1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thế giới không quen Rapunzel

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Favercode, 21/04/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Favercode

    Favercode Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/01/2002
    Bài viết:
    646
    Đã được thích:
    0
    Tôi gặp anh lần đầu tiên ở lớp đại học. Anh vào giữa giờ cùng với một người quay phim, tự giới thiệu mình với thày giáo nhạc lý rồi xin thày nửa tiết còn lại để làm một điều tra xã hội học. Anh viết kịch bản cho một chương trình talk show về văn học nghệ thuật, và cần những minh chứng để buổi tranh luận của các khách mời thêm hấp dẫn. Anh không phát những mảnh giấy survey thờ ơ rồi thu lại, mà thực hiện cuộc điều tra một cách rất đặc biệt: anh bê chiếc máy đĩa mang theo lên bục giảng, cho cả nghe những đoạn hòa âm của 12 ca khúc khác nhau, và cứ sau mỗi đoạn nhạc lại hỏi bao nhiêu người trong chúng tôi nhận ra tên ca khúc ấy. Có 3 ca khúc là nhạc cách mạng và rất dễ nhận ra. 3 ca khúc là nhạc trẻ của những năm đầu thập niên 90 thế kỷ trước, hầu hết đều được cả lớp giơ tay. 3 bài là nhạc pop kinh điển nước ngoài, vẫn nhiều người nhận ra, nhưng ít hơn một chút. 3 bài còn lại, là những bài nhạc đang đình đám trên thị trường hoặc đã cách đây vài năm, thì chỉ có một nửa, hay ít hơn nữa biết. Hết 12 đoạn nhạc ấy rồi, anh chỉ mỉm cười cảm ơn cả lớp rồi nói giờ phát sóng chương trình, thu máy đĩa của mình rồi vội vã sang lớp bên. Anh không kể lể mục đích của mình như một lời thanh minh cho sự khiếm nhã, cách người ta thường làm. Nhưng chính thái độ cương quyết ấy lại thuyết phục chúng tôi rằng mình đang làm một việc có ý nghĩa. Ai cũng ngẫm nghĩ rất nghiêm túc về những đoạn nhạc anh đưa ra.
    Tôi cũng đã quên mất giờ phát sóng chương trình ấy, nếu một bạn cùng lớp không gọi điện hỏi giờ thi và bâng quơ nhắc lại. Tôi ít xem TV, và nếu có ngồi xem thì cũng chỉ là ngồi cùng bà giúp việc già thưởng thức những bộ phim truyền hình đôi khi nhạt nhẽo. Talkshow có 4 khách mời: một ca sĩ nhạc trẻ cựu trào đã ngoài 30, một giáo sư âm nhạc và một giám đốc hãng đĩa. Cùng với cặp kính dày của người dẫn chương trình, nó nghiêng về phía một chương trình phổ biến kiến thức, hay một dạng diễn đàn khoa học chuyên biệt.
    Thế mà cách đặt vấn đề lại rất hấp dẫn, và toát lên sự cương quyết gần như áp đặt mà tôi thấy ở anh trên bục giảng. Người dẫn chương trình hỏi vị giáo sư: thế nào là những ca khúc kinh điển? Ông ê a rồi kể về ý nghĩa của những ca khúc tiền chiến, những ca khúc cách mạng. Rồi anh ta lại hỏi: thế còn những ca khúc nhạc trẻ, có ca khúc nào đáng được xếp vào hàng kinh điển không? Vị giáo sư nhướn mày với một sự ngạc nhiên có pha cả sự giận dữ lẫn khinh bỉ, như thể ông đại diện cho chân lý của cả thế giới, phủ nhận ngay luận điểm ấy bằng rất nhiều luận cứ, rất nhiều sách và giáo trình. Người dẫn chương trình mỉm cười rồi cho phát đoạn phóng sự. Tại sao có những ca khúc nhạc trẻ cũng đã rất nổi tiếng, nhưng qua 2, 3 năm thì thính giả quên mất, còn có những ca khúc mười mấy năm người ta vẫn nhận ra chỉ bằng đoạn hòa âm? Tại sao những ca khúc nhạc trẻ của những quốc gia lịch sử ngắn ngủi và ít thăng trầm lại được công chúng nước ta gọi bằng danh từ ?okinh điển?, mà những bài hát như thế của chính chúng ta lại không? Chẳng phải chúng cũng là ?otiên phong? trong một dòng nhạc không phải thuộc về giáo sư, mà đại diện cho tư tưởng và đam mê của một thế hệ con người mới, và như thế là có ý nghĩa trong lịch sử phát triển của âm nhạc nước ta sao? Mục đích tối thượng của âm nhạc nước ta là phục vụ quần chúng kia mà? Những con người kia đã thừa nhận vô thức giá trị của những ca khúc ấy đó thôi? Giáo sư bí. Người dẫn chương trình chuyển ý tưởng cho ca sĩ và giám đốc hãng đĩa tung hô tiếp.
    Tôi không thực sự thích ý tưởng ấy lắm. Nhưng tôi ấn tượng với cách mà người viết kịch bản chương trình đặt vấn đề. Tôi cảm giác như nhìn thấy anh đứng phía sau màn sân khấu, mỉm cười giễu cợt vị giáo sư già thủ cựu. Tư tưởng phản biện của anh giễu cợt tư tưởng cứng nhắc có tính nối tiếp của cả một xã hội mà ông giáo sư là đại diện. Tôi chợt nhớ lại vẻ ngoài của anh. Một người mạnh mẽ cả về hình dáng lẫn tư duy.
    Chẳng có kết luận đáng giá nào được đưa ra trong chương trình hôm ấy. Nhưng đó là một cuộc nói chuyện hấp dẫn, ít nhất là với tôi. Tôi đã chờ đến hết chương trình để xem người viết kịch bản cho chương trình ấy là ai.
    Tôi gặp anh lần thứ hai ở một quán café quen. Như một kịch bản của Chúa. Quán quen của cả hai người, nhưng cả hai chưa bao giờ có ý thức về sự xuất hiện của nhau. Tôi đến đấy trong một ngày đông trời xám, như mọi lần, dùng phấn trên bàn viết linh tinh những câu hát chợt nảy ra trong đầu lên bức tường màu nâu sẫm. Anh bất ngờ cầm theo cốc café đến bắt chuyện, nói rằng anh ấn tượng với khuôn mặt của mình tôi trong cả buổi đi phỏng vấn ngày hôm ấy. Một cuộc chuyện trò giản dị. Cuối buổi, anh lấy số điện thoại của tôi.
    Đấy là cách kinh điển để một mối quan hệ đẹp bắt đầu.
    Anh khô khan nhưng là một người tự tin. Và dường như trong mắt tôi, sự tự tin ấy biến cả vũ trụ hỗn độn xung quanh anh quay theo một quỹ đạo rất trật tự. Tôi thấy mình may mắn được bước vào thế giới ấy. Anh xuất thân trong một gia đình nghèo nhưng có nhiều tham vọng, và bằng sự kiêu ngạo toát lên từ ánh mắt và tài năng toát lên trong tư duy, thuyết phục tôi tin vào khả năng thành hiện thực của những ước mơ ấy. Đôi lúc, tôi thấy mình, một con bé không có điều gì đặc biệt, giống như đang cẩn trọng bước những bước rón rén xung quanh anh. Tôi không cần mình là trung tâm. Anh luôn là trung tâm, và tôi hạnh phúc khi được đừng gần nhìn thấy anh mỉm cười điều khiển thế giới quanh mình bằng một khả năng thuyết khách lạ kỳ và sự thông minh trời phú.
    ?oAnh sẽ thôi không cố lấy cái bằng tiến sĩ nữa. Anh đang nghiên cứu một công trình mà nếu xong, nó sẽ là sự sỉ nhục cho toàn bộ giới xã hội học Việt Nam?
    ?oVâng, anh sẽ làm được mà?
    Những đoạn đối thoại của tôi và anh thường là như thế. Anh diễn tả cho tôi sự vĩ đại của anh, hay là chỉ có tôi gặm nhấm nỗi hạnh phúc được tưởng tượng ra sự vĩ đại của anh. Anh trở thành một con sóng bảy màu bay lượn trong thế giới đang phẳng lặng đến buồn chán của tôi và làm chủ nó.
    Nhưng như thế, anh cũng chưa bao giờ cho tôi có cảm giác mình bị coi thường. Anh làm hết những điều mà một người yêu sẽ làm cho một người yêu. Anh tặng tôi hoa và những món quà ý nghĩa trong những ngày đặc biệt hay kỷ niệm, anh dắt tôi đi xem phim, đi du lịch xa, anh cũng cho tôi gặp hết những bạn bè của anh và giới thiệu tôi danh chính ngôn thuận là người yêu của anh. Nhiều lúc tôi tin rằng anh làm những việc ấy chỉ vì anh biết mình nên làm thế, chứ không hề là xuất phát từ mong muốn bản thân. Như người ta làm với bọn trẻ: họ cho chúng đi công viên, mua kem hay đồ chơi mới cho chúng, không phải vì họ thực tâm muốn như thế, mà họ biết rằng đứa trẻ muốn, nhưng vẫn đủ ngoan ngoãn và kiên nhẫn để chưa cất tiếng đòi. Thậm chí đôi khi họ cũng không quan tâm đến cảm giác dễ chịu mình sẽ nhận được khi nhìn thấy niềm vui của chúng. Tôi cũng không biết anh có vui khi nhìn thấy tôi vui không, hay chỉ làm tất cả những cử chỉ thân thiết ấy với tôi theo phản xạ điều khiển thế giới của anh. Tôi chỉ biết mình vô cùng thoải mái.
    Bố tôi là người cảm nhận rõ nhất sự thay đổi. Tôi nói chuyện và cười với ông nhiều hơn từ ngày anh xuất hiện. Ông cũng gặp anh một vài lần, nói một vài câu chuyện thời sự và dường như có ấn tượng rất tốt với anh. Có những buổi đi chơi, anh còn nhắc tôi mua một món quà nhỏ mang về cho bố. Tôi bỗng cảm thấy bức tường vô hình giữa tôi và bố mình, thứ tôi đã có lần cảm thấy sự vô lý của nó mà muốn phá đi nhưng không được, cứ ngày một mờ dần. Ông hoạt bát hơn. Bà giúp việc già cũng tươi tắn hơn. Anh như một phương thuốc chữa lành những vết thương của gia đình tôi, hay chính tôi là một vết thương đã mãi nhức nhối, và anh xoa dịu nó.
    Thế mà cuối cùng, sự vui vẻ của tôi lại dẫn đến một hệ quả tôi chưa bao giờ ngờ tới. Dường như ông cảm thấy yên tâm về đời sống riêng của đứa con gái buồn, ông yên tâm về anh. Và ông quyết định ra ngoài kia vớt lại một chút niềm vui riêng cho mình.
    Chỉ nửa năm sau ngày anh đến, bố tôi đi bước nữa. Một cô gái chỉ hơn tôi 1 tuổi.
    Hình như ông quen cô gái ấy trong những buổi đi thỉnh giảng ở trường đại học. Hình như tôi, bằng tất cả sự dằn vặt quyết liệt của mình, đã đẩy ông vào sự cô đơn trong suốt gần tám năm ròng. Hình như chính tôi đã tạo ra một cái hố lớn thèm được lấp đầy trong trái tim ông. Hình như cô gái ấy hiện thân cho những khao khát về một sự êm đềm của con người đã mang quá nhiều vết sẹo trong tâm ấy. Hình như, nếu tôi sống tốt hơn và tự hóa giải được những thù hận của mình sớm hơn, tha thứ cho ông sớm hơn, cô gái kia đã không xuất hiện.
    Ông gọi tôi xuống ngồi cạnh ông ở phòng khách, nhìn tôi rất lâu rồi nói quyết định của mình. Đấy là một buổi chiều hè trời còn chưa tắt nắng. Cảm xúc đầu tiên khi tôi nghe tin ấy là sự giận dữ. Dường như, dù đã yêu quý ông nhiều hơn, nhưng trong tôi vẫn quen với suy nghĩ ông đang trong cuộc khổ hình vì những sai lầm của quá khứ. Tôi nhớ đến mẹ tôi, và những oán hờn với ông trong những ngày cũ, đã lãng quên, lại ùa về. Nhưng khi tôi ngước lên nhìn ông, những vệt nắng cuối chiều màu vàng đậm chiếu qua ô cửa sổ, quét qua khuôn mặt xanh xao ấy, làm nó trông cũ quá, tội nghiệp quá. Và đôi mắt ông vẫn nói với tôi rằng ông chưa bao giờ thôi, và sẽ không bao giờ thôi dằn vặt mình vì mẹ. Tôi thấy thương ông và tự thầm trách mình. Tôi lặng người đi một hồi lâu rồi hỏi về cô gái ấy. Chỉ bâng quơ, rồi lên phòng mình khóc.
    Tôi kể cho anh nghe, rồi tự phân tích một mình về câu chuyện ấy. Tôi cứ lý giải lan man về những suy nghĩ của mình, vì không biết phải đặt cho anh câu hỏi nào, chỉ tin rằng anh biết sẽ phải nói với tôi điều gì đó tôi đang muốn biết. Anh chỉ lặng nghe, rồi leo ra khỏi giường mặc quần áo. Anh bảo tôi tự hiểu được tất cả những điều ấy là tốt. Một lát sau, như cảm thấy thiếu, anh nói thêm rằng cô bé của anh đã trưởng thành rồi đấy. Rồi anh vội vã đi đến một cuộc hội thảo về nghiên cứu tâm lý học mà anh có bài thuyết trình.
    Trên đường về nhà một mình, sau rất lâu tôi lại cảm thấy mình cô đơn. Tôi đã tự huyễn hoặc, tự dối trá chính mình rằng tôi vẫn là số 1 trong thế giới của anh. Tôi vin vào mọi dẫn chứng anh tạo ra để minh họa cho điều đó. Giờ bỗng nhiên tôi biết rằng không phải thế. Không phải chỉ vì buổi nói chuyện ngắn ngủi hôm nay.
    Không có đám cưới long trọng nào. Cô gái ấy chỉ đơn giản là dọn đến sống cùng nhà với chúng tôi. Lần đầu tiên bắt gặp, tôi đã hiểu tại sao bố tôi lại quyết định như thế. Sự trong sáng dường như toát lên từ từng đường nét trên cơ thể cô. Không quá hồn nhiên, nhưng trong sáng, thông minh và rất dễ gần. Cô đã gõ cửa phòng tôi ngay trong đêm đầu tiên chuyển đến. Chỉ là một cuộc nói chuyện bâng quơ về cuộc sống thường ngày, về chuyện học hành hay tình yêu của tôi. Tôi đã gần như miễn cưỡng tiếp chuyện cho tới khi người ấy nhìn vào mắt tôi hỏi rằng ?oMai có ghét chị không??. Tôi nói rằng không, chỉ cần chị làm cho bố em được hạnh phúc. ?oChị không nói rằng mình sẽ làm được, nhưng chị sẽ cố gắng hết sức để làm. Vì đây cũng là hạnh phúc của chị, là cuộc đời của chị?. Không biết tại sao, có thể là bởi khuôn mặt trong trẻo, có thể là bởi giọng nói ngọt ngào, có thể là bởi sự thực là như thế, nhưng tôi nhận thấy sự chân thành từ cô gái ấy một cách rất rõ ràng.
    Tôi gắng không tỏ ra đối nghịch gì với thành viên mới của gia đình. Tôi vẫn chưa thực sự chấp nhận thực tế rằng bố tôi đã có một người vợ khác, và kém ông hơn 20 tuổi. Nhưng tôi vẫn biết rằng điều đó đang làm ông hạnh phúc. Qua những buổi chuyện trò chung hiếm hoi, tôi hiểu rằng ông không tạo ra cuộc hôn nhân này để thỏa mãn những nhu cầu thể xác như nhiều người sẽ nghĩ thế. Ông coi cô gái ấy là một người bạn, một nguồn vui tinh thần khổng lồ xoa dịu những mệt mỏi mà cuộc sống đã tạo ra. Ông như trẻ lại vài tuổi. Tôi ít khi về nhà trước bữa cơm chiều và gắng không tiếp xúc nhiều. Tôi không thể chọn cho mình một thái độ rõ ràng.
    Rồi cuối cùng tôi cũng tạo dựng được một giá trị riêng cho cuộc sống của mình mà không phải là nỗi ám ảnh về tuổi thơ và khinh ghét cuộc sống, cũng không phải là sự tôn thờ người yêu và lệ thuộc vào những giá trị của anh. Một công ty âm nhạc đến gặp tôi. Họ nói rằng họ đã nghe giọng hát của tôi trong một buổi biểu diễn ở trường và rất ấn tượng. Tôi được mời làm trung tâm của một chiến dịch lớn tấn công thị trường âm nhạc.
  2. Favercode

    Favercode Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/01/2002
    Bài viết:
    646
    Đã được thích:
    0
    12.
    Một đội ngũ lớn được dựng lên để chuẩn bị cho chiến dịch của tôi. Một cô diễn viên nổi tiêng được chọn để làm hình ảnh trên bìa album và thực hiện những videoclip của tôi. Ông giám đốc cười nói: đừng nghĩ là bọn anh đánh giá thấp sắc đẹp của em. Em là người đẹp nhất nhạc viện. Nhưng mình làm như thế sẽ tạo ra sự tò mò của khán giả về em. Bắt người ta phải nói và phải nghĩ đến mình quan trọng lắm em ạ. Rồi một ngày nào đấy, em sẽ xuất hiện, và tất cả sẽ phải ngỡ ngàng vì họ đã đoán sai.
    Tôi thấy thoải mái vì điều ấy. Vì mình sẽ không phải chường mặt ra trước đám đông. Tôi vẫn cảm thấy an toàn hơn khi thu mình trong chính tôi. Tôi đã đánh mất thói quen quan sát với thế giới ngoài kia từ quá lâu để bắt đầu sợ hãi nó. Sợ như sư tử con Simba đứng giữa bầy trâu sa mạc đang chạy qua, quá ồn ào, quá hoang mang mà không biết bấu víu vào ai. Sư tử Simba còn có một người cha để gọi tên lúc sợ hãi. Tôi thậm chí không biết neo tinh thần mình vào đâu, dù nhiều lúc đã cố nghĩ rằng tôi có anh.
