ngoài có việc. Khi khép cánh cửa lại, một suy nghĩ quái đản lướt qua đầu tôi. Khi chúng tôi kết hôn, tôi đã nói rằng tôi sẽ ở bên em chừng nào em còn là Minh. Nhưng ánh mắt của em hôm nay khi hỏi tôi về bữa ăn chua chát lắm, mỉa mai lắm. Không giống cô bé nghịch kiến, càng không giống ánh mắt khi nghe tôi kể chuyện về đời mình. Minh không còn là Minh nữa, hay bây giờ Minh mới thực là mình? Đáng ra tôi phải cảm thấy có lỗi, nhưng dù thấy mình ích kỷ, tôi vẫn không đừng được việc tự cho bản thân mình quyền khó chịu.
    Được Favercode sửa chữa / chuyển vào 04:46 ngày 21/04/2009
  6. Favercode

    Favercode Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/01/2002
    Bài viết:
    646
    Đã được thích:
    0
    Tôi bước ra ngoài thì trời đang mưa bụi. Lạnh và ẩm ướt. Ngoài phố người ta vẫn hối hả. Để tránh cơn mưa và cái lạnh buốt da. Nhiều hàng quán hai bên đường cũng đã kịp nhận ra sự hẩm hiu và vô vọng của một ngày u ám, lục đục đóng cửa sớm. Tôi bước trên những vỉa hè nham nhở. Người ta đang bóc lớp gạch lát vỉa hè ra để ốp cho nó một loạt những tấm đá mới. Gạch lát vẫn còn mới và phẳng phiu, nhưng có lẽ những người quản lý nó cảm thấy cần phải làm gì đó tinh tươm hơn nữa mới khiến du khách nước ngoài cảm thán, hoặc có thể họ chưa giải ngân hết một cái quỹ nào.
    Khi đi bộ ngang một khu phố cũ, các nhà hai bên đường chuyên bán lẩu, một thằng bé bán kẹo cao su chạy lại níu áo tôi. Tôi lắc đầu nói rằng mình hút thuốc, không nhai kẹo cao su. Nhưng thằng bé, hình như chưa bán được gì nhiều trong ngày, cứ vin vào sự thân thiện của tôi mà nài nỉ. Tôi lấy một tờ tiền lẻ đưa cho nó. Nó lắc đầu lùi lại. Bọn trẻ con bán kẹo cao su trong thành phố này, dù luôn van lơn khách hàng mua kẹo một cách đầy tội nghiệp, không bao giờ nhận tiền người ta cho. Chúng sống có bang hội, và hình như đó là luật chung.
    Khi thằng bé lủi thủi bỏ đi, tôi nhìn bóng nó và chợt nhớ lại câu nói của Minh về cái thang máy chung cư. Có phải những con phố sáng trưng ánh điện màu này, cũng chỉ là một cái thang máy khổng lồ như thế. Ở đây, có bao nhiêu con người đi trên cùng một hành trình. Phần lớn, hay tất cả những con người đó nhìn sang bên cạnh rồi tự nhủ: người đó may mắn và hạnh phúc hơn mình. Tôi thấy ngạc nhiên vì chẳng có mấy liên quan giữa hình ảnh thằng bé và suy nghĩ ấy, rồi giật mình rằng mình cũng đã ghen tị với nó. Thằng bé có thân phận, nó biết mình phải làm gì và không được làm gì. Tôi thì không.
    Những con phố ồn ã đến tăm tối ở thế giới này, luôn có nhiều những nỗi ám ảnh như thế. Một ánh mắt luôn hàm chứa sự cam chịu của một bà già bán nước, một nụ cười chua chát của một tay giang hồ mặt sẹo, tiếng khóc nức nở của một cô bán trứng rong và tiếng quát tháo của một ông chủ chiếc xe Accord khi hai người đâm vào nhau trên phố, ánh mắt dần trở nên giảo quyệt của những đứa bé đánh giày hay bán kẹo cao su, sự lì lợm toát lên từ một anh xe ôm ngồi chứng kiến những câu chuyện ấy,? tất cả, tất cả đều gợi trong tôi một sự hoang mang mênh mông. Một câu hỏi không có dấu hỏi chấm ở cuối cùng về ý nghĩa của sự tồn tại nơi đây.
    Năm 1810, Napoleon buộc phải hủy luật cấm loạn luân ở Pháp như một kết quả của quá trình đấu tranh vì nhân quyền. Tôi đã từng nghĩ mãi về chi tiết lịch sử ấy. Những con người trên thế giới này, đã thoát khỏi đời sống hoang dã của một bầy hươu để trở thành những người văn minh nhờ luật lệ, nhờ những quy tắc họ tự bó mình vào. Như Jean-Jacques Rousseau, cũng là một người Pháp, và chỉ sống trước lúc mà Napoleon chịu thua sự loạn luân có mấy chục năm thôi, đã nói đấy: ?oVăn minh là lúc người ta biết dựng hàng rào?. Thế mà càng lên đến đỉnh cao, họ lại càng cảm thấy ngột ngạt và muốn phá vỡ những hàng rào ấy đi.
    Những bộ vest, những cái bắt tay, gà rán KFC hay bằng tốt nghiệp phổ thông không phải là những thứ thuộc về con người nguyên thủy, nhưng nó gắn liền với những con người của thế giới này - thế giới ở trạng thái và thời điểm này - như là vốn phải thế từ lúc bụi vũ trụ đặc lại thành các dải thiên hà sau Big Bang. Đồng tính luyến ái, loạn luân hay là những thanh niên bỏ học, rách rưới, lang thang khắp rừng núi, những thứ đã có từ lúc những con vượn biết làm ra lửa, bây giờ lại đang được một nhóm người đấu tranh và gọi đó là ?ovì sự tự do?. Họ muốn một cuộc sống phi quy tắc, và đôi khi, căm thù cả gà rán KFC.
    Tôi không hiểu, và cũng không đủ tường tận về cái quá trình vận động mấy triệu năm của hành tinh này để lý giải cái gì đã được tạo ra. Hình như những gì tôi đang nhìn thấy ngay trong lúc này, cái khuôn mặt mà sự thơ ngây và sự xảo quyệt đang chồng chéo gặm nhấm lẫn nhau của một thằng bé đánh giày phía xa kia chẳng hạn, chính là những hạt bụi hoang mang góp vào thành ngọn núi hoang mang khổng lồ ở nơi đây. Những con người, họ bị trói chặt bởi chính họ. Phức tạp đến không thể hiểu nổi.
    Tôi rảo bước đi, ngước lên trời. Trời vẫn mưa lâm thâm, những đám mây trôi chầm chậm trên cái lớp trơn ướt mà tự chúng tạo ra phía dưới. Và ở đâu đó ngoài xa kia, vẫn có những người đang đấu tranh để được ******** với anh chị em mình, những người khác, xé đầu gối quần bò rồi bỏ gia đình để đến một vùng núi thăm thẳm nào đó tìm ?osự tự do?.
