1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THỂ LOẠI ÂM NHẠC

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Fleur-de-Lys, 20/07/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
  2. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    23. THặ GIAO HặỏằzNG​
    ThặĂ giao hặỏằYng (poăme symphonique) là tĂc phỏâm Âm nhỏĂc mỏằTt chặặĂng viỏt cho dàn nhỏĂc, biỏằfu diỏằ.n liên tỏằƠc tỏằô 'ỏĐu tỏằ>i cuỏằ'i, không thỏằf tĂch tỏằông phỏĐn 'ỏằf trơnh diỏằ.n 'ặỏằÊc. ThặĂ giao hặỏằYng là mỏằTt trong nhỏằng thỏằf loỏĂi chưnh cỏằĐa Âm nhỏĂc có tiêu 'ỏằ. CĂc tĂc phỏâm ỏƠy thỏằf hiỏằ?n nhỏằng chỏằĐ 'ỏằ cỏằƠ thỏằf, phỏÊn Ănh mỏằTt cĂch sinh 'ỏằTng nhỏằng hơnh ỏÊnh vfn hỏằc hoỏãc là hỏằTi hoỏĂ, lỏằc hỏt là nhỏằng khúc ouverture có tiêu 'ỏằ và nhỏằng khúc fantaisie-giao hặỏằYng có tiêu 'ỏằ. Ngặỏằi sĂng tỏĂo ra thỏằf loỏĂi này là nhỏĂc sâ Liszt, nhặng tiỏằn 'ỏằ cỏằĐa nó 'Ê có trong nhỏằng khúc ouverture cỏằĐa Beethowen (Colorian, Edmond) và cỏÊ tỏằô thỏằi Mozart nỏằa.
    CỏƠu trúc cỏằĐa tĂc phỏâm rỏƠt 'ỏằTc 'Ăo, mỏãc dỏĐu có sỏằ phĂt triỏằfn liên tỏằƠc tỏằô 'ỏĐu tỏằ>i cuỏằ'i, nhặng trong tỏằông phỏĐn cỏằĐa tĂc phỏâm, ta vỏôn có thỏằf tơm thỏƠy nhỏằng nât 'iỏằfn hơnh cỏằĐa cĂc chặặĂng trong mỏằTt liên khúc sonate hay liên khúc giao hặỏằYng. Vư dỏằƠ nhặ phỏĐn thỏằâ nhỏƠt cỏằĐa ThặĂ giao hặỏằYng thặỏằng chỏằâa 'ỏằng nhỏằng nât kỏằn cho sỏằ phĂt triỏằfn cỏằĐa loỏĂi Âm nhỏĂc có tiêu 'ỏằ, mà còn mỏằY ra con 'ặỏằng mỏằ>i cho nhỏằng sĂng tĂc thuỏằTc cĂc trặỏằng phĂi dÂn tỏằTc khĂc nhau. Trong sĂng tĂc cỏằĐa Liszt xuỏƠt hiỏằ?n cĂc dỏĂng cỏƠu trúc cỏằĐa thặĂ giao hặỏằYng, mang tưnh hoàn thiỏằ?n. Trong 13 bỏÊn thặĂ giao hặỏằYng cỏằĐa ông có thỏằf tơm thỏƠy tưnh 'a dỏĂng vỏằ hơnh tặỏằÊng, phỏÊn Ănh nhỏằng nỏằTi dung khĂc nhau. PhỏĐn nhiỏằu cĂc thặĂ giao hặỏằYng cỏằĐa Liszt có liên quan 'ỏn cĂc chỏằĐ 'ỏằ và hơnh tặỏằÊng cỏằĐa thặĂ ca cỏằ. 'iỏằfn, dÂn gian nhặ Hamlet (Shearkpeare), Madepa (Victor Hugo), Orphâe, Prometâe (thỏĐn thoỏĂi Hy LỏĂp), Taxo (Goethe), Nhỏằng khúc dỏĂo 'ỏĐu (Lamartine).
    Sau Liszt, nhỏĂc sâ Richard Strauss (1864-1949) làm phong phú và mỏằY rỏằTng mỏằTt cĂch 'Ăng kỏằf nỏằTi dung cỏằĐa thặĂ giao hặỏằYng bỏng nhiỏằu phặặĂng phĂp diỏằ.n tỏÊ mỏằ>i. "ng 'Ê viỏt nhiỏằu bỏÊn 'Ăng chú ẵ nhặ CĂi chỏt và sỏằ hỏằ"i tỏằ?nh, Don Quichotte, Don Juan. CĂc nhỏĂc sâ Tiỏằ?p Khỏc A.Dvorjac, Smetana 'Ê sĂng tĂc nhiỏằu giao hặỏằYng thặĂ tuyỏằ?t vỏằi.