    Nhưng rồi bất chấp việc không phải chạy show, không phải diễn trước công chúng, tôi vẫn phải làm việc cật lực. Tôi phải liên tục tung ra ca khúc mới để bù đắp cho sự thiếu vắng của mình trên các sân khấu. Lịch thu âm của tôi dày đặc, cộng cả với việc học ở những năm cuối, tôi luôn ở trong tình trạng gần như kiệt sức.
    Nhưng người tôi tin tưởng nhất không ở bên cạnh tôi. Anh không thích việc tôi đi làm và không ngần ngại thể hiện sự khó chịu của mình với điều đó. Và tất nhiên, anh vẫn đặt những tham vọng của bản thân anh lên trên tất cả. Tôi gần như có cảm giác anh đang bực tức khi con thú cảnh nhỏ bé mà anh dày công chăm bẵm không còn quanh quẩn ở bên để tôn sự vĩ đại của anh lên nữa. Những tin nhắn hỏi thăm cứ ơ hờ dần, những bữa ăn đêm mang đến cửa nhà và những món quà mà anh nói rằng ?onhân dịp lâu lắm rồi không có dịp gì? cứ thưa dần. Anh không bao giờ nhắc đến công việc của tôi hay hỏi han về nó, anh sẵn sàng trách móc khi tôi hủy một buổi ngủ cùng anh để đến phòng thu. Thái độ của anh thậm chí làm tôi kiệt sức thêm.
    Nhưng tôi vẫn yêu anh.
    Tôi vẫn yêu và tôn thờ anh. Và sự bức bối của anh không làm tôi sinh ra một thái độ phản kháng, mà ngược lại, khiến tôi sợ hãi. Tôi sợ phải mất anh. Ngay sau album thứ 2, bất chấp lời gợi ý của ông chủ hãng về một ca khúc quảng cáo nước giải khát có tuần suất phát sóng trên truyền hình 15 lần một ngày, tôi từ chối và dành ra 4 ngày cho anh. Tôi nói mình muốn đi du lịch. Anh ngần ngừ, rồi đồng ý.
    Chúng tôi lên xe của anh và đến một thị trấn nhỏ trên núi, không xa thành phố nhiều. Không biết tại sao người ta lại quyết định xây dựng một thị trấn trên đỉnh núi, phía cuối một con đường. ?oChắc là để trồng su su cho hợp thời tiết? - anh cố đùa khi thận trọng mon men trên con đèo lên đỉnh. Bình thường chắc tôi đã thấy câu đùa ấy thú vị lắm, và cười nhiều. Bây giờ tôi mệt quá.
    Tôi cứ ngồi thần trong xe trong lúc anh lấy phòng. Đài đang phát Canon in D của Pachelbel chơi trên đàn Harp, nhưng tôi không cảm thấy trong lòng mình sự bình yên. Những lọn mây trắng đục của buổi chiều cứ bay là trên mặt đất, ngang qua cửa xe, và tiếc nhạc bỗng làm tôi cảm thấy chúng như những lữ khách xa lạ đang ngó nghiêng soi mói, và hình như cả thì thào chế giễu tôi. Tôi không biết tại sao lại có cảm giác ấy, cũng không hiểu chúng thầm thì điều gì. Chỉ biết rằng những đám mây ấy không hề như tôi tưởng tượng khi nhìn chúng từ phía xa và mơ ước trong một ngày nắng nào. Chúng bao vây và nhân sự cô đơn trong tôi lớn hơn bao giờ hết. Tôi thấy ngạt thở và mở cửa xe bước ra ngoài tìm anh.
    Anh đang đứng nói chuyện điện thoại trong sảnh khách sạn, và rảo bước đi khi thấy tôi. Gần đây anh hay có những cuộc điện thoại tôi không được phép nghe như thế. Không phải một cô gái khác, vì nét mặt của anh trong những cuộc nói chuyện ấy nghiêm trọng lắm. Tôi không muốn hỏi. Tôi gần như cảm thấy mình không có quyền. Anh sẽ cho tôi biết những điều anh muốn cho tôi biết.
    .
    Trời tối nhanh. Chúng tôi ăn tối ngay trên sân thượng khách sạn. Từ đấy, hình ảnh thị trấn nhỏ phía dưới ấm ánh đèn làm lòng tôi dịu lại. Tôi nói điều ấy với anh, và anh chỉ tay ra phía xa: ở đấy là thành phố. Từ trên đỉnh núi nhìn xuống, thành phố ban đêm như một đám mây ngũ sắc trải ra tận chân trời. Những ánh đèn lấp lánh như một dải thiên hà cô đặc lại. Anh xòe hai bàn tay mình ra, chìa về phía ấy rồi nhoẻn miệng cười. ?oBây giờ thì cả thế giới nằm trong tay anh rồi?. Tôi cũng nhoẻn miệng cười theo. Phía dưới chân tôi, mây trắng vẫn trôi chầm chậm như những bóng ma. Chúng hình như còn đang cười khúc khích. Tôi chẳng ăn gì, chỉ động đũa một chút cho anh không phật ý rồi về phòng nghỉ trước.
    Tôi khẽ đẩy tay anh ra khi anh luồn vào gỡ khuy áo lót của tôi. ?oEm đang mệt quá?. Anh không nghe, nói rằng để anh làm cho em dễ chịu hơn. Tôi cứ nắm lấy bắp tay anh mà đẩy mạnh dần, nhưng rồi chỉ một chốc sau đã thấy mình nằm dưới anh. Tôi nhắm mắt lại, tự an ủi bằng suy nghĩ mình đang đền đáp cho anh.
    Tôi đã hai lần xin anh dừng lại. Tôi gần như không còn thở được nữa. Nhưng tôi cũng không chắc rằng những lời ấy có thoát ra khỏi miệng mình hay không. Đầu óc tôi như chìm trong một cơn bóng đè. Anh đang cảm thấy gì? Anh đang nghĩ gì? Anh có yêu tôi không? Anh có quan tâm đến cảm giác của tôi không? Anh có biết rằng tôi khổ sở nhưng lờ đi, hay vẻ mặt đau đớn của tôi làm anh tưởng rằng tôi đang khoái cảm? Tôi cứ xoay vần những suy nghĩ ấy trong đầu để cố giữ cho mình tỉnh táo. Nhưng rồi không được nữa. Tôi lịm đi.
    Khi tôi tỉnh dậy, anh đang đứng ngoài ban công nói chuyện điện thoại. Tôi cũng đã từng rất thích hình ảnh anh đứng nói chuyện điện thoại. Anh mạnh mẽ, dùng tư duy và lời nói điều khiển thế giới của riêng mình theo cách anh muốn. Cứ như thể là với ánh mắt ấy, anh có thể ra lệnh cho một cơn gió thổi theo hướng Tây Nam giữa tháng mười một. Tôi đứng dậy mặc quần áo, rồi khẽ mở cửa phòng bước ra ngoài. Có lẽ anh đã tưởng tôi chỉ nhắm mắt thôi. Có lẽ trong lúc tôi lịm đi ấy, anh cũng đã trườn lên sát mặt tôi mà thì thầm những lời yêu thương. Có lẽ anh tin rằng làm việc ấy trong lúc này sẽ tốt cho tinh thần của tôi. Hay có lẽ đấy chỉ là đỉnh điểm của sự khao khát tôi sau những ngày chúng tôi xa lạ. Có lẽ là không gì cả, và tôi chỉ đang tự lừa dối mình thôi. Chân tôi bước mà gần như không có cảm giác mình chạm đất.
    Tôi đi bộ lên sân thượng. Ở đấy, tôi chống tay vào lan can nhìn rõ lại cái thành phố phía dưới kia. Rồi bỗng tôi thấy sợ. Một nỗi sợ hãi khủng khiếp đột ngột xâm chiếm tôi. Tôi nhận ra rằng mình chưa bao giờ thuộc về nơi nay, chưa bao giờ là một phần của nó, chưa bao giờ nhận thức được nó, hiểu hết cả những sự hiền hòa và hiểm nguy, những niềm vui và nỗi buồn chứa đựng trong quầng mây ngũ sắc đang vận động kia. Thế giới ấy, gần như phủ nhận sự tồn tại của tôi.
    Ngay cả sự xuất hiện của anh, cũng đang phủ nhận sự tồn tại của tôi. Anh là một phần của thế giới ấy.
    Chúng tôi ******** với nhau, hay anh ******** với tôi suốt cả ba ngày trên đỉnh núi ấy. Chỉ xen kẽ bằng những cuộc đi dạo ngắn. Tôi đã chỉ rung động chút ít khi nhìn những túp nhà cũ màu xám nằm cheo leo trên sườn núi. Tôi tưởng tượng ra một ánh đèn phát ra từ ô cửa sổ nhỏ ấy vào ban đêm, và chắc hẳn mình sẽ có cảm giác an toàn lắm nếu được ở đó. Chỉ một suy nghĩ thoáng qua như thế thôi, còn lại là sự trống rỗng. Tôi chẳng cảm nhận được điều gì ở nơi đây. Hay là tôi chẳng còn cảm nhận được điều gì nữa rồi. Trong những giấc ngủ, tôi lại thèm được tan ra thành một chất lỏng hay chất khí vô định hình, được tan vào đất hay cứ thế trôi đi.
    Tôi gần như chẳng nói với anh điều gì có nghĩa trong mấy ngày ấy, hay cả khi chia tay anh. Khi bước vào lại nhà mình, tôi đã nghĩ rằng: thật may mắn vì đã tạo được quán tính cho cuộc sống của mình. Ngay thời điểm ấy, tôi không nhận ra một chút động lực sống nào. May mà tôi vẫn có một công việc bận rộn để cuốn mình theo, cho tới khi cảm giác này qua đi. Tôi cũng không biết nghĩ thế là tiêu cực hay tích cực nữa.
    Tôi dành nốt cả ngày hôm sau để ngủ. Hôm sau nữa tôi có một buổi họp với công ty quảng cáo sẽ phụ trách chiến dịch lăng xê album đầu tay của mình.
    Nhưng rồi tôi đã không thể đến cuộc họp ấy. Một tiếng thét thất thanh trong đêm của bà vú già đánh thức tôi dậy. Tôi chạy xuống tầng dưới, nhưng bà vú cứ gào khóc mà giữ chặt tôi ở hành lang, không cho tôi bước vào trong phòng cha mình. Tôi chỉ nhìn thấy cánh cửa phòng mở, Mai đang ngồi bệt ngoài hành lang và nhìn vào phía trong. Khuôn mặt sợ hãi đến vô cùng ấy, tôi sẽ không bao giờ quên được. Sau này tôi mới biết rằng đó là khuôn mặt của một kẻ sám hối.
    Sau đêm ấy, tôi chỉ gặp công an một lúc, rồi tự nhốt mình trong phòng và tắt điện thoại đi. Không biết là bao lâu. Cũng không thấy anh đến, chỉ có bà vú thi thoảng nhìn xem tôi có làm điều gì ngu ngốc không. Mai cũng đã khóc suốt ba ngày đám tang được tổ chức, rồi lặng lẽ khăn gói ra đi mà không nói với tôi một lời. Căn nhà biến thành một nấm mồ câm lặng. Chỉ đôi lúc có tiếng khóc ai oán của người vú già. Cánh cửa phòng cha tôi bị khóa chặt lại và tôi cũng không đủ can đảm để bước vào trong ấy một lần nữa.
    Tôi cứ khóc triền miên trong nỗi dằn vặt mình. Tại sao? Tôi đã góp bao nhiêu phần vào sợi dây ấy? Hay là tất cả?
  3. Favercode

    Favercode Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/01/2002
    Bài viết:
    646
    Đã được thích:
    0
    13.
    Cuối cùng anh cũng đến. Tôi đã đủ mệt mỏi và sợ hãi anh để trong một phút, chỉ một phút thôi, nghĩ rằng có thể anh không muốn dính vào một câu chuyện nhạy cảm như thế, có cả chính trị và luật pháp, dù chỉ ở mức độ nhỏ nhất. Tôi cũng vẫn đủ yêu anh để xóa suy nghĩ ấy đi, chờ đợi anh và tiếp tục tự bịa ra hộ anh những lý do. Người ta có thể vừa yêu và ghét được, vừa chờ đợi vừa chán nản được, tôi đã nghiệm ra điều ấy không biết từ bao giờ.
    Anh an ủi tôi được nhiều. Bằng những lập luận chặt chẽ và cả những cái hôn, anh nói với tôi rằng cuộc sống vẫn phải tiếp diễn, rằng em sẽ không thể làm gì khác ngoài xóa những ký ức đau buồn đi, hoặc sẽ sống không giống một con người trong suốt phần đời còn lại. Rằng em không thể nhìn thấy niềm vui ngay trong lúc này, em không thể tưởng tượng được cái gì có thể khiến em nở nụ cười một lần nữa, nhưng vẫn có, và em phải bắt đầu tìm kiếm. Em cứ để cuộc sống đẩy mình đi, rồi em sẽ vượt qua vào một ngày nào đó. Chứ không thể đứng yên được. ?oAnh sẽ ở bên cạnh và dắt em đi?.
    Anh sẽ ở bên cạnh và dắt tôi đi. Không phải vì những điều anh nói chính là cách tôi đã nghĩ và sống suốt hơn 10 năm qua, kể từ ngày mẹ tôi qua đời, mà chính là câu nói ấy đã làm tôi đủ can đảm để sống tiếp. Tôi tự cảm thấy mình ích kỷ và vô lý vì đã nghi hoặc anh, đã sợ hãi anh. Chẳng có lý do gì để nghĩ thế. Anh là sợi dây duy nhất còn nối tôi với cuộc sống này, thế giới này. Và tôi sẽ bám vào anh để đi tiếp, hay tôi sẽ đi tiếp chỉ còn để bám vào anh.
    Anh dắt tay tôi ra ngoài vườn. Vẫn là nắng nhạt của một ngày cuối đông. Tôi chợt nhìn thấy cây ngọc lan bố đã trồng ở góc vườn. Tôi đã ở đó khi ông trồng nó. Mười mấy năm rồi. ?oMùa xuân là mùa ngọc lan nở hoa. Nó sẽ đón sinh nhật cùng với con, lớn lên cùng với con, nhé? - ông đã xoa đầu tôi mà nói thế. Tôi đã lãng quên nó kể từ khi theo mẹ rời khỏi ngôi nhà này.
    Rồi hình ảnh về khu vườn của mười mấy năm trước ấy ùa về. Khi ấy, căn nhà chưa to như thế này. Xung quanh cũng chẳng là những ngôi biệt thự hay chung cư cao chắn hết tầm mắt. Nhà cửa thưa thớt và vẫn còn nhìn thấy những cánh đồng. Ở góc vườn, chỗ bây giờ là hòn non bộ khổng lồ, bố đã từng trồng một cây đào lớn, mùa xuân năm nào cũng nở đầy hoa, giữa những luống rau của mẹ. Mẹ sẽ ở đấy, cặm cụi với từng chiếc lá úa. Bố ngồi trên thềm hút thuốc, thi thoảng nói với ra: ?oEm sắp đến tuổi lẩn thẩn rồi. Chẳng đáng bao nhiêu mà mất công thế? - giọng điệu yêu thương lắm. Còn tôi, sẽ ngồi bên bàn học, ở cửa sổ nhìn ra khu vườn ấy, viết một bài văn ?otả cảnh sinh hoạt của gia đình em? mà cô giáo sẽ chấm điểm 9, rồi đọc cho cả lớp nghe.
    Ngày ấy, chúng tôi trải chiếu ăn cơm ở ngoài hè như một gia đình nông thôn. Đấy là khoảng thời gian tôi cảm thấy thú vị nhất trong ngày. Tôi nói huyên thuyên bất kỳ điều gì mình thấy và nghĩ ra trong ngày, và bố tôi sẽ từ đấy, dạy cho tôi bao nhiêu bài học. Mẹ sẽ chêm vào một ví dụ minh họa nào đấy. Ví dụ như khi bố nói với tôi rằng cây ớt và cây cà chua cùng họ với cây cà, mẹ sẽ hỏi tôi có để ý rằng hạt ớt, hạt cà chua và hạt cà rất giống nhau không. Khi bố nói với tôi rằng rượu làm từ gạo lên men, mẹ sẽ gợi ra món rượu nếp ăn ngày giết sâu bọ?
    Nhiều lắm, nhiều lắm, và mọi thứ cứ như một giấc mơ đã biến mất trong ánh nắng mặt trời. Vườn giờ đã lát đá phiến và những mảng cỏ mượt như công viên, chỉ còn cây ngọc lan vẫn đứng đấy. Chẳng biết nó đã nở hoa bao nhiêu lần trong cô đơn.
    Tôi gục đầu vào lòng anh khóc nức nở. Từ ngày bố tôi mất, chưa bao giờ tôi khóc nhiều và lâu đến thế. Giây phút ấy, tôi cảm thấy mình cần phải sống. Đó là cách duy nhất tôi có thể bù đắp cho những điều tôi đã gây ra, ông đã gây ra và cả mẹ tôi đã gây ra.
    Album đầu tay của tôi thành công vượt mong đợi của công ty. Video clip của ca khúc R&B đệm bằng một dàn nhạc cổ truyền, một DJ và một beatboxer của tôi trở thành đối tượng được download và yêu cầu trên mạng hay các kênh phát thanh một thời gian dài. Tôi đã nhìn thẳng vào đôi mắt lo ngại của ông giám đốc và thuyết phục ông rất quả quyết rằng nên lấy đây làm đà để đẩy mạnh chiến dịch chinh phục thị trường. Hầu hết mọi người đều lo rằng tôi chưa đủ sức vượt qua cú sốc này. Tôi cũng không thực tin như thế. Nhưng tôi tin anh. Rằng cứ để dòng chảy mãnh liệt của cuộc sống cuốn mình đi, rồi sẽ đến lúc tôi tìm được con người mình mong muốn trở thành.
