1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THẾ GIỚI MUÔN MÀU

Chủ đề trong 'Đại học Kinh tế Tp.HCM' bởi YUPYUPYUP, 20/02/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    NGHỆ THUẬT TÁI QUY TÂM: MỘT TUYÊN NGÔN
    Chúng tôi chủ trương:
    1. Tái hợp của nghệ sĩ với công chúng
    Nghệ thuật phải nên phát triển từ và nói với những cội rễ chung và những nguyên lí đại đồng của nhân tính trong mọi văn hoá.
    Nghệ thuật phải nên tự hướng về công chúng.
    Những thành viên nào trong công chúng mà không có thời giờ, huấn luyện, hoặc khuynh hướng về tay nghề và biểu hiện những hoài bão và trực cảm cao hơn, một cách phải lẽ đòi hỏi một giới ưu tú nghệ thuật phải là phát ngôn nhân và tấm gương có tính tiên tri của văn hoá.
    Nghệ thuật phải nên chối từ những giản lược hoá của phe Tả và phe Hữu chính trị, và phải nên tinh luyện và đào sâu cái trung tâm cội rễ.
    Việc sử dụng nghệ thuật, và việc ca tụng rởm, để tạo tự tôn là một sự phản bội điếm nhục mọi nền văn hoá của con người.
    Sự kiệt xuất và những tiêu chuẩn là có thực và đại đồng trong những ngành nghệ thuật cũng như trong những môn thể thao tranh đua, dù cho chúng có thể phải nhiều thời gian hơn và phán đoán tinh tế hơn mới thẩm định được.
    2. Tái hợp của cái đẹp và đạo đức
    Chức năng của nghệ thuật là sáng tạo cái đẹp
    Cái đẹp không toàn vẹn nếu không có cái đẹp về đạo đức.
    Phải nên có một sự đổi mới về nền tảng đạo đức của nghệ thuật như một công cụ làm văn minh, cao quý, và hứng khởi.
    Cái đẹp chân chính là điều kiện của xã hội văn minh.
    Nghệ thuật thừa nhận cái bi đát và những tổn phí khủng khiếp của văn minh loài người, nhưng nó không từ bỏ hi vọng và niềm tin vào tiến trình văn minh hoá.
    Nghệ thuật phải nên phục hồi mối liên kết với tông giáo và đức lí mà không trở thành kẻ tuyên truyền cho bất kể một hệ thống giáo điều nào.
    Cái đẹp là đối nghịch của quyền lực chính trị cưỡng chế.
    Nghệ thuật phải nên dẫn đạo nhưng không đi theo đạo đức chính trị.
    Chúng ta phải nên phục hồi sự tôn kính đối với ân huệ và cái đẹp của con người và toàn bộ phần còn lại của cõi tự nhiên.
    3. Tái hợp của nghệ thuật cấp cao với nghệ thuật cấp thấp
    Những hình thức nghệ thuật đại chúng và thương mại là mảnh đất màu mỡ trong đó nghệ thuật cấp cao mọc lên.
    Lí thuyết mô tả nghệ thuật; nghệ thuật không minh hoạ lí thuyết.
    Nghệ thuật là cung cách một văn hoá chỉnh thể nói với tự thân.
    Nghệ thuật là cung cách những nền văn hoá tương thông và kết hôn với nhau.
    4. Tái hợp của nghệ thuật và tay nghề
    Một số những hình thức, loại hình, và kĩ thuật của nghệ thuật về mặt văn hoá mang tính đại đồng, tự nhiên, và kinh điển.
    Những hình thức này là bẩm sinh nhưng đòi hỏi một truyền thống văn hoá để đánh thức chúng.
    Chúng bao gồm những thứ như là biểu hiện thị giác, giai điệu, kể chuyện, thi luật, và mô phỏng kịch nghệ.
    Những hình thức, loại hình, và kĩ thuật này không phải là những giới hạn hoặc gò bó, mà là những công cụ giải phóng và những hệ thống hồi dưỡng tạo sinh đến vô cùng (infinitely generative feedback systems).
    Những tiêu chuẩn cao về tay nghề và làm chủ về công cụ phải nên được phục hồi.
    5. Tái hợp của nhiệt tình và trí tuệ
    Nghệ thuật phải nên đến từ và nói với những gì là chỉnh thể trong con người
    Nghệ thuật là sản phẩm của trí tuệ tưởng tượng nhiệt tình, không phải của bệnh thái và tổn thất về tâm lí.
    Mặc dù khi nó xử lí, như nó thường nên và phải, với cái kinh hoàng, cái bi đát và cái hoạt kê, nghệ thuật phải nên giúp cứu dưỡng những vết thương bên trong tự thân và những rạn nứt trong tương quan của tự thân với thế giới.
    Những tượng trưng của nghệ thuật liên kết với hiện thân của con người trong một cảnh quan vật lí và xã hội.
    6. Tái hợp của nghệ thuật với khoa học
    Nghệ thuật khoáng trương cuộc tiến hoá sáng tạo của tự nhiên trên hành tinh này và trong vũ trụ.
    Nghệ thuật là đồng minh, kẻ thông giải, và hướng dẫn viên tự nhiên của các khoa học.
    Kinh nghiệm về sự thật là đẹp.
    Nghệ thuật là thành tố còn thiếu trong chủ nghĩa bảo vệ môi trường.
    Nghệ thuật có thể tái hợp với khoa học vật lí qua những í tưởng như là tiến hoá và lí thuyết về hỗn mang (chaos theory).
