1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THẾ GIỚI MUÔN MÀU

Chủ đề trong 'Đại học Kinh tế Tp.HCM' bởi YUPYUPYUP, 20/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. YUPYUPYUP

    YUPYUPYUP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2002
    Bài viết:
    595
    Đã được thích:
    0
    THẾ GIỚI MUÔN MÀU

    heheh , cũng là con bé nhìu chuyện nì nữa

    có khi mình đọc báo , hay sách hay trên mạng chi chi đó , có những bài viết cực hay lun , vừa vui vừa rất khoa học nữa , hihi mấy bác dành chút thời gian vàng ngọc poùt lên đây nha



    FRIENDSHIP IS A JOURNEY INTO HEART OF EACH[/size=20]
  2. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
    KINH TẾ VIỆT NAM 1990-2000
    Vũ Quang Việt
    Bài viết này là một phân tích kinh tế dựa vào thống kế tổng hợp của Việt Nam được biên soạn theo hệ thống tài khoản quốc gia của Liên Hợp Quốc. Mục đích của nó là nhằm chứng tỏ rằng hầu như một phần lớn hệ thống tài khoản quốc gia có thể thực hiện được ở Việt Nam, cần được biên soạn hàng năm, và kết quả thông tin của nó sẽ cho phép các nhà nghiên cứu và làm chính sách có cái nhìn toàn diện hơn về nền kinh tế. Bài viết này không nhằm phân tích chính sách kinh tế và kết quả của chúng mà nhằm vào việc xem xét so sánh các mô tả thống kê. Hệ thống tài khoản quốc gia được tác giả giới thiệu vào Việt Nam năm 1989 qua tài trợ của Liên Hợp Quốc. Từ đó đến nay, thống kê do Tổng Cục Thống Kê (TCTK) chính thức xuất bản chỉ bao gồm một số các chỉ số cơ bản. Với sự cố gắng đáng kể của Tiến sĩ Nguyễn Văn Chỉnh, nguyên vụ trưởng vụ tài khoản quốc gia của TCTK và các cộng tác viên, công việc biên soạn vẫn tiếp tục. Trong khoảng một năm qua, nhóm biên soạn cùng tác giả, với tư cách cá nhân, đã cố gắng chỉnh lý và phát triển thêm để công bố một cách không chính thức kết quả này cho các nhà nghiên cứu. Thống kê này tất nhiên còn thiếu sót về nhiều chi tiết và chưa thật hoàn chỉnh vì thiếu nhiều thông tin cơ sở về ngân hàng, tài chính nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. Toàn bộ tài liệu chi tiết từ năm 1990-2000 về sản xuất, thu nhập, tiêu dùng, để dành, tích lũy, vay mượn tùy theo từng trường hợp được phân tổ theo ngành, khu vực thể chế, sở hữu và vùng sẽ được nhà xuất bản Thống kê xuất bản.
    1. Nhận định chung
    So với thời kỳ 1990-95, thời kỳ 1995-99 có một số chuyển biến ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực đến tình hình phát triển kinh tế và xã hội trong tương lai :
    Tốc độ phát triển kinh tế bình quân năm đo bằng GDP, mặc dù giảm từ 8,2 % xuống 7,5 % và có chiều hướng đạt thấp hơn trong hai năm tới do giá dầu hoả trên thế giới giảm và nền kinh tế thế giới không tăng mạnh như trước, nhưng ở một góc độ tổng thể, nền kinh tế lành mạnh và bền vững hơn.
    Một trong những thành quả lớn là dân số giảm do đó ngay khi tốc độ phát triển tăng chậm lại, GDP trên đầu người vẫn tăng khả quan, năm thấp nhất là 1999, cũng tăng 3,2 %. Tốc độ tăng GDP trên đầu người bình quân năm thời kỳ 1995-2000 là 5,3 %, thấp hơn so với 6,3 % thời kỳ 1990-1995, nhưng vẫn là tốc độ tăng đáng kể.
    Lạm phát đã giảm từ hai con số rất cao đầu năm 1995 xuống 4 % năm 1999 và -1.7 % năm 2000.
    Tốc độ phát triển kinh tế trên 9 % những năm 1995-96 không bền vững vì nó dựa vào vay mượn nước ngoài, đưa thiếu hụt trong cán cân thương mại những năm này lên tới trên 10 % và cán cân thanh toán trên 6 %. Tốc độ phát triển chậm lại từ 1997 đã đưa cán cân thanh toán gần đến cân bằng năm 1999. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn khu vực Ðông và Ðông Nam Á vào cuối năm 1997 như vậy có thể nói là có tác dụng tích cực đến nền kinh tế. Nếu không, với số nợ nước ngoài tăng khoảng 2 tỷ USD một năm do cán cân thanh toán thiếu hụt, Việt Nam dễ dàng và nhanh chóng trở thành nước không có khả năng trả nợ nước ngoài. (Nợ nước ngoài vào cuối năm 2000 là 12 tỷ USD, bằng 39,9 % GDP sau khi đã được Nga và các nước Tây phương xoá nợ đáng kể ?" có lúc bằng 86 % GDP.)
    Do có điều chỉnh hối suất và các biện pháp khác, xuất khẩu thuần đã trở thành yếu tố đóng góp vào tốc độ phát triển của nền kinh tế năm 1999 và 2000. Ðiều này đảo ngược một phần sự giảm sút về đóng góp vào tốc độ phát triển của chi tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và nhà nước cũng như tích lũy, giữ cho tốc độ phát triển kinh tế hai năm trên ở mức độ không thấp quá.
    Do tình hình kinh tế phát triển chậm lại, nhà nước đã thực hiện chính sách kích cầu. Chính sách này đã làm thiếu hụt ngân sách tăng lên hơn 4 % GDP trong hai năm 1999-2000. Tỷ lệ thiếu hụt này đang vượt ngưỡng cửa lành mạnh và không thể lâu dài. Tuy nhiên trong tình hình giảm phát tiếp tục ở Việt Nam vào năm 2001 và trên toàn thế giới, chính sách kích cầu sẽ không có tác dụng đẩy giá lên trong năm tới.
    2. Dân số và lao động
    Tốc độ phát triển dân số hàng năm giảm đáng kể từ 2,3 % những năm 1980 xuống 1,7 % thời kỳ 1990-95 và 1,5 % vào hai năm 1995-2000. Với việc giảm tốc độ tăng dân số, thu nhập trên đầu người vẫn có thể tăng đáng kể dù tốc độ tăng GDP thấp hơn trước nhiều vào những năm tới.
    Dân số Việt Nam tăng trên 1,0 triệu một năm. Cho đến năm 1997, mỗi năm việc làm tăng đủ cho số lao động tăng này.
    Nhưng từ năm 1998, số việc làm mới tạo ra giảm hẳn. Năm 1999, chỉ có 600 ngàn việc mới, trong đó 500 ngàn việc là từ nông nghiệp, phần nào đó là thất nghiệp trá hình. Lao động trong khu vực nhà nước tăng trung bình khoảng 100 ngàn việc những năm 1995-1998 nhưng giảm vào năm 1999. Như vậy lao động từ khu vực tư nhân không phải nông nghiệp gần như không tăng. Trong thời kỳ 1995-1999, số lao động trong thương nghiệp, ăn uống công cộng, dịch vụ tư nhân thậm chí có hai năm giảm khá lớn và hai năm tăng không đáng kể.
    Vào những năm kinh tế phát triển cao nhất, khu vực nhà nước trong đó có doanh nghiệp nhà nước không phải là nơi tạo ra công việc làm cho dân số ngày càng tăng. Ðây chính là lý do khu vực tư nhân cần phát triển mạnh nhằm thu hút lao động dư dôi. Năm 1999, khu vực nhà nước sử dụng 3,4 triệu lao động, bằng 9 % tổng số lao động cả nước, trong đó doanh nghiệp nhà nước sử dụng 1,8 triệu lao động, bằng 4,7 % tổng số lao động. Doanh nghiệp nhà nước sử dụng 60 % tài sản cố định của cả nước, tạo ra 30 % GDP nhưng lại tạo ra ít việc làm, như vậy có thể coi là chúng quá thiên về sử dụng tư bản, không phù hợp với một nước có số lao động lớn làm việc không hết công suất trong nông nghiệp.
    Chính sách khuyến khích doanh nghiệp tư nhân vào đầu năm 2000 bằng việc xoá bỏ cơ chế "xin ?" cho" trong kinh doanh và thay thể bằng thủ tục đăng ký đơn giản cần áp dụng triệt để vì nó là bước đầu quan trọng cho chính sách khuyến khích khu vực tư nhân phát triển.
    3. Vai trò của nhà nước
    Vai trò của nhà nước trong kinh tế thể hiện trong sở hữu doanh nghiệp, hoạt động sản xuất dịch vụ nhà nước, và các chính sách kinh tế xã hội, trong đó quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước là rất quan trọng. Trong thời kỳ 1995-99, không kể đến việc thay đổi và thi hành chính sách, vai trò kinh tế của nhà nước không giảm so với thời kỳ 1990-1995.
    Tỷ trọng hoạt động kinh tế nhà nước (gồm cả sản xuất dịch vụ nhà nước và doanh nghiệp nhà nước) trong GDP tăng từ 35 % lên 40 % khi so hai thời kỳ này. Nếu nhìn từ góc cạnh sở hữu, kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng cao hơn vì nhà nước còn có sở hữu trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chẳng hạn như trong công ty khai thác dầu khí. (Phân loại thành phần kinh tế nhà nước của Tổng Cục Thống kê dựa trên tiêu chuẩn là nhà nước có ít nhất 90 % sở hữu đối với doanh nghiệp có vốn nước ngoài, do đó công ty dầu khí Việt Nam có hơn 50 % cổ phần nhà nước cũng bị xếp vào khu vực nước ngoài. Ðiều này cần để ý nếu không ta có thể hiểu sai lạc ý nghĩa đóng góp vào GDP hay thuế của khu vực kinh tế nước ngoài).