    Tôi lao vào công việc với tất cả sức lực còn lại của mình hay hơn cả thế. Tôi tự yêu cầu được thu lại những ca khúc mình cảm thấy không đạt, cho dù nhạc sĩ phụ trách tôi đã hài lòng. Tôi tập tành viết một vài ca khúc cho album thứ hai của mình. Tôi nêu ra những ý tưởng quảng cáo mới với công ty. Có những ngày tôi đã làm việc tới 15 tiếng liên tục. Ở công ty và ở trường, ai cũng tỏ ra lo ngại, lo ngại tới mức chẳng ai dám cản tôi. Hình như người ta còn đang sợ tôi bị điên.
    Anh cũng đã cố gắng giữ lời hứa của mình. Nhưng anh không thể ở cạnh tôi suốt ngày. Còn cả một thế giới ngoài kia chờ anh chinh phục. Tôi cũng biết rằng mình không thể đòi hỏi quá nhiều từ anh, và tự hài lòng với những tin nhắn hay những cuộc điện thoại khi anh chợt nhớ đến tôi. Dù sao, nó cũng dày hơn khi trước, hoặc tôi đã tin vào lời hứa của anh để cảm thấy thế.
    Tôi chẳng biết mình đã sống như thế bao lâu, cho đến ngày tôi nhận ra tất cả đều vô dụng. Sự cô đơn và con quái vật quá khứ cứ đến thăm và gặm nhấm tôi hằng ngày trong những giấc mơ. Tôi cũng chẳng ngủ được và cứ thế kiệt quệ dần cả về thể xác lẫn tinh thần. Tôi bắt đầu tập uống rượu. Lúc đầu là những bữa nhậu cùng mọi người trong công ty. Rồi sau, tôi chỉ đi uống một mình. Tôi tìm thấy một quán bar ồn ào, ồn ào tới mức không ai còn cảm giác về âm thanh nữa, rồi tự trốn mình trong bầu không khí đặc quánh ấy từ đêm này qua đêm khác. Anh thì vẫn chỉ nhắn tin và yên tâm khi tôi trả lời rằng mình vẫn ổn.
    Rồi tôi phát hiện ra mình có thai. Cả tôi và anh đều đã không phòng ngừa gì trong suốt ba ngày ở trên núi.
    Một buổi sáng, bà vú già gõ cửa phòng rồi đưa cho tôi một que thử. Tôi không hiểu, nhưng bà bảo bà sống đủ lâu để biết rồi. Tôi đã nôn khan nhiều ngày nay mà tưởng rằng đấy chỉ là hậu quả của những cơn say triền miên. Tôi cũng không đủ tỉnh táo để nhận ra mình đã tắt kinh được hơn hai tháng. Tôi gần như đã không sống kể từ ngày bố tôi mất. Chỉ là sự vá víu rất tạm bợ của thể xác và linh hồn với nhau. Và bây giờ thì tôi biết rằng có đến hai linh hồn đang vá víu vào cái thân xác vật vờ của tôi.
    Anh không muốn có con. Đấy là suy nghĩ đầu tiên khi tôi nhìn lên que thử. Anh không thích sự ràng buộc trong lúc này. Anh còn có quá nhiều việc để làm. Anh còn cả một công trình nghiên cứu đang cần hoàn tất để gây chấn động quốc gia. Anh chưa, và có lẽ sẽ không bao giờ sẵn sàng để có thứ gì khác bước lên vị trí cao nhất trong cuộc đời anh ngoại trừ bản thân anh. Thế mà cái bào thai này, nếu nó ra đời, sẽ đè nén anh và sự tự tôn tuyệt đối của anh bằng trách nhiệm. Ngay cả tôi, tôi cũng không chắc mình muốn có đứa con này hay không.
    Tôi đắn đo rồi vẫn quyết định thông báo cho anh. Anh ngần ngừ rồi bảo tôi nghỉ ngơi, anh sẽ gọi lại sau khi họp xong.
    Tôi không chờ điện thoại của anh nữa, tắt máy và đến bệnh viện ngay chiều hôm ấy. Tôi gần như kiệt quệ khi ở bệnh viện đi ra, nhưng cũng không về nhà nữa. Anh sẽ ở đấy. Tôi không muốn gặp anh trong lúc này. Tôi đi mua một chiếc bánh ga tô rồi đến quán bar quen thuộc của mình.
    Cây ngọc lan trong vườn đã ngát hương từ mấy bữa nay. Sinh nhật tôi là một ngày cuối mùa xuân.
    Tôi ngồi trong quán bar chật những người ấy, uống và cố không nghĩ thêm nữa về cuộc đời mình. Sự khổ đau cứ bám trong tôi như những con sâu nhỏ bò dưới từng thớ cơ. Chúng cứ hành quân qua lại và đua nhau cắn xé trái tim tôi, khối óc tôi. Tôi chỉ muốn được xé rách da thịt mình để vứt bỏ những cơn đau ấy đi, nhưng không làm được. Tôi cũng không khóc được nữa. Đầu óc tôi quay cuồng, mịt mù và gào thét như một cơn dông tháng Sáu.
    Rồi tôi nhìn thấy anh. Anh ngồi giữa đám đông xa lạ ấy và đang nói chuyện với người phục vụ ở quầy bar. Đấy là chàng trai nhỏ mà tâm hồn có tiếng thét vô thanh của những con nước rên xiết giữa lèn đá tôi gặp mười mấy năm về trước ở trại trẻ mồ côi. Khuôn mặt anh không có nhiều nét đặc biệt, và đã thay đổi nhiều cùng thời gian, nhưng tôi vẫn nhận ra và quả quyết đấy là anh.
    Tôi đã nhìn anh thật kỹ. Anh có còn nhớ tôi là ai không? Chắc là không. Chắc là chỉ có mình tôi, với những nỗi bất hạnh triền miên của mình, mới nhớ đến anh như một kỷ niệm đẹp. Còn anh thì hẳn đã cố quên ngay cái trại trẻ mồ côi tăm tối ấy cùng với toàn bộ ký ức về nó khi bước được vào cuộc đời lấp lánh này. Anh đã bước vào rồi. Anh đã đeo một chiếc nhẫn cưới và anh mặc một bộ quần áo đủ đẹp để biết rằng người vợ đã chăm sóc cho anh thật tốt. Tôi sẽ nói gì khi đến đấy chào anh đây? Rằng em là Mai, đã từng quen anh ở trại trẻ mồ côi. Rằng em vừa mới vứt đi đứa con của mình và em rất buồn, anh có thể uống với em được không? Hay rằng anh còn chơi trò chơi cắt giấy nữa không? Tôi nghĩ thế rồi tự văng ra một nụ cười chát. Tôi còn chẳng biết con người ấy là ai sau bao nhiêu thời gian anh bơi trong thế giới xù xì này.
    Tôi cúi xuống ly rượu của mình, không nhìn anh nữa.
    Tôi trốn trong nhà mình mấy ngày. Tôi chơi lại trò chơi cắt giấy đã từng chơi cùng anh ngày nào. Tôi muốn tự viết lên câu chuyện cổ tích của riêng mình.
    Nàng Rapunzel trong truyện cổ Grimm đã bị mụ phù thủy bắt đi như một món nợ mà cha mẹ nàng đã mắc, rồi đem nuôi nhốt trong một căn tháp không có cửa vào. Chàng hoàng tử tìm thấy nàng sau 12 năm. Và rồi hai người lừa giết đi mụ phù thủy bằng cách cắt đi mái tóc dài của nàng, phương tiện duy nhất vào tòa tháp khi mụ đang cheo leo trên ấy.
    Nàng Rapunzel của tôi sẽ không phải cắt đi mái tóc dài tuyệt đẹp, cũng không phải giết chết mụ phù thủy đã nuôi nàng trong suốt 12 năm nữa. Tôi cắt hình tòa tháp. Tôi cắt hình nàng Rapunzel và chàng hoàng tử đang hôn nhau trên cửa sổ. Tôi cắt hình mụ phù thủy đang lầm lũi bỏ đi dưới chân tháp. Bà ta sẽ hiểu tất cả những điều chưa thể hiểu khi nhìn thấy tình yêu của hai người. Rồi tôi còn cắt một bác thợ rèn đang chống chiếc búa to trên vai đứng chờ mụ phù thủy trên một đỉnh đồi xa xa. Tất cả bọn họ đều yêu thương và biết cách tha thứ cho nhau.
    Mấy ngày sau, chuông điện thoại của tôi réo liên tục. Có ai đó trong giới truyền thông hay ở công ty, biết mặt tôi, đã nhìn thấy tôi ở bệnh viện. Tin tức lan ra không nhanh lắm, vì ông giám đốc đã cố hết sức để cản. Nhưng như thế là không đủ. ?oEm phải làm một liveshow thôi? - ông gần như van vỉ tôi trong điện thoại - ?oSự xuất hiện của em sẽ đủ ấn tượng để người ta chỉ nói về nó mà không phải bất kỳ điều gì khác?. Tôi nói rằng mình sẽ làm, nhưng hãy cho tôi một thời gian nghỉ ngơi.
    Tôi đã không bắt máy hay nhắn tin trả lời người yêu mình trong mấy ngày ấy. Tôi cũng dặn bà vú già nói rằng tôi đã đi du lịch khi anh tìm đến. Nhưng bây giờ, khi tôi lại cảm thấy thực sự cần một chỗ dựa, tôi chẳng còn biết nghĩ đến ai khác ngoài anh. Tôi gọi cho anh và nói mình muốn ra biển. Anh lại vô tình cho tôi thấy sự miễn cưỡng trong lời đồng ý của mình.
    Khi tôi đến, biển đang trắng xóa trong một cơn mưa đầu mùa. Từ trên xe taxi, tôi chỉ nhìn thấy lờ mờ phía xa bóng những hàng dừa đang ngả nghiêng trong gió. Lại là cảm giác cô đơn khi ở giữa một khối mịt mùng. Tôi quay sang anh mong tìm được một điều gì đó. Nhưng anh đang cắm tai phone và cúi mặt vào cuốn sổ tay chép lại những suy nghĩ mình đã thu âm trong quá trình nghiên cứu. Tôi không muốn cắt ngang. Lại quay về phía cửa xe với cơn mưa và hàng dừa run rẩy trên bờ biển lạnh.
    Chúng vào một khách sạn không quá sang trọng, cũng chẳng đến mức tồi tàn. Tôi chọn khách sạn ấy chỉ vì khi taxi đi ngang qua, tôi nghe thấy trong sảnh đang bật All I Want Is You của Barry Louis Polisar. Tôi nhìn lên tấm bảng treo chìa khóa phía sau lễ tân rồi chọn phòng 206. Tầng 2 dường như chưa có ai thuê.
  4. Favercode

    Favercode Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/01/2002
    Bài viết:
    646
    Đã được thích:
    0
    14.
    Tôi gặp anh ở hành lang khách sạn trong đêm. Người yêu tôi đã ngủ từ lâu. Rón rén khoác áo rồi bước ra, tôi đã thấy anh đứng đấy. Chống tay vào lan can nhìn về phía biển đêm như đang cố tìm kiếm một điều gì. Anh chìm sâu vào dòng suy tưởng của mình quá, thậm chí không nhận ra khi tôi bước đến gần.
    ?oAnh có còn nhớ em không?? - tôi nhìn anh hỏi khẽ.
    Anh giật mình quay lại, nhìn tôi hồi lâu rồi gật đầu. Nhìn vào đôi mắt anh lúc ấy, tôi cũng nhận ra anh. Nhận ra cậu bé ngồi dưới gốc cây bàng của hơn mười năm về trước. Đôi mắt ấy là một bầu trời sáng, nhưng vẫn vương vất những gợn mây xám ẩm ướt và nặng nhọc của một buổi chiều tháng sáu có mưa rơi.
    ?oAnh hay trốn vợ ra một góc trầm ngâm nhỉ. Mới tuần trước em đã thấy anh trong quán rượu? - tôi cố tiếp tục câu chuyện theo cách nhẹ nhàng nhất mình có thể nghĩ ra. Tôi đã muốn mượn vai anh để khóc ngay thời điểm ấy, nhưng chưa thực tin rằng đây vẫn là hình bóng mà tôi nhớ đến những lúc tuyệt vọng nhất trong suốt mười năm qua. Đúng là tôi đã nhớ đến anh những lúc tuyệt vọng nhất. Như thể tôi đã chạy quẩn quanh trong chính lòng mình, nhưng dù đến phía nào cũng thấy một vách núi cao tăm tối, phía dưới là một khe nứt đang có magma sôi cuồn cuộn chực phun lên. Chỉ có ở một góc, một ốc đảo xanh với thảm cỏ mịn và một cây bàng, một cậu bé đang ngồi chống cằm lên cánh tay mình và nhìn xuống bóng lá, là sự êm đềm. Nhưng tôi không bao giờ quay trở lại đấy được.
    Không biết anh nghĩ gì, nhưng nhìn tôi một lúc, rồi anh lại quay về phía biển đêm, không trả lời câu hỏi. Tôi cũng theo anh nhìn ra biển. Không có gì đặc biệt. Chỉ là mặt trăng nằm lơ lửng giữa một không gian đen đặc và có một cái bóng mờ lấp loáng phản chiếu phía dưới. Trăng mùa mưa cũng không sáng.
    ?oEm có muốn đi dạo với anh không?? - anh bất ngờ cất tiếng hỏi.
    Hai chúng tôi bước song song giữa những hàng dừa và những ngọn đèn đường bên bờ biển. Tôi không biết phải bắt đầu nói điều gì. Còn anh thì dường như không định nói điều gì. Tôi cứ cố tìm kiếm, nhưng mà đơn giản là chúng tôi chẳng có gì để nói với nhau. Một cuộc hội ngộ lạ kỳ. Tôi đã định hỏi anh theo lẽ thường, rằng anh đã sống thế nào và đang sống thế nào. Tôi cũng muốn biết tâm hồn đã đồng điệu với anh kia như thế nào. Nhưng lại thôi. Chính sự im lặng trong lúc ấy khiến tôi có cảm giác an toàn. Sự im lặng hầu như gây khó chịu cho những người bị nó bao vây. Nhưng sự xuất hiện của anh giống như một viên đá ném vào giữa cốc nước chè thật đặc, biến nó từ màu vàng tối thành màu sữa êm dịu. Bản thân anh và đôi mắt anh đã là một nỗi niềm. Những nỗi niềm thì nên được trôi nổi giữa thinh không.
    ?oSao trông em vẫn buồn thế??
    ?oCòn anh, tại sao anh cũng vẫn buồn như thế??
    Chúng tôi hỏi mà chẳng trả lời, cứ đi tiếp giữa những ánh sáng vàng leo lắt.
    Tôi phát hiện ra một cây bàng đứng lẻ loi dưới bờ cát. Anh và tôi cùng xuống đấy, ngồi lẫn vào bóng đêm. Bầu trời đêm và vầng trăng cô đơn vẫn chẳng có chút gì gây xúc động. Cứ đậm đặc và nặng nề như một miếng thạch lớn dính ướt nhưng vô hồn, trên miếng thạch có một lỗ thủng, cũng vô hồn. Nhìn kỹ vào mặt trăng thì thấy hình như nó đang cựa mình, nhưng chắc là không phải. Cả triệu năm rồi, mặt trăng chẳng cố thoát ra cảnh ấy làm gì nữa. Ai chẳng phải học làm quen với thân phận của mình, cho dù là một thân phận cô quạnh và lạnh giá đến kinh người đi nữa.
    Một con cua bò qua. Tôi giật mình lùi lại. Anh thò tay túm lấy nó và nhấc lên khỏi mặt cát. Tôi nói với anh rằng tôi luôn sợ bị cua kẹp từ bé. Thế là anh thả con cua ra, rồi chỉ cho tôi cách túm lấy nó bằng hai ngón tay ở đầu và bụng. Tôi cứ chần chừ không bắt hay bắt hụt, con cua chạy đi, anh lại khéo léo chộp lại rồi thả ở gần hơn. Cứ như thế không biết bao nhiêu lần thì tôi túm được nó. Nhìn con cua ngoe nguẩy trong tay, tôi chợt nhận ra rằng mình đã cười trong suốt thời gian chơi đùa ấy. Một cảm giác xa lạ biết bao nhiêu.
    ?oAnh kể cho em nghe một câu chuyện gì đấy đi??
    ?oTại sao lại là một câu chuyện mà không phải một bài hát??
    ?oKể một câu chuyện thôi, anh ạ. Em chẳng biết hát bao nhiêu bài hát thì qua một đêm. Nó cứ như là đời sống ấy, mỗi ngày tôi chọn một niềm vui. Hết niềm vui này thì tôi cố bói ra một cái niềm vui khác. Hết bài hát này thì tôi cố nghĩ ra một bài hát khác. Qua ngày đoạn tháng. Giống một nỗ lực phi tự nhiên nhằm cưỡng lại cái gì đấy. Một câu chuyện dù buồn dù vui, cũng có một nội dung xuyên suốt và đi cùng người ta đến cuối đêm. Lúc ấy quyết định cảm xúc cũng chưa muộn. Còn những khoảng lặng giữa các bài hát, thì nặng nề chẳng gì bù đắp được.?
    Tôi lại nói một điều mà có khi sẽ chẳng ai muốn hiểu ngoại trừ anh. Cảm giác lúc ấy giống lắm với khi hai đứa cùng ngồi bên thềm của trại trẻ mồ côi, nhìn những áng mây lững lờ và nói về cảm giác được thấm vào lòng đất. Tôi chẳng nói chuyện với người yêu, với bố hay với bà u già như thế bao giờ.
  5. Favercode

    Favercode Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/01/2002
    Bài viết:
    646
    Đã được thích:
    0
    Trong một khu rừng nọ, có một chú sóc tên là Misa. Sóc Misa đẹp lắm, chú luôn tự hào về bộ lông vàng óng mượt của mình. Chú sống với mẹ mình, vì cha chú mất từ khi còn rất nhỏ?
