1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thế Giới Tự Động Hoá sẽ ra sao vai năm nữa nhỉ

Chủ đề trong 'Cơ khí - Tự động hoá' bởi saskatoon, 23/02/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. viethome

    viethome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2005
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Việt nam cố lên!
    Bạn đã lần nào ra xem 1 trận bóng đá giữa đội Việt nam với 1 đội nước ngoài nào ở sân vận động Hàng đẫy hay Mỹ đình chưa?
    Người Việt ta yêu "nước", thương "nòi" lắm chứ. Hãy liên hệ với tôi 1/5 này ra sân Mỹ đình đi. Ta sẽ làm đảo lộn cả thế giới này bằng "TTVN".
  2. Shipvn

    Shipvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2005
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay đọc về chủ đề tự động hóa, mình thấy hay nên tham gia một chút cho vui. Mình đọc báo thấy bài báo này liên quan đến lĩnh vực này nên chuyển lên để các bạn chưa đọc có thêm thông tin tham khảo.
    Công nghệ tự động hóa cần một chiến lược dài hơi.
    Việt Nam hiện có tới 2 chương trình tự động hoá (TĐH) cùng tồn tại. Tuy cùng mục tiêu nhưng sự phối hợp giữa các cơ quan chủ trì không rõ ràng và bộc lộ bất cập. Đây chính là vấn đề cần cải tổ và nên tập trung về một đầu mối. Xây dựng một chiến lược quốc gia dài hơi về TĐH là việc rất đáng làm.
    Ông Trịnh Đình Đề (Hội Khoa học và Công nghệ TĐH) cho rằng: Từ lâu ta chỉ nhấn mạnh việc khai thác TĐH mà chưa hoạch định được sản phẩm về phần mềm, phần cứng, hệ thống... là gì. Bằng chứng là do chưa có trung tâm nào tập trung làm điều trên, nên người ta hiểu là chỉ có phần mềm trong ngành công nghệ thông tin và phần cứng trong các dây chuyền lắp ráp máy tính, ti-vi... TĐH chưa có mục tiêu và chỉ tiêu rõ ràng nào cần đạt được. Thực tế cho thấy, muốn có nền TĐH phát triển, cần có những tổng công trình sư giỏi. Đây là những cán bộ làm công tác kỹ thuật hoặc quản lý có kiến thức tổng hợp, có chuyên môn sâu về một ngành, am hiểu rộng các lĩnh vực có liên quan... Hiện nay, TĐH phát triển theo hướng tích hợp các công nghệ cho nên rất cần những tổng công trình sư.
    Theo PGS-TSKH Phạm Thượng Cát (Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam), do sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin, hướng nghiên cứu TĐH của Việt Nam rất cần quan tâm đến phát triển các hệ nhúng và phần mềm nhúng. Đây đồng thời là xu hướng của TĐH thế giới trong những năm tới.
    Tại Hội nghị Tự động hóa toàn quốc lần thứ 6 (VICA 6), các đại biểu cho rằng Nhà nước cần nhanh chóng ban hành chiến lược và lộ trình phát triển TĐH; tổ chức lại các chương trình: Khoa học công nghệ (KHCN), kinh tế kỹ thuật - Nhà nước về TĐH sao cho hợp lý. Quy mô và mức độ đầu tư không nên tản mạn như hiện nay mà cần có trọng điểm, gắn với mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định. Ví dụ, 5 năm tới Việt Nam chủ trương phát triển công nghiệp đóng tàu, theo đó Chương trình TĐH sẽ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực này, sao cho tổng hợp các đề tài về tổng thể sẽ đáp ứng tối đa được sự phát triển của ngành mà không cần phải nhập khẩu.
    Một quy trình đồng bộ: đào tạo, nghiên cứu, sản xuất và dịch vụ, phát triển cơ sở hạ tầng; phát triển các sản phẩm KHCN TĐH mang thương hiệu Việt Nam; tiếp cận các hướng mới trong TĐH có chú ý đến điều kiện Việt Nam chính là điều cần làm ngay trong thời điểm hiện nay. Ai cũng đồng lòng cho rằng phát triển TĐH là tối cần thiết nhưng khi thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể, có vô vàn cái khó cần phải có quyết sách kịp thời. Phải chăng, cái gốc thành công là ở điều này?
    Nguồn trích: Hà Nội mới, 18/4/2005
  3. LE_ROB

