1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THE GIOI TAM LINH ( Luan Xa Tiep theo )

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi canhsanhotrang, 03/09/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. canhsanhotrang

    canhsanhotrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    LUÂN XA NƠI VÙNG LÁ LÁCH


    Là luân xa số 3, nó có sáu cánh . Tại sao ta lại phảI khởi biết luân xa này trước ?

    -Là vì luân xa này có thể gọi là luân xa căn bản: bởi nó thu hút một sinh khí cầu ( globule de vitalite ) . Rồi phân tích ra thành bảy hột nguyên tử . MỗI hột nguyên tử là mỗi thứ Prana ( sinh lực ) với màu sắc riêng biệt : tím-lục-xanh-vàng-cam-đỏ-đỏ hường-đỏ sậm .

    Người ta để ý thấy 7 màu này khác với 7 màu của cái móng là : Đỏ-cam ?"vàng-lục-xanh-chàm-tím. Mà 7 màu của sinh khí cầu giống với những màu của các thể thanh con người như : chơn thần ( thể làm bằng chất thượng trí trong cõi thượng thiên . Nó chờ khi con người thoát kiếp luân hồi sinh tử, thì lúc đó nó mới tan rã, chứ không giống xác thịt mỗi kiếp là mỗi rã ) . Trí và Vía ( phần thượng ).

    -Trong bảy hột nguyên tử khác màu sắc đó : Hột nguyên tử màu đỏ hường là lưu lại luân xa lá lách, còn 6 hột nguyên tử kia thì lại bị luồng sóng phụ thuộc rút đi theo 6 cánh của luân xa, chia làm sáu ngã, đặng nuôi 6 luân xa khác nhau như : luân xa ở xương mông-rún-tim-yết hầu-giữa hai chân mày-và nê huờn? cùng những chỗ nào mà xác thịt cần dùng .

    Hột nguyên tử màu đỏ hường là hột nguyên tử thứ bảy . Lưu lại luân xa lá lách, được đưa đi nuôi bộ thần kinh. Người ta gọi nó là hột nguyên tử căn bản : vì nó rút 6 hột nguyên tử khác để làm ra sinh khí cầu . Những hột nguyên tử màu đỏ hường chắc chắn là món ăn của não cân. Nếu dây thần kinh của con người có ít sinh lực màu hường này , thì nó rất nhạy cảm và hết sức căng thẳng , và do một nguyên nhân rất nhỏ, con người sẽ nỗi giận va xáo trộn tâm hồn một cách dễ dàng. Nếu dây thần kinh của một người nào hút nhiều sinh lực màu đỏ hường ấy, thì tính tình của y trở nên hoà huởn hơn, và cảm thấy tâm tư mình nhẹ nhàng dễ chịu hơn .

    Tuy có bảy thứ sinh lực, nhưng chỉ có năm luồng từ lá lách đi ra là :

    1-Hai luồng sinh lực màu tím và màu lục nhập lại thành một luồng chạy lên yết hầu rồI sau đó chia ra làm hai. Màu lục đổi thành hai màu : lụt dợt và lục đậm. Lục dợt ở lại yết hầu và tăng sức cho nó, còn màu lục đậm và màu tím thì đi lên nuôi cái óc. Còn sinh lực màu tím nuôi thượng tầng cái óc, nó rãi rác theo 970 cánh của luân xa tại nê huờn cung .

    2-Luồng sinh lực màu xanh chạy vô rún, dưỡng bộ tiêu hoá ( bao tử, ruột, gan ) và thận .

    3-Luồng sinh lực màu vàng chạy vô trái tim tăng sức cho nó , làm cho nó đập mạnh và nhảy đều hơn. Sinh lực ấy còn theo máu chạy khắp châu thân, rồI lên óc dưỡng 12 cánh của luân xa tại đĩnh đầu. Nó giúp cái óc thâu tóm được những tư tưỡng triết học cao siêu và siêu hình, những người khờ khạo si mê thì sinh lực màu tím và màu vàng lên đỉnh đầu rất ít . Những tư tưởng và tình cảm cao siêu thuộc về đạo đức, thì như tuỳ theo sinh lực màu tím.

    4-Luồng sinh lực màu đỏ cam và màu đỏ bầm hiệp nhau lại làm một ( tuy là hai màu nhưng cũng có xen màu tím sẩm nữa ) chạy lại chỗ luân xa xương mông, nuôi bộ phận sinh dục và thêm sức nóng cho máu huyết. Người nào tuyệt dục thì sinh lực màu đỏ cam và đỏ bầm không chạy xuống bộ sinh dục nữa, mà lại chạy trở ngược lên óc. Nơi đây màu đỏ cam đổi ra màu vàng ròng, thêm sức cho trí năng, màu đỏ bầm đổi ra màu đỏ sậm giúp cho tình yêu được trong sạch, không còn xen tính ích kỷ nữa. Màu tím sậm trở nên màu tím dợt để nuôi phần thiêng liêng của con người .

    5-Luồng sinh lực màu hường chạy theo mấy đường gân đi khắp châu thân, nếu nó vừa đủ thì tốt, còn ít quá thì bộ thần kinh bị căng thẳng, con người dễ dàng nỗi nóng. Nhưng nếu trong trường hợp nó dư thì con người có thể đem chia sớt cho kẻ yếu hơn bằng cách ngồi gần họ thì họ tự động sẽ hút đi nguồn sinh lực tốt đó, hoặc sẽ bị truyền sang từ người kia nguồn sinh lực xấu dư thừa nơi họ . Giống như các cụ đã nói : Gần mực thì đen, Gần đèn thì sáng vậy .