    Tính phản chiếu của nghệ thuật có thể phần nào hiểu được qua việc nghiên cứu những hệ thống động lực phi tuyến tính (nonlinear dynamical systems) và những tụ điểm hấp dẫn dị kì (strange attractors) của chúng trong tự nhiên và toán học.
    Loài người hiện xuất (emerge) từ những tương tác của cuộc tiến hoá sinh học và văn hoá.
    Cho nên thân thể và bộ óc của chúng ta được thích nghi với và đòi hỏi sự trình diễn và sáng tạo nghệ thuật.
    Chúng ta có một tự tính; tự tính đó có tính văn hoá; văn hoá đó có tính kinh điển.
    Sự tiến hoá văn hoá một phần đã được thúc đẩy do cách chơi phát minh trong những ngành thủ công và trình diễn nghệ thuật.
    Trật tự của vũ trụ vừa chẳng mang tính tất định vừa chẳng ở trên đường dẫn tới sự phân rã không thể đảo ngược; thay vào đó vũ trụ tự canh tân, tự điều hợp, không thể tiên đoán, mang tính sáng tạo, và tự do.
    Cho nên con người chẳng cần hoài công khốn khổ chiếm đoạt của thế giới cái kho trữ ngày càng sút giảm về trật tự, và tranh đấu với nhau để sở hữu nó, rốt cục chỉ thấy đã tự cột mình vào một lối sống máy móc và tất định.
    Thay vào đó họ có thể hợp tác với tiến trình nghệ thuật của chính tự nhiên và với nhau trong một trò chơi, tự do và không có giới hạn tiền định, về sự sáng tạo giá trị.
    Nghệ thuật nhìn về tương lai với hi vọng là tìm kiếm một sự kết hợp mật thiết hơn với sự tiến bộ chân thực của kĩ thuật.
    7. Tái hợp của quá khứ với tương lai
    Nghệ thuật gợi lên cái quá khứ san sẻ của mọi con người, đó là nền tảng đạo đức của văn minh.
    Ðôi khi hiện tại sáng tạo ra tương lai bằng cách đập tan xiềng xích của quá khứ; nhưng đôi khi quá khứ sáng tạo ra tương lai bằng cách đập tan xiềng xích của hiện tại.
    Thời kì Ánh sáng và chủ nghĩa Hiện đại là những thí dụ về trường hợp trước; thời kì Phục hưng, và có lẽ thời của chúng ta, là những thí dụ của trường hợp sau.
    Không nghệ sĩ nào đã hoàn tất hành trình nghệ thuật của mình cho tới khi nghệ sĩ ấy đã lưu trú với và học hỏi được sự khôn ngoan của những nghệ sĩ quá cố từng đi trước.
    Tương lai sẽ nhận thức rõ hơn về và mắc nợ với quá khứ nhiều hơn, chứ không phải ít hơn chúng ta; cũng như chúng ta nhận thức rõ hơn về và mắc nợ với quá khứ hơn tổ tiên chúng ta.
    Sự bất tử của nghệ thuật đi theo cả hai chiều trong thời gian.
    Trong ánh sáng của những nguyên lí này, chúng tôi đối đầu với suy tư đương đại và thôi thúc sự cải cách những định chế hiện tồn tại.
    (bài nói chuyện tại cuộc họp vùng Cleveland, Hội xã Philadelphia ngày 21.9.2002)
    Nguyễn Tiến Văn dịch
    Moonlight+Blue-Solitary Mountain
    http://www.vnntu.com
  2. YUPYUPYUP

    YUPYUPYUP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2002
    Bài viết:
    595
    Đã được thích:
    0
    mấy bài của taolao@ khó nuốt thiệt !!!!
    bé ngoan hông nên ham chơi nữa[/size=14]
  3. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Bài viết trên thì được cắt dán từ diễn đàn talawas, một diễn đàn học thuật khoa học xã hội, nghệ thuật rất nghiêm túc. Hễ cái gì có dính dáng đến học thuật thì khó nuốt rùi. Một bài viết thường dài hàng chục trang, một chủ đề có khi mấy chục bài viết thảo luận ròng rã hàng tháng trời. Nội chuyện đó cũng làm người ta ngán,quá mất thời gian để đọc và theo dõi . Đó là chưa nói đến khía cạnh còn quan trọng hơn la kiến thức,nếu không có kiến thức thì đọc chả hiểu,cũng chả thấy hay ho gì.
    Bài vừa rồi đã đề cập một cách rộng lớn đến nhiều khía cạnh, trào lưu hiện đại trong sáng tác nghệ thuật. Thơ không vần,truyện không cốt,nhạc không điệu.. những cái quá mới mẻ và hiện đại với phần lớn dân Việt Nam.
    Tao_lao cho là nếu chẳng hiểu quá trính lịch sử cũng như có một kiến thức nhất định thì rất dễ nhầm lẫn, lạc lối. Thơ không vần thì sao còn là thơ được, sao nó không là văn xuôi mà vẫn là thơ? Truyện mà không cốt truyện gì hết thì có phải là vô lí không? Nhạc mà chẳng có điệu gì hết thì chẳng phải đã hoá ra một đám âm thanh hỗn tạp?