    Tại sao chú sóc lại tên là Misa. Misa là tên con gấu chứ?
    Ừ, vì khi còn trẻ, mẹ Misa đã từng được đi du lịch nước Nga, chắc là vào năm 1980, năm mà Moscow tổ chức Olympic và chọn gấu Misa làm biểu tượng ấy. Bà thấy chú gấu dễ thương lắm, mà đúng vào chuyến đi ấy, sóc bố lại ngỏ lời cầu hôn ngay ở quảng trường Đỏ, thế là bà quyết định đặt tên con mình là Misa.
    Hai người rất yêu thương nhau. Nhưng cuộc sống khó khăn lắm. Vì đó không phải là một khu rừng nhiệt đới có nhiều hoa quả, cũng không phải một khu rừng ôn đới có nhiều cây hạt dẻ. Đấy là một khu rừng mà mọi loài sinh vật đều phải rất vất vả mới tìm được thức ăn cho mình. Như là con người ở trong khu rừng tên là thành phố ấy. Trong khu rừng ấy, cũng chỉ có gia đình Misa là sóc thôi.
    Mỗi ngày, sóc Misa đi cùng cha mẹ mình một chặng đường ngắn. Rồi tới một ngã ba, sóc bố và sóc mẹ rẽ vào trong rừng để kiếm thức ăn, còn Misa thì rẽ ra bìa rừng để tới trường học.
    Trường học là một thân cây cổ thụ đã rỗng. Thày cú mèo già đã nhờ bác gõ kiến đục cửa ra vào và rất nhiều cửa sổ, rồi thày treo một tấm bảng và dạy cho bọn trẻ con về cuộc sống trong rừng, về các loài cây và về chính bản thân chúng. Ở trường, sóc Misa có rất nhiều bạn. Bạn hổ con này, bạn chim ưng này, bạn thỏ con và cả bạn chuột chũi nữa. Sóc Misa cũng không hiểu lắm về ý nghĩa của tình bạn đâu. Chỉ là trong buổi học đầu tiên, thày cú mèo đã bảo: ?oTừ hôm nay, các em sẽ là bạn của nhau. Là bạn, là phải yêu thương lẫn nhau, trò chuyện với nhau và chơi cùng với nhau?. Sóc cũng chỉ biết đến thế. Hết giờ học, Misa chơi cùng các bạn trong sân trường trước khi ra về, và chú cảm thấy vui vẻ lắm.
    Nhưng rồi thời gian qua đi, Misa ngày càng nhận thấy nhiều sự khác biệt giữa mình và các bạn cùng lớp. Không phải chỉ là về hình dáng bên ngoài đâu, mà cả về cách suy nghĩ nữa. Sóc Misa thì sống nội tâm, nhưng còn bạn hổ con lúc nào cũng thích giễu võ dương oai và khoe mình khỏe mạnh, bạn chim ưng lúc nào cũng nghi ngờ người khác và nhìn họ bằng con mắt sắc lạnh của mình, bạn thỏ thì luôn ngây thơ, ai nói gì cũng tin. Đặc biệt là bạn chuột chũi. Bạn chuột chũi rất cố chấp, không nghe ai khuyên điều gì bao giờ. Lúc nào cũng cắm đầu vào đất gào lên: ?oTrời ơi! Tôi đã khổ lắm rồi. Hai mắt có nhìn thấy gì đâu. Từ thời tổ tiên đến nay chúng tôi chỉ sống trong hang. Các người khinh thường tôi chứ gì?. Misa khó chịu lắm.
    Misa đem điều ấy về nhà hỏi bố mẹ. Mẹ chú trả lời: ?oKhông một sinh vật trên thế giới này là giống nhau con à. Ngay cả trong chính loài sóc cũng thế. Nhưng chỉ cần có chung một niềm vui với nhau, sẽ chia sẻ được nỗi buồn với nhau. Và như thế là trở thành bạn?. Misa không tin, vì cả đời mình chú chưa gặp một con sóc nào. Chú bảo mẹ: ?oCon sẽ rời khu rừng này một thời gian?. Misa quyết chứng minh rằng mẹ đã sai, rằng chỉ có loài sóc là hợp với chú và chú sẽ đánh bạn với một con sóc khác, chứ không phải bạn hổ, bạn chim ưng hay bạn chuột chũi. Chú đi mà thậm chí không rẽ qua chào các bạn.
    Misa cứ đi, đi, đi mãi. Không biết là bao lâu, rồi chú đến một khu rừng khác. Ôi, khu rừng này có rất nhiều cây hạt dẻ. Khu rừng của chú chỉ có một cây hạt dẻ thôi, mà ít quả lắm. Chú leo lên một ngọn cây và ăn thỏa thích. Ăn xong, chú nằm vắt vẻo trên cành xoa xoa cái bụng no tròn của mình.
    Bỗng, ai đó cầm đuôi chú kéo xuống. Phịch. Chú thấy trước mặt mình hai chú sóc khác, cao to và đen bóng. Chú đang khấp khởi, định mở miệng ra chào thì một trong hai chú sóc đã trừng mắt lên quát: Ai cho mày ăn hạt dẻ ở đây?
    Misa ngạc nhiên lắm, chú hỏi: ?oTại sao tôi lại không thể ăn hạt dẻ ở đây??.
    ?oVì toàn bộ hạt dẻ trong khu rừng này chịu sự quản lý của Sóc Chúa Tể?.
    Misa lại ngạc nhiên lắm. ?oSóc Chúa Tể là gì??. Thày giáo cú mèo chưa bao giờ dạy chú điều này.
    ?oSóc Chúa Tể là sóc.. ơ.. ơ..?
    Chú sóc đen bên cạnh đỡ lời: ?oSóc Chúa Tể là sóc, nhưng không phải là sóc. Sóc Chúa Tể có quyền quyết định ai ăn hạt dẻ, hiểu chưa??
    Misa vẫn không hiểu. Và chú bị điệu đi, đến gặp Sóc Chúa Tể.
    Chú được dắt vào một thân cây to, to lắm. To gấp mười lần lớp học của thày giáo cú mèo. Ngoài cổng còn có hai chú sóc đen khác, đang đứng rất trang nghiêm.
    Chú bước vào và lại càng ngạc nhiên nữa. Trên thân cây rỗng chỉ có đúng một cái lỗ để cho ánh sáng lọt vào. Ở lớp học của chú, thày giáo cú mèo cho đục rất nhiều cửa sổ và thi thoảng lại hỏi: ?oCác em có đủ ánh sáng không? vì sợ học sinh bị cận thị. Nếu có bạn nào nói: ?oThưa thày, em không nhìn thấy gì cả?, là ngay lập tức thày đi nhờ chú gõ kiến đến đục một cửa sổ mới để cho bạn ấy đủ ánh sáng. Cả lớp sẽ cười ồ lên vì nói câu ấy là bạn chuột chũi. Ở đây chỉ có một chiếc cửa sổ thôi, và ở tít trên cao. Nắng chiếu thành một đường thẳng tắp, vào đúng chỗ Sóc Chúa Tể đang ngồi. Sóc Chúa Tể màu nâu đậm, to lắm, và có khuôn mặt rất hung dữ. Xung quanh có rất nhiều bạn sóc con gái xinh đẹp, Misa nhìn thấy là đã mến lắm rồi.
    ?oNgươi là ai, tại sao dám ăn hạt dẻ trong rừng của chúng ta??
    A ha, Sóc Chúa Tể làm chính trị thì đừng hỏi. ?oRừng của chúng ta? chứ không phải ?orừng của ta?.
    Tất nhiên, vì là Sóc Chúa Tể mà. Misa ngơ ngác trả lời: tại sao lại là rừng của các bạn? Tớ tưởng hạt dẻ ở đấy thì ai ăn cũng được? Sóc Chúa Tể quát: Ăn là ăn thế nào? Tổ tiên của chúng ta đến đây trước, sinh con đẻ cái ở đây. Không của chúng ta thì là của ai?
    Vậy nếu nó là của các bạn, tại sao các bạn không thể chia sẻ cho tôi? Hạt dẻ vẫn đủ cho tất cả mọi người. Tại sao không thể coi tôi như một thành viên trong cộng đồng của các bạn.
    Gì mà nhiều tại sao thế? Chẳng quan hệ huyết thống gì, chẳng bạn bè gì, làm sao mà coi như thành viên được?
    Thế tôi phải làm gì để trở thành thành viên trong cộng đồng của các bạn?
    Đến đây thì Sóc Chúa Tể bí. Chú cũng không hiểu cộng đồng của chú được xây dựng trên cơ sở gì. Chú chỉ thừa kế ngai Chúa Tể từ bố chú thôi. Tại sao mọi người lại thành một cộng đồng nhỉ? Làm thế nào mà có thành viên mới được nhỉ? Nếu có một thành viên mới thì sẽ thế nào nhỉ? Lần đầu tiên trong đời chú tự hỏi mình những câu hỏi ấy. Chú bảo Misa: ?oThôi, thì cứ ở đây. Lỡ đường lạc bước thì cứ ở đây, chẳng ai tuyệt tình?. Chú muốn biến Misa thành một thí nghiệm cho khu rừng của mình, xem Misa ở lại thì thế nào.
    Thế là Misa ở lại, và sống như những con sóc đen khác trong khu rừng này. Qua mấy ngày, chú buồn chán lắm. Lũ sóc ở đây chỉ ăn, nằm trên ngọn cây tán gẫu rồi đi ngủ. Chúng béo ú chứ chẳng to cao như Misa nhầm tưởng lúc đầu. Misa bèn nghĩ ra trò gì đó để chơi. Chú dùng cành cây khô và vỏ cây kết lại thành một cái lều, còn dùng vỏ hạt dẻ lợp lên rất đẹp nữa. Những chú sóc xung quanh hiếu kỳ và thích thú lắm, đi báo cáo với Sóc Chúa Tể. Sóc Chúa Tể tới và trầm trồ. Từ trước tới nay bọn sóc trong khu rừng này chỉ biết sống trong những hốc cây thôi, chẳng bao giờ nghĩ đến việc làm được một chỗ trú đẹp mà lại có thể đặt ở bất cứ đâu như thế. Có một lần, Sóc Chúa Tể đi ra bìa rừng, nhìn thấy ở đó có một cánh đồng hoa đẹp lắm, có rất nhiều **** và chuồn chuồn nữa. Chú thích thú và ở đó chơi cả ngày. Nhưng tới buổi chiều, khi chú đang chạy nhảy rất hăng với lũ ****, thì bọn sóc cận vệ bảo: ?oChúa Tể ơi, đi về thôi, trời tối sẽ lạc đường mất?. Vậy là chú phải đi về mà không được ngắm những bông hoa của chú nữa. Buồn lắm. Giờ thì có thể bắt Misa dạy bọn sóc đen xây một cái nhà ở đấy cho mình, tha hồ ngắm hoa.
    Sóc Chúa Tể đem chuyện ấy kể cho Misa. Misa cười bảo: ?oTại sao lại xây nhà ở đấy? Tại sao không đem hoa về trồng ở đây?. Sóc Chúa Tể ngớ người ra. Chưa ai dạy cho chú trồng hoa cả. Thế mà Misa làm được, chú đào những bông hoa thủy tiên vàng, những bông cúc trắng, những khóm hồng đỏ và những bụi cẩm tú cầu màu xanh đem về trồng ngay trước cung điện của Sóc Chúa Tể. Sóc Chúa Tể mê tít.
    Rồi Misa nhận ra rằng những chú sóc ở đây khác mình nhiều quá, khác hơn nhiều so với Misa và các bạn ở nhà. Chú nhớ nhà quá. Không biết giờ này cha mẹ chú thế nào rồi? Liệu mùa đông đến có đủ ăn không? Chú bảo Sóc Chúa Tể rằng đã đến lúc mình phải về nhà.
    ?oĐừng đi, ở đây ăn hạt dẻ với chúng tôi? - lũ sóc trai nhao nhao nói.
    ?oĐừng đi, ở đây dạy cho chúng tôi những điều hay mà thày giáo cú mèo đã dạy cho bạn? - lũ sóc gái nhao nhao nói.
    ?oĐừng đi, ở đây dạy cho chúng tôi làm lều, chúng tôi sẽ cho bạn ăn hạt dẻ no căng? - Sóc Chúa Tể nói.
    Đấy là một suy nghĩ trao đổi thực dụng và ích kỷ. Tất nhiên là Misa không đồng ý và cương quyết ra về.
    Khi chú đi, những bông tuyết mới bắt đầu rơi. Bây giờ, băng đã bắt đầu tan, mùa xuân đang đến. Misa nhìn những mầm non nhú lên từ tuyết và thấy xúc động lắm. Chú chạy thật nhanh từ bìa rừng về nhà. Chú lo cha mẹ chú không có đủ thức ăn cho mùa đông.
    Về đến nhà, Misa ngỡ ngàng khi thấy thỏ đang nấu súp cho mẹ chú ăn. Mẹ chú đang ốm nặng. Misa khóc to và chạy tới bên giường ôm mẹ mình. ?oCon xin lỗi, con đã không nghe lời cha mẹ. Con sẽ không đi đâu nữa!?
    Rồi chú nhìn vào góc nhà. Chú thấy ở đó có rất nhiều khoai. Chú biết rằng đấy là khoai mà chuột chũi đã đào và mang cho bố mẹ.
    Chú nhìn ra vườn. Hàng rào nhà chú đã được sửa lại. Trông chắc chắn như thế, hẳn là bạn hổ khỏe mạnh đã làm.
    Khung cửa sổ nhà chú cũng đã được thay, không còn xiêu vẹo như trước kia nữa. Chỉ có bạn chim ưng với cái mỏ cứng như sắt mới đóng được cái cửa khéo như thế thôi.
    Misa càng khóc to hơn. Chú vừa khóc vừa đi tìm các bạn, chú chỉ đến để ôm mỗi người một cái thật chặt thôi. Các bạn cũng ngạc nhiên lắm, nhưng ai cũng ôm lại chú thật chặt.
    Câu chuyện của chúng ta đến đây là hết?
    Không, còn Sóc Chúa Tể nữa chứ. Sau khi Misa đi, chú giận lắm. Chú chui vào trong cung điện tối tăm và chìm vào những suy nghĩ ích kỷ của mình. ?oHẳn là nó đã nghe ai đó nói về khu rừng bên kia, nơi bọn sóc đều rất giàu có, nhiều hoa thơm cỏ lạ. Nếu nó đến đó, và dạy cho bọn chúng những bài học của thày giáo cú mèo, thì hẳn sẽ được cung phụng gấp nhiều lần ở đây. Rõ là một đứa tham lam?. Chú đập bàn đập ghế, làm cho bọn sóc cận vệ sợ hãi dạt hết sang một bên.
    Rồi bỗng Sóc Chúa Tể nghe thấy tiếng Cốc cốc cốc trên tường cung điện của mình. Chú vội chạy ra, và thấy một bác chim gõ kiến già đang mổ liên tục vào thân cây. Sóc Chúa Tể quát: ?oTên kia, làm gì thế! Đây là cung điện cụ nội để lại cho ông nội ta, ông nội để lại cho cha ta, cha ta để lại cho ta. Không được phá hoại!?. Nhưng bác chim gõ kiến vẫn mổ mỗi lúc một nhanh hơn. Bọn sóc bu lại, nhưng không thể làm gì, vì thân cây trơn quá. Bọn sóc chỉ leo trèo trên thân cây sần sùi thôi. Sóc Chúa Tể tức quá lại chạy vào trong nhà ngồi.
    Rồi bỗng chú nhìn thấy, lần đầu tiên trong cung điện của mình, có một tia sáng thứ hai mà không phải cái luồng sáng vẫn hay chiếu vào ngai vàng của chú. Luồng sáng cứ thế to dần, to dần. Rồi một luồng sáng thứ ba, thứ tư, thứ năm nữa. Chẳng mấy chốc, cung điện của chú tràn ngập trong ánh nắng chan hòa.
    Khi chú chạy ra thì chim gõ kiến đã bay đi mất. Chú chẳng hiểu điều gì. Chú nghĩ mãi, nghĩ mãi, rồi đoán rằng đó là một món quà của Misa. Nhưng chú lại không hiểu tại sao Misa đã không ở lại, đã không thèm ăn hạt dẻ của chú, chẳng quan hệ huyết thống gì, chẳng bạn bè gì, mà vẫn tặng cho chú một món quà. Một món quà mà chỉ cần ngắm nhìn nó, bước trong ánh nắng ấm áp ngay giữa cung điện của mình, chú đã cảm thấy hạnh phúc lắm rồi?.
    Tại sao các bạn bè lại yêu thương sóc Misa như thế hả anh?Chẳng phải là họ chẳng hợp nhau chút nào hay sao?
    Em không thông minh bằng Misa rồi. Em chỉ hợp với Sóc Chúa Tể thôi. Bài học mà Misa học được từ chuyến đi ấy, chính là không hỏi ?oTại sao người ta lại yêu thương nhau?. Đấy là nghĩa đen của từ ?ovô điều kiện? mà em. Chỉ cần tin tưởng vào tình cảm của mình và hành động vì nó, thế là đủ. Sẽ có người nhân đôi niềm vui và sẻ chia nỗi buồn cùng em.

    ?oNhư là tin vào một tiên đề của Euclid vậy hả anh??
    Anh nhìn tôi ngạc nhiên. Nhìn lâu lắm và từ ánh mắt toát lên một vẻ lúng túng đầy thú vị. ?oTại sao em lại nghĩ đến Euclid??
    ?oVì ai cũng học về Euclid ở trường cấp 2, và ai cũng từng được dạy là 5 tiên đề ấy, cứ tin đi, không cần phải chứng minh vì thật ra là không thể chứng minh được. Và chắc là cũng có nhiều người giống như em, ngay từ lúc ấy đã tự hỏi tại sao có thể vô tư mà tin vào một điều không có cơ sở gì, và cứ dùng nó để chứng minh hết cái này đến cái khác?.
