1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THỂ LOẠI ÂM NHẠC

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Fleur-de-Lys, 20/07/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    THỂ LOẠI ÂM NHẠC

    KHÁI NIỆM VỀ HÌNH THỨC VÀ THỂ LOẠI ÂM NHẠC​


    Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật đặc biệt. Thông qua những âm thanh đặc trưng, nghĩa là những âm thanh đã được tổ chức một cách chặt chẽ, tạo thành những hệ thống có tính logic, âm nhạc nối liền tất cả những gì trong cuộc sống nội tâm con người như niềm vui sướng, nỗi dâu thương, cuộc đấu tranh sống còn và những tâm tư thầm kín, những ước mơ khát vọng về hạnh phúc, tương lai...

    Do đó, tác phẩm âm nhạc là sản phẩm của một thời đại lịch sử nhất định, được sinh ra trong những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể. Các tác giả vĩ đại đã phản ánh trong các tác phẩm của mình, bằng phương pháp này hay phương pháp khác, những khuynh hướng tiến bộ của thời đại. Chính vì thế, giờ đây khi nghe những tác phẩm đã có từ lâu đời, chúng ta vẫn rất xúc động, tức là tác phẩm âm nhạc đó vẫn có tác dụng giáo dục. Những âm điệu trong Bản giao hưởng số 5 của Bethoween như nói về sức mạnh của con người luôn phải đấu tranh để sinh tồn, để thắng định mệnh, vẫn gần gũi với thời đại ngày nay, như tiếng nói của các dân tộc trong đấu tranh giành độc lập, tiếng nói của chính nghĩa thắng bạo tàn... Là một loại hình đặc biệt, âm nhạc được trình bày và phát triển qua thời gian, phản ánh những cấu trúc mẫu mực khác nhau của hình thức âm nhạc.

    Theo nghĩa rộng, hình thức âm nhạc là sự vang lên toàn bộ của một tác phẩm từ đầu đến cuối với tất cả những yếu tố giai điệu, hoà âm, tiết tấu, nhịp điệu, âm sắc, tầm cữ, cường độ, cách cấu tạo... Theo nghĩa hẹp, hình thức âm nhạc là mối tương quan giữa các phần trong một tác phẩm mà qua đó ta có thể tìm thấy dàn ý sáng tác và những nét điển hình của cấu trúc.

    Trong thực tế thường có sự hiểu lầm, coi khái niệm về hình thức và thể loại như nhau. Hình thức âm nhạc, mà chúng ta muốn phân biệt với thể loại âm nhạc, ở đây là khái niệm dẫn đến để hiểu được cấu trúc của một tác phẩm. Các mức độ phức tạp này dù có đa dạng đến đâu chăng nữa, chúng vẫn tuân theo một số quy luật nhất định của âm học và của thói quen truyền thống. Người ta chia thành nhiều hình thức để thể hiện các cấu trúc khác nhau của tác phẩm âm nhạc, ví dụ hình thức một, hai, ba đoạn đơn; hình thức một, hai, ba đoạn phức; hình thức biến tấu, rondo hoặc sonate.

    Còn thể loại âm nhạc là những loại, những dạng tác phẩm mang một nét đặc trưng chung nhất định, liên quan đến phương pháp biểu hiện như bài hát lao động, bài hát ru, hành khúc.. v.. v... Thậm chí những người yêu âm nhạc, trong khi nghe một tác phẩm âm nhạc chưa quen biết, cũng có thể dễ dàng phân biệt là hát ru hay hành khúc quân đội, hoặc hành khúc tang lễ, bởi vì họ đã hiểu được qua những phương pháp biểu hiện cụ thể. Loại hát ru thể hiện ở nhịp độ khoan thai, giai điệu du dương, tiết tấu tự do; còn thể loại hành khúc thì âm điệu rắn chắc , giai điệu khúc triết, những khúc hành tiến có nhịp độ hợp với bước đi; ngược lại, khúc tang lễ có nhịp độ chậm rãi, tạo không khí trang trọng bi thương của hành khúc đưa tang.

    Tương tự như trong hội hoạ, người ta phân biệt thành những thể loại chân dung, phong cách, tranh sơn mài, sơn dầu, tranh khắc, tranh minh hoạ... trong âm nhạc cũng có nhiều loại.

