1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thế giới không quen Rapunzel

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Favercode, 21/04/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tovimy

    tovimy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2009
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    0
    Em chưa có thời gian để đọc hết truyện của anh :) ( Sẽ đọc vào lúc rảnh rỗi và đầu óc thư thái). Chưa biết nội dung và ý tưởng anh muốn gửi gắm trong đó, nhưng cách hành văn và diễn đạt có vẻ ổn anh ạ.
    Em thấy lạ, anh nói ko buồn mang đến một nhà XB nào mà đã cảm thấy chán nản và hoài nghi phù phiếm . Kiên nhẫn anh ạ.
    Em cũng đang viết 1 quyển sách, bây h đang tạm ngưng vì nguồn cảm hứng tự nhiên pause :D Nhưng sẽ ko bỏ.
    Nếu người ko đọc sách mình thì save lại cho con cháu mình đọc anh ạ, he he
  2. meneur

    meneur Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2005
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Chuẩn bác ạ! Em đọc một mạch từ sáng đến giờ. Có nhiều chỗ gợn, nhưng không đáng kể. Không hiểu bác đang đắn đo cái gì? Văn bác hơi chậm và nhiều suy tưởng, có thể không ăn khách, nhưng vẫn đáng in. Đánh dấu quãng đường của mình bác ạ.
    Frank Lloyd Wright, Napoleon, Rousseus, Lam Trường, K-Pop, Anais Nin, Da Vinci, anh em nhà Wright, Charlie Kaufmann, Jerry Bruckheimer, The Lion King, ... =)) bác nhét được từng đấy nhân vật vào cùng một dòng suy tưởng, mà vẫn không có cảm giác là phô trương kiến thức.
    Không nhiều người viết được như thế này đâu, kể các vị tự xưng là nhà văn trẻ bây giờ
  3. thanghaibuon

    thanghaibuon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2003
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Đọc văn của bác mệt thật. Ko phải chê, nhưng nó nặng nề thế nào ấy.
    Em mới được được 1/3, chắc phải mấy ngày nữa mới cho bác nhận xét được. Nhưng không tồi đâu. Em tìm thấy chút gì đồng cảm rồi đấy :D
  4. nhahientriet

    nhahientriet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Truyên đọc khá hay và thú vị, khi đọc xong nó cho tôi cảm giác như khi tôi đọc phẩm phía "tây là biên giới phía nam là mặt trời " vậy. Tuy truyên còn rất nhiều chỗ khó hiểu và có lẽ là thiếu logic (đứng trên góc nhìn của 1 độc giả nhé). Khởi đầu diễn tả nhân vật chính từ đâu đến, do biến cố nào đó mà đến với thế giới này nhưng có 1 đoạn tôi thực không hiểu trong hoàn cảnh cậu bé được dẫn đi vào hầm để thoát khỏi cuộc chiến đó, lúc đó ông quản gia đã nói "Đừng bao giờ để mình giết ai, con nhé" một câu nói hàm chứa trong đó nhiều điều, nhưng tôi lại thắc mắc tại sao trong cái thời điểm đó người quản gia lại nói với nhân vật chính như vậy (nhân vật chính mới 13 tuổi). Tại sao ông không nói "Con phải nhớ bảo vệ mình nhé rồi, ta sẽ đến đón con sau" hay đại loại 1 lời quan tâm dặn dò cậu bé mà lại là "đừng bao giờ để mình giết ai, con nhé" những lời nói đó đối với 1 cậu bé 13 tuổi trong hoàn cảnh đó thật lạ. Bởi nó thường được nói khi mà thể hiện sự ân hận vì bản thân mình đã làm sai đã giết một ai đó, hay ông quản gia đã làm vậy, hay 1 cách khác là ông sợ nhân vật chính có những khả năng đặc biệt có thể giết người trên kia, hay tính cậu bé vốn độc ác và hung tàn. Không thể nào, điều đó làm tôi thắc mắc gì nó thực sự ko logic cho lắm.
    Trong suốt dọc truyện nhân vật chính luôn cảm thấy khiếp đảm với cái ống cống, luôn có sự sợ hãi với nó có lẽ nó làm cho cậu quên cả cảm giác được về nhà được gặp cha mẹ mình, chi tiết rất lạ là chưa bao giờ suốt truyện cậu bé nhớ cha mẹ mình, nhớ quên hương mình mà đơn giản chỉ có sự sợ hãi đấu tranh giữa cái sống và cái chết. Cậu chỉ sợ là sẽ chết khi mở cống nhưng trong cậu không có thêm sự đấu tranh để mong muốn được trở về bên cha mẹ bên những người thân của mình về với quê hương của mình. Chả nhẽ quê hương gia đình đối với cậu ko có ư, 1 cậu bé 13 tuổi 1 lần nhìn thâý được sự khốc liệt của chiến tranh và chỉ con trong mình nỗi sợ hãi cùng cực thôi sao. Chả nhẽ gia đình cậu với cậu ko tốt nên cậu ko nhớ về họ, kể cả khi cậu nghĩ tìm đến những người giống mình cũng ko thấy có chút gì là về gia đình của mình. Thật lạ quá.