    ?oSao hồi ấy em lại đi nhỉ?? - anh quay lại về phía biển. Đấy là giọng nói của một câu hỏi thực, hay trách móc oán hờn, hay chỉ là một tiếng than, tôi không phân định được. Khuôn mặt anh thoáng một chút cười.
    ?oCó thể nếu hồi ấy em ở lại, anh đã thuyết phục được em rằng cuộc sống chỉ cần những niềm tin tự tạo dựng và nuôi dưỡng như tiên đề của Euclid rồi. Bây giờ thì em không tin thế, không thể tin thế. Hoặc là em chưa thực sự được trải nghiệm điều ấy. Chỉ mình em tin thôi là không đủ. Có quá nhiều điều chống lại niềm tin của em.?
    Chúng tôi không nói gì nữa, cứ ngồi bên cạnh nhau cho đến lúc trời hửng sáng. Tôi dựa đầu vào vai anh và đã thiếp đi một lúc. Một giấc ngủ ngon. Một giấc ngủ ngon cũng xa xỉ đối với tôi tựa như tiếng cười. Tôi thậm chí quên mất rằng mới chỉ hơn một tiếng đồng hồ trước, mình đã muốn khóc trên vai anh.
    Anh và tôi cùng nhau đi về khách sạn. Trời đã sáng rõ, và sảnh khách sạn lại đang phát ra tiếng nhạc từ bài All I Want Is You của Barry Louis Polisar. Chúng tôi về phòng của mỗi người và không gặp nhau thêm một lần nào trong suốt chuyến đi ấy nữa.
  6. Favercode

    Favercode Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/01/2002
    Bài viết:
    646
    Đã được thích:
    0
    15.
    Tôi không hiểu tại sao tôi không gặp lại anh trong hành lang khách sạn một lần nào nữa. Có thể là tôi và anh chỉ có duyên trong một lần ấy. Có thể anh đã dọn đi cùng vợ sang một khách sạn khác ngay trong ngày hôm sau. Một cách làm kinh điển của những người đàn ông mẫu mực nhằm tránh một cuộc du ngoạn của cảm xúc không cần thiết đối với gia đình của mình. Tôi cũng không mong chờ một cuộc phiêu lưu tình ái, nhưng tôi thấy nhớ anh.
    Người yêu tôi vẫn cố gắng vận dụng tối đa trí thông minh của mình để tạo cho tôi cảm giác thoải mái nhất. Anh không tỏ bất kỳ một thái độ khó chịu nào, nhưng bởi anh vẫn liên tục thể hiện sự quan tâm đến những công việc của mình với một mức độ đủ để tôi hiểu rằng mình vẫn chỉ nằm ngoài rìa trung tâm cuộc sống của anh, rằng anh đã thực hiện cuộc đi chơi này khéo léo như thế chỉ bởi nó là một trách nhiệm anh phải làm. Tôi đã tự nhủ từ rất lâu rằng mình sẽ làm quen với thực tế ấy, và hình như bây giờ tôi đang bắt đầu học được cách chấp nhận nó. Tôi quyết định rằng mình vẫn vui trước những lời nói và cử chỉ yêu thương của anh, bất chấp anh đã sử dụng bao nhiêu phép tính để tạo ra nó. Tôi muốn tin vào Euclid. Tôi sẽ chỉ nắm lấy cái anh thể hiện ra bên ngoài, chứ không bận tâm đến những động cơ thực sự bên trong nữa.
    Một ngày nắng, chúng tôi đang nằm trên giường, anh bỗng giật mình nhớ ra điều gì rồi chạy ra ngoài ban công gọi điện thoại. Anh nói chuyện rất lâu, hình như chừng một tiếng đồng hồ. Tôi quan sát thấy sự bồn chồn của anh qua khung cửa sổ nhìn ra ban công. Có một lúc anh chạy vào phòng, một tay giữ máy ậm ừ, một tay lục tìm trong tập tài liệu. Thái độ ấy hơi thiếu bình tĩnh. Chỉ một chút thiếu bình tĩnh thôi, nhưng đã là quá xa xỉ với một con người như anh rồi. Tôi thấy ngạc nhiên.
    ?oTại sao lại có anh trai nhỉ?? - anh vật mình xuống đệm cạnh tôi khi bước vào, vứt chiếc điện thoại sang bên.
    ?oChuyện gì thế anh??
    ?oAnh không hiểu sao lại có anh trai? - anh lặp lại câu nói bí ẩn ấy.
    ?oAi có anh trai? Anh có một người anh trai à? Sao em không biết??
    ?oKhông. Anh chưa kể cho em về công trình nghiên cứu của anh. Anh nghiên cứu về bệnh tâm thần phân liệt. Anh đã chọn được một đối tượng nghiên cứu rất tốt. Nhưng có một chi tiết anh không thể hiểu được: tại sao anh ta cứ luôn khẳng định rằng mình có một người anh trai? Anh đã đọc hết hồ sơ của anh ta ở trại trẻ mồ côi và lần về nơi gia đình anh ta từng sống. Không có anh chị em gì cả, là con một. Bố giết mẹ rồi tự sát. Một hoàn cảnh hoàn hảo để minh chứng cho những điều anh muốn chỉ ra. Nhưng anh không lý giải nổi chi tiết người anh trai đã đi ra từ đâu trong đầu óc anh ta. Không tượng trưng cho điều gì cả??. Anh nói và cho một miếng bánh quy vào miệng. Tôi không biết anh đã đặt cửa hàng nào làm loại bánh ấy, những chiếc bánh màu nâu đen dài trông như những chiếc đinh rỉ, nhưng anh có rất nhiều.
    Anh cứ thao thao nói về công trình của mình, còn tôi ngủ thiếp đi trong ánh nắng dịu của buổi chiều. Tôi muốn ngủ trong mấy ngày cuối cùng ở lại biển. Sau chuyến đi này sẽ là một khối công việc khổng lồ đang chờ đợi. Tôi đã cảm thấy mình nhẹ lòng hơn một chút, và đã đến lúc lại tiếp tục quá trình bám tay vào cái tàu hỏa cuộc sống để nó cuốn mình theo. Không biết là bởi đã chấp nhận được hoàn toàn cách đối xử của người yêu mình, hay là bởi cuộc gặp gỡ không trông đợi với người bạn thời ấu thơ.
    Khi tôi về, những poster và băng rôn về liveshow của tôi đã được dán đầy trên phố. Chỉ có một tuần để chuẩn bị cho tất cả. Anh đưa tôi về đến trước cửa nhà rồi lại vội vã đi ngay. Tôi cũng chẳng trông chờ một thái độ nào hơn thế.
    Bà vú già mừng cuống quýt. Tôi gần như đã quên mất bà trong suốt chuyến đi biển. Bà đã ở một mình trong căn nhà đầy những hồn ma và những nỗi ám ảnh này gần như một mình trong bao lâu, chỉ để chăm chút cho tôi và để tôi không cảm thấy mình cô đơn. Bà gần như là người duy nhất trên đời này còn thực-sự yêu thương tôi. Vậy mà tôi sẵn sàng quên mất bà. Khi tôi về, bà tất tả chạy ra chợ, bất chấp tôi ngăn cản. Một bữa tối thịnh soạn được nấu ra. Không hiểu tại sao, nhưng khi ăn bữa ăn ấy cùng bà, từ bao lâu trong tôi lại tràn lên một thứ tưởng chừng đã theo mồ hôi ứa ra khỏi cơ thể tôi và bay hơi mất từ lâu: sự hi vọng.
    Tôi biết rằng mình đã mất gần hết những đặc quyền tối thiểu của một con người trên thế giới này, sự yêu thương và chở che. Rồi cũng sẽ đến lúc bà vú già ra đi. Vả lại, ngoài tình thương, tôi không thực sự cảm nhận được sự gắn bó với bà. Nhưng trong một khoảnh khắc, tôi nghĩ rằng rồi mình có thể tìm lại những điều ấy. Tôi sẽ làm cho anh yêu tôi, và nếu không, tôi sẽ có một đứa con với anh và yêu thương nó. Nó sẽ đáp trả tình cảm của tôi, sẽ tròn mắt ngạc nhiên hay bĩu môi nghi hoặc kiểu trẻ con khi tôi dạy rằng cây cà, cây ớt và cây cà chua có cùng họ với nhau. Dù sao, dù sao đi nữa, tôi cũng phải có một gia đình cho riêng mình. Tôi sẽ có những người bạn nữa. Tôi sẽ tìm lại người bạn của mình. Chờ anh ở quán bar ấy nhiều ngày liền, và chúng tôi sẽ có nhiều điều để kể cho nhau nghe. Tôi cũng nhớ đến một vài người bạn học ở trường. Họ đã từng tỏ ra rất tốt bụng và dường như tha thiết muốn làm bạn với tôi. Chỉ là tôi đã tự thu mình trong cái vỏ ốc làm bằng thứ tuyệt vọng cứng rắn hơn cả canxi.
    Không quá khấp khởi, không có chút gì như là sự hưng phấn cả, nhưng tôi đã hi vọng. Đủ để có can đảm vẽ tiếp về cuộc sống của mình trong tương lai như thế. Tôi sẽ đi tìm thứ mà cha mẹ tôi đã không thể tìm thấy, hay không thể giữ gìn khi thấy nó. Định mệnh cười nhạo và khinh rẻ tôi, tôi cũng sẽ phải đắp cho mình một chỗ đủ cao để khinh rẻ lại định mệnh. Tôi sẽ gọi đó là gì? Tiên đề thứ 6 của Euclid được mở rộng?
    Sau bữa ăn, tôi đi vào phòng cha tôi. Một ý muốn chợt nảy ra trong đầu. Tôi đã khóa căn phòng ấy lại và tự hứa sẽ không bao giờ bước vào nơi đó nữa. Nhưng bỗng tôi muốn nhìn lại những gì thuộc về ông, cảm nhận cuộc sống của ông như một sự tha thứ. Tôi tìm rất lâu mới thấy chìa khóa. Tôi gần như đã vứt nó đi.
    Căn phòng ngồn ngộn đồ đạc, gần như không còn chỗ chứa. Đấy là nơi ông lưu giữ mọi kỷ niệm về cuộc đời mình. Trên tường, có một bức tranh lớn thêu chân dung ông, như một sự tôn vinh của những người bạn cùng quân ngũ. Bức tranh ấy đã có từ lâu lắm. Có lần tôi đã hỏi ông: tại sao bố hay ngắm bức tranh này một mình. Ông nói với tôi rằng đó là một bức tranh đẹp, nó vẽ đôi mắt của ông rất giống, dù người ta chỉ thêu lại từ một bức ảnh vô hồn thôi. Và nó còn là thứ thể hiện sự tôn trọng ông của những con người đáng tôn trọng khác. Ông đã cố gắng cả đời chỉ để nhận được sự tôn trọng.
    Tôi nhìn vào đôi mắt ông trong bức tranh. Một đôi mắt tràn đầy nghị lực. Có lẽ đó là cách ông nhìn cuộc sống trước khi mẹ con tôi ra đi, hay đôi mắt ấy, chính là nguyên nhân khiến mẹ tôi ra đi? Nó hình như phản ảnh cả một quãng đời của ông. Cái quãng đời mà ông tin rằng vẫn còn có thể góp phần xoay chuyển thế giới này theo những lý tưởng đẹp đẽ. Đôi mắt của ông hai mươi năm sau đã khác lắm. Nó chứa chan sự bất lực. Và con người của hai mươi năm sau cũng đã biết nói rằng: ?oMọi chuyện cứ thế thôi, không thay đổi được gì cả?. Đấy là câu nói của ông mà tôi nhớ nhất. Ông đã nói nó không phải bằng một nét mặt và giọng điệu chua cay, mà bằng thái độ của một kẻ vô thần đã được thứ tôn giáo chung của cuộc sống này khải mặc.
    ?oMọi chuyện cứ thế thôi, không thay đổi được gì cả?.
    Tôi nhìn thấy trong chiếc tủ kính nhỏ ở góc phòng, nằm giữa đống đồ lưu niệm từ chiến tranh và từ những chuyến đi công tác nước ngoài, có một chồng báo dày. Đó là tất cả những điều người ta đã nói về ông trong bao nhiêu năm. Tôi cũng đã nghe nhiều, nhưng tôi tin rằng mình hiểu bố để biết rằng đó chỉ là những câu chuyện nhảm nhí. Tôi không đọc bất kỳ một dòng nào trong số ấy. Thế mà bố tôi lại quan tâm. Ông đã chết vì những điều nhảm nhí ư, vì cái lý tưởng sống để nhận được sự tôn trọng của ông sụp đổ ư?
    Tôi mở ngăn kéo. Trong ấy có một cặp kính cũ không biết ông đã dùng bao nhiêu năm, một chiếc bút máy, một cuốn sổ ghi chép công việc linh tinh, dầu gió, vài đồng xu lẻ và một chiếc máy ảnh kỹ thuật số nhỏ. Đó không phải là máy ảnh của ông. Nó màu hồng. Đó có lẽ là máy ảnh của Minh. Cô đã bỏ quên nó trong cơn hoảng loạn của mình. Tôi cố nhớ lại khuôn mặt ấy. Từ lúc cô rời khỏi ngôi nhà này, chúng tôi đã không liên lạc thêm một lần nào nữa. Tôi đã gần như không nắm bắt được gì về con người ấy. Một nỗi tò mò thức dậy, tôi bật chiếc máy ảnh lên.
    Trên màn hình 3 inch của chiếc máy ảnh, tôi nhìn thấy những bức ảnh Minh chụp cùng với một người đàn ông khác. Trên giường. Và tôi biết khuôn mặt của người đàn ông ấy.
    Bố tôi đã tự kết liễu cuộc sống của mình vì những lời trên mặt báo, hay vì chính những tấm ảnh này? Hay là cả hai: khi mà ông đang tuyệt vọng nhất, ông phát hiện ra rằng chính nơi mà mình tin tưởng và đang mong chờ để bám vào nhất, cũng là một sự lừa dối khủng khiếp. Đầu óc tôi bấn loạn, khung cảnh xung quanh như chao đi.
    Tôi nhìn vào khuôn mặt người đàn ông trong những tấm ảnh một lần nữa. Rồi tôi vỡ tan ra thành muôn mảnh, nhẹ nhàng rơi xuống như những chiếc lá mùa thu, chảy ra, hòa tan và thấm vào đất.
  7. Favercode

    Favercode Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/01/2002
    Bài viết:
    646
    Đã được thích:
    0
    16.
    Chúng tôi trở về khu chung cư của mình trong một chuyến tàu đêm. Khi về đến nơi thì trời đã bình minh. Lúc đi, chúng tôi gần như không mang gì. Nhưng Minh đã lọ mọ khắp các khu chợ của vùng biển ấy, và mua bao nhiêu quà cho những người mà em quen trong thang máy chung cư. Có mấy cân hoa quả vùng nóng cho đôi vợ chồng vô sinh, một chiếc kèn bằng vỏ ốc cho cậu sinh viên nhạc viện, mấy cân ốc biển cho ông già bảo vệ nhắm rượu và một bức điêu khắc bằng vỏ quả dừa khô cho ông già hàng xóm.
    Chúng tôi đi từ tầng trệt lên, lần lượt gõ cửa phòng từng người để tặng từng món quà. Ai cũng ngỡ ngàng. Có những người quen sơ gõ cửa để tặng quà một buổi sáng sớm, chắc thú vị hơn cảm giác được nhận những món quà phải viết thư xin ông già Noel. Minh cũng tỏ ra rất thích thú. Em nói với tôi rằng những món quà mà em chủ tâm tặng cho người khác, không phải là hoa quả hay ốc biển, mà là sự quan tâm, là cảm giác biết có thêm một người nhớ đến mình. Đấy là một thứ cực kỳ xa xỉ mà tiền không mua được. Món quà tự thân nó chẳng có giá trị, mà hành động tặng quà mới có giá trị. Em cứ bi bô trong thang máy thế, chỉ là những điều đơn giản, nhưng lúc ấy, ngắm nhìn em, tôi thấy yêu biết bao nhiêu.
    Tôi và Minh gõ cửa phòng ông già hàng xóm một hồi lâu mà không thấy có động tĩnh gì. Có lẽ ông vẫn ngủ, hoặc đã đi ra ngoài tập thể dục sớm. Cửa ở chung cư này dùng ổ khóa chìm bên trong cánh cửa, cũng chẳng thể biết được ông đang ở ngoài hay vẫn còn đang ngủ để cố đánh thức. Chúng tôi quyết định về phòng ngủ nốt giấc dở dang trên tàu.
    Tới tận trưa, vẫn không thấy ông xuất hiện. Dù tôi đã nói rằng có thể ông đi vắng đâu đó, thăm bạn bè hay người thân, nhưng Minh tỏ ra rất bồn chồn. Dường như em có một linh tính không hay nào đó. Em cứ ngồi thần ra ngẫm nghĩ, rồi chạy sang gõ cánh cửa phòng bên cạnh không biết bao nhiêu lần. Tôi cố thuyết phục, nhưng Minh cứ khẳng định rằng ông chẳng có bạn bè hay người thân, cũng đã từng kể với em rằng chẳng bao giờ đi đâu xa ra ngoài thành phố. Em ngồi thần ra đấy, quyết định không nấu bữa trưa. Tôi phải ra ngoài mua đồ ăn đem về.
    Đến chiều thì em có vẻ nguôi, và thực sự muốn tin rằng ông đã đi đâu vắng. Khi chúng tôi hỏi, ông bảo vệ cũng nói rằng cách đây gần một tuần, ông già có gọi một chiếc taxi, và hình như từ đấy đến nay không thấy đâu nữa. Em bắt đầu cười trở lại, tự mắng mình lẩn thẩn rồi đi chợ. ?oHai tuần không nấu cho anh ăn, em cứ có cảm giác áy náy và bứt rứt? - Minh nói trước khi đi, như là lời hứa hẹn về một bữa ăn thật ngon, hay xa hơn, là lời tuyên ngôn về triết lý sống của mình. Nếu dịch ra, nó gần như là: ?oEm không thể thôi nghĩ về/phấn đấu trở thành một người vợ yêu thương và chăm sóc chồng được?. Tôi đặt lên môi em một nụ hôn sâu ngay trên bậc cửa.