    CĂc nhỏĂc sâ Viỏằ?t Nam câng 'Ê sĂng tĂc nhiỏằu thặĂ giao hặỏằYng, tiêu biỏằfu nhặ thặĂ giao hặỏằYng "TrỏằY lỏĂi Điỏằ?n Biên" cỏằĐa TrỏĐn Trỏằng Hạng, "Đỏằ"ng khỏằYi" cỏằĐa Nguyỏằ.n Vfn ThặặĂng, "KhĂt vỏằng" cỏằĐa Nguyỏằ.n Thỏằ< Nhung.
  3. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Sau đây, chúng ta có thể tìm hiểu một bản thơ giao hưởng của Liszt: Tasso. Liszt đã sử dụng bản bi kịch Tasso của Goethe làm nguồn gốc tiêu đề cho tác phẩm của mình. Tác phẩm đã mô tả về cuộc đời của nhà thơ Ý thế kỷ XVI (Tasso: 1544-1595). Tác phẩm còn có một tên nhỏ khác nữa là Đau khổ và chiến thắng (Lamento e Triompho). Tác giả đã nói về số phận ngắn ngủi đầy bi thương của thi sĩ và về sự sống, tên tuổi của thi sĩ sau khi chết.
    Chủ đề chính của tác phẩm được xây dựng từ một bài dân ca Ý trên lời thơ của chính Tasso mà Liszt đã nghe qua: Những người chèo thuyền thành Venise. Giai điệu chủ đề rất xúc động, có đặc điểm ngâm vịnh.
    Tác phẩm đã thể hiện sinh động những hình ảnh trong cuộc sống của Tasso theo bi kịch của Goethe như sự thất vọng của Tasso ở đoạn mở đầu và ở chủ đề chính, hình tượng tình yêu thể hiện ở chủ đề phụ (tính chất trữ tình, nocturne); hình ảnh của cuộc sống triều đình trong phần phát triển (menuet). Phần kết của tác phẩm, nhạc sĩ đã biến đổi giai điệu Người chèo thuyền Venise thành một hành khúc trang nghiêm, có đặc điểm tươi vui, ngày hội để ca ngợi cái chết bất tử của nhà thơ.
    Tác phẩm cấu trúc ở hình thức sonate, nhưng trong từng phần có những nét tiêu biểu điển hình của một liên khúc sonate-giao hưởng bốn chương. Phần mở đầu và chủ đề chính có tính kịch, tương xứng với chương 1 của liên khúc; chủ đề phụ có đặc điểm trữ tình, tiêu biểu cho đường nét của chương 2, chương chậm; phần phát triển, đoạn menuet thay chương scherzo của liên khúc; còn phần coda có một quy mô lớn, tương xứng như chương kết của liên khúc
    Liszt đã miêu tả con đường đầy gian nan của Tasso, những nỗi đau thương, những thử thách mà nhà thơ đã phải chịu đựng vì sự truy nã của nam tước Pherera, và niềm vinh quang của nhà thơ vĩ đại sau lúc hy sinh (thế còn làm được trò gì ), sự tán thưởng hâm mộ của quần chúng trước tác phẩm của ông.
    Về âm nhạc, thực chất Liszt đã sử dụng trên cơ sở phát triển biến tấu tự do chủ đề dân ca, khi thì biến tấu toàn bộ chủ đề, khi thì sử dụng những nhân tố cơ bản của chủ đề.
  4. blanchechate

    blanchechate Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Dưới đây là bài do Apomethe post bên trang web NCĐ của chúng ta ( còn bài thơ ?oThe tament of Tasso? của Byron thì Blanche vẫn chưa dịch xong )
    Tasso - Lời than thở và toàn thắng (Lamento e Triofo)
    1849. Sửa chữa lần cuối 1854
    Biểu diễn lần đầu - 28 tháng 8 năm 1849 (bản viết lần thứ nhất)
    19 tháng 4 năm 1854 (sửa chữa lần cuối)
    Chỉ huy - tác giả
    28 tháng 8 năm 1949, ở Veimar nhân kỷ niệm 100 năm sinh đại thi hào Goethe, đã trình diễn vở bi kịch Torquato Tasso) của ông. Vở kịch bắt đầu bằng khúc mở màn do Liszt sáng tác riêng. Tuy nhiên, theo sự thú nhận của nhạc sĩ, việc xây dựng bản overture không hẳn chỉ dựa vào bi kịch của Goethe mà còn dựa theo áng thơ "Lời than thở" của Tasso" của Byron viết sau khi thăm bệnh viện của bà Anna ở Pherar mà ngày trước tác giả của bài thơ "Thành Jerusalem giải phóng" bị đày đọa trong chốn ngục tù. Sự quan tâm của phái lãng mạn chủ nghĩa đến nhà thơ vĩ đại của nước Ý không phải là ngẫu nhiên. Họ nhìn thấy trong cuộc đời đầy ngang trái của nhà thơ tấn bi kịch từ lâu đời của người nghệ sĩ, bị khinh rẻ lúc sống, nhưng được nổi tiếng sau khi chết. Tương truyền Tasso (1544-1595), nhà thơ trong hoàng cung của quận công Alphonse d''este, bị cầm tù trong nhà thương Anna (cũng đồng thời là nhà tù và nhà thương điên) vì hình như Tasso dám cả gan yêu em gái quận công là nàng Eleonora. Bảy năm bị giam cầm, năm 1586 Tasso mới được tha (do yêu cầu của đức cha). Tiếng tăm Tasso ngày càng lan rộng khắp nước Ý, và đức cha Climent VII có thiện cảm với nhà thơ quyết định ban thưởng cho nhà thơ đã trải qua một cuộc đời gian truân và mang vòng nguyệt quế trong nhà thờ Capitole (thờ thần Jupiter). Một vinh dự mà từ trước đến nay chỉ ban tặng cho Petrarca. Thế nhưng Tasso không sống được đến ngày trọng đại ấy. Vòng nguyệt quế chỉ quàng được trên vầng trán bất động của nhà thơ trong dòng người đưa tang.
