1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THỂ LOẠI ÂM NHẠC

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Fleur-de-Lys, 20/07/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Chị Lys và nhất là anh Apo cũng yêu em nhắm nhắm ý , người lạ mà quen
  2. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    19. GIAO HƯỞNG​
    Trước khi tìm hiểu về "bản giao hưởng" (symphonie) hay còn gọi là liên khúc giao hưởng, chúng ta cần hiểu qua chút ít về âm nhạc giao hưởng nói chung.
    Những tác phẩm viết cho dàn nhạc giao hưởng là để biểu diễn trong một phòng hoà nhạc lớn và số thính giả đông đảo. Đó là một trong những thể loại âm nhạc thuộc đỉnh cao của loại hình nghệ thuật này.
    Âm nhạc giao hưởng gồm các loại: liên khúc giao hưởng (bản giao hưởng), concerto, tổ khúc giao hưởng, ouverture, thơ giao hưởng và cả những khúc rhapsodie và fantaisie giao hưởng.
    Khác với những thể loại trên ở chỗ các bản sonate là viết cho một, hai hay một nhóm nhạc khí biểu diễn, còn các loại của âm nhạc giao hưởng là viết cho một dàn nhạc lớn. Mỗi một nhạc khí trong dàn nhạc có một màu sắc âm thanh riêng. Trong một tác phẩm giao hưởng có sự kết hợp muôn màu muôn vẻ của các loại âm sắc khác nhau. Âm thanh của một bản giao huởng vang lên khi mạnh mẽ, sinh động, khi tương phản tột độ như muốn phá vỡ, khi hài hoà tới mức tuyệt vời như một sự gắn bó hữu cơ không thể tách rời được. Trong dàn nhạc, người ta chia các nhạc khí thành các bộ: bộ dây, bộ kèn gỗ, bộ kèn đồng và bộ gõ (đôi khi còn kết hợp cả giọng hát con người như Bản giao hưởng số 9 của Beethowen). Mỗi bộ lại gồm nhiều nhạc khí khác nhau nhưng cùng họ (xem topic "Tìm hiểu về dàn nhạc giao hưởng" của home_lười kể chuyện ) Toàn bộ dàn nhạc được trình diễn dưới sự chỉ huy của một nhạc trưởng.
    Giao hưởng cũng như Sonate và Concerto là tác phẩm gồm một số chương tương phản với nhau; phần nhiều là 4 chương (đôi khi 3 hoặc 5, hoặc 2 chương). Mỗi chương của giao hưởng có thể sánh với một màn của một vở nhạc kịch hay một chương của một cuốn tiểu thuyết.
    Nội dung của các bản giao hưởng rất đa dạng, có thể biểu hiện nhiều màu vẻ khác nhau của tình cảm con người như: đấu tranh giữa sự sống và cái chết, giữa niềm khao khát hy vọng với định mệnh, giữa chiến tranh và hoà bình, giữa ánh sáng và bóng tối, những hồi ức đẹp đẽ của tình cảm, những vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ... Tất cả, tất cả những gì cảm xúc được, mường tượng được, các nhà soạn nhạc đều có thể biểu hiện được trong các tác phẩm giao hưởng. Các hình tượng âm nhạc xuất hiện trong giao hưởng lúc xung đột căng thẳng, lúc đối chọi, lúc quyện vào nhau, luân phiên trong sự chuyển động từ nhanh đến chậm, từ nhịp nhàng trong một tiết tấu nhảy múa để rồi lại vút nhanh như những điệu quần vũ của ngày hội tưng bừng, náo nhiệt.
    Cũng như bản sonate, các chương trong bản giao hưởng đều có hình thức hoàn chỉnh nhưng chúng liên kết với nhau trong một ý nghĩa chung.