    Còn lại một mình, tôi vào bếp, mở vòi nước và lắng nghe. Âm thanh không gợi lên trong tôi một hình thù gì rõ rệt. Cứ lạo xạo và hỗn độn như tiếng của màn hình TV không có tín hiệu, như nhẹ hơn thế. Đúng hơn là tiếng của một đàn ruồi lớn. Đó là thứ duy nhất tôi liên tưởng tới. Hầu như mỗi khi tôi nghe được một âm thanh gì nhiều hơn chính tiếng nước chảy, đó sẽ là một chỉ dẫn rất rõ ràng, hoặc chỉ có tiếng nước chảy bình thường thôi và tôi sẽ hiểu rằng chẳng có chuyện gì chuẩn bị diễn ra. Nhưng lần này, tôi không hiểu nổi tiếng nước nữa.
    Tôi ra ban công hút thuốc. Con bồ câu đang đứng tròn một đám trên lan can. Nó thậm chí đã béo đến mức chẳng buồn ăn. Chỗ thức ăn khô cho chim mà vợ chồng tôi để lại trước khi đi du lịch chưa vơi đi một nửa. Tôi lại nhìn xuống khoảng sân rộng lát gạch trắng ngay phía trước chung cư. Những người đi bộ ở dưới ấy, chỉ như một chấm màu đen lớn, đang chậm chạp di chuyển theo những hướng khác nhau, bất quy tắc. Đột nhiên tôi nghĩ, nếu cứ nhân chuyển động của những chấm đen ấy lên nhiều lần, thì sẽ được hình ảnh của một đám ruồi bay vo ve quanh xác chết của một con chuột. Nếu đem sự so sánh giữa một đàn ruồi và nhân loại mà nói cho một triết gia hay một nhà văn, thì có thể ông ta sẽ túm lấy nó mà tán ra thành nhiều trang sách, hay ngược lại, tốn từng ấy trang sách để phản biện.
    Rồi tôi nhìn thấy ruồi thật. Mấy con ruồi đen đang bậu trên cánh cửa sổ để mở của ban công nhà bên cạnh. Đó là nhà ông già. Và theo lời Minh thì hình như ông rất ngăn nắp. Không hiểu sao lại quên đóng cửa sổ khi đi vắng, và cũng không hiểu sao lại có thứ gì trong nhà có thể thu hút được ruồi . Tôi ngậm điếu thuốc trên môi và quan sát đám ruồi một cách vô thức. Chúng không chỉ đậu trên cánh cửa sổ và lan can, mà hình như chỗ ấy chỉ là một trạm chuyển tiếp thôi. Đám ruồi đang bay ra bay vào nhà ông già một cách rất nhịp nhàng. Cứ vài con bay ra, đậu trên lan can hay bậu cửa sổ, rồi lại bay vào. Chừng mấy giây, lại có những con khác bay ra. Cứ như là công nhân mỏ đang thay ca, nghỉ ngơi rồi lại xuống hầm lò.
    Quan sát những con ruồi ấy không biết là bao lâu, thì tôi nhận ra rằng chúng không chỉ có vài con, chục con, mà có hàng trăm, hàng nghìn hay hàng triệu con ruồi đang ở trong ngôi nhà ấy. Đúng là trong ấy thực sự có một cái mỏ để chúng đang khai thác. Tôi thấy chóng mặt, phải dựa lưng vào tường. Tiếng nước lại không nói dối tôi.
    Tôi không thể để Minh biết chuyện gì đã diễn ra, hoặc có thể đã diễn ra theo suy đoán của tôi. Tôi mở máy tính, lên mạng và tìm một lớp học dành cho những người chuẩn bị làm mẹ lần đầu. Một kiểu câu lạc bộ mà ở đó người ta sẽ dạy gì đó về dinh dưỡng, về tâm lý trẻ nhỏ và cả cách đối xử vợ-chồng khi trong gia đình có thành viên mới. May mắn là có một khóa học như thế vào sáng ngày mai. Tôi cẩn thận ghi lại địa chỉ và thời gian vào một tờ giấy rồi chờ Minh về. Trong lúc chờ, tôi tìm thêm thông tin về dịch vụ chuyển xác và mai táng, lấy được một vài số điện thoại.
    Khi Minh đang nấu ăn trong bếp, tôi đến sau lưng ôm em và nói rằng mình muốn em đi học một lớp làm mẹ. Em tỏ vẻ phật ý, nói rằng em là một bác sĩ, và có thể chăm sóc con mà không cần ai dạy. Nhưng rồi Minh cũng đồng ý sau một hồi tôi thuyết phục. Tôi nói dối rằng mình phải chuẩn bị tài liệu cho cuộc họp sắp tới về liveshow đầu tiên của cô ca sĩ giấu mặt, và không thể đi cùng em. Hình như em không hề thích việc này, và chỉ nhận đi vì nghĩ rằng không nên làm tôi thất vọng khi đã cố quan tâm đến mình và con.
    Đêm hôm ấy tôi không ngủ được. Mắt cứ mở thao láo nhìn lên trần nhà. Tôi nghĩ về ý nghĩa của cái chết. ?oMột người sắp chết cần được chết, như một người buồn ngủ cần được ngủ? - Stewart Aslop nói thế. Nhưng khi nào thì người ta đáng được gọi là ?omột người sắp chết?? Có phải chỉ là hấp hối trên giường bệnh mới là sắp chết không, hay tất cả những con người trong thế giới này đều đang hấp hối? Nhà bi kịch vĩ đại Euripides không phải cũng bảo rằng: ?oChẳng ai dám nói rằng anh ta sẽ vẫn sống vào ngày mai? đấy sao? Trong thế giới đầy bất trắc này, thế giới mà những con người như những quả bóng mềm cứ chuyển động liên tục, hỗn độn, thì nếu như anh không chết vì va chạm với một chiếc ô tô, rơi xuống dòng sông hay một miệng vực, bị nhiễm vào người một thứ virus quái ác, thì họ có thể chết vì va chạm vào chính nhau, vào chính những khoảng tối bên trong mình. Có bao nhiêu người trong số 6 tỷ người trên thế giới này ?ođang chết? và đang ?ocần được chết??
    Và chết là gì? Có phải chỉ là như ông già hàng xóm ngay cạnh tôi, ngừng thở và chịu đựng cho một đàn ruồi bâu quanh mình, chuyển dịch về cõi bất tử hay đầu thai sang một kiếp khác. Liệu có ai vẫn đang đi, đang hít thở, đang nói, đang cười mà đã chết rồi không?
    Tôi nhớ đến sóc Misa. Nếu nó cứ ở trong khu rừng của Sóc Chúa Tể, sống cuộc sống thỏa hiệp và nhàm chán ấy, có thể một buổi sáng nào đó, khi thức dậy, nó sẽ leo vô thức lên một cây hạt dẻ, nhìn xuống phía dưới và nhận ra rằng mình đã chết. Có khi nó sẽ còn tự gieo mình từ trên ấy xuống để đi tìm một cái chết chính danh và ít đau đớn hơn nữa. Tôi cũng tìm cách tự thỏa hiệp để sống cuộc sống trên thế giới này đây. Và Euripides phần nào đã đúng. Tôi cũng chẳng chắc được rằng sáng mai thức dậy, tôi sẽ còn nhận thức được sự sống của mình. Tôi đã luôn ngủ đi với nỗi sợ như thế?
    Buổi sáng, ngay khi chắc rằng Minh đã đi khỏi, tôi xuống tầng trệt gọi ông bảo vệ. Chúng tôi cùng mang lên một chiếc búa lớn và phá cửa phòng bên. Cho tới tận lúc đập những nhát búa đầu tiên, tôi vẫn còn hi vọng rằng mình đang nghĩ quẩn, và đó chỉ là xác chết của con mèo. Nhưng khi cánh cửa bật mở, mùi tử khí xộc ra, tôi đã nôn quặn ruột ngay trước cửa.
    Ông già vẫn nằm trên giường. Tôi đã chuẩn bị tâm lý cho khung cảnh ấy nên không bị choáng nay sợ hãi. Dưới lớp bao phủ của bầy ruồi, khuôn mặt ông đã tím tái và trông như chuẩn bị nhũn ra. Có lẽ cũng chỉ vài ngày nữa là nó sẽ rữa ra. Chắc cũng phải chết được năm ngày hay một tuần rồi, ông bảo vệ tặc lưỡi. Chúng tôi không động gì đến cái xác, mà đi ra ngay khỏi phòng. Chỉ kiểm tra vậy thôi. Tôi đã gọi điện cho dịch vụ, họ sẽ đến và mang ông đi. Tôi cũng đã thanh toán tiền cho một cuộc hỏa thiêu và không hề có ý định đến dự lễ tiễn đưa ấy.
    Trong lúc đi ra, tôi nhìn thấy con mèo đen. Nó nằm ngay trên ghế sa lông ở phòng khách, như là đang ngủ. Tôi thò tay lay con mèo. Nó không cựa quậy. Dù cơ thể nó đã gày đét, nhưng dưới lớp lông còn rất ấm, dường như mới chết đêm qua hay sáng nay thôi. Con mèo thừa sức thoát ra khỏi ngôi nhà theo lối ban công, nhưng nó đã không làm. Tôi bỏ mặc ông bảo vệ ngạc nhiên, chạy vào trong bếp, mở tủ lạnh. Trong tủ lạnh vẫn còn rất nhiều đồ ăn được. Nhưng nó cũng chẳng buồn nghĩ đến việc mở tủ lạnh ra.
    Khi ra bên ngoài, tôi đã cố đốt thật nhiều thuốc để xua đi cái mùi vị đang ám trong mũi và cổ họng mình. Và tôi nghĩ đến con mèo. Con mèo đã đi quẩn quanh trong ngồi nhà ấy, bên cái xác của người đàn ông già, và chắc là đã kêu meo meo nhiều lắm để đánh thức chủ nó dậy. Nó không đi ra ngoài, cũng không nghĩ tới việc cậy tủ lạnh lấy thức ăn. Nó đã chết đói vì khóc thương ông chủ. Tôi không thực sự cắt nghĩa được điều ấy. Chỉ có nó mới thực sự hiểu tại sao, hoặc cũng không cần hiểu. Chỉ có suy nghĩ đi từ bộ óc không lớn hơn quả hạt dẻ kia, mới đủ trong sáng để chấp nhận một thứ tình yêu không điều kiện, hay là để tin rằng tình yêu cũng chính là cuộc sống. Tình yêu không còn thì cuộc sống cũng không ý nghĩa. Tôi đã nói với Minh về một thứ niềm tin vô điều kiện, về quan điểm ?otiên đề Euclid? của mình. Nhưng bây giờ, đứng trước cái chết của con mèo, tự nhiên tôi nhận ra điều ấy là vô nghĩa. Dù cho chúng tôi có giữ gìn được tình yêu của mình, bảo vệ được cuộc sống của mình, thì đó cũng là kết quả của một sự ám thị, một sự cố gắng chiến đấu và gạt sang những toan tính khác của cuộc sống. Vẫn chỉ là một cuộc chiến. Không hề có cái gọi là vô điều kiện như người ta vẫn hay khải mặc cho nhau. Những sợi dây tư tưởng trong tôi, lại một lần nữa, rối bù.
    Đến tận chiều, tôi mới phát hiện ra rằng mình đã sai lầm trong lúc luống cuống. Thay vì gọi một người thợ khóa, tôi lại phá cánh cửa phòng ông già bằng búa. Nó cứ bầm dập và mở toang như thế sau khi người ta mang xác ông ta đi.
    Minh về nhà khi trời đã chập tối. Tôi đang ngồi viết ở trong phòng. Em đã nhìn thấy cánh cửa phòng bên. Có thể đã nhìn thấy cả những con ruồi vẫn đang vo ve trong không khí. Em không nói gì, chạy lại, cứ bấu tôi chặt cứng và khóc. Tôi cũng chẳng biết phải nói với em điều gì.
  8. Favercode

    Favercode Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/01/2002
    Bài viết:
    646
    Đã được thích:
    0
    17.
    Cô ca sĩ đã tự vẫn. Ông giám đốc ngồi trầm ngâm rất lâu trong cuộc họp công bố với đội ngũ marketing về điều ấy. Ông cứ nhìn cái bút trước mặt, thi thoảng thò tay khẽ đẩy nó lăn đi lăn lại. Không biết là bao lâu. Rồi ông ngước lên, nhướn mày thật cao nhìn vào đám nhân viên, hình như hít một hơi thật dài rồi nói: ?oBên công ty âm nhạc không muốn chúng ta dừng chiến dịch lại, nhưng họ chưa nói cụ thể muốn mình khai triển tiếp như thế nào. Một vài ngày tới mới biết được?. Rồi ông chuyển sang chủ đề ô tô. Có mấy mẫu xe giá rẻ đang cần lăng xê để cứu ngành công nghiệp sản xuất xe đang bên bờ điêu đứng.
    Tôi bất giác thấy ghê người. Không phải bởi thương cho cô ca sĩ, dù đã có đôi lúc tôi cảm thấy giữa mình và cô ta có một mối liên hệ vô hình nào. Tôi thấy sợ cái ý định tiếp tục thương mại hóa cái chết của cô. Họ che đi sự tồn tại của cô lúc sống, nhưng lại muốn làm rùm beng lên khi cô đã không còn tồn tại nữa. Có thể vụ tự tử ấy sẽ còn ầm ĩ hơn cả Lê Công Tuấn Anh, với những gì mà ông giám đốc của tôi có thể làm được.
    Minh đã tự xin đi xuống chi nhánh của bệnh viện một tỉnh gần đấy ba hôm. Em nói rằng mình không thể chịu đựng được cảnh hằng ngày nhìn thấy cánh cửa phòng bên và tưởng tượng ra bầy ruồi trong ấy. Tôi vẫn không nghĩ ra điều gì để an ủi em, đành để em đi. Chỉ còn một mình, tôi rời văn phòng mà không muốn về nhà ngay, mang chiếc cặp tài liệu chứa đầy ảnh của xe hatchback 5 cửa đời mới lang thang trên phố.
    Tôi đến quán cà phê nơi tôi và Minh đã ngồi với nhau lần đầu tiên. Quán vẫn không bóng khách và anh chủ quán vẫn tiếp tôi với điệu bộ ngái ngủ. Tôi nói anh bật nhạc. Anh thò tay lấy đĩa mà chẳng nhìn. Lại là ca sĩ của ngày mùa đông hôm ấy, nhưng là một ca khúc về mùa hạ.
    ?oKhi làn mây trắng
    Bay về nơi vắng
    Đem mùa mưa đến
    Thật gần, vùng đất khát khao đợi chờ??
    Tôi ngồi bên cửa sổ, đúng chiếc bàn nơi chúng tôi đã ngồi cùng nhau. Cành bàng chìa ngang cửa đã xanh mướt màu của mùa hạ, nhưng chú chim sẻ của hôm nào thì vẫn đứng đấy. Tôi không chắc được đấy có phải chú chim của nửa năm về trước không, tôi không biết nhiều lắm về tuổi thọ của loài chim. Nhưng đôi mắt ấy vẫn mở thật to và ngơ ngác, cái đầu vẫn nghển lên, trông như nhìn về một phía thật xa để tìm kiếm hay chờ đợi một điều gì. Cành bàng lẻ loi và chú chim sẻ cô độc, cứ như là một bức điêu khắc của một nghệ sĩ hậu hiện đại nào muốn chuyển tải thông điệp về sự cô đơn giữa lòng thành phố.
    Tôi đổi chỗ ngồi. Tôi muốn nhìn từ góc nhìn của Minh để đoán rằng em đã nghĩ gì hôm ấy. Vẫn là phố với những bóng người vụt qua, những tòa nhà óng ánh và khô khốc trong ánh nắng mặt trời, vẫn là cành bàng vươn ra như với và chú chim sẻ cô đơn. Rồi tôi nhìn thấy trên cạnh bàn có những vết khắc sâu trên mặt véc ni. Đấy là chữ SPARROW - chim sẻ. Khi tôi và Minh ngồi đấy, em đã cúi xuống khắc nó bằng móng tay hay chìa khóa của mình. Những vết khắc sâu lắm, hình như đã có cả những người ngồi sau đấy cũng đã nhìn thấy chú chim sẻ ngoài cửa sổ, và vô thức hòa những suy nghĩ hỗn độn của mình lên dòng khắc sẵn của em trên cạnh bàn như thế. Có biết bao nhiêu người ngồi trên chiếc ghế này, trong cái quán vắng này và giữa thế giới ồn ào này, tìm thấy sự đồng cảm với hình ảnh một chú chim sẻ cô đơn. Chắc là nhiều lắm.
    Tôi đến quán cà phê nơi tôi và anh, người duy nhất tôi biết đến từ cùng một thế giới với mình, đã gặp nhau. Câu slogan ngoài cửa quán đã có chút thay đổi: người ta đã sơn đỏ chữ Stresses cho nổi bật. Cô phục vụ có chiếc áo cổ khoét rộng vẫn đung đưa bộ ngực trắng lóa của mình và khẽ hỏi tôi dùng gì. Tôi gọi một suất ăn trưa rồi nhìn quanh.
    Ông họa sĩ già hình như chẳng còn nơi nào để đến. Ông vẫn ngồi đấy cặm cụi với bức tranh trên tường. Nhưng lần này không phải là bức vẽ một cô gái trẻ bằng phấn hồng nữa, mà là một thiếu phụ đã đứng tuổi vẽ bằng phấn xanh. Những nét vẽ có hồn hơn khi trước rất nhiều. Người thiếu phụ đang buồn lắm. Hình như ông còn đang cố vẽ những giọt lệ ngấn trên mắt bà. Giờ thì tôi mới nhận ra tay ông không còn đeo nhẫn cưới nữa. Không biết cuộc đuổi bắt hình bóng trong mơ của ông đã thành chưa, nhưng rõ ràng là ông đã đánh mất một điều mà ông chưa từng ý thức được rằng mình không muốn đánh mất.