    Tôi lang thang vô định, đầu óc không suy nghĩ nổi chuyện gì ra hồn chừng hơn một tiếng đồng hồ, rồi quyết định rẽ vào một quán bar trong phố. Lần đầu tiên tôi đến một quán bar. Tiếng nhạc dance chát chúa khi bước vào làm đầu óc tôi bớt tập trung để thôi suy ngẫm những chuyện đau đầu. Tôi thở nhẹ, đến quầy bar và gọi một ly rượu đá, gần như không nhìn ra xung quanh. Chỉ thấy loáng thoáng những màu xanh đỏ của đèn màu hay của quần áo, màu trắng của những người trẻ trung.
    Khi tôi cầm ly rượu trên tay lắc nhẹ, tiếng đá và tiếng nước trong ly lóc cóc rất nhỏ, gần như không thể nghe thấy trong biển âm thanh ồn ã xung quanh. Nhưng tôi lại thoáng nghe thấy trong ấy tiếng lá rơi. Giật mình, tôi lắc lại chiếc ly nhiều lần nữa, áp sát tai mình vào chất thuỷ tinh lạnh ngắt. Vẫn là âm thanh mơ hồ làm cho tôi nhớ đến tiếng lá rơi. Hoá ra tôi có thể nghe thấy tiếng nước từ mọi chỗ, chứ không phải chỉ từ những vòi nước đang chảy.
    Tôi quay sang bên trái mình. Ở đấy có một cô gái đang ngồi một mình bên một chiếc bánh ga tô. Mặt cô cúi xuống bàn và chai rượu mùi bên cạnh đã vơi đi một nửa. Và rồi tôi nhận ra tại sao lại là tiếng lá rơi.
    Sinh nhật Mai là một ngày đầu mùa xuân.
  7. Favercode

    Favercode Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/01/2002
    Bài viết:
    646
    Đã được thích:
    0
    8.
    Cô gái mặc một chiếc váy đỏ, tóc buộc cao và được thắt bởi một sợi ruy băng màu đỏ. Khi cô ngẩng lên, tôi nhận ra. Cái mũi xinh như được thiết kế riêng bởi một nhà đồ họa hâm mộ exotic. Đẹp kỳ lạ, ai cũng công nhận cho dù không biết mình đã lấy chuẩn nào để đánh giá vẻ đẹp ấy. Đấy là cô gái đã gửi lại cho tôi chiếc nơ màu đỏ cách đây 10 năm, với một lời hứa, hay một điều ước rằng chúng tôi sẽ gặp lại nhau một ngày nào đó. Đấy là cô gái đã nói với tôi rằng mình cũng muốn được tan vào đất nhẹ nhàng như những chiếc lá bàng khô. Nhưng bây giờ, không phải giữa căn phòng chơi im ắng của trại trẻ, không có hình ảnh hai đứa trẻ đang cặm cụi cắt những mảnh bìa cổ tích, mà trong không gian đậm đặc tiếng nhạc dance, mùi thuốc là và rượu ngoại này, tôi không biết phải chọn cho mình thái độ nào, cách hành xử nào. Đứng dậy, chạy tới và ô a chào Mai?
    Tôi ngắm kỹ lại một lần cô gái ngồi kia. Đấy là Mai, chắc rồi, bởi cái mũi exotic có một không hai ấy. Nhưng vẻ bên ngoài của người ấy lại toát lên điều gì khác biệt lắm với Mai trong ký ức của tôi. Tóc dài, ép thẳng và có chút ánh rum, nhưng không để suôn hòng tôn khuôn mặt trái xoan rất đầy, mà buộc cao. Buộc cao cũng không phải bằng một cái dây buộc tóc cầu kỳ đẹp đẽ như những thứ Minh hay tha về, mà chỉ bằng một sợi dây đỏ. Mái tóc buộc cao ấy chẳng ăn nhập gì với chiếc váy đỏ nền nã, càng không liên quan đến chai rượu đã vơi quá nửa bên cạnh. Đấy là một người trẻ giàu cá tính. Mai của tôi khi xưa rụt rè và hiền lành hơn như thế.
    Chỉ có duy nhất một thứ khiến tôi cảm thấy Mai vẫn còn gần gũi với mình. Đó là chiếc bánh sinh nhật trên bàn. Nến đã cháy gần hết, và dường như Mai cũng chẳng có ý định thổi. Cô chỉ có một mình trong ngày sinh nhật của mình. Đấy là điều mà Mai đã không thay đổi trong suốt 10 năm qua, tôi đã không thay đổi trong suốt 10 năm qua: chúng tôi vẫn cùng chung một nỗi cô đơn kỳ lạ.
    Tôi đã định đứng lên và bước tới nhiều lần, nhưng không biết phải nói gì, lại ngồi yên trên ghế. Rồi sự thấp thỏm của tôi được nhận ra. Anh chàng pha rượu sau quầy bar thình lình kéo vai tôi lại, nói gần như hét vào tai để át đi tiếng nhạc ầm ĩ: ?oAnh lại mơ cao rồi. Không ai làm quen được đâu. Anh thích, để em gọi cho em khác?. Hóa ra là không chỉ bán rượu, mà còn làm nhân viên tiếp thị. Tôi vừa cười vừa lắc đầu trước cái sản phẩm của anh ta.
    Mai vẫn cứ âm thầm uống hết chai rượu. Tôi cũng không nhớ mình đã uống bao nhiêu. Lúc ấy, tôi nhận ra rằng mình hèn yếu trong việc đối mặt như thế nào. Đối mặt với chính bản thân tôi. Với những điều tôi muốn chạm vào, muốn thấy, nhưng sợ nó làm đau mình. Tôi không biết Mai sẽ đáp lại mình thế nào. Em sẽ cười, sau khi cố nhớ ra tôi, sẽ mời tôi uống một ly xã giao? Em sẽ nói rằng em đang buồn, và bất kể anh là ai, tôi cũng đang muốn ở một mình? Hay tệ hơn nữa, Mai đã quên tôi?
    Hơi nóng của rượu bốc lên đầu. Tôi nhớ lại ngày Mai đi khỏi trại trẻ mồ côi. Tôi cũng đã không dám tới chào em. Tôi nhớ lại giây phút tôi đứng trước cái lỗ cống của đời mình. Tôi đã không dám bước xuống. Tôi tự hỏi mình có dám làm gì đó để có được Minh không nếu em không yêu cầu và chỉ cho tôi cách. Tôi không nhìn Mai nữa, cúi gằm xuống nhìn vào đôi giày của mình, đang lơ lửng cách mặt đất hơn mười centimet. Tôi cố gắng điều khiển cho nó chạm xuống đất. Nhưng tôi vẫn dán chặt mình trên cái ghế cao của quầy bar. Tôi hèn nhát quá.