    Tiếp theo là khi cậu bị ngất ngoài đường đã có 1 cô gái đưa cậu vào viện và đã nói 1 câu có duyên rồi sẽ gặp lại, 1 câu nói có phần gì đó có lẽ là điều mà tác giả mong chờ trong để rồi cô y tá có cả 1 sự mơ mộng gì đó chăng để tác giả khẳng định thêm 1 điều gì trong tâm lý của những nhân vật trong câu truyện. Nó xuất hiện có phần hơi khiên cưỡng và có cái gì đó là ảo vọng của tác giả chăng. (sự lãng mạng - sự bay bổng) Nó làm truyện chợt thấy có cái gì đó hơi vô lý đúng ko.
    Tiếp theo là đoạn gặp ông anh, người đã làm nhân vật chính tưởng rằng là 1 người cùng thế giới của mình. Cái đoạn mà ông ta nuốt 1 cái đinh và nói mỗi người trên thế giới chúng ta có 1 khả năng kỳ bí nào đó. Có thể tác giả đưa ra để chứng minh rằng ông ta và nhân vật ko thuộc thế giới này để cho sau này nhân vật chính có thể nghe thấy tiếng nước gì đó. Nhưng đến cuối truyện ông ta lại viết sách nói về ảnh hưởng lối sống trong xã hội hienẹ đại hình thành bệnh tâm thần,, vậy là ông ta bình thường mà, ông ta ko có gì khác biệt cả đúng ko, vậy tại sao ông ta đã là cho nhân vật chính tin bản thân mình là người cùng thế giới ngay lúc đầu thì chi tiết nuốt chiếc đinh rỉ để làm gì - để nhân vật chính tin hơn. Không điều đó là vô lý nếu ông ta bfinh thường và đang muốn điều tra thôi, đặt vào vị trí của bản thân 1 người bình thường thì liệu họ có làm thế ko - quá nguy hiểm và phi lý.
    Và đây là đoạn tôi thấy thích phân tích nhất bởi có lẽ nó khôgn sai nhưng có 1 cái gì đó quá tàn nhẫn quá ác độc và cay nghiệt. Đó là về Minh một cô bé mà tác giả miêu tả với sự trong sáng và một tâm hồn trẻ thơ. Khi Minh và nhân vật chính gặp nhau lần 2 lúc đó cô đã có chồng, hai người họ phát sinh tình cảm với nhau, Minh cảm thấy mình đã lựa chọn sai lầm muốn được sống bên nhân vật chính nhưng cái cách mà họ đến với nhau làm tôi chợt thấy có 1 cái gì đó quá ác độc quá nhẫn tâm và cay nghiệt. Minh xuất hiện lúc đầu trong mắt tác giả là sự u sầu nhìn xuống đường và sự háo hức với đàn kiến. Sau đó lại là sự buồn tủi trào ra khi cô kể về hoàn cảnh mình cho nhân vật chính ngoài biển và họ đến với nhau. Cô đã hỏi nhân vật chính ?onếu có thể giải thoát em khỏi người đàn ông ấy anh có thể làm tất cả? và sau đó cô đã cùng nhân vật chính làm nhiều điều. Hình ảnh và chi tiết này làm tôi nhớ đến những bộ phim cung đình mà tôi chả nhớ nổi tên bộ phim thì có 1 đoạn nhân vật hoàng hậu sau khi ngoại tình với tướng quân xong đã quyết định sẽ giết vua để hai người được sống bên nhau không còn sợ hãi gì nữa. Nhưng có 1 điều làm tôi băn khoăn nếu trong câu chuyện kia vị vua có thể phát hiện ra chuyện ngoại tình và họ phải chết nhưng còn Minh nếu phát hiện ra chuyện đó liệu chồng Minh có làm thế không. Người đàn ông đó một người đã phải chịu đựng nỗi đau dằng xé trong mình suốt bao nhiêu năm về người vợ cũ và sự dẳn vặt của người con gái, chỉ khi Mai tìm được người yêu ông mới an lòng và tìm cho mình một niềm vui nhỏ nhoi cuối cuộc đời dù thực ra trong ông vẫn là sự dằn vặt ko thôi. Bạn thử nghĩ xem ông ta có phải người ác độc tàn bạo và gia trưởng không? Ông ta ko hề chiếm đoạn Minh cũng ko bắt ép Minh, Minh đã yêu ông ấy đã trao cho ông ấy vậy rồi để cuối cùng cô dần nhận ra sự sai lầm và yêu Nhân vật chính. Vậy mà các cách cô thoát khỏi người đàn ông ấy là gì hạ bệ ông ta ?" 