    LE_ROB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2004
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0
    Bạn tạo ra topic có hỏi là tương lai của TĐH ở VN sẽ thế nào? Rất khó có thể trả lời chính xác vì chúng ta không phải là nhà hoạch định chính sách va cả nữa thị trường biến đổi nhanh lắm. Nhưng có thể nói rằng tương lai của nó cũng phụ thuộc vào chúng ta, những người làm về TĐH. Mà ở đây trong tương lai gần thì tôi nghĩ là chỉ mong lĩnh vực này đáp ứng được các đòi hỏi của nền cônng nghệp nước nhà, chứ cũng không mơ tới có những hãng lớn hoạt động xuyên quốc gia, có phải không. Và tớ nghĩ đây cũng là mục tiêu của những người chuyên làm về TĐH ở VN.
    ở đây tớ có 1 vài thảo luận như sau:
    - Trong topic này tớ thấy nhiều bạn thấy nói tới TĐH là hiểu ngay ra là robot. Cái đó đúng nhưng không toàn diện. Hoặc có bạn lại cho lập trình PLC là nhỏ, là không đáng nói. Cũng không toàn diện nốt. Vì nếu đối tượng nghiên cứu và làm việc của bạn là động cơ thì bạn chỉ nghiên cứu về nó, nếu bạn làm việc ở mức cao hơn là robot thì nôm na lại là đối tượng của bạn giờ là nhiều động cơ được gép nối với nhau. Với 2 đối tượng này các bạn lập trình chủ yếu là c, c++.
    Nhưng nếu đối tượng của bạn là 1 dây truyền sx otô thì nhiệm vụ của bạn là phải lập trình để nhiều robot trong dây truyền hoạt động phối hợp tốt với nhau để lắp ráp hoàn thiện oto. Và lúc này các bạn chỉ chủ yếu lập trình hoạt động cho nó bằng các ct chuyên dụng (rất đắt tiền) và PLC.
    Thế đấy , mỗi người trong chúng ta chỉ làm được 1 phần trong cái HT đó thôi. Thế nên bạn đã chon cái gì thì hãy chuyên tâm với nó. Như các cụ nhà ta nói "gái có công thì chồng không phụ". ở trên có 1 bạn vd là máy cty hỏng phải thuê chuyên gia nước ngoài thay (or lập trình lại) cho PLC của nhà máy voi gia 5000$. Bạn nghĩ gì khi bạn có khả năng làm tốt việc đó? Khi đó mấy ông chủ kia sẽ không tới mức ngốc ngếch là mời chuyên gia nước ngoài với thù lao gấp hàng chuc lần đâu.
    VD # , tớ có 1 cậu bạn đang làm cho 1 hãng công nghệ của nước ngoài. Và tớ lấy vd từ cty cậu ấy cho dễ hiểu. Cty làm về nghệ sx bier, trong đó có phòng phân tích công nghệ (cần kiến thức của người ks hoá thực phẩm), có phòng điện lo về các cơ cấu chấp hành và sensor (ks dien), có phòng tích hợp công nghệ chuyên lập trình cho cả dây truyền bằng phần mềm chuyên dụng theo phân tích công nghệ ở trên (thuong la ks dien), có phòng lắp đặt HT và test....
    Tớ cung có 1 người bạn quen là ks điện làm 14 năm chỉ có nhiệm vụ phát triển nhân phần mềm điều khiển robot. Thế đấy .
    - Ở trên cũng có bạn gì nói là VN không nên phát triển robot hay robot của VN chỉ là máy cái que ngọ nguậy... Cái này thì tớ thấy thế này robot làm ra để thoả mãn nhiệm vụ nào đó. Nếu nó làm tốt và giá thành rẻ hon so với nhập ngoại thì tại sao ta không làm. Nhưng tớ cũng phải nói là robot là thiết bị tích hợp thế nên nó cần 1 nhóm làm (gruppe) việc với kỹ sư cơ khí --> phát triển phần cơ, ks điện ---> phát triển cơ cấu chấp hành là đc và hardware cho nó, ks sư tin học để lập trình thông minh hoá hoạt động của nó . Sau khi ks cơ và điện kết thúc công việc của mình thì ks tin học (cái này chỉ với các robot thông minh, chưa thấy ở VN) tha hồ khai thác dước các yêu cầu cho công việc thông minh hoá nó.
    - 1 khái niệm nữa tớ cũng muốn phân biệt ở đây là ksư TĐH đào tạo chuyên sâu về điện và điều khiển HT nhiều hơn là kỹ sư cơ điện tử. Vì bản thân tên cũng nói lên rằng ks cơ điện tử có nhiệm vụ tích hợp 3 thành phần trên lại với nhau rồi. Mà thường 3 thành phần này cùng có trong 1 máy sx (vd: máy nghiền xi măng...).
    Được LE_ROB sửa chữa / chuyển vào 05:12 ngày 05/06/2005
  4. X_3winofall

    X_3winofall Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2003
    Bài viết:
    1.209
    Đã được thích:
    1
    vậy theo bạn thì CĐT và TĐH thì cái nào sẽ có lợi hơn?
    bây giờ và tuơng lai?

Chia sẻ trang này