    Trong khu vực doanh nghiệp phi tài chính, tỷ trọng của doanh nghiệp nhà nước giảm từ 69 % năm 1995 xuống 61 % năm 1999, trong đó tỷ trọng trong công nghiệp giảm từ 57 % xuống 50 %. Việc giảm tỷ trọng này là do việc tăng tỷ trọng của khu vực đầu tư nước ngoài. Nhưng nói chung cho toàn nền kinh tế, tỷ trọng khu vực nhà nước không giảm vì hoạt động nhà nước trong nhiều dịch vụ như phân phối điện nước, thông tin liên lạc, khách sạn nhà hàng, du lịch, tài chính tín dụng tăng.
    Thu ngân sách nhà nước có tăng nhưng không đáng kể, từ trung bình năm là 18,9 % GDP thời kỳ 1990-95 lên trên 20 % vào những năm gần đây. Tuy nhiên khả năng thu ngân sách dù được hổ trợ bằng việc tăng giá dầu có chiều hướng giảm đáng kể từ năm 1995, từ 23,3 % GDP năm 1995 xuống còn 18,3 % năm 2000.
    Nguồn thu thuế và phí giảm đáng kể từ 21,6 % GDP năm 1995 xuống 17,6 % năm 1999. Thu ngân sách đi từ ba nguồn chính : thuế doanh nghiệp nhà nước, thuế xuất nhập khẩu và thu từ dầu hoả, mỗi nguồn khoảng 3-5 % GDP. Khu vực nước ngoài và khu vực ngoài quốc doanh nội địa, mỗi khu vực đóng góp khoảng trên dưới 1 % GDP. Thu từ khu vực quốc doanh nội địa chỉ tăng thêm nếu doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển. Nhà nước không có hy vọng tăng thu khu vực sản xuất hộ gia đình, nhất là từ nông nghiệp vì tăng thuế sẽ làm giảm thu nhập của hộ gia đình do họ không thể đưa thuế vào giá như các doanh nghiệp.
    Thống kê ngân sách hiện nay không hoàn chỉnh, phần không biết từ đâu chiếm nhiều hơn những nguồn thu chính nêu ở trên cho nên khó lòng phân tích một cách hoàn chỉnh.
    Trong phần thu ngân sách ngoài thuế quan trọng nhất là dầu lửa, chiếm dưới 3 % GDP trước đây, nhưng năm 2000, do giá dầu trên thế giới tăng, nguồn thu từ dầu khí lên đến 5,3 % GDP đã giúp vào việc tăng ngân sách, tuy nhiên nguồn thu thêm này không bền vững. Giá dầu hoả trên thế giới đang trên chiều hướng đi xuống vì khủng hoảng kinh tế thế giới vào quí cuối năm 2001, do đó đóng góp của nó vào ngân sách sẽ giảm vào năm 2002. Vào năm 2005, khả năng thu từ dầu hoả có thể giảm mạnh. Theo xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt-Xô, mỏ Bạch Hổ hiện nay đang sản xuất 80 % lượng dầu thô sẽ cạn. Các mỏ mới kiếm được đều có trữ lượng nhỏ, mỏ lớn nhất mới kiếm ra trong số này là Sư Tử Ðen chỉ có trữ lượng bằng 1/3 mỏ Bạch Hổ (Kinh tế Sài Gòn 6.9.2001).
    Thu ngân sách từ viện trợ không đáng kể, chỉ khoảng 0,5ấ-0,8 % GDP.
    Chi ngân sách tăng từ 21 % trong thời kỳ 1990 - 1995 lên khoảng trên 24 % GDP, và có chiều hướng tăng do chương trình cải cách doanh nghiệp nhà nước. Khả năng thiếu hụt ngân sách đến 5 % những năm tới là lớn. Ðiều này cho thấy nhà nước cần giảm thiểu việc dùng ngân sách đầu tư thêm vào doanh nghiệp nhà nước và tạo thêm nguồn thu thuế.
    Về chi tiêu ngân sách, nhà nước đã có cố gắng giảm chi thường xuyên, đưa chi tiêu này từ 18,3 % năm 1995 xuống 14,8 % năm 1999. Tuy vậy việc giảm này chỉ để tăng chi đầu tư. Chi đầu tư tăng mạnh, từ 5,5 % GDP năm 1995 lên 7,4 % năm 1999.
    Do cố gắng hạn chế chi tiêu trong ngân sách thường xuyên, khu vực dịch vụ nhà nước (đo bằng đóng góp vào GDP, khoảng 8-10 % GDP) đã giảm tốc độ phát triển, từ 8,4 % năm 1995 xuống 5-6 % những năm sau đó và âm (-1,8 %) năm 1999. Ðây có thể coi là một cố gắng đáng kể.
    Trong chi tiêu thường xuyên của nhà nước, khoản chi tiêu trực tiếp phục vụ hộ gia đình như giáo dục, y tế, thể thao, văn hoá v.v. lên tới 7 % GDP, gần bằng 1/3 ngân sách thu. Chi chuyển nhượng cho hộ gia đình cũng có chiều hướng giảm từ 3,3 % GDP xuống 2,5 % GDP.
    Moonlight+Blue-Solitary Mountain
    http://www.vnntu.com
  3. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    4. Cơ cấu sản xuất
    Trong 10 năm kể từ cải cách năm 1989, đã có chuyển biến tốt trong cơ cấu sản xuất, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm từ 32,7 % năm 1990 xuống 20,8 % năm 1999. Khu vực sản xuất tăng tỷ trọng theo mức độ quan trọng nhất là công nghiệp chế biến và khoáng sản (chủ yếu là dầu hoả), xây dựng và điện nước. Ngành dịch vụ có khuynh hướng giảm tỷ trọng hoặc tăng không đáng kể.
    Tỷ trọng công nghiệp chế biến tăng, hiện nay bằng 17,7 % GDP, nhưng vẫn còn thấp so với Mã Lai (19,6 %) hoặc Thái Lan (19,2 %) năm 1980.
    Tỷ trọng khu vực tài chính (gồm ngân hàng, bảo hiểm, quĩ hưu trí và hoạt động tài chính khác) còn quá nhỏ bé (trên dưới 2 % GDP) và lại có chiều hướng giảm. Khu vực này còn thấp xa so với Thái Lan năm 1980 có tỷ trọng là 3,3 % và hiện nay (2000) là 6,1 %, cũng như so với Phi Luật Tân là 3,7 % (1980) và 4,5 % (2000). Nếu đi vào sâu phân tích về chi phí điều hành (gấp đôi các nước khác, do đó làm tăng tỷ trọng trong GDP) thì khu vực này lại càng nhỏ bé. Ngành tài chính ngân hàng mạch máu của nền kinh tế hiện đại so ra còn phát triển quá chậm và lại không hiệu quả.
    5. Cơ cấu khu vực thể chế kinh tế
    Tỷ trọng các hoạt động sản xuất trong đó có vai trò quan trọng đặc biệt của công nghiệp chế biến và ngân hàng là chỉ tiêu quan trọng để đo lường hiệu quả canh tân trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Tuy vậy tỷ trọng doanh nghiệp trong GDP là chỉ tiêu quan trọng không kém, nhằm đo lường khu vực tiên tiến về quản lý trong nền kinh tế. Doanh nghiệp là hình thức tổ chức quản lý cao, cho phép tách rời vai trò sở hữu và quản lý, do đó cho phép chuyên nghiệp hoá quản lý, thị trường hoá sở hữu nhằm tăng nguồn vốn.
    Về mặt cơ cấu thể chế kinh tế, nền kinh tế chia ra làm bốn khu vực : doanh nghiệp phi tài chính, doanh nghiệp tài chính, dịch vụ nhà nước, và hộ gia đình và tổ chức vô vị lợi phục vụ hộ gia đình (gọi tắt là khu vực hộ gia đình).
    Kinh tế Việt Nam vẫn còn chủ yếu là nền kinh tế gia đình. Sản xuất của hộ gia đình trong nông nghiệp, sản xuất nhỏ, buôn bán nhỏ vẫn chiếm tỷ trọng 41 % trong GDP năm 1999, mặc dù đã giảm xuống từ 45 % năm 1995.
    So sánh năm 1999 với năm 1995, tỷ trọng doanh nghiệp (tài chính và phi tài chính) tăng từ 45 % lên 50 % GDP, trong đó tỷ trọng của doanh nghiệp phi tài chính tăng từ 42,9 % lên 48,6 %. Phát triển yếu kém của khu vực tài chính đã được phân tích ở phần 4.
    Việc tăng tỷ trọng của doanh nghiệp như trên hoàn toàn là do khu vực đầu tư nước ngoài tạo ra. Tỷ trọng của khu vực nước ngoài tăng từ 6,3 % lên 12,2 % GDP.
    Tỷ trọng doanh nghiệp tư nhân (phi tài chính) gần như không tăng, chỉ khoảng trên 3 % GDP. Tuy nhiên để đánh giá lý do kìm hãm cũng như tác động tốt vào sự phát triển của khu vực này, cần đi sâu vào nghiên cứu vi mô hơn. Khu vực này đã có tốc độ phát triển cao hơn khu vực quốc doanh vào năm 1997 và 1998 (lần lượt với tốc độ 21 % và 7,2 %). Trước đó và sau đó đều thấp hơn khu vực quốc doanh.
    Như vậy nói chung về mặt quản lý, chưa có sự chuyển biến đáng kể về hình thức quản lý kinh tế trong thời kỳ 1995-1999, nếu xét về mặt sở hữu nội địa.
    6. Ðể dành và tích lũy
    Mười năm đổi mới đã tạo ra bộ mặt mới về kinh tế. Năm 1990, để dành của nền kinh tế chỉ có 8,5 % GDP và tích lũy là 10,4 % GDP. Từ 1995 đến nay, tích lũy không bao giờ dưới 25 % GDP và để dành tăng lên 27,1 năm 1999, dù đây là năm tốc độ phát triển đã chậm lại.