1 người tốt theo tôi là vậy, rồi từ từ đẩy ông về phía cuối bờ vực trước khi chính tay mình đẩy ông xuống vực 1 cách tàn bạo nhất bằng những bức ảnh. Cô làm ông mất tất cả danh dự, niềm tin và đẩy ông xuống vực, không biết lúc đó cô cảm thấy thế nào tôi chợt thấy rùng mình thấy đáng sợ - cô từng đã yêu ông mà và ông cũng ko làm gì có lỗi với cô mà. Tôi chợt đặt câu hỏi nếu cô hỏi ông và xin ông sự giải thoát có lẽ ông cũng đồng ý vì ông ấy đã trải qua cái cảm giác dằn vặt vì người vợ trước rồi một người như vậy có lẽ nào lại tàn bạo và ko hiểu mọi thứ được ko. Để đến được với người mình yêu cô đã ko tiếc để đẩy đi 1 cái sai lầm của mình một cách tàn bạo nhất dã man nhất đẩy con người đó từ từ ra bờ vực và kết liễu ông ấy. Tôi thấy tác giả miêu tả cô đau buồn ko lâu lắm, đã đến với nhân vật chính để quên đi cả và trở lại như xưa. Một người con gái lúc cực ác vì tình yêu lúc lại thân thiện với mọi người trong chung cư ở đoạn sau, một sự đối lập này ghê gớm quá. Tôi ko hiểu tác giả đoạn này có lẽ tác giả muốn thể hiện điều gì ở đây.
  5. meneur

    meneur Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2005
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Anh nói và cho một miếng bánh quy vào miệng. Tôi không biết anh đã đặt cửa hàng nào làm loại bánh ấy, những chiếc bánh màu nâu đen dài trông như những chiếc đinh rỉ, nhưng anh có rất nhiều.
    Bác nhà hiền triết ơi, thằng người yêu cái Mai nó ăn bánh quy cơ mà, ngu gì mà đi ăn đinh rỉ, bác đọc không kỹ rồi.
    Được meneur sửa chữa / chuyển vào 20:58 ngày 22/04/2009
  6. Favercode

    Favercode Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/01/2002
    Bài viết:
    646
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn các bạn vì đã kiên nhẫn đọc hết truyện. Mình vừa đếm bài của nhahientriet, 1500 chữ, bằng một ngày làm việc của một phóng viên bình thường. :D Cảm ơn bạn.
    Mình cũng đã rất đắn đo với Minh. Thậm chí còn định viết thêm một trường đoạn nữa với Minh ở ngôi thứ nhất, nhưng rồi cứ để như thế.
    ?oTôi là ai?? - chẳng phải tự nhiên mà câu hỏi ấy trở thành cũ kỹ và nhàm tai.

    Có thể bạn cảm thấy diễn tiến tâm lý của Minh bất hợp lý. Nhưng hôm nay đi xem công chiếu 7 viên ngọc rồng, cả bộ phim nhạt nhẽo mình chỉ nhớ được một câu của Songoku: "Chỉ có một quy luật, đó là chẳng có quy luật nào". Lòng người thì không có quy luật, mình đã viết rằng nó như một quả bóng mềm, cứ thế chuyển động liên tục, đập vào nhau và va đập vào thế giới bên ngoài, để rồi sau mỗi lần va đập lại có một hình thù mới. Ừ thì Minh đã tự nguyện đến với bố Mai, nhưng động cơ của cái sự tự nguyện ấy, thì lại không phải tình yêu, rite?
    Người ta hoàn toàn có thể, trong một phút nào đấy, thấy ghét vợ/chồng/người yêu mình. Nếu một phút ấy được thúc đẩy bằng một cái gì khác, một bộ hồ sơ khiến Minh nghĩ rằng chồng mình đã phạm tội, một chàng trai mà Minh yêu, thì nó có thể đẩy lên thành những cung bậc cảm xúc khác. Bạn có thể lên Dân Trí, VnExpress, ở đấy có những người vợ/chồng/cha/con đã làm những việc mà không thể lý giải bằng quan niệm: "người ta trước sau phải hành động và cư xử như một" của bạn. Không ai sinh ra đã độc ác, không ai mặc váy cưới mà lại muốn giết chồng mình. Thế mà người ta vẫn đã giết, vì những cái gì nhỏ mọn.