    Tôi ngồi đấy cho tới tận khi Mai đứng dậy thanh toán, bỏ lại chiếc bánh sinh nhật còn nguyên và chai rượu đã cạn sạch. Em loạng choạng bước ra khỏi bar mà không biết rằng tôi đang đi theo. Cậu bảo vệ quán bar có vẻ ngần ngại với dáng vẻ mệt mỏi của Mai khi dong xe máy của em ra và đưa chìa khóa. Nhưng không dám nói câu gì. Từ cử chỉ và nét mặt của em vẫn ánh lên điều gì rất cương quyết, như khi em rủ tôi chơi cùng trong buổi chiều mùa thu ấy. Từ lời của anh chàng pha rượu, chắc em cũng là khách quen. Và chắc hôm nào cũng uống say.
    Tôi vẫn không thể bước tới. Mai đứng tần ngần bên chiếc xe của mình một lúc rồi gửi trả lại cho cậu bảo vệ quán bar, nói rằng ngày mai mình sẽ tới lấy. Em gọi một chiếc taxi. Tôi yên lặng đã đứng đấy chừng năm phút cho tới lúc chiếc taxi tới và em leo lên.
    Tôi bước đi. Vừa đi vừa đắn đo chọn suy nghĩ cho mình. Tôi thấy có chút gì tiếc nuối. Liệu tôi có phải trách mình vì đã không dũng cảm bước tới chào Mai, để biết được em là ai, và tại sao lại khiến cho tôi từng có cảm giác thân thuộc đến như thế? Hay tôi sẽ phải tự nhủ: chỉ là một chuyện tình cờ chẳng cần thiết và quên tất cả đi? Rồi tôi thấy mệt mỏi, vì cứ phải đối thoại với chính tôi, một người mà mình cũng không biết là ai. Con cá răng kiếm trong lòng tôi muốn phản ứng gì đó. Có thể nó muốn cắn. Nhưng lần đầu tiên, nó bị những sợi dây suy nghĩ rối rắm trói chặt không quẫy ra nổi. Lý trí tôi vô định.
    Tôi nghĩ đến Minh đang ở nhà. Chắc giờ này em đang khóc. Tôi quyết định quay về. Nhìn đồng hồ mới biết lúc ấy đã là nửa đêm.
    Đúng là Minh đã khóc. Em đang ngồi ngoài hành lang, trên một cái ghế cao mà em đã tự mua để có thể ngồi cao hơn ban công nhìn xuống thành phố phía dưới. Trong chiếc váy ngủ màu trắng, giữa cái nền đen có điểm những dải ánh sáng vàng phía xa, trông em như không có thật. Tôi bước ra, ôm em từ phía sau, khẽ cạ cằm lên vai em, chưa biết phải nói điều gì. Tôi luôn không biết phải bắt đầu nói với em điều gì.
    ?oCó phải mối quan hệ của hai đứa mình đã méo mó ngay từ lúc đầu không anh?? - em nói mà mắt vẫn nhìn về phía bóng đêm.
    Tôi không trả lời.
    ?oCó phải vì nó chả tốt đẹp gì, nên dù anh đã cố, cũng nhiều khi không tôn trọng được nó, đúng không anh??
    Tôi muốn phản ứng, vì một cảm giác gần như giận dữ bỗng xuất hiện. Nhưng lại im lặng.
    ?oMà dù cho anh có không coi thường em, anh cũng sẽ không bao giờ nghĩ về em như một người vợ bình thường. Anh sẽ nghĩ rất nhiều, trăn trở rất nhiều điều khác. Em cũng sẽ thế. Rồi??
    ?oEm có biết Euclid không?? - tôi nhẹ nhàng ngắt lời Minh.
    Minh quay lại nhìn tôi. Em ngạc nhiên, nhưng em hiểu tôi phần nào, để biết rằng tôi sẽ không hỏi một câu hỏi vu vơ.
    ?oƠ-clit. Là cha đẻ của hình học? - em trả lời, khẽ cúi xuống đưa tay lên giấu nốt đi những giọt nước còn lại trên má, không hỏi tôi ?otại sao?.
    ?oEuclid sinh ra hình học bằng 5 tiên đề. 5 tiên đề của Euclid. Là những thứ người ta nghiễm nhiên thừa nhận vô điều kiện mà không hỏi tại sao? - tôi buông em ra, đưa tay đan lấy bàn tay lạnh ngắt của em và nắm chặt lại, nhìn vào nó - ?oNếu người ta phủ nhận 1 trong 5 tiên đề ấy, họ sẽ tạo ra một thế giới toán học mới. Đã có người làm thế rồi, Lobachevski nói rằng ?~từ một điểm ở ngoài đường thẳng ta có thể kẻ được vô số đường thẳng song song với đường thẳng ấy?T, tức là nói ngược lại tiên đề thứ 5, và ông ta có một môn toán học mới.?
    ?oEm còn nhớ lần thứ hai mình gặp nhau, em nói với anh rằng em không biết người ta đã dùng hệ quy chiếu nào để xác định tình yêu. Thế em đã dùng hệ quy chiếu nào để biết rằng em yêu anh??
    Minh im lặng.
    ?oAnh cũng không biết. Nhưng anh tin ở tình yêu của hai đứa mình. Anh tin và anh sẽ bảo vệ nó. Nó cũng như một tiên đề của Euclid. Em có thể chọn tin nó vô điều kiện và sống vì nó, hoặc em có thể chọn đào xới nó lên mà nghi hoặc, có thể em sẽ tìm ra được gì đó, hoặc em sẽ như chính em bây giờ, mất tin tưởng vào tất cả mọi thứ khác? - Tôi không cao giọng, mà nói thật chậm và đều.
    Tôi xoay hẳn người Minh lại, ôm em vào lòng. Tôi chưa bao giờ nói nhiều câu liên tiếp đến thế.
    Minh ôm chặt tôi, như dấu hiệu của sự làm lành. Cơ thể em đã đủ mềm ra để tôi biết rằng em hiểu những gì tôi nói, và đã nguôi cơn dằn vặt của mình. Tôi bế em vào giường, để em gối lên vai mình và cứ thế ôm em.
    Minh nằm ôm chặt chồng mình. Một chân em co cao gác ngang bụng tôi. Em kể rằng ngày bé mình đã ngủ với mẹ đến tận năm lớp 6. Sau năm ấy thì một cơn lũ cuốn sườn núi phía sau trôi ngang qua nhà em. Trôi nhẹ nhàng như kem trượt trên miếng ốc quế, chẳng đủ để đánh thức một ai. Em về sống với người bác họ xa và không còn ai để ôm nữa. Nên bây giờ em luôn ôm chặt tôi theo cái tư thế đầy thiếu thốn ấy. Ngay cả khi ngủ một mình, em cũng nằm nghiêng, co chân cao lên để đùi non có cảm giác ma sát với nệm giường.
    Rồi bỗng Minh mỉm cười, ngước nhìn lên tôi và nói:
    ?oCái tiên đề anh nói. Đấy gọi là sự tự thỏa thuận phải không anh??
    Được Favercode sửa chữa / chuyển vào 04:50 ngày 21/04/2009
  8. Favercode

    Favercode Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/01/2002
    Bài viết:
    646
    Đã được thích:
    0
    9.