    Hai khu vực tạo nguồn để dành gộp đáng kể nhất là phi tài chính và hộ gia đình. Khu vực phi tài chính đóng góp gần 33.3 % để dành năm 1999. Tuy vậy nguồn này chủ yếu là từ quĩ khấu hao. Khấu hao chiếm đến 74-88 % để dành của khu vực phi tài chính. Như thế có thể nói cao nhất là để dành của hộ gia đình, chiếm 31-48 % tổng để dành. Trước năm 1992, khu vực dịch vụ nhà nước có để dành âm, nhưng sau đó đã trở thành nguồn để dành, chiếm 11-24 % tổng để dành cả nước và có khuynh hướng tăng những năm gần đây.
    Tích lũy cao hơn để dành đưa đến đi vay thuần nước ngoài tăng. (Ý niệm đi vay trong tài khoản quốc gia bao gồm cả nguồn vốn từ đầu tư nước ngoài). Ði vay thuần lên đến 1,8 tỷ USD năm 1996 và 1997 và giảm xuống 156 triệu USD năm 1999.
    Mặc dù tích lũy tăng và để dành tăng, tích lũy tập trung chủ yếu vào khu vực nhà nước (rất tiếc là hiện nay số liệu chưa được công bố đầy đủ để có thể phân rõ tích lũy vào doanh nghiệp nhà nước và vào hạ tầng cơ sở). Theo số liệu về đầu tư (coi chú thích ở dưới bảng 1, giải thích sự khác biệt giữa tích lũy và vốn đầu tư), đầu tư trong khu vực nhà nước (doanh nghiệp và hạ tầng cơ sở) tăng trong 5 năm qua, năm 1995 chiếm 38,3 % tổng tích lũy của nền kinh tế và năm 1999 chiếm 61,6 %.
    Vốn đầu tư trong khu vực nhà nước dựa vào ngân sách và vay mượn là chính (70 %) chứ không phải từ nguồn để dành nội bộ. Vay mượn của doanh nghiệp nhà nước mặc dù có giảm so với trước đây vẫn chiếm tới khoảng 50 % tổng tín dụng hệ thống ngân hàng. Doanh nghiệp nhà nước tuy vậy chỉ tạo ra khoảng 30 % GDP và hầu hết đều lỗ hoặc không có lãi.
    Tích lũy khu vực hộ gia đình giảm từ 22,3 % tổng tích lũy năm 1995 xuống 15,7 % năm 1999. Khu vực này góp 35,4 % vào vốn để dành của nền kinh tế.
    Tích lũy trong khu vực dịch vụ nhà nước (xây hạ tầng cơ sở, trụ sở) khá lớn, bằng 8 % tổng tích lũy và lên đến 1/2 tích lũy của hộ gia đình vào năm 1999.
    Tích lũy lớn nhất là vào doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước và đầu tư nước ngoài, chiếm trên 70 % tổng tích lũy, nhưng đây lại là khu vực dùng quá nhiều tư bản và không tạo ra nhiều việc làm cho nền kinh tế.
    Do cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, đầu tư nước ngoài tăng chậm hẳn lại, đạt cao điểm bằng 2,4 tỷ USD năm 1997 và giảm xuống trên 1 tỷ USD hiện nay (2001). Số lượng đăng ký đầu tư nước ngoài hàng năm cũng còn đang tiếp tục giảm, năm cao nhất là 1996 đạt 8,6 tỷ USD, năm 2000 chỉ còn 1,6 tỷ USD.
    Như thế có thể nói trong hai năm tới, tỷ trọng đầu tư nước ngoài vào tổng tích lũy sẽ giảm so với hiện nay trước viễn tượng suy thoái kinh tế bắt đầu từ năm 2001 ở các nước phát triển ở Á châu (Nhật, Ðài Loan, Singapore, Nam Hàn) và trên thế giới, đặc biệt là Mỹ không cho thấy khả năng tăng nhanh đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
    7. Ngoại thương
    Vào năm 1999, xuất khẩu chiếm 49 % GDP và nhập khẩu chiếm gần 52 %. Như vậy sau 10 năm đổi mới, Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế mở, vượt mức trung bình của thế giới. Tỷ lệ xuất khẩu và nhập khẩu trên GDP của Việt Nam xấp xỉ Thái Lan hiện nay (Xuất/GDP =56.7 % và Nhập/ GDP = 51 %) và hơn hẳn Trung Quốc (Xuất/GDP = 23 % và Nhập/GDP = 21 %).
    Do tính chất mở này, khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực có ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam lớn hơn nhiều so với Trung Quốc. Ảnh hưởng này phản ánh rõ nhất qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giảm hẳn. Xuất khẩu trước đây tăng hàng năm gần hoặc cao hơn 20 %, hiện nay chỉ còn trên dưới 10 %. Tốc độ tăng nhập khẩu do đó cũng giảm theo.
    Việt Nam vẫn còn chủ yếu là nền kinh tế xuất khẩu nguyên liệu (chiếm 63 % xuất khẩu hàng hoá), tuy nhiên hàng công nghiệp cũng đã tăng, đạt được 37 % tổng xuất khẩu hàng hoá.
    Xuất khẩu dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng, chiếm trên 16 % tổng xuất khẩu và bằng khoảng 8 % GDP. Tuy nhiên xuất khẩu dịch vụ có chiều hướng đi xuống, đạt 2,6 tỷ USD năm 1998 và 2,2 tỷ USD năm 1999. Quan trọng trong các dịch vụ xuất khẩu là viễn thông, vận chuyển, du lịch. Tiếc là thống kê qua hệ thống ngân hàng không cho phép biết rõ chi tiết. Do sự quan trọng của xuất khẩu dịch vụ, cần có thống kê chi tiết về nó trong tương lai.
    Xuất khẩu của Việt Nam sau khủng hoảng 1997 tăng rất chậm so với các nước chung quanh vì chính sách giữ giá đồng Việt Nam quá cao. Nếu so năm 1999 với năm 1996, và lấy đồng USD làm chuẩn, đồng Việt Nam giảm giá 16 %, nhưng đồng Thái (Bạt) giảm 50 %, đồng Phi (Peso) giảm 39 %, đồng Indonesia (Rupee) giảm 91 %, do đó đồng Việt Nam trở nên đắt giá so với đồng tiền khác trong khu vực, Ðây có thể là lý do khiến hàng hoá Việt Nam ngày càng mất tính cạnh tranh trên thị trường khu vực. Bắt đầu từ năm 2000, ngân hàng nhà nước đã nới rộng chính sách kiểm soát hối suất, do đó đồng Việt Nam đã giảm giá hơn tuy vậy vào năm tháng 8 năm 2001 (so với năm 1996) vẫn còn cao hơn các đồng khác khoảng 26 % so với đồng Bạt, 49 % so với đồng Rupee, thấp hơn một chút so với đồng Peso và thấp hơn 30 % đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Việc để cho đồng Việt Nam xuống giá là điều cần thực hiện, nhất là khi có tình hình thiểu phát và giá nông sản quá thấp trên thị trường thế giới.
    8. Chính sách tiền tệ và tín dụng
    Hệ thống ngân hàng và tài chính hiện nay còn lạc hậu so với yêu cầu của nền kinh tế như đã nói đến ở phần 4 chỉ chiếm khoảng 2 % GDP. Hệ thống này có chi phí điều hành cao. So với một đồng vốn cho vay, chi phí lên đến 4,2 %, cao gấp đôi Mã Lai.
    Phần lớn vốn ngân hàng là cho doanh nghiệp nhà nước vay theo chính sách "quốc doanh chủ đạo", mặc dù tỷ trọng cho doanh nghiệp nhà nước vay đã giảm từ 57 % năm 1995 xuống 45 % năm 2000. Do doanh nghiệp nhà nước chủ yếu thua lỗ, tỷ lệ nợ không đòi được rất cao. Theo Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ số nợ không đòi được lên tới 13 %, nhưng theo IMF có thể lên tới 30 %. Nếu tính đầy đủ theo chuẩn quốc tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phá sản từ lâu nếu không có ngân sách nhà nước bù thêm vốn. Cần thấy là trên thế giới ngân hàng được coi là có vấn đề nếu tỷ lệ nợ không đòi được lên đến 3 % tổng số dư nợ.
    Kể từ năm 1999, lượng tiền tệ tăng nhanh, 57 % năm 1999 và 39 % năm 2000 do chính sách kích cầu. Việc lượng tiền tăng này lại không tạo ra lạm phát cần phải tìm hiểu thêm, nhưng có lẽ chính sách thu hút ngoại tệ trôi nổi trên thị trường của ngân hàng nhà nước nhằm nâng dự trữ ngoại tệ chỉ là thay đổi tiền USD ngoài ngân hàng (không được tính trong tổng lượng tiền tệ) bằng tiền đồng và do đó tổng lượng tiền trên thị trường không thay đổi. Nếu việc suy đoán trên là đúng thì việc tăng thêm khối lượng tiền tệ vẫn có thể tiếp tục. Vấn đề chính là cần kích cầu ở khu vực nào?
    9. Thu nhập hộ gia đình
    Thu nhập sử dụng của hộ gia đình đi từ 4 nguồn và có tỷ trọng như sau năm 1999 :
    Tự sản tự tiêu 48.8 %
    Lao độnglàm thuê 43,9 %
    Thu nhập sở hữu thuần (lãi) 2,7 %
    Chuyển nhượng thuần 4,5 %
    Nguồn thu nhập tự sản tự tiêu như vậy là quan trọng nhất và đó cũng phản ánh tình trạng tự cung tự cấp và sản xuất nhỏ của nền kinh tế.
    Do thu nhập tăng, chi tiêu tăng nhưng hộ gia đình vẫn tăng tỷ lệ để dành so với thu nhập, trước đây trên 14 %, năm 1999 vẫn đạt 12,7 %.