    Ích kỷ và trong sáng, còn có thể phân biệt được rạch ròi trong thế giới này thật ư?
    Được Favercode sửa chữa / chuyển vào 00:13 ngày 23/04/2009
  7. kid_of_rain_1708

    kid_of_rain_1708 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Muốn để lại vài dòng mà không biết bạn chủ topic tuổi tác thế nào, thôi cứ xưng hô bạn bè ngang hàng cho tiện vậy. Nếu có gì thất lễ thì bỏ quá cho nhau nhé!
    Tớ khá thích đọc sách, và với tớ đọc một quyển sách cũng như chìm vào một giấc mơ. Cho nên một quyển sách hay theo chủ quan của tớ là khi nó làm được tớ quên đi thực tại của mình, cho dù chỉ trong phút chốc và cho dù cái thực tại đó chỉ là tư thế ngồi đọc sách của chính tớ. Lúc đọc xong truyện của ấy, tớ cũng thấy như vừa ngủ dậy, lại còn vương một chút bâng khuâng. Nếu như xếp tất cả những sách tớ đã đọc theo bậc 5, với bậc 5 là những quyển chán đến nỗi tớ không kết thúc nổi, bậc 4 là những quyển tớ đọc được xong nhưng chẳng còn đọng lại gì, bậc 2 là những quyển đọc xong ngơ ngẩn mất mấy ngày và bậc 1 là những quyển đọc lại nhiều lần vẫn thấy như đang mơ, thì tớ xếp truyện của ấy vào bậc 3. Cũng đủ hấp dẫn để tớ đọc từ đầu đến cuối, dù không liền mạch, và lúc đọc xong cũng còn dư âm để ngẫm nghĩ, chút chút thôi.
    Có bạn nào trên kia bảo ấy cho được nhiều tên tuổi lớn mà không gượng, tớ nghĩ ngược lại. Có nhiều chỗ gợi tớ nhớ đến tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, ở cái khía cạnh là tác giả phô kiến thức hơi quá. Cảm giác như người viết tiếc công mình mày mò, nghiên cứu, ngẫm nghĩ nên cứ cố nhét hết vào văn cho khỏi phí. Kể ra nghĩ được cái hay ho mà không khoe được ra thì cũng tiếc thật, nhưng tớ nghĩ viết văn chuyên nghiệp là phải mạnh tay cắt đi vì lợi ích chung của tác phẩm. Ấy đã phơi bày gan ruột và tâm huyết với tác phẩm đến thế, nghiến răng mà cắt đi một vài khúc chắc cũng không đau đớn gì lắm đâu. Ví dụ như đoạn luận về hạnh phúc, cho nhiều số liệu quá, nghe thì thuyết phục thật, nhưng nó cứ ngang tai kiểu gì, bởi vì mạch văn thì trôi nổi quá mà số má thì cứ phang choang choang. Đoạn đấy làm tớ tự hỏi có phải mình đang đọc số liệu thống kê không? Hay như đoạn tìm về bản năng của con người và đấu tranh cho nhân quyền, nó liên quan đến chủ đề truyện thật đấy, nhưng ấy xử lí chẳng khéo lắm. Cứ như sờ một mặt phẳng có cái gờ lồi lên.
    Nhân vật của ấy có sống, dù là ấy ít miêu tả về ngoại hình. Tớ thích cái anh kính trắng mặc áo hồng ngồi quán café sau này làm đầu bếp của ấy, cả ông họa sĩ ngồi tỉ mẩn vẽ lọn tóc của cô gái mà chỉ có vợ ông ý không biết đến sự tồn tại. Ấy có kha khá những chi tiết mà người đọc có thể gọi là ?oah-ha moment?, lúc người ta gật gù: ?oà, cái này thú vị phết?. Hai người trên, chiếc lá được khắc và câu ?oleaves, là lá hay là bỏ đi?, và hình tượng con tê tê (vừa gõ nhầm thành con tê giác :D) và những tảng thịt tươm máu là những chi tiết đọng lại trong đầu tớ. Khá khen cho cố gắng của người viết. Nhưng mà nhân vật của ấy sống vẫn chưa mạnh lắm (nếu không tớ đã cho ấy vào hàng 2), nếu đạt trình độ lão luyện những gì ấy muốn nói sẽ toát ra từ chi tiết, không cần phải phô hẳn ra như bây giờ. Họăc đấy cũng có thể chỉ là tiêu chuẩn sách hay của riêng tớ. Nhưng để đạt trình độ đấy cần có kinh nghiệm, cái đấy thì phải có thời gian mới tích lũy được. Sách đầu tay, không biết ấy bao nhiêu tuổi rồi (khéo tớ phải gọi là chú thì chết :D), nhưng tuổi đời thì chẳng liên quan gì đến tuổi nghề, cứ viết nhiều chắc sẽ khắc phục được.