    Ngoài âm nhạc dân gian, kể cả thanh nhạc và khí nhạc, âm nhạc có tính giải trí - âm nhạc thính phòng - gồm cả thanh nhạc, khí nhạc, nhạc hơi, nhạc jazz, người ta còn chia thành âm nhạc thính phòng (như nocturne, prélude, étude, sonate... viết cho một hoặc vài loại nhạc cụ biểu diễn trong một phòng hoà nhạc nhỏ); âm nhạc giao hưởng (như ouverture, giao hưởng, giao hưởng thơ... viết cho dàn nhạc giao hưởng, biểu diễn trong một phòng hoà nhạc lớn), loại cantate (đại hợp xướng), oratorio (thanh xướng kịch); âm nhạc sân khấu mang tính tổng hợp như opera, ballet...

    Trong mỗi nhóm lớn như vậy, lại có nhiều loại khác nhau, tiêu biểu cho những nét điển hình của từng loại như nhóm âm nhạc giao hưởng gồm: giao hưởng, giao hưởng thơ, ouverture, tổ khúc giao hưởng, concerto cho nhạc cụ độc tấu với dàn nhạc.

    Cũng có khi người ta phân loại theo một cách khác, trong phạm vi lớn hơn như chia thành hai nhóm là thanh nhạc (viết cho giọng hát có phần đệm của các nhạc cụ hoặc không), và khí nhạc . Phân chia như vậy không chỉ phân biệt về cách biểu diễn mà còn liên quan đến vài quy luật thẩm mỹ có quan hệ đến khả năng thể hiện nội dung. Bởi vì, nhóm thanh nhạc liên quan đến ca từ và chính lời ca đã giúp cho người nghe hiểu được nội dung của tác phẩm dễ dàng hơn. Ngược lại, những tác phẩm viết cho khí nhạc, nội dung không được biểu lộ bằng lời mà chỉ bằng hình tượng của âm thanh, nên việc lĩnh hội xúc cảm thẩm mỹ đòi hỏi một vốn hiểu biết nhất định về âm nhạc.