    Thêm nữa, điều làm đời sống của hộ gia đình khá hơn, đó là chi tiêu phục vụ cá nhân của dịch vụ nhà nước như cho nhà thương, trường học, v.v. Phần này không nằm trong thu nhập, và chiếm khoảng 7 % GDP và bằng 10 % thu nhập của hộ gia đình.
    Liên quan đến thu nhập của hộ gia đình là thu nhập lao động trong khu vực dịch vụ nhà nước (hành chính, an ninh, giáo dục, y tế, v.v.). Thống kê thu nhập trên đã tính cả phần thu nhập ngoài lương, không nằm trong phần lương chính thức trong ngân sách này. Cách tính là so sánh chi phí cho lao động hoặc như lương dựa theo kế toán hoạt động của đơn vị và chi lương trong ngân sách. Cách tính này do đó không gồm phần thu nhập bất chính. Phần này lên tới 35,5 % lương (năm 1999) và những năm trước lên tới 38-54 %. Tính chất thu nhập không minh bạch này đã làm nền hành chính mất kỷ cương và việc trả lương trở nên bất công.
    Moonlight+Blue-Solitary Mountain
    http://www.vnntu.com
  4. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    10. Phát triển kinh tế vùng
    Việt Nam là một nước đông dân, về địa lý có diện tích kéo dài và về kinh tế có trình độ phát triển không đồng đều. Do đó, việc theo dõi tình hình phát triển kinh tế vùng là điều cần thiết. Phân tích sau đây tập trung vào việc phân tích chu chuyển dân số vùng và phát triển kinh tế dựa vào thống kê tài khoản vùng mới được biên soạn. Tài khoản vùng cho đến nay chỉ có GDP và GDP trên đầu người, do đó là chỉ số tốt nhằm theo dõi tình hình phát triển kinh tế vùng. Tuy nhiên, chúng không phải là chỉ số phù hợp nhằm phân tích thu nhập vùng. Một thí dụ rõ ràng nhất là Vũng Tàu ?" Bà Rịa với GDP trên đầu người lớn gấp đôi TP Hồ Chí Minh. Vì giá trị tăng thêm chủ yếu là từ khai thác dầu khí và vì thế sẽ được chuyển ra ngoài vùng. Thu nhập sử dụng là chỉ số tốt hơn để phân tích thu nhập và mức sống vùng.
    Kinh tế vùng đã có sự chuyển biến lớn do di chuyển dân số giữa các vùng. Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tiếp tục là trung tâm thu hút dân số. Hà Nội ở chiều hướng giảm sự thu hút. So sánh hai thời kỳ 1990-95 và 1995-2000, Hà Nội sau này có tốc độ tăng dân số bình quân giảm đi, là 2,4 % so với trước đây là 2,8 %. Ngược lại TP Hồ Chí Minh có tốc độ tăng dân bình quân cao hơn một chút, từ 2,3 % trước đây lên 2,4 %. Bà Rịa ?" Vũng Tầu vẫn có sức thu hút mạnh, trước đây tăng bình quân năm 3,1 % và vừa qua là 3,0 %. Sức thu hút tăng lên của vùng Ðông Nam Bộ, nằm ngoài TP Hồ Chí Minh, như Bình Dương và Ðồng Nai vẫn khá cao, đó là do đầu tư nước ngoài tăng. Khu vực này mới đây có tốc độ tăng dân số là 2,6 %.
    Nói chung, Ðồng bằng Sông Hồng, Vùng Ðông Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung và Ðồng bằng Sông Cửu Long có mức độ tăng dân số dưới trung bình của cả nước, chỉ đạt khoảng trên 1 % một chút. Ðiều này chứng tỏ rằng những vùng này có di dân đến các vùng khác.
    Ngoài TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, còn có Ðà Nẵng và Hải Phòng được coi là trọng điểm phát triển của cả nước. Trong phát triển kinh tế và công nghiệp hoá, việc thu hút dân vào các vùng trọng điểm kinh tế là điều không thể tránh được và có lẽ cần khuyến khích trên tổng thể chiến lược phát triển và có lẽ đây là lý do bốn tỉnh trên được coi là trọng điểm. Tuy nhiên sự phát triển nhằm thu hút dân ở hai tỉnh sau chưa thấy sáng sủa, nếu không nói là thất bại trong biện pháp nhằm phát triển kinh tế và thu hút dân. Dân số Hải Phòng chỉ tăng bình quân năm là 1 %, quá thấp so với yêu cầu của trọng điểm. Ðà Nẵng đạt tốc độ bình quân năm 1,9 %, cao hơn trung bình của cả nước. Hai TP này đều có mức tăng dân số giảm xuống so với trước đây.
    Tây Nguyên là vùng có sức thu hút di dân cao nhất nước, và tốc độ di dân đến đây vẫn ở mức rất cao. Tốc độ tăng dân hàng năm vẫn ở mức 4,9 %. Do sự phát triển của ngành cà phê, tốc độ tăng GDP vùng Tây Nguyên đạt cao vào loại nhất nước trong năm năm qua, trung bình 9,1 %, và cao hơn năm năm trước đó, thế nhưng GDP trên đầu người chỉ tăng bình quân năm là 4 %, thấp hơn mức tăng của cả nước là 5,3 %. Vừa qua giá cà phê trên thế giới giảm 85 % từ USD3.5/lb xuống USD0.5/lb năm 2001, vùng chuyên canh cà phê này khó tránh khỏi thiệt hại nặng nề.
    Hải Phòng là thành phố không bị áp lực bởi dân số nhưng lại là thành phố có mức tăng GDP trên đầu người rất thấp, đạt 3,8 %. Mức tăng GDP trên đầu người của Hải Phòng gần như thấp nhất cả nước, chỉ hơn một chút Vũng Tầu ?" Bà Rịa.
    Vũng Tầu ?" Bà Rịa là nơi đạt tốc độ tăng GDP đầu ngưới thấp nhất nước, trung bình năm là 3,5 % và ngày càng giảm. Năm 2000, mức GDP bình quân đầu người giảm 2,6 %.
    Năm năm qua, Hà Nội có mức phát triển GDP và GDP trên đầu người cao nhất nước, vượt cả TP Hồ Chí Minh.
    Vùng Ðông Bắc và Tây Bắc ở miền Bắc là các vùng nghèo, có nhiều người dân tộc, tốc độ phát triển GDP khá cao năm năm qua (đạt 7 %) và là vùng dân số tăng chậm, vì vậy GDP trên đầu người cũng tăng khá, đạt gần 6 % một năm, cao hơn TP Hồ Chí Minh và Hải Phòng và cao hơn thời kỳ 1990-1995. Có thể nói đây là sự thành công trong chính sách tạo ưu tiên phát triển các vùng nghèo.
    Vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh cho đến Huế) vẫn là vùng chưa có chuyển biến về phát triển, đạt tốc độ phát triển GDP và GDP trên đầu người vẫn thấp nhất nước. Hơn nữa đây lại là vùng có GDP trên đầu người rất thấp, chỉ bằng 17 % TP Hồ Chí Minh, không hơn gì vùng có nhiều người dân tộc như Ðông Bắc và Tây Bắc. Cần có chính sách phát triển phù hợp cho khu vực đông dân cư này.
    11. Kết luận
    Việt Nam đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc đổi mới kinh tế mười năm qua. Nền kinh tế tăng với tốc độ cao nửa giai đoạn đầu nhưng chậm lại nửa giai đoạn sau một phần vì ảnh hưởng xấu của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 tại Ðông và Ðông Nam Á, và một phần vì quá trình chậm cải cách khu vực doanh nghiệp quốc doanh cũng như chính sách phân biệt đối sử với sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân trong nước. Việc phát triển chậm lại cũng không nhất thiết là xấu hẳn; nó giúp ngăn chặn tình trạng thiếu hụt lớn trong ngân sách và ngoại thương.
    Trong khi nền kinh tế đạt được tốc độ để dành và tích lũy tương đối cao, dân số phát triển chậm lại, và thu nhập trên đầu người và tiêu dùng cuối cùng tăng khá, nền kinh tế đã không tạo ra đủ việc làm cho lực lượng lao động ngày càng lớn, càng không đáp ứng nổi việc chuyển hướng lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp. Lý do là công trình đầu tư đòi hỏi tư bản cao. Việc làm mới tạo ra hầu như chủ yếu là từ hoạt động sản xuất nhỏ của hộ gia đình.
    Thu ngân sách tính theo tỷ lệ trên GDP ngày càng giảm một cách đáng lo ngại từ sau năm 1995, và đặc biệt trong hai năm qua dựa ngày càng nhiều vào nguồn thu từ dầu khí. Hơn nữa, việc dựa nhiều vào thuế xuất nhập khẩu cũng làm cho nguồn thu ngân sách cần xét lại khi Việt Nam phải thực hiện đòi hỏi giảm thuế nhập của các hiệp định thương mại.
    Các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không có lãi và hệ thống ngân hàng cho chúng vay theo chính sách đang trong tình trạng phá sản.
    Phát triển vùng thành công ở vùng Tây Bắc và Ðông Bắc là nhờ các quĩ phát triển đặc biệt dành cho vùng nghèo của chính phủ, nhưng cũng không kém quan trọng là nhờ chính sách di dân đến Tây Nguyên. Các tỉnh được chọn lựa là trọng điểm phát triển vùng như Hải Phòng và Ðà Nẵng chưa thành công về mặt kinh tế. Có lẽ lý do là đầu tư thay vì nhằm tạo việc làm lại chủ yếu là các công trình đòi hỏi nhiều tư bản.
    12. Ðề nghị
    Cần cải cách doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng để chúng trở thành khu vực chủ đạo của nền kinh tế. Ðể chúng hoạt động hiệu quả hơn, chúng cần đối mặt với thị trường như các doanh nghiệp tư nhân. Ðể làm được chuyện này, cần xoá bỏ các ưu đãi dành cho chúng và cần có luật phá sản áp dụng không phân biệt đối xử cho doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Cần có luật pháp định nghĩa rõ thế nào là nợ không thu hồi được và cần xoá sổ.