    Còn một nhận xét cảm tính nữa, là tớ không hiểu ấy có quá tự tin khi khái quát hóa góc nhìn của nhân vật tôi thành cả một thời đại không? Ấy tòan dùng những từ to, nào là thế giới, nào là thời đại, nào là xã hội, con người, cứ như thế nhân vật tôi đại diện cho tất cả những người đang sống, hay hạn hẹp hơn nữa là những người trẻ thành phố ở Việt Nam. Tớ nghĩ cái kiểu khái quát đấy không khiêm tốn cho lắm. Một tác phẩm thành công là mang được hơi thở của thời đại. Có thể thời đại ấy nói đến là trong mắt của một lớp người cụ thể, những người trẻ trung lưu và thượng lưu được tiếp xúc với văn hóa phương Tây rất nhiều, nhất là văn hóa mạng. Dù là ấy có vẻ múôn tách hẳn ra kiểu viết phổ biến bây giờ và có ý thức tìm về kiểu tiếng Việt chân phương, tớ vẫn thấy ảnh hưởng của phương Tây nhiều lắm nhé! Ví như cái cách nhìn về hạnh phúc, hoặc là tự đi tìm hoặc là được mang đến, cái này tớ đồ là tư tưởng hiện đại chỉ nổi lên từ sau cách mạng công nghiệp từ thế kỉ 17. Tức là dù cách thức hạnh phúc khác nhau, nhưng đối tượng để suy xét vẫn là chủ thể, là cái tôi. Tôi có hạnh phúc hay không là do tôi cảm thấy, tôi quyết định. Thế còn tư tưởng hạnh phúc là cho người khác, vì người khác, hoặc hạnh phúc là làm theo những gì đã được truyền thống sắp đặt thì sao? Ấy bỏ quên mất cái nhìn của một số người khác, cũng trẻ, cũng sống trong thời đại, là những người không ở thành phố, không bị ảnh hưởng nhiều bởi những dòng tư tưởng tràn từ phương Tây. Có thể họ cũng loay hoay định hình và trả lời những câu hỏi không dứt về bản chất cuộc sống lắm chứ? Mà cũng chưa chắc ấy đã nói được hết góc nhìn của đối tượng ấy tập trung miêu tả. Đoạn này tớ không nêu ra nhận xét, chỉ đặt câu hỏi. Ấy cũng thấy đấy, tớ bị ám ảnh bởi từ ?okhiêm tốn? nên không thể kiên quyết đánh giá. Có thể ấy lột tả được hết một loại người, và thế là thành công. Cũng có thể chỉ là một góc rất nhỏ, quá nhỏ, của những người như ấy, và thế là người đọc không tìm thấy mình trong truyện, ấy thất bại. À, nhưng mà có người nói thấy văn của ấy đồng cảm với họ rồi, sướng nhé!
    Đọc đoạn ấy tả về anh người yêu em Mai và cách anh ý làm phóng sự để hỏi cắc cớ về định nghĩa tác phẩm bất hủ, trong đầu tớ thốt lên ?oOh, please, give me a break? (sự thật là thế, không phải khoe tiếng Anh hay gì đâu). Ấy cứ phải cố gắng cho khác người thế? Rồi như đoạn cho em Mai làm ca sĩ giấu mặt. Sáng tạo là tốt, nhưng cứ phải lên gân để cố tạo ra cái khác người như thế, làm tớ đọc phát mệt. Giống người khác thì có gì sai? Mà những đoạn như thế thấy dấu ấn tác giả khá rõ nhé! Không biết là ấy vô thức hay cố tình in dấu về cái sự khác người của mình lên? Trong khi rõ ràng chính ấy cũng tuyên bố những người trẻ cứ cố khác nhau để rồi cuối cùng lại giống nhau cả lượt, tớ thấy mệt với những người cứ cố tìm mọi cách để khác người lắm. Không biết ngòai đời ấy có thế không? Cái này cũng liên quan đến vai trò của quần chúng trong cách nhìn của nhân vật tôi. Ấy viết như thể quần chúng là một đám bột mì một đứa có tí kĩ năng có điều kiện thuận lợi là thích nhào thế nào thì nhào. Quần chúng thì cũng có khả năng phân tích, suy xét và phản biện của chính họ chứ. Ấy cho ?otôi? thích bán xe thì người ta mua xe, thích lăng xê ca sĩ thì người ta hâm mộ. Đọc đoạn đấy hơi tự ái và có ngay phản kháng: ?onếu quả thật có tồn tại kiểu quần chúng như thế, mình sẽ không phải một trong đám đấy?. Dĩ nhiên phát hiện của ấy không phải mới, những nhà phê bình văn hóa trên thế giới như Benjamin và Ardorno viết về điều này từ hồi đầu và giữa thế kỉ 20, lúc TV còn chưa phổ biến, trong cái họ gọi là ?omass media?. Cũng tất nhiên là ấy có lí, nhưng cái sức mạnh ấy gán cho một ngòi bút và sự bi quan về những con người phong trào không biết tự suy nghĩ đi hơi quá, tớ không chấp nhận được. Hay tớ mới là người không thực tế?
