1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thế giới quan khi vận tốc vượt ánh sáng!

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi BlueSpider, 03/06/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Nhức đầu thế đủ rồi, nhưng xin nói một câu cuối cùng nhé : Đúng ra thì không phải mọi người phản bác ý tưởng của bạn mà chỉ bởi thái độ ban đầu của bạn gây sự không thiện cảm mà thôi, dù sao thì chúng tôi và cả bạn cũng là con người. Nếu từ đầu những điều bạn nói được trình bày rõ ràng như một quan điểm độc lập và không phủ nhận hoàn toàn người khác thì chắc chắn đã không có chuyện vừa rồi. OK ?
    Còn về những lý luận của bạn tất nhiên nó cũng dựa trên những nền tảng riêng, tuy bạn đã không trình bày một cách dễ hiểu nhất. Cái mà bạn gọi là năng lượng tối bởi vì bạn đã nghĩ rằng nó vượt ra khỏi khả năng nhận thức của chúng ta, bạn đã lập luận rằng hiện nay ánh sáng là công cụ mạnh nhất mà con người sử dụng để tìm hiểu vũ trụ chính bởi vậy mà con người đã không thể vượt qua được bức tường ánh sáng. Có thể đây cũng chính là một ý nghĩa triết học rằng ''dao sắc không gọt được chuôi'', nếu bạn đã đọc qua định lý không hoàn thiện của Kurt Godel thì sẽ thấy điều đó. Nó cũng giống như ngày xưa con người cho rằng mặt đất này nằm trên lưng một con rùa khổng lồ, rồi một ngày người ta lại thắc mắc thế con rùa đó phải đứng trên một cái gì đó chứ ??? chắc hẳn là trên lưng một con rùa khác ...
    Chúng ta muốn nhận thức thế giới đều phải gián tiếp qua nhờ một phương tiện truyền tin nào đó, và chính phương tiện đó là giới hạn nhận thức của chúng ta. Nhưng cũng dựa trên những điều đó mà tôi lại có suy nghĩ khác với bạn, tôi không cho là tồn tại năng lượng tối và cũng không cho rằng vận tốc ánh sáng là hữu hạn (không phải chống lại Einstein đâu nhé! ), chúng ta có những kết luận như trong thuyết tương đối của Einstein chính bởi cái giới hạn mà ánh sáng đặt ra cho chúng ta. Hiện tại tôi cũng chưa thể giải thích rõ ràng điều này, hy vọng một ngày gần đây sẽ được trao đổi tiếp.
    Chào.
  2. BlueSpider

    BlueSpider Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    536
    Đã được thích:
    0
    Con người cảm nhận bằng thị giác như sau: có ánh sáng thì nhìn thấy còn không có ánh sáng thì không nhìn thấy... mà theo bạn có tia tối ... vậy tia tối này cho ta cảm giác gì ngoài 2 cái kia "thấy" hay "không thấy" ???
    Ý tưởng của bạn Phuongcao xa xưa đúng như Larra nói!!!!
    Còn thí nghiệm của Larra nói thì đó là do:
    Bình thường vật thí nhiệm (vật được đo nhiệt độ) của chúng ta được "chiếu" bức xạ nhiệt đều từ mọi phía nhưng khi đặt viên nước đá vào thí nghiệm thì một khoảng không gian xung quanh vật thí nghiệm (khoảng không gian của viên đá ) không "chiếu" bức xạ nhiệt cho vật thí nhiệm ...vì thế vật thí nhiệm lạnh hơn bình thường là đúng!!! Không có gì là lạ!!!
  3. BlueSpider