    CHƯƠNG MỘT viết ở nhịp độ nhanh và cấu trúc ở hình thức sonate. Các chương đầu của giao hưởng thường gồm những hình thức tương phản, đối chọi nhau mang tính phát triển mãnh liệt, dồn dập, diễn biến kịch tính, căng thẳng như miêu tả con người hoặc một tập thể quần chúng trong một cuộc đấu tranh trong sự nghiệp lao động sáng tạo.
    CHƯƠNG HAI là chương chậm, chương trung tâm trữ tình của bản giao hưởng, dành cho những tư duy về cuộc đời, về số phận, tình yêu, cũng như ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên.
    CHƯƠNG BA là chương có nhịp độ nhanh, là chương menuet hay scherzo. Đó là chương nhạc xây dựng trên tiết tấu các điệu nhảy phong tục hoặc thể hiện tình cảm vui hoạt, dí dỏm như bức tranh sinh hoạt.
    CHƯƠNG BỐN, chương kết, là chương có nhịp độ rất nhanh. Âm nhạc vang lên như một kết luận chung, khái quát, khẳng định hình tượng ở các chương trên. Phần lớn các chương kết thể hiện những tình cảm trong sáng, yêu đời như khắc hoạ những bức tranh ngày hội đồ sộ của quần chúng. Nhưng có khi chương kết mang đậm kịch tính nếu đó là ý đồ của tác giả, như chương kết bản giao hương Sol minor của Mozart.
    Tiền thân của giao hưởng là khúc mở đầu bằng dàn nhạc của một vở nhạc kịch. Haydn, nhà soạn nhạc người Áo, là người đặt nền móng cho thể loại này và được gọi là "người cha của giao hưởng". Ông đã viết 104 bản giao hưởng, trong đó có những bản thể hiện tình cảm trong sáng vui tươi hoặc kịch tính. Một trong những bản giao hưởng xuất sắc của Haydn là bản Giao hưởng Vĩnh biệt . Bản giao hưởng gồm 5 chương với lối trình diễn chương 5 khá đặc sắc, âm nhạc như lắng dần. Đó là từng nhạc cụ chơi hết bè của mình, lần lượt tắt với hai âm thanh của hai cây đàn violin kết thúc toàn bộ tác phẩm. Mặc dù tác phẩm đã để lại trong lòng người những nỗi buồn thương, những tâm trạng lẻ loi cô đơn, nhưng hình như lại khích lệ con người hãy nhích lại gần nhau hơn để cùng đạt được những thành quả to lớn cho nhân loại.
    Tiếp theo, Mozart đã kế thừa và phát triển những thành quả của Haydn trong nghệ thuật giao hưởng. Những bản giao hưởng của ông thể hiện sự cân đối hài hoà và đầy chất thơ, đồng thời cũng có những mầm mống hình tượng anh hùng.
    Người đã hoàn chỉnh nghệ thuật cổ điển của âm nhạc là Beethowen. Sự nghiệp sáng tác giao hưởng của ông là một trong những đỉnh cao của nền âm nhạc thế giới. Beethowen là người đã tạo nên một bước nhảy vọt vĩ đại cho nghệ thuật giao hưởng. Tác phẩm giao hưởng của ông có một quy mô đồ sộ và sâu sắc về nội dung. Amm nhạc của ông thể hiện tầm cao tư tưởng của thời đại, là phản ánh trực tiếp cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân trong cuộc cách mạng Pháp 1789. Chín bản giao hưởng của ông là một cống hiến lớn lao cho kho tàng âm nhạc. Âm nhạc vang lên những hồi kèn lệnh, tiếng kêu gọi chiến đấu hùng hồn, sự chống trả quyết liệt với định mệnh như các bản giao hưởng số 1, 3, 5, 9. Trong các giao hưởng này, các chương đều một tư tưởng thống nhất, đó là cuộc đấu tranh trường kỳ, cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống lại các lực lượng đen tối thù địch để đi tới thắng lợi.