    Tình yêu của Minh và ?otôi? làm tớ tự nhiên thèm có lúc mình sẽ trải qua cảm giác như mơ như say đấy, nhưng cũng đồng thời làm tớ băn khoăn liệu nó có tồn tại thật không? Từ xưa đến nay tớ chỉ biết đến kiểu tình yêu sét đánh như thế qua sách vở và phim ảnh, chưa bao giờ gặp được một trường hợp sống nào. Đoạn kể truyện cổ tích cũng rất yêu, và tớ cũng hòai nghi luôn về một anh chàng không bị điên mà có thể kể được truyện cổ tích theo yêu cầu như thế. Nhưng tại sao cái gì cũng phải rút ra bài học? Vẫn biết rút ra bài học là chức năng chính của truyện cổ tích nhưng đọc đoạn này tớ lại nghĩ đến câu ?ogive me a break?. Chẳng nhẽ không thể yêu thích một thứ vì chính bản thân nó, không vì nó mang lại cho mình cái gì, một bài học cũng không? Mà thôi, văn là văn, đời là đời. Có văn thì đời mới có cái mà mơ, ấy nhỉ?
    Tớ rất thích cái câu ?ocon bồ câu nằm tròn một đám?. Nhất là từ ?otròn một đám? làm tớ tưởng tượng ra con bồ câu lù rù, đối nghịch với bọn chim đanh đá hay kêu quàng quạc ở chỗ tớ ở. Nhưng mà câu trích dẫn đầu truyện tớ đề nghị ấy đề nguồn. Nhìn câu trích dẫn của người khác mà không có nguồn tớ thấy đau mắt lắm.
    (To be continued)
  8. kid_of_rain_1708

    kid_of_rain_1708 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Với tớ lúc tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài cũng giống như khi gấp lại trang sách cuối. Thấy mình bơ vơ, ngơ ngác kiểu gì, lúc đấy lòng vừa mềm vừa yếu. Tớ vừa ngủ dậy và đang nghĩ đến cái màu nắng chói lóa của ấy ngày nhân vật tôi và Mai gặp nhau, cả màu áo trắng của ông anh nghiên cứu bệnh tâm thần phân liệt. Lúc ấy tạo ra hai hình ảnh đấy có nghĩ đến ?oÁo em trắng quá nhìn không ra? của Hàn Mặc Tử không? Hay đấy là sự tình cờ khi người ta loay hoay mụốn thể hiện sự cô đơn đến cùng cực của một tâm hồn, chỉ dám khép nép đứng từ xa nhìn về một miền hạnh phúc chói ngời không bao giờ thuộc về mình? Sao cả ba nhân vật chính của ấy đều gặp bất hạnh trong cuộc sống gia đình? Biết là người viết không bao giờ muốn trình bày huỵch toẹt ý tưởng xây dựng nhân vật của mình, nhưng tớ chỉ băn khoăn là nếu muốn khai thác nỗi bất hạnh của con người, chắc hẳn còn nhiều khía cạnh khác để khai thác. Việc lớn lên trong bất hạnh của cả ba nhân vật chính có phải là lí do để biện minh cho sự yếu đuối của tất cả bọn họ?