    ***g trong bài viết là bao nhiêu thứ chủ nghĩa, trào lưu của xã hội hiện đại mà hầu hết đều là "ngoại lai", "dị mọi" mà ta hầu như chỉ nghe lần đầu. Cái gì là chủ nghĩa hiện đại, hậu hiện đại, cấu trúc luận, hậu cấu trúc....? Những khái niệm triết học quá cao siêu mà người chưa có cơ bản một chút gì nhất thiết không hiểu được. Tao_lao nghe đánh giá rằng đa số người Việt trẻ bây giờ không có một chút kiến thức cơ bản về triết học cũng như xã hội học. Từ kinh nghiệm bản thân, tao_lao nhận thấy nhận xét này quả thực là quá xác đáng. Từng là SV đại học nhưng những thứ về xã hội thế này thì tao_lao chỉ học rất sơ sài,một chút căn bản triết học cũng hổng có. Biết bập bõm vài thứ chấp vá, lâu lâu mang ra "hù doạ" thiên hạ (với những thiên hạ là dốt hơn mình thui). Hù doạ, loè đời vậy chứ hỏi ra những cái cơ bản nhất cũng chẳng biết. Thật đáng xấu hổ.
    Nhưng thôi,dốt thì học. Vậy là phải đọc lại,học lại từ đầu. Và sẵn đọc thấy bài này cũng hay hay nên gửi mọi người đọc cho vui.
    Moonlight+Blue-Solitary Mountain
    http://www.vnntu.com
  4. B-S-B

    B-S-B Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Có một bác đóng giày rất lành nghề , mọi chiếc giày bác đóng điều rất vừa vặn với chân người đặt , bác còn có một biệt tài là nhìn đôi chân là đoán biết người đó làm gì , cả xấu lẫn tốt , nhưng cũng chính vì vậy mà không ai dám đặt giày của bác vì họ sợ bác nhận ra những điểm xấu của họ ! Thế nên tiệm của bác ngày càng vắng khách và rồi chẳng còn thấy ai đến đặt giày nữa . Nhà bác cũng kiệt huệ đến nổi không có cái để ăn . Một hôm , có một vị khách đến mua một đôi giày nhưng trả bác với giá rẻ mạt , vỏn vẹn có 3 đồng . Vì đã nhịn đói lâu ngày nên bác đành chấp nhận . Bác vội đi mua một mẩu bánh mì và nhai ngấu nghiến . Trên đường về nhà , bác gặp một bà lão ăn mày .
    - Ông ơi ! Làm ơn thương xót dùm tui , tui đã nhịn đói 3 ngày nay rồi !
    Tuy trong túi bác chỉ còn 1 đồng nhưng vì thấy thương bà lão nên bác cho bà lão đồng tiền cuối cùng củ mình . Cảm động trước tấm lòng của bác thợ giày , bà lão nói :
    - Con là một người tốt , ta sẽ giúp con giàu có , con hãy mang hòn đá này về nhà và ngậm vào miệng , lúc đóng giày cho khách thì con đừng thốt lên lới náo cả . Đến người khách thứ 100 thi hòn đá sẽ trở thành một viên kim cương , con hãy bán nó đi .
    Bác đóng giày mừng rở trở về nhà . Vì không thốt lời nào trong lúc làm việc nên khách của bác từ từ đông trở lại . Ngày qua tháng lại , 1, 2,.... rồi cũng đến người khách thứ 100 , đó là một vị tu sĩ , bác đóng giày hâm hở đo ni nhưng bổng nhiên bác thốt lên :
    - Ngươi là một tên cướp núp dưới lớp áo thầy tu !
    Tên cưóp nghe vậy hoảng hốt bỏ chạy , bác đóng giày nhả viên đá ra và ném nó đi . Từ đó bác trở lại với số phận nghèo kho của mình chỉ vì không muốn đánh đổi sự giàu sang với sự thật .
    Sự thật vẫn là sự thật
  5. Violetmoon

    Violetmoon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/06/2002
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    Phan Thị Vàng Anh
    Ai dám nhận là mình xấu xí?
    1.
    Bạn đã đi Ðà Lạt chưa? Ðã đến Sài Gòn chưa? Ðã về những làng Bắc bộ chưa?
    Nếu chưa, thì bạn nên đi. Bạn nên đi sớm.
    Ði trước khi những biệt thự bị bỏ hoang đến tàn lụi.
    Ði trước khi rêu trên tường chùa bị cạo và tượng bị sơn son thếp vàng.
    Ði trước khi thành phố lớn muốn tạo những dấu chân hiện đại khổng lồ, dẫm lên chính những khẩu hiệu bảo tồn vốn cổ mà mình đã hô hào trước đó.
    2.
    Cách đây mới ba năm thôi, thành phố Hồ Chí Minh của tôi linh đình tổ chức kỷ niệm Sài Gòn 300 năm. Những ảnh cũ được đem ra, món ăn khẩn hoang nấu lại, nhà nhà nghe tên ông Nguyễn Hữu Cảnh, người người nghe lại những địa danh xưa: Gò Cây Mai, đình Thông Tây Hội, kinh Tàu Hủ với bến Bình Ðông...