    Cô ca sĩ của tôi lại vướng vào scandal mới. Cứ theo sử sách thì từng ấy tai tiếng đã có lúc đủ giết chết một con người. Nhưng trong thời đại quái gở này của các bạn, nó lại là vũ khí hữu hiệu nếu biết dùng đúng cách. Ông giám đốc công ty tôi biết cách. Và bởi đang chuẩn bị phát hành cái album thứ 2 để làm bước đệm cho liveshow-chống-phá-thai, phía công ty âm nhạc lại phải quay sang van nài ông bằng một tấm séc mẫu mực.
    Một diễn đàn lớn về âm nhạc trên mạng đang có một chủ đề bôi xấu cô. Đã có mười nghìn lượt đọc và mấy nghìn bài viết trong chủ đề ấy. Hầu như là chẳng tốt đẹp gì. A dua của bọn trẻ cũng có, mà hàn lâm hơn một chút, mổ xẻ những vấn đề thanh nhạc và phong cách biểu diễn cũng đã có, khiến phía công ty quản lý chẳng thể không giật mình. Ông giám đốc đã chỉ đạo một nhóm làm việc với báo chí, tạo ra một loạt phóng sự ra vẻ trung lập, phân tích về cách cạnh tranh xấu trong làng giải trí thông qua việc nói xấu trên các diễn đàn, bóng gió đến trường hợp của cô ca sĩ và cái chủ đề sôi nổi kia. Còn tôi, được giao cho 5 cái user đã lâu năm của diễn đàn nọ, phải viết bài với tư cách fan hâm mộ chống lại cơn cuồng phong, để kéo những đứa trẻ con, những khách hàng ưu tú ra khỏi sự a dua của chính chúng. Không biết họ đã mua những user ấy bằng cách nào. Tôi đã định hỏi, nhưng lại thôi.
    Gần đây anh gọi cho tôi thường xuyên hơn. Chỉ để nghe tôi kể chuyện và nói những suy nghĩ của mình. Anh không nói nhiều, và tôi hiểu. Đó không phải là một đặc tính của những người đến từ thế giới của tôi, chỉ là đặc tính của những người đến từ thế giới của tôi phải sống trong thế giới của các bạn.
    Tôi cảm thấy hơi xấu hổ vì không thể khám phá thêm điều gì từ năng lực của mình để kể cho anh. Tôi gần đây không nghe thấy nhiều điều trong tiếng nước, dù là tiếng nước xối từ vòi hay tiếng nước trong cốc thủy tinh. Có lần tôi nghe thấy âm thanh của tiếng nước - tiếng nước trong tiếng nước. Một cảm giác rất kỳ lạ, có vẻ không thật nhưng tôi nhận ra điều ấy rõ ràng. Chỉ có từng ấy. Chủ yếu tôi kể với anh về cuộc sống của mình, đôi lúc cả cách tôi đang suy nghĩ về những điều đang gặp phải. Anh lắng nghe cẩn thận và đôi lúc lại đặt câu hỏi, như một câu chuyện của những người bạn lâu ngày không gặp nhau. Tôi có mời anh đến nhà, nhưng anh từ chối vì sợ lộ.
    Minh thực sự đã suy nghĩ thông suốt và vui vẻ sống trong cái gọi là ?otiên đề thứ 6? của chúng tôi. Tôi xác nhận được điều ấy qua kỳ kinh nguyệt tiếp theo của em. Tôi cũng cảm thấy mình cần có trách nhiệm hơn với em, với tình yêu của chúng tôi sau buổi tối hôm ấy. Đôi lúc, đang ngồi nhà viết dở, tôi mặc áo khoác chạy vội ra phố và đem về một bó hồng đỏ cắm vào bình thủy tinh đặt trên bàn, hay đem quần áo lót của em đi giặt, rồi lại ngồi viết tiếp. Không, tình yêu của chúng tôi không vá víu. Tôi đã không cố làm những điều ấy vì nhớ đến chồng em, mà tự nhiên muốn làm vậy - Tôi tự nhủ với mình như thế lúc ngồi lại vào bàn.
    Minh đăng ký một lớp học tiếng Pháp buổi tối. Em muốn xin việc ở một bệnh viện nước ngoài. ?oĐể cho anh đỡ chán và học cách nhớ em? - em nói, lại cười bằng ánh mắt khi tôi gặp em lần đầu tiên lúc tôi chia tay em ở cửa lớp học.
    Tôi có một khoản tiền dư nho nhỏ ngoài lương. Đấy là kết quả của việc 5 cái user trên diễn đàn nọ đã thành công trong việc bảo vệ cô ca sĩ, dẫn đến thành công của album thứ 2 của cô, và hệ quả từ doanh thu của một dòng sản phẩm máy rửa bát, một mẫu điện thoại di động camera có cả zoom quang, thêm một số sản phẩm hay con người nữa mà tôi không nhớ nổi. Ông giám đốc đã tỏ ra rất hài lòng khi đưa chiếc phong bì thưởng cho tôi. Tôi cũng thoáng ngạc nhiên rằng mình đã làm được nhiều việc như thế cho họ chỉ trong mấy tháng. Tất cả những việc ấy, tôi tưởng rằng mình đã nhận và làm với một thái độ thờ ơ.
    Tôi gọi điện cho Minh, hỏi rằng em có muốn đi đâu đó. Em trả lời rằng có. Tôi gọi lại cho trưởng phòng của mình nói rằng mình sẽ không lên công ty trong khoảng hai tuần và sẽ gửi loạt bài quảng bá cho liveshow xuyên quốc gia của một nam danh ca qua e-mail. Anh trưởng phòng kia là người còn lại ngồi bên cạnh ông giám đốc lúc phỏng vấn tôi, đã hơn 30 tuổi, luôn chưng diện bóng bẩy, có gốc gác ở một miền quê nghèo nào đấy, luôn ngậm trong miệng một nụ cười để nhổ ra với người đối diện như một phản xạ vô thức. ?oChú như thằng em anh? - luôn là như thế, bằng một giọng rất ngọt. Tôi phải cố lắm mới không thốt lên với anh ta rằng tôi chẳng muốn làm gì khác ngoài duy trì hơi thở của mình, những lúc tôi ở trong phòng giám đốc chỉ là vì công việc, và anh không cần thiết phải sợ ?othằng em anh? sẽ làm gì đe dọa cái vị thế mà hẳn anh đã ngọt nhạt với bao nhiêu người mới có được kia.
    Vì thế nên anh ta không ngại ngần gì cho tôi nghỉ. Dù tôi biết rằng trong thời gian đó, có khi anh ta sẽ lại buột miệng than thở với ai đó trong văn phòng rằng tôi làm ăn thế nào mà chẳng bao giờ lên công ty. Và vẫn cố tỏ ra thân mật, trong mọi cơ hội mà anh ta có được: ?oEm phải hết sức cẩn thận đấy nhé. Mấy tháng đầu này là quan trọng lắm đấy?. Chữ ?ođấy? nhẹ và cao, nghe dễ chịu như mùi nước hoa Pháp.
    Lúc ấy, Minh đang có bầu tháng thứ hai.