    Đúng là nhân vật của ấy rất yếu đuối. Tuy ấy đặt vào miệng ?otôi? câu bào chữa về trò đùa của số phận và ấn tượng còn lại ở phút cuối là sự bất lực của một người thua cuộc, rũ vai ngồi ngắm bình minh quyết định sẽ thỏa hiệp với chính mình, tớ vẫn cảm thấy cả Minh, Mai và tôi đều yếu đuối. Hay nói bằng ngôn ngữ của Freud, bản ngã (ego) của họ không đủ lớn để khắc chế bản năng (id), phần dành cho những giáo lí, nguyên tắc xã hội (superego) đựơc bỏ qua bằng một cái tặc lưỡi nhẹ bẫng :đời như trò chơi ô ăn quan. Rõ ràng là để cho phần con của mình vượt lên thì cũng có nhiều cách, không phải lúc nào cũng là nuông chiều theo nhu cầu thể xác. Bởi vì ấy tạo nên tình yêu sét đánh của tôi và Minh hòan tòan theo cảm xúc, không có tí thể xác nào, của tôi và Mai còn hơn thế, là chuyện của hai tâm hồn đồng điệu, cho nên cái phần con mà họ không vượt qua nổi là phần con về cảm tính. Có phải ý ấy là xã hội bây giờ kìm kẹp con người ta đến mức họ không thể sống thật với lòng mình? Những nguyên tắc chồng chồng chéo chéo làm con người không thể chỉ sống đơn giản ?otheo tiếng gọi của con tim?? Như thế thì ngột ngạt thật, nhưng mà thời đại nào thì rồi cũng sẽ có những luật lệ của riêng nó. Tự do của con người bao giờ cũng chỉ tương đối thôi, bởi vì không có luật xã hội thì đã có luật thiên nhiên, luật sinh tồn. Dù sao thì góc nhìn này khá lạ, vì người ta vẫn hay nhăn mặt lớp trẻ bây giờ tự do quá, và những tư tưởng chính của thời hậu hiện đại (post modernism) này phá bỏ tất cả những cái gọi là nguyên tắc, là ổn định. Tư tưởng truyện là một sự bứt ra thú vị khỏi một đống những tư tưởng về một chủ thể luôn điều khiển được cuộc sống của mình, vượt qua khó khăn rồi mọi thứ lại tốt đẹp như xưa đang tràn ngập trong phim ảnh, sách truyện, âm nhạc trong dòng văn hóa công chúng (vừa xem 17 again về, thấy phát mệt vì xem đi xem lại vẫn chỉ là cái khung đấy, nhân vật chính sẽ chiến thắng hòan cảnh, kẻ thù hoặc chính mình và bài học ẩn dưới cuộc đời thế nào là do mình quyết định).
    Tên truyện có phải là về một cô công chúa bị cầm tù và không nhận ra tự do nằm ngay trong bản thân mình, là chính mái tóc mình? Ấy cho rằng thế giới ?okhông quen? những người như thế? Là không quen những người không nhận ra sự giải thoát nằm ngay bên trong bản thân, hay không quen những người cuối cùng đã được giải thoát? Cái này gợi rất nhiều đến giáo lí nhà Phật ?ođời là bể khổ, quay đầu là bờ? và nhạc Trịnh ?othôi về đi, đường trần đâu có gì?. Nếu Rapunzel quay đầu thì sẽ nhận ra mái tóc mình dài đủ để chàng hoàng tử leo lên cứu? Nếu nhân vật tôi ?ovề? thì đã sớm dứt khỏi những hệ lụy dằng dai của những quyết định vô tình? Không biết ấy có duy tâm không nhưng truyện này chạy song song với những giá trị cơ bản của đạo Phật được đấy. Và một mớ những liên hệ khó mà có trong đời thường giữa ba nhân vật chính ấy sẽ dùng chữ ?oduyên? để cắt nghĩa hết à?
    Công chúa Rapunzel cả đời chỉ có mỗi việc chờ đợi trong tòa tháp, mà cũng chẳng biết chờ cái gì. Nhưng chẳng hạn như cô không đợi thì sao? Ấy cho con chim sẻ chờ đợi cả ở đầu và cuối truyện, tớ thấy cứ tội nghiệp thế nào. Có lẽ tự thân cái sự chờ đợi đấy là mục đích, chứ không phải người được chờ hay cái được chờ. Có những người cuộc đời họ trống rỗng quá đến nỗi họ chỉ mơ hồ hi vọng về một sự thay đổi nào đó và âm thầm chờ đợi, mà không biết đích xác sự thay đổi đó là cái gì. Tớ rất sợ sự chờ đợi khắc khỏai vô vọng như vậy. Nó chẳng có niềm tin, chẳng mãnh liệt, nó cứ lay lắt như ngọn đèn dầu sắp tắt. Giống cuộc sống của cô Quỳnh và cô Giao trong Tỏa Nhị Kiều của Xuân Diệu. Em Mai của ấy cũng thế nhỉ?
    Tớ đồng ý rằng chỉ cần tin là mình yêu và hành động như thể mình đang yêu thì rồi mình sẽ yêu thật, bởi vì những cảm xúc người ta hay gọi là yêu chỉ là thứ phù phiếm tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Mà chắc việc người đọc đặt nhiều câu hỏi như thế này cũng là đúng ý tác giả, tác giả nhỉ?