    Bến Bình Ðông, thì năm nay, khi Sài Gòn bước vào tuổi thứ 303, người ta sắp dẹp nó, để mà làm đại lộ Ðông Tây. Cụ Nguyễn Ðình Ðầu đã phải kêu lên trên báo Tuổi Trẻ: "Xin giữ lấy cảnh quan của Sài Gòn sông nước trên bến dưới thuyền". Bạn phải đi qua khu vực này, thấy được vẻ đẹp (bị bỏ phí của nó) bạn mới hiểu được tiếng kêu của cụ. Thật chẳng khác nào lời kêu cứu và khẩn nài; không biết ví thế này có quá không, nhưng như tiếng kêu của cụ bà Sài Gòn, sau lễ thượng thọ phải nài xin con cháu đừng ném đi cơi trầu cũ với di ảnh cụ ông... Bến Bình Ðông, với hai bên bờ là nhà cổ, xưởng xay lúa, là những thứ mà cái túi "vốn cổ" của chúng ta chẳng có nhiều, nhất đây lại là cái thứ hữu hình, bằng nước, bằng gạch, bằng kiểu nhà, cách sinh sống; chứ không phải những thứ lù mù truyền thống, phục hồi lại mỗi nơi một màu cờ phướn và một kiểu đuôi nheo.
    Thế nhưng, nếu đại lộ Ðông Tây đi qua, số phận cảnh trên bến dưới thuyền rất Nam Bộ xưa của bến Bình Ðông sẽ chẳng khác gì số phận rêu trăm tuổi của tháp Rùa. Giải tán một khu vực thật chẳng khó, cũng như việc dọn rêu thôi, nhưng cái nỗi ám ảnh rằng mình đã phá tan chỗ trú ngụ của hàng trăm năm lịch sử có đeo đuổi được những người ký quyết định không?
    Và những người đó là ai? Họ nghĩ gì trong đầu nhỉ? Họ quyết tâm giữ gìn bản sắc dân tộc cho đậm đà bằng cái cách gì đây? Bằng cho phép xây nhà hộp tràn lan và nói đơn giản là "thí điểm"? Bằng nhập xe máy Trung Quốc ồ ạt? Bằng cho phép đập biệt thự xưa để xây nhà kính? Bằng xóa sổ cái nhúm di tích vốn đã rất mỏng mảnh của nước ta với lý do để thuận tiện cho hiện đại hóa?
    Thử tưởng tượng hai mươi năm sau thôi, những khu nhà cổ (chưa bị đập) ngày hôm nay lên bưu ảnh. Và sẽ có những người chỉ cho con cái mình mà nói: "Chỗ này ngày xưa bố (mẹ) có đi qua, đẹp lắm." Và có những người sẽ không dám chỉ tay vào ảnh mà nói: "Cái khu này chính bố đã ký quyết định đập đi."
    3.
    Tôi lại đọc báo Tia Sáng, có bài của tác giả Vũ Khánh về tiếp thị một hình ảnh Việt Nam. Vậy đấy, cứ rành mạch liệt kê cái vốn ít ỏi của mình ra rồi khai thác triệt để thì khéo lại thành giàu có. Tác giả kể ra, chúng ta có áo dài, có nón, có phở, có nem. Nghe dễ chịu như nghe một người nói đơn giản: "Tôi là thợ may. Lương tôi đủ sống. Tôi thích mặc áo xanh." Một người như vậy cũng hấp dẫn lắm chứ! Cái mộc mạc của họ, cái nghề của họ, sở thích của họ không giống anh, không giống tôi. Việc gì cứ phải thổi phồng lên những gì mình không có, để rồi phá bỏ những cái (tuy ít mà) quý giá của mình?
    Nếu coi mỗi dân tộc gần như cá tính một con người: anh Pháp hào hoa làm thơ hay, anh Trung Quốc buôn bán giỏi và mưu lược, anh Lào hiền lành... thì nếu chỉ nhìn vào chuyện giữ gìn vốn cổ không thôi, tôi vẫn nghĩ, anh Việt Nam là người hay nói dối. Dối mình và dối người.
    Chúng ta nói dối nhiều quá. Dối ở chỗ có nhiều việc chúng ta nói một đằng và làm một nẻo. Chúng ta nói, tôi là người có văn hóa và thích chơi đồ cổ, nhưng có con chuột chạy qua là chúng ta (quyết) ném chuột đến vỡ cả bình quý. Chúng ta cung kính ào ạt cho một lễ hội 300 năm Sài Gòn, rồi sau đó thì sẵn sàng thực thi một dự án có phá bỏ những phần cổ kính của Sài Gòn 303 tuổi. Chúng ta không tiếc cả kho tính từ mỹ miều cho cái Chùa Một Cột, nhưng lại tiếc một cái cột bằng gỗ cho nó, khiến bao nhiêu khách phương xa phải chưng hửng. Chúng ta biết mình nghèo mà cứ huênh hoang là mình giàu.
    Mà trong khi đó, có đứa con nào dám trách mẹ nghèo! Ừ, nước của tôi là thế đấy, nhưng mà chúng tôi tự hào, để tôi cho anh thấy: Cha ông để lại có một chút của (cẩn thận mở gói ra), chúng tôi gìn giữ còn được thế này đây (thấy vẫn còn nguyên), và chúng tôi sẽ giữ cho con cháu (cẩn thận gói lại). Anh cười thì mặc anh!
    4.
    Ông Bá Dương, tác giả người Trung Quốc, có viết một đoạn thế này: "Ðã nhiều năm nay, tôi muốn viết một quyển sách dưới tên gọi: 'Người Trung Quốc Xấu Xí'. Tôi nhớ quyển sách 'Người Mỹ Xấu Xí' sau khi viết xong đã được Quốc vụ viện Mỹ dùng làm tài liệu tham khảo cho sách lược của mình. Người Nhật cũng có một quyển sách 'Người Nhật Xấu Xí". Tác giả là Ðại sứ Nhật tại Ác-hen-ti-na. Ngài đại sứ này (sau khi viết cuốn sách đó) liền bị cách chức. Ðấy có lẽ là cái khác nhau giữa Ðông phương và Tây phương..."