    Minh bảo tôi rằng em muốn về quê. Không phải là ?ovề quê? theo cách của mọi người, tức là về với họ hàng, mà sẽ chỉ về mảnh đất ấy thôi. Tôi và em sẽ ở lại khách sạn, và rẽ qua thăm người bác vẫn sống một mình kể từ lúc em lên học đại học. Quê em nằm sát biển, đi tàu 1 đêm thì đến nơi. Chúng tôi gần như chẳng mang theo thứ gì. Chỉ có một chiếc túi nhỏ đựng vài bộ quần áo. Lúc đứng ở sân ga đợi chuyến tàu đêm, tôi chợt nhận ra Minh đang trở nên lặng lẽ lạ kỳ. Em cứ đứng cạnh tôi gần đường ray, chẳng cố đùa để tôi mỉm cười như mọi khi, mà trầm ngâm nhìn về phía bóng tối của sân ga. Đôi lúc em mím môi lại. Tôi đã định hỏi gì đó, nhưng lại thôi. Nếu có điều gì em muốn kể, sẽ đến lúc tôi được nghe.
    Tàu chạy không ồn và Minh ngủ trong suốt chuyến đi. Tôi thấy yên tâm vì biết rằng điều đã làm em im lặng trên sân ga không phải cái gì quá lớn. Em sẽ không ngủ ngon lành thế nếu có điều gì phải suy nghĩ.
    Khi chúng tôi đến nơi là sáng sớm. Một cơn mưa vừa đi qua và trời vẫn đang se lạnh. Ga tàu chỉ cách bờ biển vài ki lô mét, và Minh quyết định cả hai chúng tôi sẽ đi bộ ra đó, ngắm con vịnh vào buổi sáng chứ không thuê khách sạn ngay. ?oEm đi bộ nhiều cho dễ đẻ? - Minh lại nói đùa, và điều đó làm tôi quyết định quên hẳn đi những lo ngại của mình trên sân ga.
    Thành phố nằm ngay sát bờ biển, một con đường lớn nằm giữa những ngổn ngang nhà ốc và bãi cát trắng. Đi qua con đường lớn, nắm tay đỡ Minh leo xuống vài chục bậc thang, là đến một tiểu thế giới khác. Một tiểu thế giới mà mọi thứ đều nằm ngang và vô định hình. Biển là nước và lả lơi trên nền lục địa, và bãi cát cũng mềm mại như nước, tự do nằm ngang cạnh biển. Tôi chợt nhớ lại lời Mai của mười năm trước. Em đã ước mình được tan vào đất sau một giấc ngủ. Biển và cát cũng ở trạng thái chảy tràn ra vô định ấy. Chúng tự do với chính bản thân mình. Phía bên kia con đường lớn, ngay sau lưng tôi, là cuộc sống. Ở đấy, những tòa nhà gồng mình đứng thẳng bằng những kết cấu thép và bê tông, cả những dàn cốp pha bẩn thỉu. Ở đấy, những con người gồng mình đứng thẳng bằng việc căng cứng những khối cơ và trí óc của chính họ. Tôi nghĩ thế, ngoái lại phía sau, và chợt giật mình tự hỏi: liệu tôi đã trở thành một phần của cái cuộc sống ấy chưa?
    Minh đã rời tay tôi, đang nói chuyện với những người ngư dân kéo thuyền lên từ phía biển. Tôi nghe thấy sự bất an trong tiếng sóng. Gần đây những âm thanh mà tôi nghe được từ nước cực kỳ khó chịu. Nó đôi lúc làm tôi thấy ngột ngạt đến tuyệt vọng. Giống như sự đau đớn, nhưng còn kinh khủng hơn thế. Đôi lúc tôi nghĩ rằng đó là điềm báo về một cái chết. Nhưng rồi lại tự gạt mình đi. Trong tôi, tưởng tượng về cái chết chính là sự tan chảy nhẹ nhàng của nước, chắc linh cảm của tôi cũng hiểu điều đó. Nó đang cảnh báo cho tôi về một thứ khác. Tôi không thể đoán ra, tự xoa dịu mình với suy nghĩ rằng tôi đã quá căng thẳng khi Minh mang thai.
    Chúng tôi rời vịnh, thuê phòng ở một khách sạn ngay gần bãi biển. Tôi nhìn dãy chìa khóa treo sau lưng lễ tân, rồi chọn phòng 211. Dãy chìa ấy vẫn gần như còn nguyên, từ 201 tới 210, chỉ thiếu mỗi phòng 206. 7 giờ 30 phút sáng, chắc chưa ai đi ra ngoài và gửi chìa khóa ở lại, và thế nghĩa là tầng ấy chẳng có mấy người ở - tôi suy luận như thế. Cũng hợp lý. Ở tầng 2 nhìn ra biển sẽ ít đẹp hơn. Nhưng tôi luôn khao khát những góc ít người trong thế giới nhiều tiếng người này. Cho dù điều đó không đồng nghĩa với sự yên tĩnh: tâm hồn tôi không bao giờ yên tĩnh. Khi tôi lấy phòng, Minh khẽ đung đưa đầu em theo tiếng nhạc phát ra trong sảnh. All I Want Is You của Barry Louis Polisar, hình như thế. Nhìn em lúc ấy, tôi thấy lòng mình nhẹ hơn bao giờ.
    Thế mà người duy nhất ở cùng tầng với chúng tôi, người đã thuê phòng 206, lại là người mà tôi ít đón đợi nhất. Người tôi đã chờ đợi suốt hơn 10 năm.
  9. Favercode

    Favercode Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/01/2002
    Bài viết:
    646
    Đã được thích:
    0
    10.
    Tôi đến từ thế giới này. Là một sản phẩm của thế giới này. Nhưng tôi vẫn không thể gọi tên nó. Nó có quá nhiều tính chất để có thể đặt tên, có quá nhiều tên để có thể gọi. Đấy là thứ làm nên điều hay ho nhất của thế giới tôi đang sống: quá trình vận động của nó chính là quá trình những con người đi tìm bản chất của họ và cái thế giới họ tạo ra. Một quá trình tự hỏi và trả lời liên tục, trong khi ấy những câu hỏi mới lại phát sinh.
    Mẹ tôi dắt tôi khỏi nhà từ năm 9 tuổi. Sinh nhật tôi mùa xuân, mẹ bảo: ?oCon gái, đi chơi với mẹ nhé?. Tôi theo mẹ ra cửa mà không hỏi ba đâu. Trong cuộc sống của mẹ và tôi không có ba. Ông thậm chí không có mặt lúc mẹ tạo ra tôi trong đau đớn. Lúc ấy ông đang họp. Có nhiều người trên đời họp để sống, và có khi là họp để giàu có, mẹ hay mỉa mai như thế. Nhà tôi hình như lúc ấy cũng bắt đầu giàu. Những nhà giàu thường có ô sin. Bà già ô sin, không hiểu sao, gào lóc và lăn lộn từ trong nhà ra thềm lúc mẹ con tôi bước đi. Mẹ giữ đầu không cho tôi nhìn cảnh ấy.
    Mẹ đưa tôi lên ô tô, rồi tôi ngủ thiếp đi.