    Lịch sử bao thế kỷ của nghệ thuật âm nhạc đã chứng minh cho chúng ta thấy, thể loại âm nhạc luôn luôn được bổ sung và được sinh ra trong những điều kiện lịch sử nhất định liên quan đến sự tìm tòi, sáng tạo của các nhà soạn nhạc. Thể loại âm nhạc cũng không tồn tại riêng biệt, mà chúng thường có mối liên quan, tương hỗ lẫn nhau. Qua thời gian, thể loại âm nhạc ngày càng được hoàn thiện và bổ sung thêm những thể loại mới đáp ứng cho nhu cầu đòi hỏi mới của con người.
  2. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Chương I: THANH NHẠC​
    Như chúng ta đã biết, nguồn gốc của nghệ thuật được sinh ra từ lao động. Âm nhạc là loại hình nghệ thuật cũng bắt nguồn từ thực tiễn lao động.
    Thanh nhạc là những tác phẩm được biểu diễn bằng giọng người, là loại hình xuất hiện sớm nhất của nghệ thuật âm nhạc. Nó ra đời cùng với tiếng nói của con người khi con người biết dung ngôn ngữ làm phương tiện giao lưu, tiếp xúc.
    Sinh hoạt của cuộc sống nguyên thuỷ là hái lượm, săn bắn, đánh cá, nên nhu cầu của âm nhạc liên quan chặt chẽ với điều kiện sống đó. Đó là tiếng sáo gọi người yêu, tiếng kèn săn bắn, hiệu lệnh chiến trận, là điệu hò trong lao động để liên kết nhịp điệu động tác của mọi người trong công việc chung. Từ những làn điệu hò đơn sơ, sau phát triển thành những điệu hò, những bài ca hoàn chỉnh. Đối với dân tộc Việt Nam ta cũng vậy, qua nhiều thế kỷ vẫn lưu truyền nhiều bài ca, điệu hò xứ sở, trong đó đã để lại những dấu ấn sinh hoạt lao động, những âm điệu ngôn ngữ địa phương phong phú. Trong kho tàng âm nhạc dân gian của mỗi dân tộc đã phản ánh được những giai đoạn quan trọng của cuộc sống con người: những bài hát ru khi đứa trẻ mới ra đời, những bài hát đồng dao khi đứa trẻ đã khôn lớn, những bài hát giao duyên tỏ tình khi đã trưởng thành, những bài hát chiến trận, những bài hát lao động và cả những bài hát tiễn đưa khi con người từ biệt cuộc sống...v...v...
    Trải qua những chặng đường dài của lịch sử, nghệ thuật âm nhạc cũng biến đổi ngày càng đa dạng, phức tạp và phong phú hơn. Nhiều loại hình thanh nhạc mới nảy sinh, nhưng bên cạnh đó, mỗi dân tộc vẫn bảo tồn cả nền thanh nhạc cổ của mình. Nhìn lại chặng đường đã qua của dân tộc ta cũng thế. Từ trước Cách mạng tháng 8, và đặc biệt là những năm gần đây, nhiều loại hình ca khúc mới hình thành, nhưng nhân dân ta, nhất là ở nông thôn, vẫn yêu thích các điệu ru, câu hò xứ sở, những bài ca phong tục, lễ hội, những loại hình sân khấu dân tộc cổ xưa.
    Tác phẩm thanh nhạc là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc và ngôn từ. Tiếng nói và giai điệu âm nhạc có thể có những âm điệu chung và màu sắc sinh động của từng vùng, chứa đựng tính hoàn thiện về tư duy. Nhưng, ngoài điều đó ra, giai điệu âm nhạc và tiếng nói có sự khác nhau cơ bản. Ngôn ngữ, kể cả tiếng Việt giàu thanh điệu khiến người nước ngoài nghe chúng ta nói có cảm giác như nghe "hát", bởi lẽ các thanh đã tạo được những âm trầm bổng khác nhau; hoặc tiếng nói của một dân tộc nào đó cũng có đặc điểm như "vuốt" (glissando). Những cảm giác "như hát" và đặc điểm "như vuốt" đó cũng không thể có được sự chính xác về cao độ. Còn giai điệu âm nhạc mang tính đặc trưng cực kỳ quan trọng là sự hình thành các mối tương quan cao thấp chính xác của các âm.
    Giai điệu âm nhạc, nhất là những tác phẩm thanh nhạc, có quan hệ mật thiết với ngôn từ, và nếu như lời hát lại là từ thơ ca thì mối quan hệ ấy càng gần gũi hơn. Bởi vì hình tượng thơ được hình thành trong một hệ thống thanh điệu của ngôn ngữ, có vần luật, có nhịp điệu khác với ngôn ngữ bình thường. Nhiều nhạc sĩ Việt Nam kế thừa truyền thống trong dân ca, có xu hướng dùng thơ để phổ thành ca khúc, bởi vì trong thơ vốn có vần điệu, tiết tấu. Do đó, tất cả mọi loại hình khác nhau của thanh nhạc, từ những bài dân ca cho đến những tác phẩm lớn, phức tạp, đều gắn bó chặt chẽ với tiếng nói, với ngữ điệu tiếng nói.
  3. Suongroi