    Cần khuyến khích doanh nghiệp có khả năng tạo ra nhiều việc làm thay vì dùng nhiều tư bản đặc biệt là trong khu vực nhà nước.
    Trong khi không thể tư hữu hoá doanh nghiệp nhà nước do chính sách hoặc do dân thiếu tài chính để mua, chiến lược khuyến khích doanh nghiệp tư nhân phát triển sẽ tạo áp lực cạnh tranh đẩy doanh nghiệp nhà nước trở nên hiệu quả hơn.
    Nhà nước cần xem xét lại chính sách thuế hiện nay nhằm (a) không quá lệ thuộc vào thuế xuất nhập khẩu vì các loại thuế này sẽ phải giảm do yêu cầu của các hiệp định thương mại quốc tế và khu vực, (b) thực hiện thuế thu nhập cá nhân, và (c) khuyến khích doanh nghiệp tư nhân nhằm tạo thêm nguồn thu thuế. Thuế suất thấp và diện thu rộng là hướng chính để tăng thuế thu cho ngân sách.
    Cải cách lương cần nhằm giải quyết tình trạng chi trả thu nhập lao động không minh bạch và không công bằng trong khu vực nhà nước hiện nay. Chi trả ngoài ngoài qui định của ngân sách lên tới 35-50 % lương là điều cần giải quyết khi cải cách lương.
    Cần xem xét lại chiến lược phát triển vùng nhằm (a) coi xem cần làm gì để Hải Phòng và Ðà Nẵng trở nên trọng điểm phát triển; (b) coi xem tỉnh nào nữa cần trở thành trọng điểm phát triển, đặc biệt là cho vùng Bắc Trung Bộ, (c) làm gì để việc phát triển vùng không dựa vào nền kinh tế một sản phẩm và (d) tạo nhiều việc làm cho địa phương.
    Vũ Quang Việt
    6/12/2001
    Moonlight+Blue-Solitary Mountain
    http://www.vnntu.com
  5. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Ông Vũ Quang Việt là chuyên gia kinh tế cao cấp của Liên Hiệp Quốc (tao_lao đọc ở đâu đó thấy người ta chú thích như vậy). Bài viết được trích đăng từ tạp chí diễn đàn (Pháp).Tiếc là ở đây không hổ trợ các bảng biểu nên đăng lại phải chỉnh sữa lại, nếu được như nguyên trên tạp chí (sắp theo hàng ngang) thì mấy anh chị em dễ đọc và đối chiếu hơn.
    MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ TÀI KHOẢN QUỐC GIA
    A FEW NATIONAL ACCOUNTS CONCEPTS
    MỘT SỐ KHÁI Ý NIỆM SNA A FEW SNA CONCEPTS
    Giá trị tăng thêm (theo giá người sản xuất) = Giá trị sản xuất (theo giá người sản xuất)- Chi phí tiêu dùng trung gian. Value added (at producers?T prices)= Output (at producers?T prices) - Intermediate consumption.
    Tổng sản phẩm quốc nội = Tổng của giá trị tăng thêm trong mọi hoạt động sản xuất trong nền kinh tế + Thuế nhập khẩu. Ở Việt Nam, thuế nhập khẩu được cộng vào giá trị tăng thêm của thương nghiệp.
    Gross domestic product (GDP): The sum of value added in all economic activities in the economy + Import duties. Import duties are normally added to the value added of the trade industry to make up GDP originating from it in the statistics produced by General Statistical Office of Vietnam.
    Tổng thu nhập quốc gia = Tổng sản phẩm quốc nội + Thu nhập nhân tố từ nước ngoài - Chi trả nhân tố ra nước ngoài.
    Gross national income (GNI) = Gross domestic product + Factor incomes receivable from rest of the world (ROW) - Factor incomes payable to ROW.
    Tổng thu nhập quốc gia sử dụng = Thu nhập quốc dân + Chuyển nhượng hiện hành nhận đuợc từ nước ngoài - Chuyển nhượng hiện hành trả ra nước ngoài. Ðối với khu vực thể chế thường trú, thu nhập sử dụng là từ ngữ được sử dụng thay cho tổng thu nhập quốc gia sử dụng.
    Gross national disposable income (GNDI) = Gross national income + Current transfers receivable from ROW - Current transfers payable to ROW. For the resident institutional sectors, disposable income is used in place of GNDI.
    Giá trị thặng dư thuần = Giá trị tăng thêm - Thu nhập của người lao động - thuế sản xuất - khấu hao tài sản cố định.
    Net operating surplus = Value added - Compensation of employees - Taxes on products and production- Consumption of fixed capital.
    Gộp, thuần : Giá trị tăng thêm và giá trị thặng dư có thể là "gộp" hoặc "thuần". "Gộp" để chỉ khi bao gồm khấu hao tài sản cố định; "thuần" để chỉ khi không bao gồm tài sản cố định. Tổng thu nhập quốc gia và tổng thu nhập quốc gia sử dụng là ở dạng "gộp" hay bỏ chữ tổng là ở dạng "thuần.
    "Thuần" cũng được sử dụng để chỉ ý niệm thu trừ chi, như chuyển nhượng thuần là chuyển nhượng nhận đuợc trừ chuyển nhượng trả ra.
    Gross, net: Value added and operating surplus could be "gross" or "net". "Gross" refers to the concept when consumption of fixed capital is included; "net" refers to the alternative concept, which does not include consumption of fixed capital. National income and national disposable income can be in "gross" or in "net".
    "Net" is also used in other concepts to indicate the remaining, after deducting payments from receipts. For example, net current transfers are equal to current transfers received less current transfers paid.

    Thu nhập nhân tố: đối với cả nền kinh tế gồm thu nhập nhận được hay chi trả đối với đơn vị không thường trú. Thu nhập này gồm thu nhập lao động, thuế sản xuất và thu nhập sở hữu gồm lãi hay cổ tức, thu nhập từ việc cho thuê/đi thuê các tài sản phi sản xuất (như đất, hầm mỏ, bầu trời, v.v.). Ðối với khu vực thể chế trong nước, thu nhập bao gồm các giao dịch với đơn vị thường trú hay không thường trú (nước ngoài).
    Factor incomes: For the total economy, factor incomes include payables or receivables in transactions with ROW on compensation of employees, other taxes on production and property income which includes interest, dividends and rents on non-produced assets (such as land, subsoil assets, air, etc.) For resident sectors, factor incomes include the same types of incomes in transactions with all resident and non-residents.
    Chuyển nhượng hiện hành: gồm các chuyển nhượng không hoàn lại như đóng thuế, cho không, v.v. hoặc đóng góp có điều kiện như đóng bảo hiểm, hưu trí. Gọi là hiện hành vì không có mục đích tích lũy tài sản.
    Current transfers: include all unilateral transfers like taxes, gifts, etc. or contributions with contingency con***ions to social security fund, insurance and pension funds. They are not for the purpose of capital formation
    Ðể dành = Thu nhập quốc dân sử dụng - Chi tiêu dùng cuối cùng. Có hai ý niệm để dành thuần và để dành gộp, theo định nghĩa thuần và gộp ở trên.
    Saving = Gross national disposable income - Final consumption expen***ure. There are two alternative concepts of saving, gross or net as previously defined.
    Tiêu dùng cuối cùng thực tế của hộ gia đình = Chi tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình + Chi tiêu dùng cuối cùng của nhà nước phục vụ hộ gia đình + Chi tiêu dùng của các đơn vị vô vị lợi phục vụ hộ gia đình. Ý niệm này nhằm đo lường toàn bộ tiêu dùng của hộ gia đình hoặc do chính họ chi trả hoặc do nhà nước và đơn vị vô vị lợi chi trả.
    Actual final consumption of households = Final consumption expen***ure of households + Individual final consumption expen***ure of government + Final consumption expen***ure of non-profit institutions serving households. This concept is aimed at measuring the total consumption of households whether they themselves or other sectors pay it.
    Chi tiêu dùng cuối cùng của nhà nước = Chi tiêu dùng cuối cùng của nhà nước phục vụ hộ gia đình + Chi tiêu dùng cuối cùng của nhà nước phục vụ lợi ích chung. Final consumption expen***ure of government = Individual final consumption expen***ure of government + Collective final consumption expen***ure of government.
    Chi tiêu dùng cuối cùng của nhà nước phục vụ hộ gia đình: gồm các chi phí cho hàng hoá và dịch vụ nhằm cung cấp miễn phí hoặc gần như miễn phí cho hộ gia đình các dịch vụ như giáo dục, y tế, hoạt động thể thao, vui chơi, và hàng hoá cứu tế, v.v.
    Individual final consumption expen***ure of government: includes all government expen***ure on goods and services in order to provide households free or almost free education, health, sport, entertainment services and other benefits in kind.

    Chi tiêu dùng cuối cùng của nhà nước phục vụ lợi ích chung: gồm các chi phí cho hàng hoá và dịch vụ nhằm quản lý bộ máy nhà nước, an ninh, quốc phòng, v.v.
    Collective consumption expen***ure of government: includes all government expen***ure on goods and services to provide public administration, security and defense, v.v.
    Tích lũy tài sản (gộp): gồm giá trị tài sản có thể tái tạo tăng trong năm và không do tăng giá. Tài sản có thể tái tạo được gồm tài sản cố định (gồm cả phần đầu tư cải tạo tài sản không thể tái tạo), hàng tồn kho (tức là tài sản lưu động) và tài sản quí hiếm
    Gross capital formation: includes acquisition less disposals of produced assets plus improvements to produced and non-produced assets. Produced assets include fixed assets, inventories and valuables.
    Thuế sản phẩm: thuế đánh trên sản phẩm gồm thuế giá trị tăng thêm, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất nhập khẩu. Bù lỗ sản phẩm định nghĩa trên cùng cơ sở. Thuế trong SNA là thuế có khả năng thu được trên hoạt động kinh tế trong năm. Như vậy, nó gồm thuế trong năm chưa thu được và loại trừ phần thu trong ngân sách thuế tồn đọng từ những năm trước.