    Nhưng ở Trung Quốc, người ta đã in "Người Trung Quốc Xấu Xí" của ông Bá Dương.
    Và không phải vì thế mà người Trung Quốc bị nhìn là xấu hơn. Trái lại.
    (Tia Sáng 5. 2002)


    Được violetmoon sửa chữa / chuyển vào 05:48 ngày 15/03/2003
  6. Violetmoon

    Violetmoon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/06/2002
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    Thảo Hảo
    Cái không thuộc về y đức
    Hôm qua là ngày thầy thuốc Việt Nam.
    Hôm qua chúng ta đã tặng hoa và những lời biết ơn.
    Nhưng bên cạnh lòng biết ơn chân thành đó, thì cũng phải xét đến điều sau.
    Ðó là, phàm ở đời, cái gì người ta càng cần thì càng sợ bị mất lòng. Càng sợ bị mất lòng thì đến dịp cần chúc mừng thì càng chúc mừng nhiều. Thí dụ, kỷ niệm ngày thành lập ngành cao su thì mấy ai nhớ, nhưng ngày hiến chương các nhà giáo thì phụ huynh lũ học trò đã nô nức từ tận mấy hôm trước.
    Có lẽ dân ta đối với ngành Y nước ta cũng vậy, mà còn nặng hơn. Bởi vì cái ngành này không chỉ liên quan đến sinh tử, mà còn dính líu đến vô vàn điều không liên quan đến sinh tử, nên cái "cần" và cái "sợ" của người dân đối với ngành này đi liền với nhau, lẫn lộn vào nhau, quyện thành một khối treo lơ lửng trên đầu; đầu người bệnh, và nhất là, đầu người nuôi bệnh.
    Tôi còn nhớ, một lần cô tôi đi xe máy và bị ăn cướp giật giỏ xách, làm gãy tay
    Người ta đưa cô vào bệnh viện, nằm ít hôm, chờ mổ đóng đinh vào trong xương.
    Cô nằm đó, thật như một bà hoàng, ngủ thiêm thiếp cả ngày, tỉnh dậy là ăn một tí, rồi nhìn ngó chung quanh, xem mấy trang báo, đòi uống nước cam, rồi lại lim dim ngủ.
    Chỉ có chúng tôi - những người đi nuôi cô là khổ.
    Bị cuốn vào dòng xoáy nuôi bệnh rồi, chúng tôi không còn đầu óc đâu mà nghĩ về bệnh tật, sinh - tử. Cũng không nghĩ tới viện phí hoặc giấy tờ.
    Chúng tôi chỉ đau đáu nghĩ tới giờ cô đòi... đi vệ sinh, vì mỗi lần như thế, cả đám lại phải đối mặt với cái tưởng là bé nhất mà thật ra lại rất to của các bệnh viện nước mình, ấy là khu nhà vệ sinh, tắm giặt.
    Ở cái bệnh viện rất to ấy, rất đông người bệnh và người nuôi bệnh, mà cái khu vực tối quan trọng này lại ẩm thấp và tối tăm, tanh tanh mùi bông băng, đèn tù mù soi những sọt đầy giấy và rác. Ðưa cô tôi vào rồi thì bọn tôi chỉ muốn về nhà để "tẩy trần" ngay.
    "Thế này là còn tốt", vẫn có người nói thế.
    Bởi vì ở một bệnh viện khác, tại khoa dành cho người bị liệt nửa người, mà phòng vệ sinh là "xí xổm", khiến có bệnh nhân già yếu đành phải chọn cách ngồi bệt xuống, xung quanh là nước chảy ướt đầm đìa...
    Hay như ở một bệnh viện lớn khác, nhà vệ sinh cho sản phụ lại ở ngoài hành lang đầy gió, bên trong không có đến một cái đinh móc áo, một cái gương con tối thiểu tiện nghi. Chỉ có một cái xô bẩn, mấy cái vòi, và nước thì lạnh toát. Bồn vệ sinh thì rất bẩn, người nhà thà nhịn còn hơn là phải rùng mình.
    "Thế này là còn tốt". Ai cũng nhăn mặt nói thế, trong bệnh viện cô tôi nằm.
    Có đi nuôi bệnh thì tôi mới "ngộ" ra, người ta sợ bệnh nhiều phần không phải vì "bệnh" mà vì sự mất vệ sinh của "bệnh viện".
    Nếu như bệnh viện của ta cũng như trong phim truyền hình Hàn Quốc: ai cũng sạch, chỗ nào cũng sạch - giường bệnh, nhà tắm, với lại căng tin... thì có lẽ mỗi khi có bệnh, người dân ta đã không trù trừ khi quyết định nhập viện như thế này, đến mức người nhà nhiều phen phải năn nỉ rồi dọa nạt.
    Thế đấy, cái đức hy sinh, không muốn làm phiền người khác của dân ta, nhiều khi là do hoàn cảnh (y tế) xô đẩy mà có. Lắm lúc ta không muốn nhập viện không phải vì sợ dao kéo hay kim chích; chỉ vì nghĩ đến cảnh kẻ đi nuôi mình sẽ phải ăn uống, tắm rửa, vệ sinh trong bệnh viện không thôi đã thấy rợn người, mà thương.