    BlueSpider Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    536
    Đã được thích:
    0
    Trở lại vấn đề của bài... ta xét một khối vật chất khi được đặt trong vùng không gian trũng ... khi đó vùng không gian trũng sẽ hút vật chất xung quanh mạnh mẽ ==> vật chất xung quanh sẽ bị hút vào theo một hình xoáy tiến dần vào trung tâm .
    Phân bố vật chất xung quanh khối vật chất đều nên mặc dù khối vật chất đó được truyền một lượng lớn các hạt Mezon mà vẫn nguyên trạng thái ( chỉ khác là lượng hấp thụ và giải phóng Mezon tăng lên ) ... Lượng Mezon truyền tới càng ngày càng lớn (tỉ lệ nghịch với bán kính vòng xoáy nhỏ nhất ) => năng lượng khối vật chất đó tăng cao , năng lượng nó mang theo bằng năng lượng của khối vật chất lớn hơn nó rất nhiều lần... và rồi lượng Mezon giải phóng trong 1 đơn vị thời gian tăng ==> tốc độ khối vật chất tăng không ngừng (càng nhận nhiều càng giải phóng nhiều ) dần dần Luợng Mezon giải phóng trong 1 đơn vị thời gian của 1 đơn vị vật chất của khối vật chất này lớn hơn của photon ánh sáng kết quả là tốc độ của nó vượt ánh sáng
  4. ngoclong80

    ngoclong80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2002
    Bài viết:
    1.070
    Đã được thích:
    0
    Nói như bác thì cái máy cilotron cũng có thể tăng tốc cho hạt electron có vận tốc cao hơn vận tốc ánh sáng à? (Mà electron cũng là một mezon đó thôi). Nhưng tại sao cho đến giờ chưa ai ..."quay" electron nhanh hơn vận tốc ánh sáng vậy? ---> thuyết tương đối. Còn cái trường trũng thì cũng chẳng qua là một trong những giả thuyết về trường của thuyết tương đối. Đó là theo em nghĩ và theo những gì còn đọng lại trong đầu em của những gì học được từ thuyết tương đối. Hì. Đem một hệ quả để phủ địng chính nó cũng là một cách hay, nhưng có lẽ nên dùng trong toán học. Ngược lại cần có một thực tiễn, một thí nghiệm thực sự để sáng tỏ trong VL. Em không tin là nếu như bác nghĩ, các nhà khoa học hiện nay không thử lấy một lần trong khi họ đã có thể đo được va chạm electron-positron. (Là hai mezon cả nhé).
    Nhưng thực ra cái nhìn của một thế giới có vận tốc cao hơn vận tốc ánh sáng thì có rồi. Các bác ở đây chẳng thiếu gì người nghe đến hiệu ứng Cselenkov và tác dụng của nó.
  5. mattroicuaban

    mattroicuaban Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2004
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Bạn có biết răng người ta đã từng tìm ra vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng ko ? Diều này cho rằng lý thuyết của enstein cũng chưa hoàn toàn là đúng. Người ta đã từng cho những hạt năng lượng nhỏ (mình cũng ko nhớ rõ là hạt gì nữa) vào trong máy ra tốc và kết quả thu dược là dạt dược vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng . Như vậy nói nên điều gì đây ? mình ko thể nghĩ ra
    Và mình cũng xin nhắc các ban rằng thời gian la gì :" ví dụ như chúng ta nhìn thấy các ngôi sao , đó là do ánh sáng từ các ngôi sao truyền đến mắt chúng ta , cái mà chúng ta quan niệm chúng ta cách ngôi sao đó bao nhiêu lâu chính là thời gian ma ánh sáng chạy đến mắt chúng ta đê chúng ta có thể nhìn thấy.Vì thế thời gian cũng chính là một phạm vi nằm trong vận tốc của ánh sáng ." Mình chỉ giám nói nên quan điểm của mình mong các bạn góp ý .

  6. Color_Of_Wind

    Color_Of_Wind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2003
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Người ta đo khoảng cách giữa các vật nhờ...thước đo.
    Ở đây cũng vậy mà thôi, thước đó khoảng cách giữa các ngôi sao, giữa các thiên hà chính là năm ánh sáng.
    Mình có thể chuyển đơn vi từ một năm ánh sáng sang đơn vị met bình thường mà.
    Vậy nên ý của bạc "Vì thế thời gian cũng chính là một phạm vi nằm trong vận tốc của ánh sáng .". Là không đúng rồi.
  7. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Tuy có thể chuyển đổi đơn vị khoảng cách nhưng sự thật đúng là thời gian chính là một tính chất của ánh sáng. Chúng ta thấy thời gian qua đi chính là vì ánh sáng có vận tốc của nó, mọi thôg tin của thời gian đều phụ thuộc ánh sáng. Tại sao người ta làm thí nghiệm và lịa phát hiện được rằng con người sẽ già nhanh hơn khi sống trên núi so với dưới đồng bằng? Đấy là do ở đồng bằng, tức là gần tâm Trái Đất hơn, ánh sáng chịu hấp dẫn lớn hơn nên thời gian trôi chậm hơn.
    Còn bác gì nói đã có thứ nhanh hơn ánh sáng. Quả thật tôi cung nghe chuyện này nhiều lắm rồi, nhưng vẫn chưa được xác nhận chính xác. Hơn nũa nếu một hạt đạt vận tốc nhah hơn ánh sáng thì cỉ có thể khi khối lượng của nó là âm mà thôi (sách vật lí Đại cương, quyển nào quên rồi)
  8. newtoneinstein