    Taxes on products: Taxes assessed on products; they also include value added taxes, consumption taxes on products and taxes on imports and exports. Subsidies on products are similarly defined. Taxes in the SNA are taxes receivable on accounts of economic activities within an accounting year. Thus, They include taxes receivable but not yet received and exclude taxes received on accounts of economic activities of previous years.
    Thuế sản xuất khác: thuế chỉ đánh trên hoạt động sản xuất, không đánh trên sản lượng thí dụ như thuế môn bài, thuế đánh trên đầu lao động. Bù lỗ sản xuất định nghĩa trên cùng cơ sở. Coi thêm ghi chú ở phần thuế sản phẩm.
    Other taxes on production: These taxes are assessed on economic activities themselves, not on output, such as license fees, or assessment on the number of employees. Subsidies on products are similarly defined. See also note on taxes on products.
    Thuế sản xuất: thuế sản phẩm + thuế sản xuất khác.
    Taxes on products and production: Taxes on products + Other taxes on production.
    Thuế lợi tức: thuế đánh trên thu nhập cá nhân hay doanh nghiệp. Coi thêm ghi chú ở phần thuế sản phẩm.
    Taxes on income: include taxes on personal incomes and enterprises?T income. See also note on taxes on products.
    Ðơn vị thể chế: Ðơn vị sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ, có quyền tự chủ về tài chính, quyền sở hữu tài sản, quyền đi vay và tham gia hoạt động kinh tế cũng như giao dịch với với các đơn vị khác.
    Institutional unit: an economic entity producing goods and services that is capable, in its own right, of owing assets and incurring liabilities and engaging in economic activities and in transactions with other entities.
    Khu vực thể chế: là các tập hợp đơn vị thể chế cùng loại. Trong SNA, có 5 khu vực thể chế: phi tài chính, tài chính, dịch vụ nhà nước, hộ gia đình và vô vị lợi phục vụ hộ gia đình. Ngoài ra là khu vực nước ngoài.
    Institutional sectors: Classes of institutional units of the same type. In the SNA, there are 5 sectors: nonfinancial, financial, government, households and nonprofit institutions serving households (NPISHs). In ad***ion is the rest of the world sector (ROW).
    Khu vực nhà nước: khu vực sản xuất các dịch vụ nhà nước, hầu hết là miễn phí hoặc phí thu rất nhỏ bé. Sản lượng khu vực này có thể chia làm hai loại: dịch vụ phục vụ hộ gia đình và dịch vụ phục vụ lợi ích chung.
    Government sector: includes units that produce government services, provided free or almost free of charges. The output of the government sector can be divided into individual output and collective output.
    Khu vực doanh nghiệp phi tài chính: Khu vực gồm các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá và dịch vụ thị trường, nhằm có lợi nhuận hoặc thu đủ chi, trừ dịch vụ tài chính ngân hàng. Doanh nghiệp nhà nước thuộc khu vực này. Doanh nghiệp là đơn vị sản xuất có tư cách pháp nhân và có đầy đủ kế toán doanh nghiệp.
    Nonfinancial corporations sector: includes all corporations producing market nonfinancial goods and services, for profit or at least prices covering cost. All state-owned corporations belong to this sector. Corporations are defined as legal entities with complete business accounts.
    Khu vực doanh nghiệp tài chính: gồm các doanh nghiệp tài chính như ngân hàng, doanh nghiệp gần như ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm, kể cả ngân hàng trung ương.
    Financial corporations sector: includes all financial corporations such as banks, bank-like companies, finance and insurance companies, including the central bank.
    Khu vực nước ngoài: gồm tất cả các đơn vị không thường trú ở trong nước và ngoài nước.
    Rest of the world sector (ROW): includes all non-residents inside and outside of the country.
    Ðơn vị không thường trú: gồm các đơn vị có lợi ích kinh tế ở nước ngoài như sinh viên nước ngoài, du khách, người nước ngoài làm việc dưới một năm trong nước, các sứ quán nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các đơn vị quân sự nước ngoài đóng ở trong nước và các nhân viên nước ngoài làm việc ở đó.
    Non-residents : include units that have the center of economic interest outside of the country such as foreign students, tourists, foreigners working in the country less than one year; embassies, foreign military entities, international organizations and foreign employees who are working for them.
    Khu vực hộ gia đình: gồm các đơn vị hộ gia đình có người làm thuê cho các khu vực thể chế khác hoặc tự sản xuất, kinh doanh nhưng không trên cơ sở doanh nghiệp có sự tách bạch giữa thu nhập lao động và thu nhập kinh doanh.
    Household sector: includes household units, which either have members working for other sectors or are engaged in production but with no clear distinction between compensation of employees for household labor and household enterprises?T income.
    Thu nhập hỗn hợp: thu nhập của các đơn vị sản xuất, kinh doanh hộ gia đình không có sự tách bạch giữa thu nhập lao động trả riêng cho mình và thu nhập kinh doanh.
    Mixed income: Income from household enterprises, which have no clear distinction between compensation of employees for household labor and household enterprises?T income.
    Giá cơ bản: giá mà người sản xuất thực nhận được khi bán hàng (tức là không gồm thuế sản phẩm) hoặc là giá trị tương đương nếu như hàng chưa bán được.
    Basic price: Price that producers actually receive when their goods and services are sold (i.e. it does not include taxes on products) or the equivalent value when goods are not yet sold.
    Giá sản xuất: giá mà người mua trả cho người sản xuất không thông qua trung gian. Gía sản xuất như vậy có thể gồm cả thuế sản phẩm và cả phí vận chuyển nếu nó được tính chung vào giá hàng hoá mà nguời mua phải trả.
    Producers?T price: Price that producers charge purchasers without going through a third party. Producers?T price may include taxes on products and transport cost if it is nonseparable part of the price producers charge purchasers.
    Giá sử dụng cuối cùng, giá mua: giá mà người mua hàng hoá và dịch vụ trả cho người bán. Giá mua thường gồm giá cơ bản, thuế sản phẩm và phí vận chuyển và thương nghiệp.
    Purchasers?T price: Price that the purchasers pay for the goods and services bought. Purchasers?T price includes basic price, taxes on products, transport and trade margins.
    Ngành kinh tế: tập hợp những hoạt động kinh tế cùng một loại theo phân ngành kinh tế. Một đơn vị thể chế có thể tham gia nhiều hoạt động được xếp loại vào nhiều ngành kinh tế khác nhau.
    Economic activity: Class of economic activities of the same type. An institutional unit may engage in different activities and each of its activities has to be separated and classified in different classes.
    Moonlight+Blue-Solitary Mountain
    http://www.vnntu.com
  6. YUPYUPYUP

    YUPYUPYUP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2002
    Bài viết:
    595
    Đã được thích:
    0

    anh taolao ui , anh post chi mừ dài wé , em đọc muốn nổ con mắt luôn ,
    ăn đêm ở Sài Gòn :
    ở SG vào ban ngày, bạn có cảm giác như luôn bị xô đẩy Nhưng khi đêm xuống, đó là lúc bạn có thể tìm thấy sự chậm rãi, nơi những quán ăn đêm
    SG là một thànhphố mất ngủ! Dường như trong sự ồn ào tất tả của cái thành phố đầy sinh lực này, ban ngày người ta luôn chạy đuổi theo một cái gì không rõ tên. Để rồi khi đêm đến, thành phố như lắng lại trong cái se lạnh, khiền cho nguời con gái phải khoác lên mình chiếc áo khoác mỏng, người con trai chạy xe chậm hơn. Có một SG về đêm với những quán cafe khá yên tĩnh dọc theo những trục đườnglớn như Đồng Khởi, LQĐ, VVT... với những đôi tình nhân thả bộ dọc đườngTôn Đức Thắng, bến Bạch Đằng; một SG về đêm, xe máy đèo bạn chạy vòng vòng trên phố không mục đích, khuya mệt về nghỉ...
    Và những quán ăn đêm ....
    Nói đến ăn đêm, người ta thường liên tưởng đến Hà Nội. Đơn giản vì HN lạnh. Nhất là vào những ngày đông, cái rét khuya kéo người ta ngồi sát lại với nhau hơn trong những quán ăn đêm, tận hưởng cái ấm áp của nhau và của không gian quán đêm. Đến mức ăn đêm ở HN đã nâng lên thành cái thú - thú ăn đêm
    Ở SG, ăn đêm có thể chưa phải là một cái thú, nhưng nó lại là một phần không thể thiếu, làm nên bộ mặt đời sống của SG khi màn đêm buông xuống. Khác với HN, chỉ có hai nơi được oi là chốn ăn đêm tương đối tập trung là khu gần ga Hàng Cỏ - cho giới bình dân ; và khu Cấm CHỉ - ko bình dân ; thì ở SG bạn có thể tìm được vô vàn những chốn ăn đêm thú vị.
    Món ăn có sức quyến rũ khách ăn đêm nhất có lẽ là cháo! Cháo trắng! Bởi trướ ckhi ngủ, ăn cháo nhẹ bụng, nhẹ cả tiền ,mà không cách rách mất thời gian.
    Khu bán cháo được nhiều khách lui tới ở SG nằm tren đường LCT - Yên Đỗ cũ . Chỉ một tấm biển đề " Cháo trắng " gọn lỏn cho cả dãy quán. Khách về khuya tấp nập xe vào, gọi mộtô cháo trắng. Nhưng chẳng có kháchnào lại ăn cháo không cả! Bởi cùng với món ăn bình dân đó là vô vàn những thức ăn kèm, hấp dẫn mà vẫn bình dân. Món được gọi nhiều nhất là cháo trắng với hột vịt muối hay hột vịt bắc thảo, chứng chiên ba màu .. Lòng đỏ đuợc dầm ra, ngào cùng với cháo, làm cho mòn cháo trắng bình thường chuyển màu , toả mùi ngầy ngậy beo béo đủ làm tứa nước bọt người khách đang lúc đói lòng. Nếu khách thuộc trường phái ưa hải sản thì cháo trắng có thể ăn cùng cá cơm , cá bống kho tiêu, cá cơm sấy mè , cá cơm chiên hoặc con ruốc cháy tỏi ( đói weée ) , ba khía ngào , tôm rim....Như để làm cho món ăn thêm vị , khách cũng có thể ăn với các loại dưa món, dưa mắm ,cà mắm... Cả một thực đơn đa dạng và hấp dẫn dành cho thực khách.