    Ở trên bức tường chỗ đôi tình nhân trẻ nửa năm về trước đã ngồi kể tội nhau trong lặng lẽ, giờ chỉ còn một nửa trái tim. Nửa kia đã bị xóa mất. Tôi không nhớ được nửa ấy là của chàng trai hay cô gái. Hoặc có thể nó mới được vẽ lên gần đây thôi. Tôi đứng lên tiến lại gần. Không phải những dòng kể tội nữa, mà là những yêu thương chưa kịp nói hết thành lời.
    Mỳ spaghetti của quán có mùi lạ. Không phải mùi húng tây như người ta vẫn thường dùng, mà hăng và đậm hơn rất nhiều. Ngon, nhưng ăn nó cứ cho tôi một cảm giác buồn đến nôn nao. Hoặc có thể là bản thân món mì chẳng làm nên cảm giác buồn, nó chỉ bằng một cách nào đó, khơi ra những nỗi buồn chôn giấu ở trong tôi. Con cá răng kiếm bấy lâu chỉ cắn xé tôi với những nỗi dằn vặt, hình như đang khóc mà không hiểu rõ tại sao.
    Tôi ăn hết đĩa mì rồi nói với cô phục vụ rằng mình muốn gặp đầu bếp để cảm ơn. Trái với suy đoán của tôi, anh đầu bếp trẻ và đẹp trai. Anh nói rằng mình đã thay húng tây bằng húng thường và cho vào đấy một ít hành khô cho hợp với khẩu vị của những người không quen ăn đồ Tây. Khi tôi cảm ơn, anh cười và nắm lấy tay cô phục vụ đứng bên. Hai người nhìn nhau với ánh mắt đầy trìu mến. Lúc ấy, tôi nhận ra anh. Đấy chính là anh chàng trong chiếc sơ mi hồng phẳng phiu ngồi giữa đống giấy tờ và chiếc laptop và chửi đồng tiền bằng những chữ ?o****? hôm nào. Anh đã may mắn tìm thấy chốn bình yên của mình trong cuộc mưu sinh hỗn độn nơi đây.
    Lần đầu tiên ngồi ở đây, những con người xung quanh đã khẳng định trong tôi một niềm tin chắc nịch rằng mình không đến từ cùng một thế giới với họ. Bây giờ tôi lại cảm thấy điều ngược lại: họ và tôi cũng giống nhau, cứ như những nỗi khao khát, cô đơn, tuyệt vọng, buồn khổ và hân hoan cô đọng lại thành hình hài.
    Tôi ngồi trong quán, đọc một cuốn sách mua trên đường đi đến tận tối. Cuốn sách hay, nhưng không tạo ra nhiều biến chuyển trong tâm trạng tôi. Có một thứ gì đã đè nặng trĩu trong ngực tôi kể từ sau cái chết của ông già hàng xóm. Cái chết ấy không phải là nguyên nhân. Nó chỉ là một nhát búa vu vơ đập vào cái giàn cốp pha mà tôi đã mượn cách dựng của thế giới này rồi tạo ra, chống đỡ cho những mảnh vỡ của lòng mình không vụn ra thêm mà đứng tụ lại thành một khối. Tôi đã nhiều lần cố nghĩ đến Minh và đứa con sắp chào đời, nhưng không thấy khá hơn.
    Tôi gọi điện cho anh và nói muốn gặp. Nhưng anh nói rằng mình không thể đi và chỉ có thể nói chuyện điện thoại. Hai chúng tôi lại nói chuyện một hồi lâu. Thật ra, chỉ có tôi kể chuyện của mình, còn anh thì thi thoảng đặt những câu hỏi và thêm vào những lời khuyên. ?oChúng ta không nhìn mọi thứ theo sự tồn tại của chúng, mà nhìn theo sự tồn tại của chính chúng ta? - anh trích một câu của Anais Nin để nói với tôi, rằng bởi vì tôi đã trăn trở quá nhiều, nên mọi thứ xung quanh tôi và cả cuộc đời tôi cứ như đang không kiểm soát được, đang chuyển động không quỹ đạo về một tương lai vô định nào đấy. Vấn đề nằm ở chính bên trong tôi. Tôi phải tự làm cho mình thoải mái và học cách chấp nhận mọi vận động của thế giới này, dù chỉ là tạm bợ đến một ngày nào đấy. Tôi cảm ơn anh rồi cúp máy.
    Tôi đến quán bar nơi tôi đã nhìn thấy Mai, với một niềm hi vọng sâu sắc rằng em cũng đang ở đấy. Không có Mai, chỉ có anh chàng đứng sau quầy rượu vẫn nhận ra tôi. ?oMình không biết rằng bộ dạng của mình lại dễ nhớ đến thế đấy? - tôi hét vào tai anh ta trong tiếng nhạc. ?oEm gặp nhiều loại người lắm rồi, mỗi ngày nhìn thấy hàng trăm khách, nhưng anh thì em nhớ. Khuôn mặt anh có vẻ gì đặc biệt lắm. Vui thì không vui, buồn cũng không ra buồn, dửng dưng cũng chẳng hẳn là dửng dưng. Cứ như là đến từ một thế giới khác ấy?. Tôi mỉm cười rồi nhét vào túi áo anh một tờ tiền, gọi một ly Vodka lớn. Tôi ít uống rượu, nhưng bây giờ tôi muốn uống cái gì đó thật mạnh. Thấy người ta bảo rằng khi say con người gần về với bản ngã của mình hơn. Tôi cũng muốn nhìn thấy tôi ở trong tôi như thế nào. Tôi tu một hơi hết cả cốc.
    Rồi tôi phát hiện ra ở trong một góc nhỏ đầy mùi thuốc lá, có một cô gái trẻ mà tôi biết. Cô mặc váy rất ngắn và cổ áo rất trễ. Trong trí nhớ của tôi, cô gái ấy xinh xắn và có chút gì ngây thơ. Bây giờ cô vẫn xinh, nhưng trong lớp son phấn, trông nét đẹp ấy đã rẻ rúng và tầm thường đi rất nhiều. Cô đang dựa đầu vào vai một người đàn ông đứng tuổi mặc vest trắng. Người đàn ông cứ vừa huyên thuyên cười nói với những bộ vest xung quanh, vừa choàng tay qua hông cô mơn trớn. Nụ cười của cô gái gượng gạo và cái ly trên tay cô, được cầm như thể nó không phải chứa rượu của Martini, mà là một thứ gì đó của Dynamit Nobel AG sản xuất vậy.
    Đấy là cô y tá xinh xắn đã từng bi bô kể với tôi chuyện tôi được đưa vào viện lãng mạn như thế nào. Trong một tuần nằm viện, tôi đã ngạc nhiên khi nhận ra rằng cô không hề trực đêm. Có lẽ đây là lý do. Tôi gọi thêm một ly vodka đầu nữa, tu hết rồi ra khỏi quán. Trên đường đi về nhà, đầu óc tôi trống rỗng. Tôi đã chán nản với việc phải rút ra một điều gì đó từ những câu chuyện quái quỷ đang xảy ra nơi đây.
  9. Favercode

    Favercode Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/01/2002
    Bài viết:
    646
    Đã được thích:
    0
    18.
    Buổi sáng, khi tôi thức dậy, điều đầu tiên tôi nhớ tới là gương mặt của cô y tá đã chăm sóc tôi trong bệnh viện. Nó gợi cho tôi nhớ đến một điều gì đó. Không phải là chính cô gái, tôi không muốn nghĩ đến cô ta nữa. Có một điều gì đó tôi đã chưa làm mà gương mặt ấy khiến tôi phải nhớ đến.
    Tôi ngồi trên giường một lúc lâu rồi nhớ ra ông bạn cùng phòng. Ông đã tỏ ra rất quý tôi. Vậy mà tôi đã quá bận bịu với những trăn trở của mình và quên mất lời hứa đến thăm ông. Tôi lục tìm trong ví và mừng rỡ khi vẫn còn thấy mảnh giấy ghi số điện thoại của ông. Tôi lấy điện thoại và bấm số.
    Một giọng phụ nữ trả lời điện thoại. Khi tôi hỏi tên ông, một quãng im lặng đủ dài để làm người ta sợ hãi xuất hiện. Bà chậm chạp nói với tôi rằng ông đã mất. Lại một quãng im lặng dài nữa, rồi tôi nói rằng mình là một người đồng nghiệp cũ lâu ngày không gặp lại, xin địa chỉ để đến thắp cho ông một nén hương.
    Địa chỉ được cho dẫn tôi đến một ngõ rộng. Tôi cứ thấy ngờ ngợ cho tới khi đến tận giữa ngõ. Đấy là cái ngõ Minh đã từng sống trước kia, có căn nhà mà tôi đã lừa ông trưởng khoa tim mạch để lấy địa chỉ. Tôi không nhận ra ngay từ đầu bởi địa chỉ nhà Minh thì số ngõ được đánh từ con đường phía bên kia, còn địa chỉ nhà ông già lại từ con đường phía bên này. Ngõ vắng, chỉ có một bà già đang vất vả đi bộ. Vẫn là bà già mà nửa năm trước tôi đã hỏi thăm. Hình như ngày nào bà cũng đi bộ, và hình như chẳng bao giờ ra khỏi con ngõ.
    Khi tôi hỏi, lại một lần nữa, bà chỉ tay vào căn nhà có phong cách Frank Lloyd Wright lai Barroque uy nghi ở giữa ngõ.
    Tôi không biết mình đã làm thế nào để đi hết quãng đường hai mươi mét từ chỗ hỏi thăm đến cánh cổng ấy. Một người trông như giúp việc ra mở cửa khi tôi bấm chuông. Tôi đã bấm ba lần mới đủ mạnh để chuông kêu thành tiếng. Cơ thể tôi gần như không còn chút sức lực nào. Nó như đang lơ lửng trên từng không. Tôi cũng không biết mình đang nghĩ gì. Chỉ có những tiếng ồn ào khủng khiếp như tiếng của một đàn ruồi khổng lồ đang sục sạo điên cuồng khắp những ngõ ngách của đầu óc.
    Bàn thờ nằm ngay trên một chiếc tủ đứng thấp trong phòng khách. Trên bàn thờ có hai tấm ảnh. Tôi cứ đứng lặng đấy nhìn khuôn mặt của từng người. Bà giúp việc nói với tôi rằng đó là con gái của ông. Bà già cứ nói bằng giọng nghèn nghẹn, oán thán mình vì đã không ngăn được cô gái tự kết liễu cuộc sống, vì đã không để mắt đủ nhiều dù biết rằng cái chết của người cha mang đến một cú sốc quá lớn cho cô. Rồi bà khóc. Quỳ xuống dưới bàn thờ mà khóc nức nở.
    Giờ thì tôi biết tại sao trong bệnh viện tôi lại có cảm giác mình đã từng gặp ông ở đâu. Tôi đã nhìn thấy ông khi ông đến đón Mai ở trại trẻ mồ côi hơn mười năm trước. Tôi hiểu tại sao Minh lại không cười cùng đám bạn khi bước vào phòng bệnh của mình. Trong ấy có người chồng mà em đang muốn tự giải thoát. Tôi hiểu tại sao ông lại có trong tay bộ hồ sơ chi tiết đến thế về vụ tham nhũng. Ông đã vô cùng trăn trở với tôi về nó, và hẳn đã tự thu thập những chứng cứ ấy để chờ ngày đưa ra ánh sáng. Tôi hiểu tại sao đám phóng viên phát hiện ra rằng ông ít khi xuất hiện trước báo chí và công chúng. Đấy là tại cái bớt to trên mặt. Tôi hiểu ra tất cả, nhưng cũng không hiểu gì. Câu chuyện này phi lý quá, và tại sao nó lại rơi vào tôi? Có phải tôi đã tạo ra tất cả, có phải tôi đã giết Mai và bố em?
    Rồi tôi cũng khóc. Lần đầu tiên tôi khóc kể từ khi đặt chân lên thế giới này. Tôi tưởng tượng lại tất cả những chuyện đã diễn ra. Tất cả cứ như là một chuỗi những con domino đặt hờ hững và run rẩy trên mặt đất, và tôi chính là người đã xô đổ chúng. Như là một ngày xấu trời nào, Chúa đã bắt tay cùng Charlie Kaufman và Jerry Bruckheimer để bày ra một trò chơi cay đắng giải khuây cho mình, ông viết lên một kịch bản dị dạng rồi chọn tôi làm nhân vật chính. Nếu như tôi không cố tìm địa chỉ của Minh sau lần gặp đầu tiên ấy, nếu như tôi không giúp em tự giải thoát mình khỏi cuộc hôn nhân sai lầm này, nếu như tôi đã không đến đây...
    Bây giờ, tôi ước lắm rằng mình đã không đặt chân đến đây. Tôi đã làm gì sai? Tại sao bây giờ tôi lại cảm thấy mình như một kẻ tội phạm. Tôi nhìn bà già đang vật vã dưới bàn thờ, tưởng tượng ra cảnh bà sẽ lao vào, cấu xé tôi cho đến chết. Những đôi mắt trên kia như đang nhìn thẳng vào tôi oán thán. Những đồ đạc trong căn nhà như đang trừng mắt nhìn, rồi lại như đang cười nhạo tôi. Không có gì trong đầu óc tôi cả. Chỉ là tiếng một đàn ruồi khổng lồ đang tìm đường chạy trốn. Tôi mong chờ con cá răng kiếm cắn mình, mong chờ một cảm giác quặn đau. Nhưng nó đã đông cứng lại rồi.
    Tôi không biết mình đã khóc bao lâu. Rồi tôi xin bà già được lấy mô hình bằng bìa đặt trên bàn thờ xuống. Mai vẫn còn nhớ trò chơi chúng tôi đã cùng chơi thuở bé. Tôi đặt mô hình lên bàn và ngắm nó. Nàng Rapunzel với mái tóc dài đang đứng bên cửa sổ hôn chàng hoàng tử của mình. Mụ phù thủy đang lầm lũi bỏ đi. Tôi vẫn nhớ những hình bằng bìa Mai cắt lần đầu tiên trong trại trẻ mồ côi. Em cắt một con chó nhỏ đang ghếch chân lên hàng rào nhìn về phía xa. Chỉ là những mong ước về sự bình yên nhỏ nhoi thôi, nhưng hình như em đã không có được nó cho tới tận khi chết đi và tan vào lòng đất như hằng mong ước.
    Rồi tôi nhìn thấy trên cạnh chiếc bàn trong phòng khách nơi tôi đang ngồi, có một chữ LEAVES khắc thật sâu bằng móng tay. Tôi ngước lên. Chỗ ấy đối diện với cửa sổ nhìn ra vườn. Trong vườn, tán lá của một cây ngọc lan đang đu đưa nhẹ nhàng như chơi đùa với ánh nắng dịu của những ngày đầu hè. Chắc Minh đã ngồi nhiều lần trước cái cửa sổ ấy, bên cạnh chồng hay một mình, nhìn ra những chiếc lá ngọc lan và khắc lên cạnh bàn. Cũng chỉ là mong ước về sự bình yên nhỏ nhoi thôi, nhưng em đã sai lầm, và khi em cố phá bỏ sự sai lầm ấy đi để tìm lại nó, thì tất cả đã sụp đổ như thế này. Cái thế giới này, tất cả mọi thứ được kết nối với nhau bằng những mối quan hệ tàn nhẫn và chắc chắn. Tàn nhẫn như những gì đã quyết định cô gái nghèo của một vùng quê xa xôi gật đầu làm vợ ông thứ trưởng. Chữ LEAVES ấy, là lá, hay là bỏ đi?
    Bà già ngồi xuống cạnh tôi. Cứ nhìn tôi lặng người đi trước cái mô hình bằng bìa ấy, bà như tìm thấy sự đồng cảm. Bà bắt đầu kể chuyện về gia đình Mai. Bà đã gắn bó với căn nhà này và chứng kiến những câu chuyện buồn thảm của nó gần hai mươi năm. Tôi nghe, nhưng không nhiều thứ đi vào đầu óc. Trong mắt tôi lúc ấy, chỉ thấy hiện ra thấp thoáng hình ảnh của cô bé ngày xưa cũ, vẫn đang mờ dần đi dưới ánh nắng chói chang mùa hè. Tôi còn thấy cả mình nữa. Cũng đang nhòe đi.
    ?oCon bé đang học nhạc viện đấy. Đi hát được người ta thích lắm. Còn đang chuẩn bị chương trình biểu diễn của riêng mình. Thế mà?? - bà nói rồi lại nghẹn đi. Tôi cũng lại gục xuống bàn. Tôi đã khóc ướt đầm tòa tháp của nàng Rapunzel.
    Chiều hôm ấy Minh về. Tôi có nhiều câu hỏi, và đã định hỏi em, nhưng rồi lại thôi. Em hôn tôi ngay trên bậc cửa. Nụ hôn sâu như một lời xin lỗi.
    ?oEm đã ích kỷ quá, tự trốn đi để chìm trong nỗi buồn của mình mà không bận tâm rằng anh cũng đang buồn. Em thấy như mình đang trút bực bội vào anh. Em sẽ không bao giờ làm thế nữa? - em đặt hai bàn tay ấm áp của mình lên má tôi, nhìn vào mắt tôi, nói phụng phịu.
    Tôi quyết định mình sẽ không nói gì với em ngay lúc ấy. Vì tôi nhận ra rằng mình vẫn có những thứ để giữ gìn, để thỏa hiệp, để cứ thế mà đi và chờ đợi với chút hi vọng về những ngày lòng mình sẽ sáng sủa hơn. Vì tôi đã nói rằng: ?oChỉ cần em là Minh và em vẫn yêu anh?, như một tuyên ngôn cho cuộc sống về sau của mình.
    Nhưng những suy nghĩ về bố con Mai vẫn cứ ám ảnh đầu óc tôi, xoay vòng tâm trí của tôi trong một điệu rumba điên loạn. Tôi cố nghĩ về Minh, chỉ về sự tồn tại của em ngay lúc này trong mắt tôi, cố gán sự tồn tại của mình cho hình ảnh dễ thương trước mắt, nhưng không làm nổi. Những câu hỏi vẫn xoay vòng.