    Sau Beethowen, các nhà soạn nhạc thuộc trường phái lãng mạn như Schubert, Meldelssohn, Schumann...vẫn tiếp tục nghệ thuật giao hưởng, nhưng đã tìm được nhiều khía cạnh riêng phù hợp để thể hiện tâm tư của con người thời đại. Các giao hưởng trữ tình giàu chất ca khúc thể hiện những tâm trạng bất mãn lãng mạn như của Schubert, Schumann, những khát vọng sục sôi như trong tác phẩm của Berlioz, những xúc động mãnh liệt như của Liszt... Đặc biệt, họ còn đi vào lối cấu trúc giao hưởng có tiêu đề, thể hiện các cốt truyện văn học như Berlioz và Liszt.
    Cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, nhiều dân tộc đã tìm riêng cho mình một trường phái giao hưởng, và đặc biệt là nghệ thuật giao hưởng của Nga, tiêu biểu như Tchaikovsky, Rimsky Korsakov và Borodin.
    Trong nền âm nhạc Việt Nam cũng đã xuất hiện những giao hưởng đầu tiên như: Giao hưởng Quê hương của Hoàng Việt, Giao hưởng số 1 của Vĩnh Cát.
    Bản giao hưởng số 40 Sol Minor của Mozart là một trong những sáng tác thiên tài của thế kỷ XVIII mang đặc điểm trữ tình, kịch tính. Chương 1 không có phần mở đầu chậm mà chủ đề chính vang lên với những âm điệu đầy xao xuyến, xúc động do bè violin độc tấu như những tiếng than thở xót xa. Chủ đề phụ mang tính chất trữ tình, duyên dáng và tươi vui. Toàn bộ chương 1 có đặc điểm kịch tính căng thẳng và xây dựng ở hình thức sonate.
    Chương 2, chương chậm, có đặc điểm suy tưởng. Âm nhạc có màu sắc tươi sáng hơn, tuy nhiên ở phần giữa cũng gợi nên những tình cảm lo âu, đen tối.
    Chương 3 - menuet nhưng lại không phải là một vũ khúc mà ở đây, Mozart đã biến thành một chương nhạc với những âm điệu cương quyết, hùng mạnh. Chỉ ở phần giữa, phần trên có đặc điểm đồng quê với những nhân tố của tiết tấu nhảy.
    Chương kết lại mang tính chất kịch tính căng thẳng giống như chương đầu. Ở đây, tâm trạng xao xuyến bi thương càng tăng cường. Đặc biệt ở những nhịp cuối, ý chí chiến đấu, lòng dũng cảm va xu hướng vươn tới hành động cũng được khẳng định.
    (Nhờ Mod Apomethe tìm và up giùm bản giao hưởng này. Cảm ơn)
  3. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Hì, bản đấy đương nhiên em có, nhưng Net wi-fi chỗ em đang bị hỏng, đang phải xài tạm net của trường, upload và download 1500VNĐ/MB (đắt vật). Hồi trước em có up 3 version của Karl Bohm, Bruno Walter, Josef Kript, kankuli có up của Karajan thì phải, chắc mọi người còn giữ, ai có thì up lại.
  4. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    Giao hưởng số 40 của Mozart
    http://classical.iphim.net/Mozart_S40/Track1.mp3
    http://classical.iphim.net/Mozart_S40/Track2.mp3
    http://classical.iphim.net/Mozart_S40/Track3.mp3
    http://classical.iphim.net/Mozart_S40/Track4.mp3
  5. cacboncandy9999

    cacboncandy9999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Bạn nào biết trang web ve cac the loai nhac ma co the down free thi nhan cho minh: cacboncandy9999. Thanks!
  6. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Tớ xin thông báo rằng tớ không biết
    20. CONCERTO​
    Concerto là liên khúc sonate viết cho một nhạc khí hợp tấu với dàn nhạc.