    Suongroi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2003
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    0
    Tham khảo thêm nè
    http://www.ttvnol.com/Nhac/386130/trang-1.ttvn
  4. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Cảm ơn bạn
  5. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    PHẦN I: CA KHÚC​
    Ca khúc là danh từ dùng để gọi những tác phẩm thanh nhạc khác nhau: ca khúc dân ca và ca khúc của các nhạc sĩ chuyên nghiệp. Những tác phẩm này được thể hiện bằng giọng người. Dù là ca khúc dân ca hay ca khúc của các nhạc sĩ chuyên nghiệp thì vai trò chủ yếu được thể hiện là giai điệu. Đó là những giai điệu độc lập, hoàn chỉnh, thậm chí, nếu không được thể hiện bằng lời ca mà dùng một nhạc cụ nào đó tấu lên, nó vẫn mang một ý nghĩa hoàn thiện của một tư duy âm nhạc.
    Ca khúc cũng được phân chia thành các loại khác nhau. Chỉ nhìn vào nền âm nhạc dân gian của mỗi dân tộc, ta cũng thấy ca khúc dân gian được phân chia thành nhiều loại, mỗi loại phục vụ cho một nhu cầu riêng của con người. Trong ca khúc dân ca, có bài phản ánh những sinh hoạt lao động hàng ngày, có bài dùng để tỏ tình, có bài là nghi lễ, chiến trận, có bài là hội hè, vui chơi; có bài gắn liền với các điệu múa... v..v.. Tuy nhiên, ca khúc chuyên nghiệp dù của dân tộc nào cũng vậy, đều có mối liên hệ chặt chẽ đến âm nhạc dân gian của dân tộc đó. Đó là nguồn vô tận, là những mẫu mực quý giá cho các nhà soạn nhạc. Nhiều nhạc sĩ xuât chúng đã tâm đắc điều này, như Brahm (1833 - 1897) đã nói: "Dân ca là lý tưởng của tôi". Hay, bàn về âm nhạc Nga, nhạc sĩ Rachmaninov đã viết: "Trong nền âm nhạc của các tác gia vĩ đại châu Âu và nền âm nhạc dân gian của đất nước họ có mối liên quan chặt chẽ, mật thiết. Không những nhà soạn nhạc đã đưa các chủ đề âm nhạc dân gian vào tác phẩm, mà cái chính là họ đã thấm nhuần cốt cách của các làn điệu tới mức mọi tác phẩm của họ đều có tính điển hình riêng cho từng dân tộc.
    Trong ca khúc chuyên nghiệp cũng vậy, người ta có thể chia thành nhiều loại khác nhau. Cách phân chia có thể dựa vào nội dung, tính chất thể hiện của phương tiện biểu hiện âm nhạc như giai điệu, tiết tấu, nhịp điệu..., hoặc có khi căn cứ vào lời ca và cả cấu trúc của tác phẩm để phân loại. Có thể kể ra một số loại của ca khúc như sau:
    CA KHÚC HÀNH KHÚC là những bài có nhịp độ vừa phải, phù hợp với bước đi (nếu nhịp độ chậm là hành khúc tang lễ) . Âm điệu thường xuất hiện quãng 4, quãng 5 kèm theo trường độ của các âm ở dạng những nốt có chấm dôi, để thể hiện tính chất khoẻ khoắn hoặc mang tính hiệu triệu, kêu gọi. Ta có thể kể đến các bài ca quen thuộc như Cùng nhau đi hồng binh - Đinh Nhu; Diệt phát xít - Nguyễn Đình Thi; Hành quân xa - Đỗ Nhuận; Giải phóng miền Nam - Huỳnh Minh Siêng; Anh vẫn hành quân - Huy Du; Năm anh em trên một chiếc xe tăng - Doãn Nho; Bác đang cùng chúng cháu hành quân - Huy Thục ... v...v...
    NHỮNG BÀI CHÍNH CA là những bài hát chính thức dùng trong các nghi lễ quốc gia của từng dân tộc, những bài ca chính thức của các đoàn thể như thanh niên, thiếu niên, phụ nữ, học sinh, sinh viên... Những bài này thường có tính chất trang nghiêm, có nội dung ngợi ca truyền thống hoặc kêu gọi, hiệu triệu. Đường nét giai điệu và tiết tấu gần gũi với ca khúc hoặc hành khúc, nhưng không nhất thiết như vậy mà gợi tính chất trang trọng nhiều hơn.