    Khu này thuộc bình dân nhưng bạn có thể tìm được khu bình dân hơn , đó là khu chợ BÀ CHiểu. Do đậy là khu chuyên bán xỉ các loại thực phẩm nên chủ yếu nhóm họp về đêm . Tất yếu sinh ra những quán ăn đêm phục vụ những người lái xe, chủ vựa từ các tỉnh đổ về. Tầm 12 giờ đêm trong khi nhiều người SG đang chìm tron ggiấc nhủ bình yên là lúc các quán ăn đêm chợ Bà Chiểu đông nghịt khách. Do chủ yếu là dân lao động nên họ ăn không kề cà , một tô hủ tíu , mì giá rẻ ..ngồi cạnh nhau húp xì xụp trong cái se lạnh về đêm...
    Nhưng nói đến ăn đêm SG không có nghĩa là chỉ có những khu ăn bình dân. SG có hẳn những quán ăn sang trọng chỉ phục vụ những quán ăn ban đêm . Như quán ABC toạ lạc trong khu trung tâm thành phố được thiết kế , bài trí khá sang trọng nên đối tượng lui tới thuộc tầng lớp trung lưu. Ở đây cũng bán các loại cháo như thịt gà xé, bò, cật heo... giá cả cũng tương xứng với tầm vóc của quán !!!!
    Còn một khu ăn đêm ở SG cũng khá đặc biệt . KHu này nằm ngay trung tâm thành phố , gần đường Hàm Nghi. Có tên hẳn là đường HẢi Triều nhưng dân quen ăn đêm tại đây gọi là khu ?o CẤm CHỉ ?o ! Vi ở đây bán chủ yếu là những món ăn miền BẮc...vậy là sau những quán cơm bà CẢ Đọi , phở Bắc Hải .. ẩm thực HN lại có một góc nhỏ giữa lòng SG. Tới khu này, khách có thể tìm thấy những món ăn rất Bắcnhưng vẫn có một đĩa giá sống kèm , cho những ai ăn Bắc mà nhớ Nam !!!!!Ngày càn gnhiều thực khách của SG bị quyến rũ bởi hương vị các món ăn. VÀ tất nhiên khôn gthể thiếu những người miền Bắc vào SG sinhsống, trong lúc chạnh lòng nhớ quê ,tìm tới khu nào để tìm hương vị quê hương bản quán nơi đầu lưỡi...
    SG ban ngày nóng nhưng ban đêm se lạnh, những quán ăn đêm chính là nơi người ta có thể tìm chút hơi ấm ban đêm .
    [ Yên Ba ]
    FRIENDSHIP IS A JOURNEY INTO HEART OF EACH[/size=100]
  7. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Yup chịu đọc hết thì cũng qua giỏi rùi...hihihi...Đa số thì mọi người cũng ít khi đọc mấy bài dài,tốn thời gian nhưng ma thôi cứ gửi đại ,ai rãnh thì đọc.
    Nghe chuyện ăn uống mà thấy thèm ghê.....Sài Gòn thì tao_lao hổng có biết nhiều, bởi vậy có về chắc là chắc là phải nhờ anh chị em dẫn đi rùi.
    Còn chỗ nào nữa hông Yup,gửi lên luôn,tao_lao lấy tập ghi lại,mai mốt nhớ đi..
    Moonlight+Blue-Solitary Mountain
    http://www.vnntu.com
  8. YUPYUPYUP

    YUPYUPYUP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2002
    Bài viết:
    595
    Đã được thích:
    0
    cái nì hay lém , nhưng đọc rất tốn thời gian ( tra từ điển ấy mà ) , bác nào rảnh thì đọc , bác nào rảnh hơn thì dzui lòn gdịch têu tếu dzùm YUP nha
    híc ,công YUP đánh mấy tiếng đồnghồ đzúa
    Touching ( by Roger E.Axtell)
    On my fírst trip to the Middle East , my Arab business contact and i toured the city, walking along the street visiting customers. He wore his long robe, the air was hot and dusty, a priest chanted the call to prayers from nearby minaret, and i felt as far away from my American home as one could possibly be. At that moment, my business friend reached over , took my hand in his, and we continued walking along, his hand holding mine

    It didn?Tt take me long to realize that something untoward was happening here, that some form of communication was being issued .. but i didn?Tt have the faintest idea what that message was .Also , i suddently felt even father from home
    Probably because i ws so stunned, the one thing i didn?Tt do was pull my hand away. I later learned that if i had jerked my hand out of his, i would have commited a Sahara_sized faux pas ( social mistake ) . In his country, this act of taking my hand in his hand was a sign of great friendship and respect
    That was my first lesson about space relationships between different people. I quickly learned that it was a world of extremes-important extremes ?"with some culture seeking bodily contact and others studiously avoiding it. K.Cooper, in his book Nonverbal Commnication For Business Success writes that he once covertly observed conversations in outdoor cafes in several different countries and counted the munber of casual touches per hour. The results : Puerto Rico 180 per hour ; Paris 110 per hour; Florida 2 per hour ; London 0 per hour
    (cont)
    I also learned that the Middle East was not only the region where while it is quite acceptable for two men to walk cradling an elbow, arm in arm , or even holding hand. Korea, Indochina, Greece and Italy also regarded as ?o touch-oriented? countries. Such physical displays in those countries usally signal friendship. Touching between men ?" often seen as an indication of homo***uality in North America ?" is quite the opposite. IN some of the most ?o touching ?"oriented? areas homo***uality is coldly rejected.
    Here , on s scale of ?o touch ?o or? don?Tt touch? , is a geographic measuring stick :
    Don?Tt touch : Japan ; US + Canada ; England ; Scandinavia ; European countries ; Australia
    Touch : Middle East countries ; Latin countries; Italy ; Greece ; Spain & Portugal ; some Asian countries ; Russia
    Middle Ground :France ; China; Ireland; India
    Can i casual act of touching be all that important ?The answer is yes , important enough to make bold headlines in at least one country?Ts nation newspaper
    ?o When Queen Alizabeth paid one of her perodic visits to Canada, a Canadian provincal transport minister escorted her through a crowd by gently touching hre elbow; he may have even touched the small of her back. Newspaper headlines in England creamed protests : ?o Hand off our Queen ?o , said one ?o Row Over Man Who Touched Queen? , read another
    The reason behind that uproor was that it is an unwritten rule among the British that no one touched the Queen. Even shaking hand, the rule is that she must make the first move
    In US , office workers and school teachers are warned and trained to avoid any casual touching of their employees or students. A university profesor of communications explains that ?o an innocuous touch on someone?Ts hand or armcan be misconstrued as a ***ual move especially if we let it linger ?o . Unwanted touching in US business offices can lead to law suits for ***ual harassment while teachers may be accused of molestation if they frequently hug , pat, or touch their students
    Yet there are strange contradictons especially in the US, here are two examples:
    I once asked an audience of US businessmen what they would do if they boarded a crowded airplane, sat next to a arge man and found themselves pressing elbows, may be even shoulders and upper arms as well, throughout the whole trip? nothing? was the consensus ?o It happens all the time? they agreed. I coutered ?o Well, wht would u do then if the same man the touched your knee with his hand ? ?o The reaction was unanimous: ?o Move my knee? , and ?o if God forbit ,he grabbed my knee,i would punch him in the nose ?o
    The second contradiction regrading rules for touching occurs on elevators and subways. On a crowded elevator or an underground train at commuting time, people will stand shoulder- to ?"shouder , arm ?"to ?" arm and accept such rubbing of shoulders without complaint. But, the rule is ?o touch only from shouder to elbow, no other parts of the body ?o
    Culture are colliding everyday over this dilemma of ?o to touch or not to touch ?o. In NY city, Korean immigrants in recent years have started new lives on opening retail shops of all kinds. But when American customers make a purchase and receive their change, the Korean merchants place the money on the counter to avoid any physical contact ?o They won?T touch my hand ?o one customer noticed? They won?Tt even place coins in my hand. It?Ts somewhat cold and insulting. And furthermore, they won?Tt look me in eyes?
    One Korean merchant explained in a national television interview that in his homeland, they are taught to avoid physical contact and any kind. The same with direct eye contact. ?o We are taught that either gesture could have ***ual connotaions ?o he added.
    And here?Ts a surefire way for a North American to make a Japanese acquaintance fell uncomfortable . Just go up and place your arm around him as you would a colege buddy or big brother. Even though the Japanese permit themselves to be jammed in*****bways and trains, they are not regardas a touching society. To explain this, anthropologist tells us that each of us walks around inside ?o buddles of personal space ?o . The size of buddle represents our personal territory, territorial imperative, or ?o personal buffer zones? .We neither like nor tolerate it when someone invades our bubble. We become distinctly uncomfortable
    But as we travel to different places around the world, we learn that some cultureal bubbles are larger or smaller than others. Here is the rule for mesuring the bubbles between nationalities.
    .. the american ?o bubble extends about 12 to 15 inches, and so we may stand a combined 24 to 30 inches apart. Anthropologist George says ?o when two Americans stand facing one another in any normal social of business situation, one could stretch out his arm and put his thumb in the other person ear ?o
    ..orientals ans especialy the japanese, stan even father apart. When it comes to ordinary business or social situations, they have th elargest bubbles of all. However, as we have learned, in their own public settings, where crowding is impossible to avoid, they accept body contact or just seem to ignore it by ?o retreating within themselves ?o
    ..latins and middle Easterners, on the other hand, standing much closer than Americans. They may stand, literally, toe-to-toe. They may even place a hand on other?Ts forearm or elbow, or finger the lapel of the other person.