    newtoneinstein Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Thấy mọi người tranh luận rôm rả wá, phải tham gia thôi!
    Thời gian xuất hiện trong Vật lý khi Newton phát biểu các định luật cơ học của mình. Để "cụ thể hoá" các phát biểu đó, Sir Newton đưa ra phương pháp lấy vi fân, cụ thể: v=ds/dt;
    Trong đó: v=vận tốc, ds và dt là vi fân quãng đường và thời gian. Bây giờ tôi đặt vấn đề: dt là khoảng thời gian vô cùng bé mà vật (chất điểm) cần để đi được quãng đường ds. Chúng ta đòi hỏi dt--->0 nhưng thực ra dt không thể bằng 0, vì nếu dt=0 có nghĩa là chưa có chuyển động nào xảy ra cả. Thật vậy, tại một thời điểm nào đó chúng ta chỉ có thể khẳng định vật ở vị trí nào đó trong không gian chứ không thể biết chuyển động của vật được, muốn biết vật chuyển động ra sao ta phải đo lượng thời gian (rất bé) trôi qua rồi đối chiếu với quãng đường (rất bé) đi được. Như vậy, ta có thể khẳng định "khoảng thời gian" là thước đo vận động của vật chất, không một vận động nào diễn ra trong khoảng thời gian = 0 cả! Bây giờ tôi đặt ra câu hỏi: tại sao thời gian trôi? Liệu hòn đá vô tri vô giác có "cảm thấy" sự trôi của thời gian không? Thời gian trôi đóng vai trò như thế nào đối với sự vận động của vũ trụ?
    Đến thời của Einstein, ông vẫn kế thừa những gì Newton để lại cho đến khi 2 ông Morley&Michelson (nếu tui ko nhầm!) làm thí nghiệm và nhận thấy vận tốc ánh sáng đối với ether là không đổi và không phụ thuộc vào chuyển động của nguồn sáng hay vật quan sát. Thời thế tạo anh hùng, Einstein lấy ngay kết quả đó làm tiên đề cho lý thuyết mới của mình, cùng với một tiên đề nữa về sự bình đẳng của các hệ quy chiếu quán tính, ông đưa ra được các kết quả gì gì đó (chúng ta đều biết cả rồi). Nhìn vào kết quả đó ta có thể thấy là nếu vật có vận tốc >= C sẽ là phi lý. Thế nên, lý thuyết của Einstein đòi hỏi C là giá trị vận tốc cực đại của vạn vật. -------> Chúng ta không thể thừa hưởng những kết quả của Thuyết tương đối để nói về "Thế giới quan khi vận tốc > C" được vì chúng mâu thuẫn nhau. Thế mà, theo tôi biết, hiện tại chưa có lý thuyết vật lý nào mô tả vật chất ở trạng thái vận động nhanh hơn ánh sáng cả. Có lẽ việc thảo luận về topic này hơi "quá sức" đối với chúng ta!
    Dù sao tôi cũng tin rằng lý thuyết "Siêu thống nhất" của newtoneinstein sẽ giải quyết được vấn đề này và còn hơn thế nữa. Please wait...