    Mẹ con tôi sống trong một căn phòng thuê nhỏ ở một thị trấn nhỏ. Giờ thì tôi không còn nhớ được tên thị trấn ấy nữa. Mẹ mở một quầy bán tạp phẩm trong chợ, cũng nhỏ. Tôi chỉ còn nhớ rằng các dì các mợ ở chợ đã rất quý tôi, chứ không nhớ được cụ thể một người nào. Tôi cũng nhớ rằng mình được đi học. Ngôi trường ấy bây giờ hiện lên trong ký ức tôi mờ nhạt lắm, và chỉ chực làm tôi khóc. Tôi chỉ học ở đấy có hai tháng, chẳng đủ thân thiết với một ai. Điều tôi chắc chắn nhất, là mẹ tôi đã không lý giải một lời nào về cuộc chạy trốn ấy. Tôi chỉ tự hiểu. Tôi khôn ngoan hơn những đứa bé 9 tuổi khác, và bố mẹ tôi cũng đã đánh chửi nhau nhiều hơn gia đình của những đứa bé 9 tuổi khác để tôi có thể hiểu được đôi phần. Tôi không thắc mắc. Tôi yêu mẹ mình và tin rằng chỉ cần vẫn còn tình yêu ấy là đủ sống.
    Có những đêm trằn trọc, bà đã ôm tôi khóc và xin lỗi, rằng mẹ đã cố gắng hết sức nhưng không thể chung sống với ba con được nữa. Tôi đáp rằng không sao đâu mẹ, chỉ cần có hai mẹ con mình là sống được rồi. Lúc ấy trong tôi đã tràn lên một thứ kiêu hãnh, một sự quyết tâm sống, như để chứng minh cho ba tôi rằng chỉ cần có tình yêu của hai mẹ con tôi là đủ sống, rằng sự tồn tại của ông là vô nghĩa. Bây giờ nhớ lại, tôi mới hiểu tại sao mong muốn trả thù của mình lại như thế: cách hành hạ một con người dã man nhất, là chứng minh cho họ thấy sự tồn tại của họ là vô nghĩa.
    Thế mà mẹ tôi chết. Lao phổi, hình như một mợ ở chợ nói với tôi thế lúc mang cho tôi bữa cơm cuối cùng tôi ăn trong căn phòng trọ nhỏ ấy. Chỉ hai tháng sau khi mẹ con tôi bỏ cha tôi mà đi. Mẹ đã giấu cha tôi căn bệnh ấy trong suốt thời gian bà mắc. Phụ nữ hay có cách trả thù ngớ ngẩn như thế: họ làm hại chính bản thân mình. Mẹ tôi đã quá chủ quan, và không đoán được khoảng thời gian mình sẽ sống, hoặc bà cũng chẳng biết rằng cái chết đang cận kề. Nếu không, có lẽ bà đã để tôi lại và bỏ đi một mình. Mãi về sau này, khi xem phim truyền hình, cứ mỗi khi xuất hiện motive chàng trai lay lay cô gái mắt đang ướt đầm, hỏi cô tha thiết rằng ?oSao em không nói với anh? Sao em giấu??, tôi lại cười. Cười vì tôi muốn mỉa mai sự yếu đuối ngu xuẩn kiểu ấy, hay cười để cố ngăn mình không khóc, tôi cũng chẳng biết.
    Tôi đã định đi lang thang và xin ăn. Kịch bản phim truyền hình sẽ là như thế: tôi lang thang và trở thành gái ngay khi đủ tuổi. Rồi cha tôi sẽ bắt gặp tôi khi ông đưa bạn làm ăn đi nhậu. Đúng là khi ấy, đứa trẻ 9 tuổi đã khóc hết nước mắt và đã đủ căm ghét cuộc đời để nghĩ ra cái kịch bản ấy. Nhưng Chúa sáng tạo hơn đạo diễn phim truyền hình một chút. Tôi được các mợ ở chợ đưa vào trại trẻ mồ côi.
    Tôi còn nhớ khi người phụ nữ ấy dắt tôi đi bộ đến nơi tôi sẽ sống, có một cơn mưa rào to đổ xuống phố huyện. Chúng tôi đứng nép vào hiên một căn nhà. Mợ ôm tôi khóc, nói rằng mợ đã có 4 con, chứ không mợ sẽ nhận tôi về nuôi, rằng tôi khổ quá. Lúc ấy tôi đã cạn kiệt nước mắt, mở to mắt đứng nhìn những hạt mưa nặng nề rửa trôi hè phố. Rồi tự dưng tôi nhớ lại rằng mẹ hay mắng tôi lúc tôi không xếp chăn màn gọn gẽ, tôi đã cự rằng rồi đến tối sẽ lại đi ngủ, tại sao cứ phải xếp gọn, đằng nào cũng sẽ lại giở nó ra.
    Những con phố sẽ sạch lắm sau cơn mưa ấy. Nhưng rồi nó cũng lại bụi đầy. Vì cuộc sống có lúc nào thôi bụi bặm không?
    Trại trẻ mồ côi trông như một nấm mồ sơn màu vàng nhạt. Người ta đã quá thỏa mãn rằng mình đang làm một việc tốt, đến mức không nhận ra mình có thể làm tốt hơn. Họ nhét những mảnh đời non nớt buồn khổ vào một chốn toát ra vẻ bi quan ngay từ hình thức. Tôi nhớ điều ấy, vì trên những con phố ướt mưa hè, tôi vẫn nuôi một chút hi vọng khấp khởi về nơi mà người phụ nữ dắt tôi đi đang kể. Lúc đến đấy thì tôi thất vọng tràn trề.
    Tôi đã cố sống một cuộc sống mà những người tốt ở đấy mong chờ tôi phải sống. Tức là ra vẻ một đứa trẻ bình thường. Tức là nén sự u uất của tôi lại bằng niềm vui được hưởng sự chăm sóc quý giá người ta ban cho. Tôi làm việc ấy rất tốt. Có những khoảnh khắc, tôi đã cười đùa cùng những đứa trẻ khác mà quên đi rằng mình đã có một số phận thế nào. Quên đi ý định trả thù ba tôi.
    Nhưng rồi tôi vẫn khóc nhiều, bất chấp sự cố gắng của các mẹ và các anh chị lớn hơn. Tôi khóc, và tôi uất hận. Tôi hận ba mình, hận cả mẹ. Tôi oán bà rằng tại sao trong suốt những năm hai người mâu thuẫn, đã không đưa tôi đi sớm hơn, mà để đến lúc tôi biết nhận thức, tôi biết đau đớn, mới ném tôi vào sự khổ đau thế này. Tôi ghét bà vì cách mà bà tự hành hạ bản thân để trừng phạt ba tôi. Trách móc chán, tôi lại tự tìm các bao biện cho hai con người ấy. Tôi cứ miên man trong những dòng suy nghĩ như thế, để mặc nước mắt rơi. Ngày qua ngày.