    Truyện này lúc đang đọc thấy như một vòi nước bị hỏng, không khóa được, nước chảy tràn trề ra mọi hướng. Những dòng suy tưởng bắn lung tung đi khắp mọi nơi. Lúc đọc xong thấy rõ tác giả là người hay suy luận, triết lí. Dù là những dòng triết lí đó đôi khi bị ném ra mạnh tay quá nên hơi hẫng với mạch truyện, nhưng cũng không đến nỗi nào, những người chịu khó đọc và để ý sẽ nhặt được khối thứ hay ho. Không biết ấy muốn tìm sự động viên trong sự đồng cảm của người đọc với đống ruột gan phơi bày của mình, hay trong tiên đóan số lượng sách bán ra? Sự đồng cảm thì cứ yên tâm là trên đời có bao nhiêu người khác mình thì cũng có một số ít người giống mình. Còn số lượng sách bán được, tớ nghĩ chẳng liên quan gì đến nội dung lắm. Việc tớ mua một quyển sách của một tác giả lạ tùy thuộc vào trang bìa, lời nhận xét của những người nổi tiếng ở trang cuối, lời giới thiệu của tác giả ở trang đầu, giá tiền và tâm trạng tớ ngày hôm đấy. Nội dung hay dở thế nào, trả tiền xong chán chê, mang sách về nhà rồi mới biết được.
    Thôi, có một câu trong phim ?o10 điều tôi ghét bạn?, tớ nghĩ hợp để nói với ấy trong hòan cảnh này ?oNever let anyone make you feel like you don?Tt deserve what you want?, thêm vào phần của tớ ?oeven yourself?. Chúc ấy may mắn
    (the end)
    Được kid_of_rain_1708 sửa chữa / chuyển vào 04:33 ngày 24/04/2009
  9. Favercode

    Favercode Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/01/2002
    Bài viết:
    646
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Kid of Rain.
    1/Có thể mình đã hơi lười trong việc xây dựng hoàn cảnh nhân vật thật, hoặc có thể mình muốn những nhân vật của mình cô đơn đến cùng cực. Gia đình là một kho nguyên liệu hạt nhân 2.800 đầu đạn có thể chấm dứt bất cứ cuộc chiến nào với cô đơn, với buồn đau của con người. Không có cái yếu tố ấy thì sự di chuyển, va đập và giằng xé của những nhân vật mà mình đã tạo ra mới đúng theo ý tớ muốn.
    2/Tớ ko khoe kiến thức. Những thứ tớ nêu ra, ngược lại, cố để gần gũi với độc giả nhất. Tớ có nêu ra toàn Benjamin và Ardorno như ấy đâu. Tớ dùng hình ảnh so sánh trong The Lion King nhé, tiên đề của Euclide nhé, tớ cho nhân vật nghe nhạc Lam Trường nhé, tớ nói chuyện máy bay của Da Vinci nhé. Đấy không phải là cái để khoe, chỉ là những chi tiết theo tớ rất bình dị. Còn chuyện tớ cố gắng khác người, thì đúng là PHẢI làm như thế. Tớ cũng chẳng mất công gồng, chỉ là đặt bút viết nó phải như thế, văn là người thôi.
    3/tớ ko nâng tầm. Tớ gọi "thế giới này", không có nghĩa tớ muốn làm một Marx, một Nieszche hay một đức Thích Ca thứ hai. Đó là thế giới mà nhân vật tôi đang sống, cái thế giới của những bức tường vôi lạnh và những đứa bé bán kẹo cao su, những công ty truyền thông và những quán cà phê dành cho những con người cô đơn. Đó có thể là Hà Nội, có thể là Bangkok hay là bất cứ đâu. Tớ không nhớ rằng mình có gọi tên nó. Đó có thể là một khu phố thôi, không sao, là "thế giới này" của nhân vật tôi. Rowling có thế giới của bà, George Lucas có thế giới của ông, tớ có thế giới của tớ. Tớ làm cho ấy nghĩ rằng tớ khái quát? Đức Mẹ lòng lành!
    4/Đúng là Phật nói: Quay đầu là bờ. Nhưng cái nghĩa "quay đầu" của Thế Tôn nói thì xa hơn cái nghĩa quay đầu mà ấy nói. Là một sự thoát tục mà chỉ có cắt đứt quan hệ với "đời" mới có được. Còn với những nhân vật của tớ, "đời là bể khổ, quay đầu cũng không có bờ, nhắm mắt mà đi tiếp" thôi. Không đi tiếp, thì dừng lại. Nằm xuống. Cũng là một giải pháp.
    5/Chuyện quần chúng có phải là một đám bột mì có kỹ năng nhào thế nào thì nhào hay không, có lẽ không nên tranh luận ở đây, cho dù hình như host của ttvnol không đặt ở Việt Nam.
    6/Cảm ơn ấy vì viết nhiều thế cho tớ.

Chia sẻ trang này