    BẢNG CHỈ NĂM LUỒNG SINH LỰC

    1/ Luồng sinh lực màu tím lục : Đi tới luân xa nơi yết hầu

    2/ Luồng sinh lực màu xanh : Đi tới luân xa nơi rún ( nói chung là dạ dưới )

    3/ Luồng sinh lực màu vàng : Đi tới luân xa nơi tim

    4/ Luồng sinh lực màu đỏ cam và đỏ bầm : Đi tới luân xa nơi xương mông
    ( có tím sậm xen vào )
    5/ Luồng sinh lực màu đỏ hường : Đi tới bộ thần kinh .

    Sinh lực làm tăng sức mạnh cho cái phách , và xác thịt xuyên qua cái phách. Nhờ sinh lực ấy mà con người được mạnh khoẻ, và nhờ nó mà con ngườI ta mới chữa bệnh bằng cách truyền điễn đặng . (Điển là một sức mạnh tiềm tàng trong cơ thể có được qua Thiền ) .

    Những sinh lực màu hường vào bộ thần kinh lâu chừng nào, thì càng trở nên phai dợt chừng nấy : Vì nó bị bộ thần kinh thu hút hết sinh lực của nó. Lúc đó nó dường thể như ốc không hồn, như vỏ trống ruột, nên sẽ bị sa thãi (đoạn này sẽ đề cập ở những loạt bài tới ) và tạo ra hào quang cái phách hay hào quang tráng kiện ( aura de sante ) màu trắng xanh dợt .

    Nếu con người mạnh khoẻ lá lách làm việc điều hoà, thì sinh lực được thu hồI dồi dào, dư sức nuôi xác thịt. Những phần tử dư dùng ấy sẽ bị sa thải ra ngoài, bay tung khắp nơi, do hào quang tráng kiện. Cùng một lượt với các phần tử ấy, những hột nguyên tử đã bị bộ thần kinh hút hết sinh lực cũng đều bị sa thải. Bởi vậy nếu ta ở gần người tráng kiện chính đó là một nguồn sức khoẻ cho ta. Người ấy vô tình không biết là mình đã luôn luôn rãi thần lực cho nhửng ngườI kế cận được nhờ.

    Do nguyên nhân đó mà những người truyền điễn mới chửa bệnh đặng .

    Người ta cần biết những hột nguyên tử này bị xác thân sa thải luôn luôn do lỗ chân lông và nhũng cơ quan bài tiết khác trong cơ thể. Người có nhãn quan thấy chúng nó hoá thành một lùm mây lợt màu xám. Có nhiều phần tử bị sa thải cũng kết tinh lại làm thành nhiều đồ hình kỹ hà học ( nhu đồ hình khối vuông, lục giác, tam giác, chuỳ giác??

    Loài thực vật thảo mộc cũng thu hút những sinh lực nữa , giống như chúng chỉ dùng một phần nhỏ mà thôi. Có nhiều thứ cây , nhất là cây thông và cây dầu gió, chi dùng những hột sinh lực và thãi ra rất nhiều hột sinh lực còn dư. Vì vậy chung quanh nhà nên trồng các thứ cây ấy để giúp cho sự kháng kiện của con người , nhất là bộ thần kinh. Người có não cân suy nhược , mà nếu ở gần những cây ấy , thì sẽ thấy khoẻ nhiều.

    Hào quang cái phách có ích lợi lắm . Nó che chở cho con người khỏi phải nhiễm những vi trùng ở ngoài xâm nhập vào mình . còn lúc con người bị đau yếu, hoặc bị thương tích, hoặc mệt nhọc, thì những hào quang dọi chúi xuống. Còn khi con người mạnh lại thì, thì chúng lại dọi thẳng ra. Ngày nào mình cũng bị nhiễm bao nhiêu vi trùng độc, nhưng nhờ sức khoẻ và hào quang tráng kiện mà chúng không làm chi nỗi. Nếu mình yếu thì chúng nó sẽ hoành hành một cách dễ dàng

    Chất cái phách rất nhạy cảm đối với tư tưởng. Tư tưởng có thể ngăn không cho sinh lực ra khỏi hào quang tráng kiện, và làm cho hào quang đó trở thành một tấm vách tường kiên cố, cứng chắc, một cái võ bọc cái phách ( coque ), để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi trùng bên ngoài , và đồng thời ngăn cãm không cho những người yếu rút đi được thần lực của người mạnh . Nếu ta có ý chí mạnh mẽ hơn và ráng đem nghị lực cũng cố tấm tường vững chắc ấy cứng rắn hơn nữa, thì những tình cảm và tư tưởng bên ngoài sẽ không xâm nhập đặng .

    Người nào nhờ Thiền mà mở được luân xa lá lách, thi nhớ đặng trong lúc ngủ mình đã làm gì . Những gì trong chiêm bao nhớ được là do luân xa lá lách được linh hoạt .









    tieng song bien la tieng noi nhieu nghia
  2. Littlemeomeo

    Littlemeomeo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/10/2001
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    0
    Cái bạn viết rất chuyên sâu, bạn có thể cho mình biết bạn tìm tài liệu này ở đâu không? Có thẻ nào giói thiệu cho mình được hông? Mình luôn theo dõi và ủng hộ chủ đề này của bạn.!!!
    Đặc biệt gửi lời cám ơn đến những người đã vote cho lymy

Chia sẻ trang này