    Tôi suy nghĩ quá nhiều và đấy là điều khiến tôi không thể hòa nhập cùng những đứa trẻ khác ở đây. Tôi tự hỏi rằng những đứa trẻ mồ côi 9 tuổi khác, có tự dằn vặt nhiều về số phận của chúng như tôi không. Hình như là không. Tôi không chịu được cách chúng cười quanh trái bóng trong sân, dù biết rằng, đó là cách tốt nhất để quên đi những buồn đau, dù biết rằng suy nghĩ của mình là bất công và ích kỷ.
    Tôi phát hiện ra trò chơi cắt bìa trong chương trình ?oHọc mà chơi? trên TV. Tôi đi hỏi xin mẹ phụ trách mình một mảnh bìa các tông lớn, rồi cắt theo hai người hướng dẫn trên TV thành một khu vườn bé, có cả một con chó đang gác hai chân lên hàng rào. Trên TV người ta dạy cắt một con chó đang nằm tắm nắng trên hai chân trước trong vườn, nhưng tôi cắt thành một con chó đang gác hai chân lên hàng rào, nghếch mõm lên trời nhìn ra phía xa. Mẹ phụ trách đứng từ xa, lặng lẽ quan sát tôi cặm cụi với những mảnh bìa. Đến cuối, bà khẽ lại gần, chạm một ngón tay lên con chó, lay lay nó và cười khen tôi sáng tạo. Chẳng ai hiểu, kể cả tôi, tại sao con chó lại có dáng đứng như thế. Chỉ biết sau đấy các mẹ luôn tìm đủ bìa cho tôi chơi trò chơi của mình, với niềm tin hào hứng rằng họ đã tìm được vũ khí để chống lại sự u uất triền miên của tôi.
    Rồi tôi gặp anh vào một ngày mùa thu không có nắng. Tôi không biết tại sao, nhưng mỗi khi nhắc lại lần đầu tiên tôi chạy lại gốc cây ấy rủ anh chơi cùng, anh thì khẳng định rằng đấy là một ngày nắng đẹp, còn tôi, thì không nhớ rằng trời đang có nắng. Nhưng chỉ một chi tiết ấy thôi. Còn tôi và anh hình như đã hiểu nhau ngay từ lần đầu tiên gặp mặt. Suy nghĩ của những đứa trẻ thường thẳng tắp và trắng phau như một dòng thác nhỏ chảy thẳng từ vách núi xuống biển, và vì thế chúng dễ hòa hợp với đồng loại hơn. Tôi và anh thì không thế. Suy nghĩ của chúng tôi như hai con ghềnh. Dòng nước chia ra làm muôn phần nhỏ và rên xiết giữa những lèn đá. Có nhiều viên đá giống nhau giữa con ghềnh của anh và tôi. Bây giờ tôi có thể tả lại cảm nhận của tôi khi chơi cắt giấy cùng anh như thế.
    Mùa thu và mùa đông năm ấy đã trôi qua trong êm đềm. Tôi và các mẹ trong trại trẻ bắt đầu nhận ra rằng tôi hát rất hay. Đôi khi tôi còn say mê tập hát để biểu diễn trong những chương trình hãy-giả-vờ-vui-lên-các-con mà quên mất anh cùng trò chơi cắt giấy của hai đứa. Những lần như thế, ánh mắt anh buồn lắm khi gặp tôi, và tôi tự nhủ rằng mình sẽ không bao giờ được quên anh nữa. Thế mà rồi tôi lại quên.
    Mùa xuân là sinh nhật tôi. Anh tặng tôi chiếc đồng hồ làm bằng bìa màu vàng, món quà làm tôi hạnh phúc nhất kể từ khi ra đời. Nhưng rồi cha tôi xuất hiện và đưa tôi đi chỉ hai tuần sau đấy. Quá ngỡ ngàng để có thể lựa chọn cảm xúc và hành động. Tôi chỉ kịp viết cho anh một mảnh giấy nhỏ và để lại chiếc nơ đỏ như một vật kỷ niệm. Tôi chẳng biết rằng mình đã bỏ lại ở trại trẻ mồ côi ấy phần quan trọng nhất trong cuộc đời mình. Quãng thời gian duy nhất trong đời tôi đã tìm được sự đồng cảm.
  10. Favercode

    Favercode Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/01/2002
    Bài viết:
    646
    Đã được thích:
    0
    11.
    Tên tôi là Mai. Bố bảo rằng đó là vì suốt cả thời sinh viên, bố đã vùi đầu trong sách vở mà thường xuyên bỏ bễ tình yêu của mẹ và hai người đặt tên tôi để nhớ về quãng thời gian ấy, khi bố cứ hứa, còn bóng điện hay bếp dầu của mẹ cứ hỏng mãi từ ngày này sang ngày khác mà không được sửa. ?oMai? - đấy không phải là tên một loài cây, mà là một lời hẹn. Một lời hẹn mà ông đã không chỉ lãng quên trong thời sinh viên, mà đã vứt bỏ đi trong suốt phần đời còn lại từ khi ông để mẹ con tôi bỏ đi. Gia đình tôi chẳng có ngày mai nữa.
    Bố biết rằng tôi oán ông. Ông cũng đủ tỉnh táo để hiểu rằng mình sẽ chẳng mua lại được tình yêu của đứa con gái bằng những thứ vật chất dư thừa như nhiều người ngây thơ tin thế. Ông cố nuôi dạy tôi một cách tử tế nhất, bằng việc thuê về những vị gia sư tốt nhất, cho tôi học ngôi trường thân thiện và chất lượng nhất, và bằng cả cách ít nói chuyện với tôi nhất. Ông luôn cố về nhà vào những bữa cơm để ngồi ăn cùng tôi, điều ông không thể làm trong thời gian mẹ con tôi còn trong căn nhà này, nhưng hai bố con rất ít khi nói chuyện trong bữa ăn. Chỉ là dăm ba câu hỏi về chuyện trường lớp, sức khỏe hay đôi khi là kể chuyện cơ quan ông. Ông gần như bất lực trong nỗ lực tự tha thứ chính bản thân mình để mưu cầu sự tha thứ từ tôi. Ông gọi lại bà ô sin đã vật vã đến tưởng chết đi kể từ ngày mẹ con tôi ra đi. Bà mới ngoài năm mươi, nhưng đã mất hết cả chồng con trong cuộc mưu sinh trên rừng dưới biển, và thương tôi như con. Đó là người bạn duy nhất tôi có trong những ngày tháng sau này.