    Bài hát Tiếng gọi thanh niên của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, một thời gian dài đã được dùng làm bài ca chính thức của các tổ chức thanh niên thời tiền cách mạng. Toàn bài toát lên tính chất kêu gọi, thôi thúc với nhiều âm quãng 4 và quãng 5 đi lên, lối cấu trúc tiết tấu mang tính hành khúc: "Này anh em ơi, tiến lên đến ngày giải phóng. Đồng lòng cùng nhau ta đi sá gì thân sống.. Vung gươm lên, ta quyết đi tới cùng! Vung gươm lên, ta thề đem hết lòng... ''''
    (hơi bạo lực nhỉ )
    NHỮNG BÀI NGỢI CA là những bài mang tính chất suy tưởng, triết lý, như những bài ca ngợi lãnh tụ, ca ngợi anh hùng... Tính chất âm nhạc của những bài thuộc loại này có thể có tính trang nghiêm hay trữ tình, ngâm ngợi, tự sự, kể chuyện... Ta có thể kể ra đây một vài bài hát như: Ca ngợi Hồ chủ tịch - Lưu Hữu Phước + Nguyễn Đình Thi; Ca ngợi Đảng lao động Việt Nam - Đỗ Minh; Bế Văn Đàn sống mãi - Huy Du; Lời anh vọng mãi ngàn năm - Vũ Thanh.
    Có thể đưa ví dụ bằng một bài hát: Ca ngợi Hồ chủ tịch. Toàn bài toát lên một không khí trang nghiêm rất rõ nét. Bài hát viết ở nhịp độ chậm vừa, càng tăng thêm sự thành kính đối với Bác Hồ. "Sao vàng phấp phới ánh hồng sáng tươi. Toàn Việt Nam đón chào ngày mới. Hồ Chí Minh dắt toàn dân nước ta vững bền tranh đấu cho đời chúng ta. Hồ Chí Minh muôn năm, giải phóng cho nhân dân, xây dựng non nước Việt Nam"
    CA KHÚC TRỮ TÌNH là những bài hát có giai điệu mềm mại, uyển chuyển. Nội dung có thể là ca ngợi thiên nhiên, làng quê thôn xóm, vẻ đẹp trong lao động, tình yêu đôi lứa hoặc tình yêu nói chung. Ở những bài hát này, lối tiến hành giai điệu ít những quãng nhảy xa, thường đi liền bậc hoặc lượn sóng, nhiều nốt luyến láy khiến cho giai điệu mềm mại, du dương. Cách tiến hành tiết tấu thường dàn trải, tự do để cùng với giai điệu tô điểm thêm tính chất nhẹ nhàng của nó. Ví dụ: Con kênh xanh xanh - Ngô Huỳnh; Làng tôi - Văn Cao; Đường lên Tây Bắc - Văn An; Những cô gái quan họ - Phó Đức Phương...
    (còn tiếp)
  6. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    NHỮNG BÀI HÁT RU là những bài có nhịp độ chậm, vừa phải. Giai điệu được tiến hành liền bậc không dùng những quãng nhảy liên tục, những nốt biến âm đột ngột, tiết tấu nhịp nhàng uyển chuyển có tính chu kỳ hoặc tự do. Có thể kể ra đây những bài thuộc dạng này như: "Mẹ yêu con" - Nguyễn Văn Tý; "Từ trên đỉnh núi" - Nguyên Nhung; "Mùa hoa sữa" - Huy Thục...
    NHỮNG BÀI HÁT THUỘC LOẠI HÒ, VÈ là những bài có thể phỏng theo âm điệu, hoặc dựa trên lối cấu trúc tiết tấu, giai điệu của những bài hò, vè trong âm nhạc dân gian để tạo nên. Cũng có bài kế thừa lối cấu trúc hò trong dân gian có vế xướng, vế xô để hình thành tác phẩm. Có thể điểm ra một số bài như: "Hò kéo gỗ" - Lê Yên; "Mùa lúa chín" - Hoàng Việt; "Thanh Hoá anh hùng" - Hoàng Đạm.
    NHỮNG BÀI HÁT KẾT HỢP VỚI TRÒ CHƠI cũng là một loại của ca khúc, thường có nội dung cụ thể, vừa hát vừa có những động tác thể hiện nội dung. Thời kháng chiến chống Pháp, những bài hát thuộc loại này tương đối nhiều. Phần để phục vụ trong giờ giải trí của tập thể bộ đội, dân quân, dân công, phần là những sinh hoạt vui chơi của thanh thiếu niên. Những bài hát thuộc loại này dễ hát, dễ thuộc, dễ trình bày mà vẫn có tác dụng giáo dục nhất định, như "Lỳ và Sáo" của Văn Chung; "Lửa rừng" của Đỗ Nhuận...