    Khác với bản giao hưởng, concerto cổ điển thường có ba chương. Chương một viết ở hình thức sonate allegro, nhưng có đặc điểm riêng khác với hình thức sonate trong bản sonate hay bản giao hưởng. Đó là có hai phần trình bày; lần đầu do dàn nhạc biểu diễn, lần thứ hai do bè độc tấu nhắc lại dưới dạng mở rộng. Hơn nữa, thường trước phần tái hiện hoặc phần coda có một đoạn nhạc do nghệ sĩ độc tấu chơi ngẫu hứng để trổ ngón kỹ thuật, phô trương tài nghệ của mình, gọi là Cadenza, và dàn nhạc thì nghỉ diễn tấu.
    Ở thể loại này, người độc tấu phải thể hiện những ưu thế của cây đàn, phải có một trình độ kỹ thuật cao, điêu luyện để đua tài với dàn nhạc. Tuy nhiên, concerto còn thể hiện sự phối hợp cần thiết giữa bè độc tấu với bè đệm để thể hiện một nội dung nhất định. Có lúc dàn nhạc yên lặng, ngừng diễn tấu để người độc tấu trổ tài nghệ, cuốn hút người nghe bằng kỹ thuật điêu luyện, bằng sự thể hiện nồng nhiệt tình cảm. Có lúc dàn nhạc như ngắt lời người độc tấu để trội bật hẳn lên; có lúc lại như đối thoại với nhau, hoặc hoà vào nhau, tôn nhau lên.
    Nhiều nhà soạn nhạc thé kỷ XVII, XVIII đã sáng tác những bản concerto bất hủ, như Mozart, Beethowen, và sau này các nhạc sĩ thể kỷ XIX, XX tiếp tục như Mendelssohn, Schumann, Grieg, Tchaikovsky...
    Bước đầu sáng tác thể loại concerto ở Việt Nam đã được ghi nhận với các bản concerto viết cho piano và dàn nhạc giao hưởng như: Concerto một chương "Tổ quốc tôi" của Nguyễn Đình Lượng, Concertino "Tuổi trẻ" của Chu Minh, Concertino của Ca Lê Thuần.
    (Vì số lượng concerto được upload lên diễn đàn khá nhiều, nên sự cần thiết upload ví dụ minh hoạ cho phần này tuỳ thuộc vào các Mod Apo or Kan . Chị Lys thì thích nhất Concerto N.1 for piano and orchestre của Chopin, nhưng bản đó thì đã quen thuộc quá rồi. Các mod có thể tìm & up lên những concerto khác hoặc không up tuỳ ý )
  7. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Vớ được cái này đem copy vào đây làm thí điểm luôn
    http://www.ttvnol.com/ncd/536278/trang-46.ttvn​
  8. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    21. TỔ KHÚC​
    Tổ khúc (suite) là một trong những liên khúc phổ biến nhất. Tổ khúc là sự luân phiên của một số chương tương phản về nội dung âm nhạc cũng như về tính chất thể loại.
    TỔ KHÚC CỔ: là một liên khúc gồm nhiều chương. Các chương là điển hình của những điệu nhảy phong tục cổ như: allemande, courante, sarabande, gigue, menuet, gavotte, rigaudon, pavance, gaillarde, loure, passepied... Tổ khúc là một trong những thể loại âm nhạc thường gặp của nền âm nhạc thế kỷ XVIII viết cho khí nhạc, đặc biệt trong sáng tác của Bach.
    Tổ khúc cổ có cấu trúc trên cơ sở sự tương phản bề ngoài và sự luân phiên giữa các điệu nhảy chậm, nhanh. Giữa các chương của liên khúc thiếu sự tương phản nội tại, sự tương phản có tính nội dung hình tượng sâu sắc qua các mối liên quan về chất liệu âm nhạc ... Tuy nhiên, có một số tổ khúc như Partita số 6 của Bach: Chương 1 giống như chương 1 của một liên khúc sonate. Điều đó chứng tỏ rằng tổ khúc cổ dần dần có liên quan với một số nguyên tắc cấu trúc vốn có của liên khúc sonate.