    Trường học, giống hệt như trại trẻ mồ côi nơi tôi đã từng sống, là một giáo đường của sự hồn nhiên. Nghĩa là cũng có đôi chút ý nghĩa của điều ấy ở nơi đây thật, nhưng người ta lại cứ muốn phải thờ phụng nó như một tín ngưỡng cực đoan. Nếu trẻ con đã có sự hồn nhiên, họ cố giữ lấy chúng bằng những khúc khải ca vô nghĩa. Nếu trẻ con đã mất sự hồn nhiên, họ giả lập nó, họ lờ đi thực tế và tiếp tục mặc định và thuyết phục chúng về sự hồn nhiên, vẫn bằng những khúc khải ca vô nghĩa. Chẳng ai nhớ rằng mình đã lớn lên như thế nào, chẳng ai nhớ rằng mình đã đánh mất chú dế mèn của tuổi thơ như thế nào. Một ngày, họ chợt nhận ra rằng mình đã biến thành một sinh thể u uất. Họ giật mình và cương quyết muốn những thế hệ sau phải giữ trọn sự ngây thơ, thứ họ đã đánh mất. Cứ thế, cứ thế. Không ai dạy cho trẻ con rằng bầu trời ngoài cánh cổng trường học màu xám. Tôi biết nó màu xám, và tôi tự cho mình quyền khinh thường những tiếng cười được giả lập ở nơi đây. Tôi luôn vin vào sự bất hạnh để cho mình quyền được bất công với xung quanh như thế.
    Nhưng tôi cũng có vài người bạn học, để thỉnh thoảng gọi điện thoại trao đổi chuyện học hành, hỏi lịch thi. Tôi cũng đi picnic đều đặn với lớp phổ thông. Tôi cũng cười nữa.
    Tôi tự ép mình phải làm những việc ấy như một quyết tâm phải tìm lại cuộc sống bình thường. Những sự kiện đã tạo ra tôi bây giờ, tôi cảm thấy nó không xứng đáng để giết đi một con người. Tôi cứ cố tìm kiếm một cái gì, một ý nghĩa gì tôi chưa thể gọi tên.
    Bố đã bỏ dỡ bữa cơm khi tôi tuyên bố rằng mình sẽ thi vào nhạc viện. Khi đấy, tôi nhớ rằng ông đã già lắm. Không phải là vì tuổi tác, mà là vì những nỗi khổ đau dằn vặt mà tôi, với tư cách là một thẩm phán, đã bắt ông phải tự phán xét mình suốt bảy năm trong căn nhà này. Tóc ông đã bạc và nhiều nếp nhăn. Tôi còn biết rằng ông đang bị tim. Những đêm dài nằm nghe tiếng ông khóc một mình đã khiến tôi mềm lại và thấy có nhiều sự cảm thông. Đôi lúc tôi cũng khóc cho sự khổ đau của ông. Nhưng tôi vẫn chưa cho mình quyền tự tha thứ. Lòng tôi vẫn là một con ghềnh mà những tảng đá làm nên sự giận giữ của nước, đã bị đổ bê tông cắm chặt xuống lòng đất rồi.
    Bà quản gia lặng lẽ thu dọn bữa cơm rồi tìm bố tôi nói chuyện. Hình như đó cũng là người bạn duy nhất mà ông có trong những ngày tháng ấy. Ông vẫn thăng tiến đều đặn trong công việc, nhưng không có bạn. Có một lần, trong bữa cơm, khi tôi bất thần hỏi về một điều gì đã đọc trên báo, ông nở nụ cười chua chát mà nói với tôi rằng: ?oMọi chuyện cứ diễn ra như thế thôi con ạ. Cứ thế thôi, không ai thay đổi được gì cả?. Tôi không hiểu ?omọi chuyện? ở đây là gì, nhưng câu nói ấy khiến tôi cảm nhận rõ ràng sự chán chường của ông với những điều vây quanh ông ở ngoài kia. Những câu chuyện của ông về cơ quan, cũng chỉ là về những nhân vật bé mọn, rằng con trai của bà lao công mới đỗ đại học, làm cơm mời cả bố, hay rằng đi Singapore không kịp mua gì, chỉ đem về một cây thuốc lá cho cậu lái xe. Không bao giờ ông nhắc đến những nhân vật quyền cao chức trọng, dù tôi biết ông ngồi với những người ấy nhiều lắm, trong các buổi họp và trong các buổi chiêu đãi. Tôi hiểu ông là người tốt. Nhưng những người tốt vẫn có khi phạm những sai lầm không bao giờ tha thứ được.
    Tôi thi nhạc viện, với sự chán chường khi biết rằng ông hiệu trưởng và bố tôi đã ngồi với nhau một buổi tối nào đấy trước ngày thi. Tôi không thích điều ấy, nhưng không muốn hành hạ ông thêm bằng những nhiếc móc của mình nữa. Sự hiện diện ngày một rõ nét trên khuôn mặt tôi đã đủ để ông khổ sở quá, đã là một sự nhiếc móc thậm tệ nhất ông có thể có rồi.
    Tôi không quá yêu việc hát. Đó chỉ là công việc tôi cảm thấy mình làm tốt nhất. Người ta luôn cần làm gì đó dể duy trì sự tồn tại của mình, hay đơn giản hơn, khẳng định nó. Tôi chán chường và buồn tủi, nhưng tôi không mất mong muốn sống. Tôi vẫn cảm thấy mình cần làm việc. Biết đâu, một ngày nào đấy niềm vui sẽ đến.
    Ai cũng chết một ngày. Với một số người, ý nghĩa sống của họ là những niềm vui họ đem đến cho cuộc đời. Với những người còn lại, ý nghĩa sống của họ là những niềm vui họ lấy được từ cuộc đời. Tôi không hi vọng mình sẽ thuộc về nhóm người thứ nhất. Tôi cũng không chắc mình hi vọng sẽ được thuộc về nhóm thứ hai. Tôi chỉ hi vọng mình có hi vọng. Tôi thậm chí tránh xa dao kéo và những thứ tương tự. Suy nghĩ về cái chết chưa bao giờ thôi ám ảnh tôi. Tôi đấu tranh với nó hàng giờ.
    Cứ thế, tôi sống như một vector hướng về vô định, chờ đợi gặp được đường chân trời của riêng mình. Và buồn cười thay là có rất nhiều người xung quanh tôi hâm mộ thứ quán tính vô thức ấy. Các thày cô ở trường khen rằng tôi có chí phấn đấu. Bạn bè cùng lớp nhìn tôi, trong dáng vẻ lạnh lùng của một đứa con nhà giàu ngoan ngoãn, bằng ánh mắt ghen tị và thán phục. Những chàng trai trót ngưỡng mộ vẻ đẹp của tôi thì loay hoay với câu hỏi làm sao nhảy vào một chiếc xe khi nó cứ đi với vận tốc thẳng đều trên như trên xa lộ vắng. Tôi cũng tự hỏi điều ấy: cuộc sống của tôi, tâm hồn của tôi, gần như không có một điểm nhấn nào. Không ai, kể cả chính tôi, biết phải nói chuyện với tôi bằng cách nào hay về chủ đề gì. Tôi cứ đi tới, nhưng với một vận tốc không đổi, nên thật ra đang đứng yên trong hệ quy chiếu là chính mình.
    Thế mà rồi tôi cũng có người yêu.
    Hãy gọi nó là ?otình yêu? trên phương diện một mối quan hệ. Là người ta hỏi han nhau mỗi ngày, người ta đi xem phim cùng nhau, đi mua sắm cùng nhau, ngủ cùng nhau và ăn tối cùng nhau.
    Đôi khi, trong mối quan hệ ấy, họ còn tôn thờ nhau nữa.

Chia sẻ trang này