    Vào nuôi người trong bệnh viện rồi, mới thấy ngành Y tế nếu thương bệnh nhân và người nuôi bệnh một chút, thì cũng chẳng cần phải làm gì nhiều lắm đâu: chỉ cần nghĩ rằng họ cũng như ta, cũng có cái nhu cầu được ăn trong một căng tin sạch sẽ, được tắm giặt trong một nhà tắm sạch sẽ, được thảnh thơi về những nhu cầu vệ sinh tối thiểu, dành tâm trí cho những điều đáng để lo hơn.
    Và khi bất lực rồi, thì lại chỉ mong sao có ngay được một ông giám đốc bệnh viện sâu sát và quyết đoán như ông thủ tướng Hun Xen: ông này từng ra lệnh cho khu du lịch Ankor Wat phải xây nhà vệ sinh đàng hoàng, không thì ông cách chức.
    Nhưng điều này có lẽ cũng rất khó.
    Bởi vì ông giám đốc bệnh viện kia hẳn cũng là bác sĩ.
    Mà ngày ra trường của các bác sĩ, chắc có lẽ người ta chỉ đọc lời thề Y đức, mà không đọc lời thề Vệ sinh.
    (Thể thao-Văn hoá 2003)
    Lời yêu mỏng mảnh như màu khói
    Ai biết lòng anh có đổi thay?
  7. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Bài viết của bà Phan Thị Vàng Anh khơi lên hai vấn đề mà tôi cho là đáng quan tâm. Đó là vấn đề bảo tồn trong giao lưu văn hoá mà cụ thể là các di tích địa lí và chuyện xuất bản Người Trung Quốc xấu xí.
    Thứ nhất là vần đề bảo tồn văn hoá. Hiện nay song song với quá trình toàn cầu hoá là quá trình giao lưu văn hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Chúng được thể hiện rất cụ thể qua đời sống vật chất cũng như tinh thần của thanh niên với quần áo kiểu "tây", nhạc rock vân vân...Và tràn ngập đến nỗi nhiều vị "tiền bối"có lòng lo lắng cho văn hoá dân tộc phải lên tiếng "rùm beng" trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Nghệ sĩ cải lương thì than thế hệ trẻ chẳng tha thiết với nó nữa,thay vì đến rạp hát thì người ta đi nghe nhạc rock,nhạc pop với đủ loại tiếng tây u. Áo quần thì mấy vị bô lão vẫn than vãn sao lũ trẻ bây giờ mặc áo gì mà nghèo nàn quá hở lưng,hở rốn...lại thêm mấy câu anh ngữ thấy nổi da gà "touch me","i love you"...Tôi chẳng hiểu là sao người ta lại có thế chịu mặc những cái áo như thế, hôm nào có anh bạn nào rãnh,đi dạo phố và thử sờ mò cô nào mặc chiếc áo đó thử xem cô nàng phản ứng thế nào (kêu người ta sờ mò người ta làm theo mà phản ứng lại mới kì à). Hay chuyện nam nữ thanh niên có thể công khai làm những chuyện mà lẽ ra người ta nên làm trong phòng kín (chắc tại đất SG nhỏ bé quá)...vân vân... Vô số các lời than phiền về suy đồi đạo đức hay tha hoá nghệ thuật trong hầu hết các lĩnh vực văn hoá và đời sống hàng ngày. Đó là lời lên tiếng của lớp người "bảo thủ", còn lớp người tân tiến thì sao? Theo họ thì giao lưu văn hoá thì cứ mở rộng hết mức để mà tiếp thu văn hoá tân tiến của người ta chứ, toàn cầu hoá mà. Vậy là người ta cứ chạy theo văn hoá mới,văn mình mới...
    Nhưng theo tui, giao lưu văn hoá thì phải 2 chiều,có giao có lưu hăn hỏi. Thực tế tui thấy toàn là người tây giao cho mình thui,chứ có thấy người mình lưu được gì cho họ đâu? Người ta có ca tụng áo dài thật đấy, nhưng có ai hâm mộ đến nỗi biến chúng thành trang phục hàng ngày đâu? Nhưng ngược lại thì chúng ta lại đang mặc quần tây,áo sơ mi ..cũng của tây luôn....Thử nhìn xung quanh chỗ của bạn, bạn thử liệt kê tất cả nhứng món có nguồn gốc từ Việt xem (đồ Việt trên đất Việt nhé) và so sánh đồ của tây xem. Ngay cả cái máy tính,cái bàn phím...mà tui đang dùng đây cũng là đồ của tây nốt. Chúng ta đã giao gì cho người ta?Gần như chẳng có gì hết,chẳng đáng kể gì hết.
    Dân tộc Việt Nam 4000 năm văn hiến mà nhục nhã vậy sao? Chẳng có gì đáng kể lưu lại cho hậu thế sao? Rất buồn là phải nói rằng điều đó đúng,chúng ta chẳng có gì hết. 4000 năm ở toàn VN còn chẳng lưu được gì,huống hồ là 303 năm nhỏ nhoi của cái đất Gia Định nhỏ xíu. Lịch sử đã vậy,người xưa đã vậy thì quí vị ơi đừng có than thân trách phận nữa....Truyền thống của VN là thế, xây rồi phá,phá rồi xây...
    Vừa rồi thì bà Phan có phán một câu mà tôi cho là quá đáng, truyền thống VN là gian dối. Thật ra đó là chỉ là một phần nào đấy trong văn hoá VN (hay phương đông nói chung) mà thôi, truyền thống văn hoá gian dối trong thương nghiệp. Mua đi bán lại,mua rẽ bán mắc...hổng gian dối lấy gì sống? Nó khác với xã hội phương tây trọng người thương nhân ( trong khi phương đông phân loại thương nhân như tầng lớp mạt hạng trong xã hội "sĩ nông công thương"). Và truyền thống đó vẫn còn đến bây giờ, cứ làm ăn với VN thì người nước ngoài người ta ngán...Tuy nhiên chỉ vì thế mà quơ vào một nắm thì tôi cho là quá đáng.