    Các chương trong tổ khúc cổ không có mối liên quan về chủ đề. Dàn ý điệu tính của toàn tác phẩm là nhân tố chính góp phần cho sự thống nhất của liên khúc. Các chương của tổ khúc cổ đều viết ở cùng một điệu tính. Tuy vậy cũng có thể tìm được một vài tác phẩm của loại này có sự tương phản về điệu tính và về chủ đề âm nhạc như tổ khúc Do Major cho violin solo của Bach. Tác phẩm này đã tổng hợp đường nét cấu trúc của loại tổ khúc cổ và những mầm mống đầu tiên của sonate.
    Điểm nổi bật của tổ khúc cổ là phương pháp tạo sự tương phản về thể loại qua mỗi chương. Mỗi một chương biểu hiện sự tương phản khác nhau để thể hiện tình cảm đa dạng của con người trong cuộc sống chung. Mỗi điệu nhảy cổ được sử dụng trong từng chương của một tổ khúc cổ có nguồn gốc khác nhau liên quan chặt chẽ với những truyền thống phong tục nhất định. Các điệu nhảy tập thể với những điệu nhảy đơn được sắp xếp cân đối. Trong nhiều trường hợp, chương đầu và chương cuối thường là những điệu quần vũ; còn các chương giữa thường là những điệu nhảy đơn, nhảy đôi...
    Cấu trúc các chương của tổ khúc cổ thường viết ở hình thức hai đoạn cổ, sonate cổ, rondo cổ, biến tấu kiểu nghiêm khắc (Pasacaglia, Chaconne). Đôi khi một vài tổ khúc có những chương viết ở hình thức đầu tiên của thể ba đoạn phức (gavotte - musette - gavotte) hay một vài chương có thể viết theo kiểu biến tấu trang sức (double).
    Các chương allemande, courante, sarabande và gigue là khung chính trong thành phần của tổ khúc cổ.
    Allemande: điệu nhảy nguồn gốc từ Đức, có đặc điểm cân bằng, liên tưởng đến những cảnh rước chuyển động đều đều. Viết ở nhịp 4/4, tốc độ chậm. Thường bắt đầu bằng nốt lấy đà ở một hoặc ba móc kép. Viết theo facture chủ điệu có những yếu tố mô phỏng.
    Courante: là điệu nhảy gốc Pháp, nhanh, xuất xứ từ cung đình, có tính linh hoạt, liên tưởng giống thể loại scherzo. Điệu nhảy này thường do hai người biểu diễn. Viết ở nhịp 3/4, 3/8, 9/8; tốc độ nhanh, thay đổi tiết luật để tạo sự tương phản gây tính hài hước, đỏng đảnh. Viết theo facture chủ điệu.
    Sarabande: điệu nhảy nguồn gốc từ Tây Ban Nha, liên quan đến những đám rước bi thương của tôn giáo. Tính chất tang lễ, trang nghiêm. Sarabande viết ở nhịp 3, tốc độ chậm, âm hình của điệu này nổi bật ở giai điệu có tính chất ariozzo, ca xướng. Cấu trúc facture kiểu chủ điệu. Tiết tấu thường ngân dài ở phách thứ hai của nhịp ba. Sarabande giữ vai trò chương chậm trong liên khúc tổ khúc.
    Hình tượng âm nhạc của điệu nhảy này rất điển hình về thể loại, có tính bi thương, đau khổ.
    Sau này, các nhà soạn nhạc khi dùng loại tiết tấu của Sarabande trong tác phẩm của mình, đều được hiểu để tạo hình tượng có tính bi cảm, một điều gì chẳng lành đem đến cho nhân vật như Ouverture "Edmond" của Bethoween, phần phát triển chương kết bản giao hương số 7 của Shostakovitch.
    Gigue: điệu nhảy nguồn gốc từ Anh, có đặc điểm nhanh, linh hoạt. Viết ở nhịp 6/8, 9/8, 12/8, tốc độ nhanh. Gigue là điệu nhảy có tính chất quần vũ. Cách trình bày tiêu biểu theo kiểu mô phỏng - phức điệu.