  9. ngoclong80

    ngoclong80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2002
    Bài viết:
    1.070
    Đã được thích:
    0
    Đầu tiên là phải xin lỗi bà con để cho ngoclong80 cùn một phát. Hé hé hé.
    Câu trả lời của tớ cho câu hỏi đầu tiên của bài viết là : "Không biết".
    Mình xin kể một câu chuyện rất thật, nó thật bởi vì mình là một trong những người tham gia nó, dưới vai trò của kẻ đến nghe, của một tên SV vật lý.
    Trong trường của mình đột nhiên nổi lên một đợt sóng dư luận, nói rằng thày giáo A (xin lỗi không nói tên) đã đưa ra mệnh đề là : "Vật lý cổ điển có ít nhất là ba lỗ hổng lớn - trong đó trầm trọng nhất là định luật bảo toàn năng lượng và định luật bảo toàn động lượng". Hà hà. Vậy là giữa thày giáo phụ trách Cơ học cổ điển của trường (tạm gọi là thày G) và thày giáo A này đã nổ ra một cuộc tranh cãi quyết liệt. hẳn các bạn cũng hiểu, với tầm cỡ như thế này, thì thày A, người đưa ra giả thuyết kia là người dũng cảm, còn thày G lại la người phải bảo vệ đến cái lá chắn cuối cùng. Dư luân này càng mãnh liệt hơn trong tụi SV Vật Lý bọn mình, ít nhất là những thằng đã học xong năm thứ ba, đã từng được thày G dạy và lại đã tốt nghiệp qua phần cơ học cổ điển. Vậy là Ban tự trị SV của trường quyết định tổ chức một cuộc Conference để cho các sinh viên Vật Lý cùng tham gia ý kiến của mình vào cuộc đụng độ nảy lửa này, dĩ nhiên, những SV nước ngoài như Ngoclong80, kém là một chuyện, tiếng nói là thứ hai chỉ dám đến ngồi nghe và học tập.
    Mệnh đề thứ nhất được đề ra: Năng lượng không bảo toàn, định luật bảo toàn năng lượng là sai. Lí do, khi xét các định luật bảo toàn nói chung và bảo toàn năng lượng nói riêng Cơ học cổ điển đều xét trong trường hợp chuyển động "đối xứng" của vật, chất điểm.
    Thí nghiệm cũng được đưa ra, đó là một hệ thống bao gồm một loạt những vận động quay được đan xen vào nhau. Những phép đo và nhưng phép tính động năng, cơ năng thông qua các chỉ số đo đó.
    Kết quả, theo thời gian có những thời điểm năng lượng thu được từ vật quay cao hơn năng lượng mà động cơ cho vào.
    ---> tồn tạn động cơ vĩnh cửu loại 1.
    Thí nghiệm hai, là về thí nghiệm của con quay. Khi khônng quay thì khối lượng nặng, khi quay thì nhấc lên dễ dàng ----> có hiện tượng phản lại Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton.
    Thí nghiệm thứ ba (đây là phần cận kề nhất với câu chuyện mà bạn nói bên trên, răng người ta đã tìm ra một máy gia tốc đưa một hạt lên trên vận tốc ánh sáng): Thầy A có nói, một kĩ sư người Nhật đã chế tạo ra một cái máy có hiệu suất làm việc là 400-500 %. Và hiện nay đã chế tạo cớ khoảng 50000 cái và rao bán tại thị trường châu Á. (Bạn đã từng nghe và từng biết chưa? - mình xin phép lặp lại câu hỏi này của bạn mattroicuaban. Bạn đừng hiểu nhầm mình chế giễu. Không phải đâu, mình muốn mượn câu hỏi này để cảnh tỉnh thôi. Muốn hiểu cảnh tính thế nào thì mới theo dõi tiếp.)
    Đó là những bằng chứng hùng hồn để phá vỡ định luật bảo toàn năng lườn trong cơ học cổ điển.
    Dài roài.
    Muốn biết câu chuyện ra sao, hồi sau sẽ rõ. Đảm bảo với các bạn, hồi hộp không kém truyện Kim Dung.
  10. BlueSpider

    BlueSpider Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    536
    Đã được thích:
    0
    "electron-positron. (Là hai mezon cả nhé)."
    !
    Hehe ,,, anh bạn NGOCLONG sai rồi nhé electron không phải là MEZON ông bạn cứ xem sách thì biết : e là lepton, spin bán nguyên thì phải ! Còn Mezon là Hadron, spin bằng nguyên lần h (hằng số Flank) ...mà thể hiện đặc trưng nhất là ở tam tuyến Mezon Pi ....
    Thứ lỗi mấy hôm sửa máy không lên mạng được !!!

Chia sẻ trang này