    Chuyện thứ hai mà tôi muốn nói là chuyện xuất bản Người Trung Quốc xấu xí. Hiện nay thì quyển này đã được Trung Hoa lục địa cho xuất bản và lưu hành hợp pháp (tác giả là Bá Dương, Đài Loan). Theo tôi biết là đã có hai người tham gia dịch quyển này. Một là ông Nguyễn Hồi Thủ,sống ở Pháp,hai là bà Dư Thị Hoàn của hội nhà văn Việt Nam. Tôi có đọc bản ông Nguyễn và cho đăng ở box Văn học, và mới gần đây thì có thấy bản của bà Dư Thị Hoàn đăng trên talawas. Điều tôi băn khoăn là không biết có một ấn phẩm hợp pháp lưu hành ở VN hay chưa. Thật là tiếc nếu tác phẩm này bị cấm (hình như trước kia thì thế,còn bây giờ tôi không rõ). Vừa rồi nhân đọc báo trên mạng thì tôi có nghe là ông Trần Văn Giàu cũng đang viết một quyển nội dung đại khái như thế,nhưng chưa xuất bản được. Tôi vẫn đang chờ xem thế nào.
    Moonlight+Blue-Solitary Mountain
    http://www.vnntu.com
  8. Violetmoon

    Violetmoon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/06/2002
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0

    cái này có lẽ mình fải đính chính một chút , vì tầng lớp thương nhân trong xã hội phương tây cũ cũng không được coi trọng vì đi ngược lại giáo điều trong Thiên chúa giáo , chính vì thế những người do thái nhập cư vào mĩ và châu âu phần lớn làm nghề liên quan đến ngân hàng ( cho vay) , giao dịch buôn bán (những nghề kiếm ra tiền mà ít người phương tây "muốn" làm thời bấy giờ)tạo nên một cộng đồng khá mạnh cho đến ngày nay.
    Còn về chuyện du nhập văn hoá phương tây , theo mình nghĩ , trình độ nhận thức của người Vn còn khá thấp nhiều khi chưa fân biệt được cái hay cái xấu , nhất là giới trẻ ngày nay và đáng buồn thay báo chí lên án những thói hư tật xấu của phương tây một cách fiến diện càng làm cho giới trẻ ngộ nhận . Người ta nói , trên một sa mạc có một cái cây cổ thụ, và rất nhiều tai nạn đã xảy ra vì "chướng ngại vật" , lí do vì sao vậy , sa mạc rộng mênh mông thế họ không đi mà lại đụng ngay cái cây dở hơi này , là vì họ quá quan tâm , hay nói cách khác họ sợ mình sẽ gặp tai nạn bởi cái cây , họ muốn tránh xa cái cây , chính vì thế họ nhìn vào nó , vào con đường dẫn đến cái cây chứ không phải những con đường xung quanh đấy , thay vì tránh cái cây thì lại đưa mình vào rọ
    trả trách ngày nay , ăn tây , mặc tàu , nghe K pop,thay vì cảm nhận đưởng những tư tưởng , nghệ thuật , học vấn của nền văn hoá khác.Mình đọc đâu đó người ta còn gọi thế hệ trẻ ngày nay là thế hệ @ (sự cộng hưởng của Thế hệ Thực dụng, Thế hệ Thờ ơ và Thế hệ Bạo lực), "họ không có biết đến Thép đã tôi thế đấy, không biết đến cha anh chúng đã từng : Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, Mà lòng phơi phới dậy tương lai" mà chỉ mơ đạt được "Tiếng Anh, tin học, quản trị kinh doanh: ba con át chủ bài này sẽ đem họ tới phòng làm việc gắn máy lạnh của một cao ốc trong down town Hà Nội hay Sài Gòn".. Thật đáng tiếc lắm thay. Vậy bao giò VN mới sánh vai các cường quốc năm châu
    Ở mọi dân tộc và trong mọi thời đại, thế hệ trẻ thường không được đánh giá đúng; ở châu Á nói chung và Việt nam nói riêng, đặc biệt là bây giờ; thế hệ trẻ chỉ được coi là một thế hệ quá độ, một thế hệ phải chấp nhận, không bao giờ được đặt niềm tin và hy vọng.
    Một người @ viết "Tôi, cũng như bao người trẻ khác, biết chỉ nói không là không đủ. Không thể đổ lỗi cho chiến tranh, cho thế hệ trước, cho cơ chế, cho bất lực, hay cho những thế lực bên ngoài mãi được. Tôi biết rằng đã đến lúc tôi phải góp một phần vào để tạo ra sự thay đổi. Phải làm một cái gì đấy. Vâng, một cái gì đấy!" Một cái gì đấy nhưng lại không biết là cái gì cả ...