    Tổ khúc Pháp, số 6 giọng Mi Major của Bach.
    Chương I: Allemande. Allegro moderato. Nhịp C
    Chương II: Courante. Allegro brillante. Nhịp 3/4
    Chương III: Sarabande. Andante. Nhịp 3/4
    Chương IV: Gavotte. Allegro ma non troppo. Nhịp 2/2
    Chương V: Polonaise. Allegretto. Nhịp 3/4
    Chương VI: Menuette. Tranquillo. Nhịp 3/4
    Chương VII: Bourrế. Vivace. Nhịp C
    Chương VIII: Gigue. Allegro. Nhịp 6/8
  9. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    TỔ KHÚC (tiếp)
    TỔ KHÚC MỚI: Sự xuất hiện của tổ khúc mới liên quan đến những khuynh hướn mới nảy sinh trong nền âm nhạc lãng mạn thể kỷ XIX. Âm nhạc lãng mạn có khuynh hướng đến tính cụ thể của nội dung hình tượng và phản ánh trong phạm vi rộng hơn những hiện tượng của cuộc sống. Không những thế, tổ khúc mới được phát triển dưới ảnh hưởng của âm nhạc có tiêu đề, sử dụng nhiều phương pháp diễn tả khác nhau để phù hợp với sự đa dạng, thích hợp với tính muôn màu muôn vẻ của nội dung. Từ những cảnh thiên nhiên, những câu chuyện cổ tích, thế giới ảo tưởng đến những vấn đề tâm lý xã hội, những vấn đề triết lý phức tạp đều có thể được thể hiện trong tổ khúc mới. Tất cả những nội dung ấy làm thay đổi phong thái của thể loại này, đổi mới cả về cấu trúc và về thể loại khác nhau của từng chương. Trong một số tác phẩm, những thay đổi ấy dẫn đến tổ khúc gần với loại fantaisie giao hưởng có tiêu đề, và giao hưởng có tiêu đề. Vì vậy, trong các chương của tổ khúc mới không những sử dụng các điệu nhảy cổ mà còn đưa thêm các loại như điệu valse, hành khúc, scherzo, dạ khúc, romance...
    Tất cả các thể thức âm nhạc lãng mạn sử dụng đều có thể tìm thấy trong cấu trúc các chương của tổ khúc mới như: sonate, biến tấu, 3 đoạn phức, đôi khi cả lối cấu trúc hỗn hợp.
    Có tổ khúc mới còn áp dụng nguyên tắc của liên khúc sonate như tăng cường mối liên quan về chủ đề giữa các chương cũng như sử dụng cả kỹ thuật âm hình chủ đạo (leitmotiv)... Về mối tương quan của dàn ý điệu tính trong tổ khúc mới cũng có nhiều thay đổi, đó là các chương viết ở những điệu tính khác nhau để nổi bật sự tương phản. Ít khi trong tổ khúc mới áp dụng tái hiện điệu tính của chương đầu.
    Tổ khúc mới đã áp dụng quá trình giao hưởng hoá khiến cho âm nhạc có tính đặc biệt. Những nguyên tắc của tính kịch giao hưởng được áp dụng rộng rãi vào các thể loại âm nhạc, đặc biệt là âm nhạc sân khấu như vũ kịch của Stravinsky (1882-1972), Procofiev, Ravel...
    Âm nhạc hiện đại còn sử dụng tổ khúc viết nhạc cho phim, nhạc cho kịch nói, rhapsodie và cả tổ khúc viết từ những bài hát dân gian... Điều ấy chứng tỏ thể loại tổ khúc có tính sinh động, được tồn tại và phát triển trong những điều kiện về phong cách thể loại và lịch sử âm nhạc khác nhau.