    Ngoài những loại kể trên, ca khúc còn là những bài thuộc loại hài hước, dí dỏm, trào phúng . Ở những thể loại này, bản thân phần lời thể hiện được nội dung, còn phần âm nhạc cũng phải có sự kết hợp chặt chẽ bằng những phương pháp biểu hiện âm nhạc. Ví dụ như, dùng một lối tiến hành giai điệu có những quãng nhảy bất ngờ hoặc nói sai, với ngữ điệu bình thường hoặc tiết tấu dùng những phách tạo nên sự hẫng đột ngột trong chu kỳ bình thường của nhịp điệu. Kế thừa những nét nhạc mang tính chất hài của các vai hề trong sân khấu cổ truyền, kế thừa lối cấu trúc tiết tấu rất phong phú trong âm nhạc dân gian, nhiều bài hát của các nhạc sĩ Việt Nam thuộc loại này đã khá thành công như: "Thằng Bờm'''' - Nguyễn Xuân Khoát; "Con mèo trèo cây cau" - Lê Yên; "Chiếc xe lu" - Huy Du; "Đế quốc Mỹ là thân con ruồi" - Trọng Bằng ...
    Sự phân chia về các loại trong ca khúc ở trên chỉ mang ý nghĩa tương đối, bởi lẽ ngay trong một bài cũng có thể vừa có tính chất của loại này, vừa có tính chất của loại kia; và cũng có thể còn phân chia một cách chi tiết hơn nữa.
  7. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    2. LIÊN CA KHÚC - CHÙM CA KHÚC​
    Liên ca khúc hay chùm ca khúc là thể loại gồm nhiều bài ca khúc (từ hai bài trở lên) liên kết lại với nhau theo một nội dung nhất định, trong đó mỗi bài là một cấu trúc hoàn chỉnh. Người hát có thể trình bày toàn bộ hoặc cũng có thể tách riêng từng bài để biểu diễn.
    Thể loại này đã có từ cuối thế kỷ XVIII trong sáng tác của Bethoween (1770-1827), nhưng phải đến Schubert (1797-1828) nhạc sĩ người Áo đầu thế kỷ XIX - mới thật sự trở thành một trong những loại hình mới của thanh nhạc với những liên ca khúc nổi tiếng của ông là "Cô chủ cối xay xinh đẹp"; "Con đường mùa đông" , sau đó là sự tiếp nhận và càng ngày càng làm cho thể loại này trở nên phong phú hơn của các nhạc sĩ cùng thế kỷ như Schumann (1810-1856), Brahm... và cả thế kỷ XX.
    Nhạc sĩ Việt Nam trong những năm gần đây cũng thể nghiệm viết thể loại này như: Hoàng Vân, Chu Minh, Hoàng Hiệp, Lê Yên, Đặng Hữu Phúc, và đặc biệt là Nguyên Nhung.
    Người ta ví liên ca khúc như những tác phẩm nhạc đàn gồm nhiều chương nhạc khác nhau, mỗi chương hay mỗi bài ca là một hình tượng âm nhạc, một khía cạnh của một nội dung chung.
    Nhạc sĩ Hoàng Hiệp khá thành công trong lĩnh vực này như chùm ca khúc viết về các chiến sĩ lái xe, phổ thơ của Phạm Tiến Duật. Chùm ca khúc gồm ba bài ca: Qua cầu Tùng Cốc - Tiểu đội xe không kính - Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây.
    Nguyên Nhung, nhạc sĩ trong quân đội, là người đã viết nhiều về thể loại này. Anh đã viết 8 liên ca khúc, trong đó liên ca khúc "Thành Vinh ra trận" khá nổi tiếng, gồm 7 bài ca liên kết lại trên một chủ đề tư tưởng xuyên suốt. Mỗ bài hát trong đó có một tiêu đề riêng, là một cấu trúc hoàn chỉnh:
    1. Thành Vinh ra trận
    2. Cô dân quân làng đỏ
    3. Bài ca cao xạ pháo
    4. Đoàn xe ba gác
    5. Phà sang sông
    6. Đường dây cao thế
    7. Thừa thắng xốc tới.
  8. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    3. TRƯỜNG CA​