    American claim it takes years to experience, plus steely resolve, to stand that close and small that many breaths. Some observers in Latin American even have a name for this charade. They call it ?o the conversational tango?. That?Ts the dance done by an American or European freshly arrived in Latin American who is confrondted by this sudden and startling custom of closeness. The first reaction of the visistor is to step backward. But the Latin will follow, so the visitor steps back again. The latin follows. And so it goes, in a poorly choreographed tango. As one observer put it ?o the dance stops only when the American is backed into a corner ?o
    But even as these words are written, touching codes are changing all over the world.
    The?hugging professor? ?" Leo.B ?" tour cities and campuses presenting captivating lectures on the joy of hugging. His popular books and video ,audio tapes make his audiences realize that separateness and aloofness can be a lonely, cold existence.

    FRIENDSHIP IS A JOURNEY INTO HEART OF EACH[/size=100]
  9. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Vừa rùi nghe Yup than là hổng ai hưởng ứng với bỏ công khổ cực, hichic..tao_lao cũng ráng ngồi dịch lại luôn.
    Chuyện sờ mó (đụng chạm) (của Roger E.Axtell)
    Trong chuyến đi đầu tiên của tôi đến vùng Trung Đông cho việc tiếp xúc kinh doanh ở Ả Rập, tôi dạo quanh thành phố, đi bộ dọc đường phố để thăm viếng khách hàng. Trời thì nóng nực và bụi bặm, một vị cha đạo mặc áo thụng dài đang xướng thánh ca cho những kẻ cầu nguyện ở nhà nguyện gần đó và tôi cảm giác như nước Mỹ quê tôi xa chỗ này quá xá. Lúc đó, cha bạn hàng của tui tới, nắm lấy tay tui và chúng tui tiếp tục đi dọc theo đường phố mà thằng chả vẫn nắm lấy tay tui (mới kỳ).
    Tui hổng phải tốn quá lâu để nhận ra là có cái gì đó kỳ cục đang xảy ra, cái kiểu giao tiếp ấy mà...nhưng tui cũng hổng chắc là có phải vậy hông. Bất chợt tui cảm thấy quê nhà còn xa lắc lơ hơn nữa.
    Có lẽ tại vì tui bị choáng nên hổng giật tay ra. Sau đó thì tui biết là nếu tui giật đại tay ra thì tui làm lỗi mất lịch sự bự cỡ cái xa mạc Sahara . Ở nước này, nắm tay là biểu hiện của thân thiện và tôn trọng lớn lao.
    Đó là bài học đầu tiên của tui về mối liên hệ không gian giữa những người khác nhau. Tui cũng nhanh chóng biết là đây là một thế giới của những thứ cực đoan cực kỳ quan trọng về văn hoá- tiếp xúc thân thể khi nào cũng như khi nào nên tránh. K. Cooper, trong quyển "giao tiếp không lời cho thành công kinh doanh" viết là ông ta đã từng quan sát những cuộc đối thoại ở ngoài quán cà phê ở nhiều nước khác nhau và đếm số lần đụng chạm trong một tiếng. Kết quả là : Puerto Rico 180 mỗi giờ ; Paris 110 mỗi giờ; Florida 2 mỗi giờ; London 0 mỗi giờ.
    Tôi sau đó được biết là Trung đông không phải là vùng duy nhất mà chuyện hai cha đàn ông nắm khuỷu tay, hay nắm luôn tay được coi là khá bình thường. Hàn quốc, Đong Dương, Hy lạp và Ý cũng được coi là mấy nước "có xu hướng sờ mó" . Những đụng chạm như thế thường được coi là biệu hiện của sự thân thiện. Trong khi ở Bắc Mỹ, sờ mó giữa mấy cha đực rựa là trái hẳn, thường bị coi là đồng tính luyến ái. Ở vài vùng có "xu hướng khoái sờ mó" nhất thì chuyện đồng tính luyến ái bị người ta ghẻ lạnh.
    Sau đây là sự phân chia theo địa lý dựa theo thang "sờ mó" hay là "không sờ mó"
    Hổng chơi sờ mó : Japan ; US + Canada ; England ; Scandinavia ; European countries ; Australia
    Sờ xả láng: Middle East countries ; Latin countries; Italy ; Greece ; Spain & Portugal ; some Asian countries ; Russia
    Ở giữa giữa :France ; China; Ireland; India
    Tui vô tình chạm thui có thể bị coi là chuyện quan trọng hông? Ừa, quan trọng à nghen, ít ra là nó cũng từng bị đưa lên hàng tít báo ở nước này nè:
    " Khi nữ hoàng Alizabeth công du định kỳ đến Canada", ông giám đốc sở giao thông hướng dẫn bà đi qua đám đông,chỉ chạm vô khuỷu tay bà thui hay cùng lắm cũng là chạm nhẹ vô lưng bà thui. Vậy mà một tờ báo ở Anh chạy hàng tít như la làng "bỏ tay nữ hoàng tụi tui ra", một tờ khác thì bảo "trừng phạt thằng cha dám đụng vô nữ hoàng".
    Lí do đàng sau chuyện này là không ai được chạm vô nữ hoàng là luật bất thành văn. Ngay cả nắm tay thì cũng phải là nữ hoàng đưa tay ra trước.
    (còn tiếp,hichic...buồn ngủ quá,viết hết nỗi rùi,hẹn lần sau)
    Moonlight+Blue-Solitary Mountain
    http://www.vnntu.com
  10. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Ở Mỹ , nhân viên văn phòng và giáo viên được khuyến cao và huấn luyện nên tránh va chạm với người làm thuê và học sinh. Một giáo sư đại học về giao tiếp giải thích rằng :một đụng chạm dù vô tình lên tay người khác cũng bị xem là quấy nhiễu ******** nhất là khi chạm lâu. Những va chạm không mong muốn trong các văn phòng kinh doanh có thể dẫn đến thưa kiện vì tội quấy rối ******** trong khi đó thì giáo viên ở cũng bị thưa y chang như vậy nếu mà họ ôm,nựng hay "sờ mó " học sinh.
    Dù thế nhưng vẫn có những mâu thuẩn kì cục, đặc biệt là ở Mỹ, sau đây là hai ví dụ:
    Một lần tui hỏi một đám khán giả doanh nhân Mỹ là họ sẽ làm gì nếu mà trong một chuyến bay đông kín họ ngồi kế bên một người đàn ông và phát hiện ra là chính mính đang ấn vào khuỷu tay, hay có khi cả vai và cánh tay lên vai người ta trong cả chuyến đi, "nói chung là chả sao cả", nó xay ra hoài mừ. Tôi hỏi ngược lại "vậy các vị làm gì nếu mà thằng cha đó chạm tay vô đầu gối của quí vị?". Toàn bộ đều phản ứng " di chuyên đầu gối đi" và "thằng cha đó nắm cái đầu gối tui, nếu mà chua tha thứ thì tui dọng vô mũi chẳng chả liền".
    Mâu thuẫn thứ hai là với các qui tắc trên thang máy và tàu điện. Trên thang máy hay tàu điện đông đúc lúc đi làm người ta đứng vai kề vai, tay kề tay, họ chấp nhận chuyện cọ xát vai mà chả than phiền gì. Nhưng, qui tắc là "chị chạm từ vai tới khuỷu tay thui, hổng được chạm mấy phần khác à".
    Hàng ngày những thứ va chạm về văn hoá vẫn diễn ra quanh cái chuyện khó xử "chạm hay hổng chạm". Ở thành phố NY, dân di dư Hàn Quốc đã bắt đầu mở các cửa hàng bách hoá những năm gần đây. Khi khách Mỹ mua đồ hay nhận tiền thối, mấy vị chủ tiệm Hàn Quốc để tiền trên bàn để tránh bất kì sư va chạm thân thể nào. "Họ không chạm vào tay tôi" một vị khách để ý. Họ cũng chẳng đặt tiền xu vào tay tui. Chút gì đó lạnh lùng và thô lỗ. Hơn nữa, họ cũng chả nhìn vào mắt tui một lần nào.
    Một vị chủ tiệm Hàn Quốc giải thích trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình quốc gia rằng ở quê nhà ông ta , họ được dạy phải tránh bất kì sư tiếp xúc thân thể dưới bất kì hình thức nào. Tiếp xúc bằng mắt cũng vậy luôn. Ông ta thêm :"Chúng tôi được dạy là ngay cả các cử chỉ biểu lộ cảm xúc thông thường cũng mang hàm nghĩa tính dục trong đó". Và đây có lẽ là nguyên nhân chính mà Bắc Mỹ làm cho người Nhật thấy khó chịu. Chỉ đi tới và ôm lấy người ta như nhưng người đồng nghiệp hay anh em tốt. Mặc dù người Nhật chấp nhận chuyện bị ôm nhưng họ vẫn là xã hội cấm kị chuyên va chạm. Để giải thích điều này, một nhà nhân chủng học đã bảo rằng mỗi chúng ta chỉ đi quanh quẩn trong cái "không gian bóng bóng cá nhân" của chính mình. Kích cỡ của cái bong bóng đại diện cho lãnh địa cá nhân của chúng ta, lãnh địa vùng cấm hay "vùng đệm cá nhân". Chúng ta không thích hay dung thứ cho bất kỳ kẻ nào xâm phạm đến vùng cá nhân của chúng ta. Chúng ta cảm thấy cực kỳ khó chịu.
    Khi chúng ta đi đến nhiều nước khác nhau trên thế giới chúng ta sẽ biết là các bong bóng văn hoá đó lớn hay nhỏ khác nhau. Và đây là qui tắc để đo chúng giữa các quốc gia:
    (còn tiếp,để lần sau tiếp hén bà con)
    Moonlight+Blue-Solitary Mountain
    http://www.vnntu.com

Chia sẻ trang này