    Lĩnh vực tác phẩm nhạc đàn có một số liên khúc mà bản chất gần với tổ khúc, nhưng đồng thời lại có hàng loạt sự khác biệt để xếp những liên khúc ấy vào loại tổ khúc đặc biệt như Carnaval op.9 vaKreisleriana op.16 của Schumann. Ở hai tác phẩm này, Schumann giải quyết rất độc đáo những vấn đề về tính thống nhất và tương phản, cho nên không thể xếp vào loại liên khúc tổ khúc được.
    Tổ khúc mới đáng quan tâm là tổ khúc Peer Gynt tập I, tập II của Grieg và tổ khúc L''Arlesienne của Bizet.
    Hai tổ khúc giao hưởng của hai nhạc sĩ Việt Nam khá thành công là "Tổ quốc thành đồng" của nhạc sĩ Chu Minh, và "Non sông một dải" của nhạc sĩ Nguyễn Xinh.
    Tác phẩm tổ khúc giao hưởng Scheherazade của Rimsky Korsakov là một trường hợp đặc biệt. Tác phẩm này gần với liên khúc sonate-giao hưởng về tính kịch chung của tác phẩm cũng như về mối liên quan chủ đề, âm điệu chung của tác phẩm. Không những thế, tác giả còn sử dụng cả kỹ thuật lẫn âm hình chủ đạo.
    Cấu trúc từng chương như sau:
    Chương I: Hình thức sonate không có phần phát triển.
    Chương II:
    A: Hình thức biến tấu
    B: Hình thức sonate.
    A: Hình thức biến tấu
    Chương III: Hình thức ba đoạn phức.
    Chương IV: Hình thức sonate

  10. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    22.OUVERTURE​
    Ouverture là khúc nhạc viết cho dàn nhạc, là khúc mở đầu cho opera, ballet, oratorio, kịch, phim... đồng thời Ouverture cũng là một tác phẩm độc lập viết cho dàn nhạc và cấu trúc ở hình thức sonate. Ouverture làm nhiệm vụ chuẩn bị, báo..., nhưng cũng có khi các chủ đề của Ouverture là những chủ đề độc lập, không lấy từ chất liệu của vở diễn.
    Thoạt đầu, thể loại này gặp trong tác phẩm của Monteverdi (1567-1643) như Ouverture mở đầu cho opere Orphée. Ở thế kỷ XVII, Ouverture thường có cấu trúc như: Ouverture kiểu Pháp - thường gồm phần mở đầu chậm, trang trọng, tiếp theo là phần nhanh viết theo kiểu phức điệu và đôi khi với phần kết chậm như các Ouverture trong các opera, ballet của Lulli; Ouverture kiểu Ý (còn gọi là giao hưởng) gồm có ba phần nhanh-chậm-nhanh như các Ouverture trong các opera của A.Scarlatti. Ouverture kiểu Pháp thường được dùng trong cả các loại tổ khúc và dùng phần nào trong các giao hưởng, còn Ouverture kiểu Ý có nhiều ý nghĩa lớn trong sự phát triển của nghệ thuật giao hưởng.
    Ở thế kỷ XVIII, Ouverture của mỗi opera thường cấu trúc ở hình thức sonate, có phần mở đầu chậm (như các nhạc kịch của Glug, Mozart). Cuối thế kỷ này, chất liệu chủ đề ở các Ouverture liên quan chặt chẽ đến hình tượng nhân vật trong các màn, các cảnh của vở diễn và tạo sự phong phú trong cấu trúc tác phẩm như những Ouverture trong các opera của Beethowen, Mozart, Glug... Người ta còn sử dụng Ouverture có cấu trúc ở hình thức sonate không có phần phát triển (chỉ có phần trình bày và phần tái hiện) như Ouverture của các opera: "Đám cưới Figaro - Mozart"; "Người thợ cạo thành Sevile - Rossini"; hoặc cấu trúc ở hình thức rondo như Ouverture của opera "Carmen - Bizet".

Chia sẻ trang này