    Ở Việt Nam, trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp xuất hiện những bài ca mà khuôn khổ của nó cũng khá dài, cấu trúc khá đặc biệt như: "Người Hà Nội" - Nguyễn Đình Thi; "Tiếng chuông nhà thờ" - Nguyễn Xuân Khoát; "Trận Đoan Hùng" - Lê Yên + Lưu Quang Thuận; "Sông Lô" - Văn Cao; "Ngày về" - Lương Ngọc Trác + Chính Hữu. Sau này, Hoàng Vân đã sáng tác nhiều bài cũng thuộc dạng này như: "Tôi là người thợ lò", "Người chiến sĩ ấy"...
    Các bài ca thường bao gồm nhiều phần, mỗi phần là một ý, tạo sự tương phản với nhau, nhưng giữa chúng cũng có mối liên quan thống nhất về lời ca hoặc về một motif âm nhạc nào đó. Có người gọi cấu trúc của các bài này là "hình thức tự do" hay "hình thức hỗn hợp".
    4. ROMANCE​
    Romance là một tác phẩm viết cho giọng hát có phần đệm của nhạc khí. Những tác phẩm này thường có khuôn khổ vừa phải. Hầu hết các nhà soạn nhạc trên thế giới từ cổ điển cho đến lãng mạn và hiện đại đều viết Romance, như Bethoween, Schubert, Schumann, Brahm, Grieg, Tchaikovsky, Rachmaninov... cũng như các nhạc sĩ Việt Nam ở thế kỷ này.
    Romance xuất xứ từ Tây Ban Nha, thoạt đầu gọi là "Romanceco", đó là tên của một ca khúc đơn giản, có tính chất dân gian, hát bằng tiếng Tây Ban Nha. Những ca khúc như thế, khác hẳn với những sáng tác nhiều bè phức tạp hát bằng tiếng Latin "bác học" mà nội dung của nó xa vời với cuộc sống thực tại của nhân dân. Đầu thế kỷ XVI, danh từ Romance để chỉ những khúc đơn ca có phần đệm đơn giản mà phần lớn do cây đàn guitar đảm nhận. Đến thế kỷ XVIII, thể loại romance được phổ biến ở một số nước châu Âu, đó là những ca khúc trữ tình phần lớn viết về tình yêu. Khác với ca khúc dân ca, những Romance của các nhà soạn nhạc trong thời kỳ này, cách tiến hành của giai điệu thường là mềm mại, du dương như: "Anh đừng đánh thức nàng lúc rạng đông" của Varlamov; "Tôi trang điểm suốt đêm" của Aliabiev...
    Sau này, các nhạc sĩ thế kỷ XIX đã làm phong phú cho thể loại Romance cả về nội dung cũng như về mặt sáng tạo nghệ thuật. Ngoài tính trữ tình ca ngợi tình yêu, Romance còn có thể mô tả sự suy nghĩ trầm ngâm như: "Những lớp mây mỏng dần" của Rimsky Korsakov (1844-1908); hoặc những tình cảm đau thương như "Tôi đã khóc đắng cay trong giấc mộng" của Schumann, cũng có thể là ôn lại những kỷ niệm xa xưa hoặc tình yêu với thiên nhiên như "Hòn đảo nhỏ" của Rachmaninov. Sau này, giai điệu của Romance gắn chặt với âm điệu của thơ ca và giai điệu còn tạo sự tương phản giữa các hình tượng, đôi khi sử dụng sự phát triển căng thẳng của các motif trong phần giữa, như bài "Tôi nhớ lại phút giây kỳ diệu" của Glinca phổ thơ của Puskin.
    Hầu như hình thức hai hay ba đoạn đơn hay được dùng trong các bài Romance. Tuy nhiên, cũng có khi còn gặp những bài có cấu trúc phức tạp hơn như hình thức Rondo chẳng hạn.
    Vai trò phần đệm của nhạc khí trong Romance rất quan trọng. Nó góp phần để diễn tả rõ hơn hình tượng của giai điệu, tạo màu sắc cho giai điệu, ví dụ như bài "Chim sơn ca" của Glinca, phần đệm hoạ lại tiếng chim hót. Bài "Người thợ xay và dòng suối", "Con cá Florence" của Schubert, phần đệm như hoạ lại tiếng róc rách của nước chảy...
  9. Adagio_fr

    Adagio_fr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0

    Được TuMinhTran sửa chữa / chuyển vào 04:51 ngày 04/09/2005
  10. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Chị ơi, riêng topic này thì em post từ sách lên đấy ạ Dù sao cũng cảm ơn chị đã có lòng ủng hộ

Chia sẻ trang này