    Còn về người trung quốc xấu xí , không hiểu ý bạn lắm , cuốn này đăng ở trên mạng cũng vài ba năm rồi , mới đây mới được đăng trên talawas ,vào thời gian trước nó cũng bị cấm đoán khá gay gắt ở trung quốc , về sau này mới được chấp nhận , điều đó cũng không có gì lạ lấm , đi ngược lại văn học vn vài năm trước đay , những tác phẩm của dương thu hương đã từng bị cấm đoán chỉ vì nội dung khá "thật" của nó , nhà thơ dư thị hoàn với bài thơ "tan vỡ" viết năm 1988 đã gây một cú sốc trong diễn đàn văn học với :
    "....Tất cả rồi sẽ qua đi, qua đi
    Chúng mình sẽ thành chồng, thành vợ
    Nếu không có một lần...
    Một lần như đêm nay
    Sau phút giây
    Êm đềm trên ghế đá
    Anh không cài lại khuy áo ngực cho em..."
    thử so sánh ngày hôm nay với vi thuỳ linh hay phan huyền thư mới thấy sự "chấp nhận" (hay thừa nhận) phát triển thế nào .
    Cách sống mới , tư tưởng mới , có lẽ khiến con người sống thoáng hơn .......không biết
    Được violetmoon sửa chữa / chuyển vào 20:58 ngày 15/03/2003
  9. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn moon đã đính chính, kiến thức về lịch sử văn hoá thế giới của tôi còn rất hạn chế. Chắc là cần học ở moon nhiều.
    Chuyện giao lưu văn hoá giữa đông và tây theo tôi là một đề tài khá thú vị (nhưng quá rộng). Tôi cũng xin có vài ý lan man thế này. Thật sự thì nếu đổ thừa cho người trẻ chẳng hiểu hay ít ra chẳng phân biệt được tốt xấu thì cũng chẳng đúng (bản thân tôi cũng là nằm trong thế hệ này nên chẳng dám có những phán quyết trịch thượng hay binh vực). Con hư tại mẹ. Đổ thừa người trẻ thử hỏi người già đã dạy gì cho người trẻ mà bắt người ta hiểu. Chẳng ai dạy họ âm nhạc,thi ca,triết học....mà bắt họ phải nghe và hiểu nhạc cổ điển ru ngủ,thi ca quái đản và triết lí sống đúng đắn....Người ta trách họ quay lại với văn hoá truyền thống,chẳng nghe cải lương,chẳng ngâm thơ đường,chẳng đọc ca dao....Đó là lỗi của một nền giáo dục. Đó theo tôi là nguyên nhân sâu xa dẫn đến chuyện "tha hoá" thanh niên. Ngoài ra thì còn những chuyện như tuyên truyền một hướng gây lệch lạc,quá trình toàn cầu hoá giao lưu văn hoá cũng đóng một vài trò nào đó. Thanh niên cứ như trẻ con thế thôi, khi suy nghĩ chưa được độc lập thì thấy gì tiếp thu đó, thấy cái gì thú vị thì người ta theo...
    Về thế hệ @ đang diễn ra tranh luận trên talawas thì tôi thấy đôi khi các vị chỉ trích đã quá đáng. Chẳng hạn như ông Mai Chi khơi mào đầu tiên bằng bài thế hệ @ với nhiều trích dẫn và phê phán thái quá. Đọc bài của ông mà tôi ngán ngẫm. Nhưng tôi tin là thật ra cách nói của ông là nói quá để làm đủ mà thôi...
    Về quyển người Trung Quốc xấu xí. Vừa rồi có lẽ là tôi diễn đạt không rành nên bạn moon chẳng hiểu ý tôi. Tôi nói lưu hành và xuất bản theo nghĩa lưu hành và xuất bản bằng sách,nghĩa là có sự chấp nhận hợp pháp rộng rãi. Chứ trên mạng thì dù có lưu hành nhưng chưa hẳn là hợp pháp,đơn giản là người ta chẳng thể làm được gì khác hơn trong điều kiện mạng internet hiện nay. Với sự đăng tải công khai bản dịch của bà Dư Thị Hoàn thì tôi hi vọng là bản dịch đã được chấp nhận hợp pháp (bà DTH là hội viên hội nhà văn hẳn hoi).
    Về sự thông thoáng trong xuất bản cũng như đánh giá các tác phẩm văn học thì tôi thật sự không lấy gì làm lạc quan lắm trong tình hình hiện nay. Gần đây là Chuyện kể năm 2000 của ông Bùi Ngọc Tấn bị cấm xuất bản...Dù là hiện nay người ta đang mở cửa,có vẻ mọi thứ thông thoáng hơn như DTH thì đã xuất hiện trở lại, Phạm Thì Hoài thì cũng được người ta nhắc đến công khai...nhưng vẫn còn quá xa để có thể nói là đầy đủ "thông thoáng".
    Cảm ơn moon về bài thơ của bà Dư Thị Hoàn. Trước đây tôi có đọc được vài câu thôi trong bài phê bình của Nguyễn Thanh Sơn khi đề cập khía cạnh ******** trong thơ (khi phê bình thơ Vi Thuỳ Linh). Nếu moon có nguyên văn bài thơ,có thể vui lòng đăng vô mục thơ của gatgu được không? Xin cảm ơn.
    Moonlight+Blue-Solitary Mountain
    http://www.vnntu.com
  10. Violetmoon

    Violetmoon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/06/2002
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    Dao nay luoi viet quas , thoi thi post cho ban cai link ngay truoc minh tranh luan ve chu de hoi hoi co lien quan den "gioi tre ngay nay" http://ttvnol.com/forum/t_45685/1, ko biet co nhan ra minh la ai trong so do khong
    You must remember this
    A kiss is still a kiss
    A sigh is just a sigh
    The fundamental things apply
    As time goes by ......

Chia sẻ trang này