    Tôi trốn tránh cảm giác ấy bằng những giấc ngủ. Trong vài đêm, tôi cố ******** với Minh đến tận khi cả tôi và em cùng mệt mỏi. Tôi ngủ đến tận trưa, rồi thức dậy, cố gắng ăn bữa cơm Minh nấu và cư xử với em thật bình thường. Rồi tới khi Minh đi làm, tôi cố gắng thủ dâm nhiều lần cho đến khi đủ mệt để chìm vào một giấc ngủ khác, chờ đến tối khi em đi làm về. Có lúc, trong những lần thủ dâm ấy, tôi đã nghĩ đến Mai.
    Qua vài ngày li bì như thế, tôi nhận được điện thoại của công ty. Ông giám đốc gọi tôi tới tham dự cuộc họp về những bước đi cuối cùng trong chiến dịch hợp tác với công ty âm nhạc. Cô ca sĩ còn để lại hơn mười bản thu chưa phát hành, họ sẽ gom lại để làm một album, và muốn chúng tôi giúp làm một quả thật đậm từ album ấy.
    Tôi đã kịp thù hằn cái công ty ấy, một trong những chi tiết máy đặc trưng của cái cỗ máy khổng lồ đang vận hành thế giới này theo phương cách bệnh hoạn của nó. Nhưng tôi vẫn muốn đến tham dự buổi họp. Tôi biết rằng mình sẽ là mọt phần quan trọng trong chiến dịch ấy, và tôi cảm thấy mình cần phải làm gì đó. Làm một thứ gì có trách nhiệm với Mai.
    Cuộc họp diễn ra lúc chín giờ sáng. Tôi dậy từ sáu giờ, tới đứng trước gương nhìn lại sau rất nhiều ngày khuôn mặt của chính mình. Cái thằng trong gương đang đờ đẫn nhìn lại tôi, mà như nhìn xuyên qua tôi, đôi mắt vô hồn như chuyển tải thông điệp của sự không tồn tại, hay là vẫn đang cố đi tìm ý nghĩa của cái hình thể hiện ra trước mắt nó. Nhìn khuôn mặt của chính tôi, những thước phim loang loáng lại chạy ngang qua đầu. Khuôn mặt Mai trong ánh trăng bên bờ biển, những lần hẹn giữa tôi và Minh, cái bàn thờ có hai tấm ảnh, bà giúp việc già đang quỳ xuống khóc, chữ SPARROW bên thành bàn, cây ngọc lan trong nắng, và cả cái nắp cống không tên của đời tôi,? Tôi nhắm mắt lại, vục mặt mình xuống nước. Tiếng nước óc ách như tiếng máu chảy ra từ hai lỗ tai tôi.
    Tôi ngồi vào bàn lúc bảy giờ, tập trung viết hai bài PR dài và thật xuất sắc cho xe hatchback 5 cửa giá rẻ. Tôi muốn trở thành nhân vật trung tâm của chiến dịch lăng xê Mai lần cuối cùng, dù chưa tưởng tượng được sẽ phải viết gì về em.
    Khi tôi đến công ty thì mọi người đã ngồi vào bàn tròn. Tôi bước vào đưa bản in của hai bài viết quảng cáo ô tô cho ông giám đốc rồi tìm một chỗ ngồi. Ông đọc chăm chú nó, khục ra một tiếng cười, nói rằng viết thế này thì cái hợp đồng quảng cáo ô tô của mình thành ra rẻ quá.
    Anh trưởng phòng nhân sự, bây giờ đã mua lại được 40% cổ phần của công ty và thành phó giám đốc, đang gác chân lên bàn, ngay trước mặt ông giám đốc và đọc báo với vẻ mặt của một kẻ bề trên bất cần. Một kẻ ti tiện. Khi bước chân vào thế giới này, tôi đã chẳng hề có ý định phán xét hay căm ghét một ai, nhưng giờ thì tôi thầm gọi tên tính chất của con người kia như thế. Có lẽ tôi đã trở thành một phần trong thế giới này rồi, như một cành cam ghép vào thân cây bưởi và sống bằng dinh dưỡng từ rễ cái cây xa lạ kia.
    Ông giám đốc vờ như không để ý đến đôi giày của tay phó giám đốc mới trên bàn, bật đèn chiếu slide rồi bắt đầu nói. Trên phông màn là ảnh của Mai. Tôi nghe thấy những tiếng xôn xao ngỡ ngàng xung quanh khi khuôn mặt thiên thần ấy xuất hiện, cố quay mặt đi hướng khác. Tôi không đủ can đảm nhìn vào đôi mắt ấy, chiếc mũi ấy thêm một lần nữa.
    Không hiểu vì sao công ty của tôi đã có được tất cả thông tin về Mai, nhưng họ dự định sẽ công bố hết. Từ chuyện gia đình em, những cái chết của cha mẹ em, cả cuộc tình nhiều đau đớn và đứa con em đã cắn răng vứt bỏ. Cùng tung ra với album sẽ là một cuốn sách mà chính tôi sẽ chắp bút. Trong ấy, cùng với bi kịch của đời em được kể lại, sẽ có những cuộc phỏng vấn họ hàng xa lắc, bạn bè quen biết trong nhạc viện, có cả ý kiến của những chuyên gia âm nhạc khóc thương cho một tài năng yểu mệnh. Cuốn sách sẽ được chia thành 10 chương, mỗi chương sẽ phải cố viết với âm điệu và nội dung trùng với một ca khúc trong album. Tất nhiên là có cả những đoạn nói láo. Tôi đã bặm môi lại, cố nén khóc vì cay đắng, nhưng khi nghe về một album nhạc và một cuốn sách có cùng âm hưởng để khách hàng thưởng thức cùng lúc, tôi vẫn cảm thấy nể ông giám đốc. Cứ như một nhân viên pháp y đang thành thục mổ một cái xác chết trôi để rồi đến cuối, khi xếp riêng tay chân và nội tạng ra, nó trở thành một tác phẩm nghệ thuật hậu hiện đại có thể đem bán đấu giá.
    ?oLàm thế này có mất nhân tính quá không? Người ta chết rồi cũng không được yên?. Một giọng cao cất lên chen ngang lời ông giám đốc. Đấy là cô trợ lý trẻ xinh đẹp. Những ánh mắt bất ngờ dồn vào cô. Trong cái vẻ ngoài của một mannequin, không ai nghĩ rằng cô sẽ phản ứng như thế. Từ lâu rồi, cô gái đã tạo ra một cái vẻ hiện đại đủ để người ta tin rằng cô là một phần của cỗ máy này, đủ hiểu cách vận hành của nó để cùng tư duy theo phương thức ấy. Nhưng bây giờ, vẻ mặt của cô gái căng thẳng lắm. Như là cô đang không hiểu chuyện gì đang diễn ra thực.
    ?oĐây là cách công ty mình vận hành em ạ. Em cũng không khẳng định được rằng trong suốt quá trình làm việc trong cái hệ thống truyền thông này, hay là trong chính cuộc sống này, em chưa từng gián tiếp làm tổn thương ai, vùi dập ai, đối xử bất công với ai. Đấy là cách thế giới này vận hành em ạ. Không thể đong đếm hết được lợi hại của một việc mình làm đâu.? - ông giám đốc ôn tồn. Vẫn là cái vẻ mặt khiến của một bậc hiền triết khiến mọi thứ xung quanh lu mờ đi. Nhưng cô trợ lý dường như không muốn nghe. Cô nhắm chặt mắt lại, cứ lắc đầu rồi đứng dậy bỏ ra khỏi phòng.
    Tôi nhìn những cảnh ấy. Tôi chỉ nhìn những cảnh ấy thôi, không thể suy nghĩ gì cả. Giờ thì tôi sợ phải nghĩ. Tôi đã cố nén tất cả lại, và nếu để nó bung ra, tất cả sẽ tràn qua thất khướu của tôi, đầu óc tôi sẽ nổ tung. Tôi cố giữ bình tĩnh để tiếp tục tham dự cuộc họp. Đằng nào họ cũng sẽ tung ra cuốn sách ấy, và tôi không muốn một ai khác viết nó.
    Nhưng rồi tôi nhìn thấy trên tờ báo mà tay phó giám đốc vẫn cầm từ nãy có một tấm ảnh nhỏ. Tôi chồm qua bàn, giật lấy nó trong ánh mắt ngỡ ngàng của những người xung quanh. Ảnh của người mà tôi đã luôn nghĩ rằng đến từ cùng một thế giới với mình. Anh ta vừa xuất bản một cuốn sách mới, về ảnh hưởng của lối sống trong xã hội hiện đại đến việc hình thành bệnh tâm thần. Đọc qua nội dung tóm tắt, tôi biết rằng những ví dụ thực tế được nêu ra trong ấy có cả mình, chỉ là anh ta đã nhân từ mà không nhắc đến tên tuổi cụ thể.
  10. Favercode

    Favercode Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/01/2002
    Bài viết:
    646
    Đã được thích:
    0
    19.
    Tôi chạy mải miết qua những con phố dài. Mồ hôi túa ra khắp người và tim tôi dường như đập đã đến 200 nhịp một phút. Nhưng tôi không thể dừng lại. Tôi muốn đến, mở cái nắp cống ấy lên, và nhìn thẳng vào quá khứ của mình. Tôi phải chứng minh rằng mình không phải là một trò đùa của số phận, hay là một trò đùa của chính đầu óc tôi. Tôi không điên như anh ta nói. Sự tồn tại của tôi vẫn phải có ý nghĩa.
    Cái nắp cống đóng im lìm và nặng nhọc như đang thai nghén một bi kịch. Mười giờ sáng, đường phố không có nhiều người qua. Nhưng tôi không sợ nữa, dồn toàn bộ chút sức lực cuối cùng còn lại, thò ba ngón tay của mình xuống cái lỗ giữa nắp cống, cố nhấc nó lên. Cái nắp cống nặng như thể một nỗi sợ hãi lớn lao đang chèn lên nó. Hoặc có thể chính nỗi sợ hãi nhìn thấy sự thật của tôi đang ngăn không cho nó mở lên. Tôi mím môi lại, nuốt nước bọt rồi dồn sức thêm một lần nữa. Cái nắp nâng lên được một góc bốn mươi lăm độ. Một mùi hôi thối nồng nặc bốc lên.
    Rồi tôi lại ngất đi, chẳng còn biết gì nữa. Tôi không kịp nhìn xuống dưới ấy để biết rằng có cái thang sắt bắc xuống không, hay chỉ là một cái cống nông đầy rác rưởi như bình thường. Tôi ngã ngửa ra sau, cái nắp cống nặng nề rơi xuống thành một tiếng động khủng khiếp.
    Tôi thức dậy trong nhà mình. Bằng một cách nào đó người ta đã gọi được cho Minh bằng điện thoại của tôi. Em đang co tròn bên cạnh tôi, như tư thế em vẫn hay nằm ngủ. Tôi không biết mình đã ngất đi bao lâu. Có một bình truyền dịch đang cắm vào cánh tay tôi.
    Tôi nhìn ra cửa sổ. Mặt trời đang lơ lửng ở phía chân trời. Tôi chợt nhận ra rằng mình chưa bao giờ ngắm bình minh hay hoàng hôn từ ban công cửa sổ nhà mình. Tôi luôn thức dậy muộn và luôn ở ngoài phố hay vùi đầu vào công việc cho tới khi trời tối. Tôi thậm chí không biết hướng ấy là hướng Tây hay hướng Đông.
    Mặt trời lơ lửng trên những nóc nhà ở phía xa. Và màu của bầu trời thì thật lạ. Xung quanh mặt trời, không phải màu vàng nhạt của những buổi bình minh, cũng không phải màu đỏ ấu của những lúc hoàng hôn, mà là một thứ màu nằm giữa hai khoảng ấy.
    Tôi không biết bây giờ là bình minh hay hoàng hôn. Kim đồng hồ chỉ 6 giờ, cũng không cho tôi thêm thông tin gì về thời điểm mình đang tồn tại. Chỉ là tôi đang tồn tại như thế thôi. Ngồi trên giường, chống hai tay ra phía sau và thẫn thờ nhìn về phía mặt trời.
    Rồi tôi nghĩ về hạnh phúc. Hạnh phúc không phải là một thứ tồn tại trong một trạng thái xác định vĩnh hằng như phân tử cácbon 12 thì có 6 proton và 6 nơtron, lá cây xà cừ có màu xanh hay mặt trăng cách trái đất 384.403 km. Định nghĩa của nó là do mỗi người quyết định. Và để nhìn thấy hạnh phúc, con người phải tự định nghĩa được nó trước. Như là Leonard da Vinci đã phải muốn được bay trước khi anh em nhà Wright chế tạo ra chiếc máy bay. Đó không đơn thuần chỉ là việc chấp nhận bị động và không than phiền thêm về những điều cuộc sống mang lại như người ta vẫn nhầm tưởng bằng cụm từ ?otự hài lòng?. Sự khao khát cụ thể về hình hài của hạnh phúc phải luôn có từ trước.
    Và tôi chia định nghĩa về hạnh phúc của những con người trên thế giới này thành 2 loại.
    Có những người mà thứ hạnh phúc họ đã tự định nghĩa cho riêng mình, sẽ chỉ có được qua những tác động mãnh liệt của bản thân họ với thế giới bên ngoài và các phản lực dội lại. Những đứa trẻ vui khi được đứng đầu lớp, những doanh nhân trẻ vui khi giành được một hợp đồng khó khăn, những nghệ sĩ vui khi nhìn thấy khuôn mặt hài lòng của khán giả hay những nhà khoa học chứng minh được rằng tổ tiên của mình là loài vượn hay tìm ra một công thức có thể đem dùng để hủy diệt nhân loại.
    Có những người mà hạnh phúc của họ chỉ là sự bình yên ở chính bên trong. Một góc nhỏ dọn dẹp trong chính lòng mình, với một hay vài người mà họ lựa chọn cho góc nhỏ ấy, ngồi dưới nắng mùa xuân mà hít thở khí trời, nhấm nháp một mẩu đường viên, có hoặc thậm chí là không có tiếng chim hay nhạc của Vivandi cũng được. Quan trọng nhất, là cứ kéo dài như thế mãi. Một sự khước từ thế giới.
    Sự bình yên ấy, trong thế giới này, hình như còn xa xỉ hơn cả cái công thức của Einstein. Ít ra công thức thì đã tìm được rồi, còn tôi chưa biết có ai đã có một đời sống như thế chưa.
    Vì thế giới này dằng dai, bạo liệt và khiêu khích. Nó không cho ai quyền được khước từ nó. Anh có thể tìm được những người bạn của đời mình, có một khu vườn và ánh nắng mùa xuân của riêng lòng mình. Nhưng ở đâu đó sẽ có tiếng một chiếc xe lu đi qua: người ta đang khởi công một công trình công nghiệp gần nhà anh. Rồi có tiếng gõ cửa: người thu hóa đơn tiền điện đến. Rồi tiếng điện thoại: tổ trưởng tổ dân phố gọi anh đi mít tinh chống lại chiếc xe lu. Rồi tiếng khóc, tiếng cười, tiếng nói dối, tiếng thanh minh, tiếng của chính anh đáp lại những lời ấy, hầu như cũng là dối trá? Khi anh quay lại, khu vườn cùng những bụi tầm xuân tím đã nát bấy như chiếc xe lu vừa nghiến qua rồi. Cứ như là được một ả điếm già mời nhảy một điệu slow ngắn thôi, đến khi rời ra, anh đã thấy mình tàn tạ qua một cuộc truy hoan, chẳng còn là chính anh nữa. ?oTôi là ai?? - chẳng phải tự nhiên mà câu hỏi ấy trở thành cũ kỹ và nhàm tai.
    Giống như Minh, như tôi, như bố Mai, người ta cứ tạm bợ ở cả hai thế giới: thế giới của mình và thế giới xung quanh mình. Anh đấu tranh để sinh tồn và có khi thành công trong cuộc đấu tranh ấy. Giả như anh là người thuộc típ thứ nhất, có một định nghĩa về hạnh phúc mang tính vật chất hơn, anh đã sống vui. Nhưng rồi thì những dằn vặt, những ám ảnh tội lỗi, những hối tiếc cứ ở đâu ùa ra...
    Rồi đến lúc, người ta sẽ chẳng biết mình đang tồn tại trong trạng thái nào. Đang dấn mình vào cuộc chơi nhơm nhớp nhưng thơm mùi mật ong của cuộc đời, hay đang cố ngả ra sau để ngã vào sự êm dịu trong chính tâm hồn mình. Có những lúc chân trời sẽ đỏ gắt như rừng lá phong Canada, người ta biết rằng đấy là hoàng hôn. Có lúc chân trời sáng vàng như vương miện của Zeus, người ta rằng đấy là bình minh. Có những lúc bầu trời sẽ như tôi đang nhìn đây, và chẳng ai biết bầu trời che phủ mình đang ở trạng thái nào.
    Đấy chẳng phải lỗi của mặt trời, không phải lỗi của những đám mây, không phải lỗi của tầng khí quyển, không phải lỗi của cuộc đời hay của chính những con người.
    Mọi chuyện cứ thế thôi, chẳng thay đổi được gì đâu.
    Tôi khẽ luồn tay vào tóc Minh. Tôi lấy một cái vồ thật lớn, tự dập xuống lòng mình, nén tất cả những điều ám ảnh xuống thành một nền phẳng. Tôi sẽ dẵm bước trên cái nền ấy, lãng quên quá khứ mà đi tiếp. Không đặt những câu hỏi nữa, không tìm những câu trả lời nữa. Chẳng còn tiên đề của Euclid nào để tôi tin, tất cả sẽ chỉ là một sự thỏa hiệp với chính những hơi thở của mình.
    Con bồ câu ngoài cửa sổ tung mình vào giữa khoảng không. Nó cứ bay thôi, theo kịch bản của Chúa, dù sẽ chẳng biết mình phải bay đi đâu giữa bốn bề là những bức tường vôi lạnh lẽo.

Chia sẻ trang này