    Sự tương phản giữa cuộc đời Tasso, đầy đau khổ, với vinh quang sau khi chết đã làm cho Liszt xúc động. Là người theo chủ nghĩa lãng mạn về thế giới quan, Liszt, trong sáng tác cũng như trong văn chính luận, khẳng định sự nhạy bén của nghệ thuật trong việc nhận thức thế giới, với sự phẫn nộ và đau xót Liszt viết về hoàn cảnh nghèo khó của nghệ sĩ trong xã hội của ông. Tấm thảm kịch Tasso đối với ông tượng trưng cho số phận của người nghệ sĩ nói chung. "Mong muốn của chúng ta - Liszt viết trong tiêu đề của bản Poeme - là diễn đạt bằng âm nhạc cái mâu thuẫn không thể dung thứ được: tài năng không được thừa nhận lúc còn sống, sau khi chết mới bừng sáng ánh vinh quang, bằng những tia sáng của mình chiến thắng những kẻ đã áp bức họ". Tiếp theo, nhạc sĩ giải thích thêm nội dung tác phẩm của mình "Tasso đã yêu và đau khổ ở Pherao, ở Roma Tasso được rửa hận và từ nay sống mãi trong những bài dân ca của xứ Vinezia. Ba yếu tố ấy trong âm nhạc, trước tiên chúng ta gợi lên hình bóng của Tasso còn lang thang trên những vũng đầm lầy của xứ Venezia, sau đó xuất hiện diện mạo Tasso, kiêu hãnh và với một nỗi buồn sâu lắng đang lặng ngắm những hội hè ở Pherao, ở đây Tasso đã dựng nên những tác phẩm tuyệt vời, và cuối cùng, chúng ta theo gót Tasso đến Roma, thành phố vĩnh cửu ấy mang lại vinh quang cho Tasso và tuyên bố Tasso cùng một lúc là "nhà thơ và người tuẫn tiết"
    Không phải ngẫu nhiên mà nhạc sĩ nhắc đến các bài hát ở Venezia: Liszt đã đưa một giai điệu của những người đưa đò ở Venezia (điệu Gondliera - một điệu đò đưa - Barcarole) vào bản thơ giao hưởng, trong những dòng đầu tiên của đoạn "Jerusalem được giải phóng". Tiêu đề đã cho phép Liszt dễ dàng xây dựng một hình thức gồm những đoạn khác nhau, tương phản về nội dung. Bản thơ giao hưởng bắt đầu bằng một nhạc tố đau thương ở bộ đàn dây, và đáp lại nó là những tiếng rên rỉ của các nhạc cụ kèn gỗ. Đó là hình tượng của Tasso chìm đắm trong những suy tư nặng nề trong ngục tối. Và bỗng nhiên - tốc độ nhanh, nhịp điệu ráo riết, âm thanh gay gắt: suy tưởng được thay bằng cơn phẫn nộ tuyệt vọng, như thể nhà thơ muốn đập vỡ những bức tường nhà giam. Tuy nhiên cơn tức giận qua đi nhanh chóng, và tiếng rên rỉ nghe tuyệt vọng hơn. Trong lòng nhà thơ hiện lên những cảnh tượng của quá khứ. Âm nhạc xao xuyến, xúc động trở nên trọng thể, lộng lẫy (cảnh lễ nghi trong cung đình). Sau đó, nhạc nhảy múa (trên cơ sở nhịp điệu Menuet, cảnh tượng vũ hội trong cung đình). Chủ đề Tasso bây giờ vang lên một cách say mê, thích thú: sự hồi tưởng lại mối tình say đắm đối với Eleonora. Và Liszt đã đưa nhân vật của mình trở về với thực tại tế nhị biết bao về tâm lý! Sự hồi tưởng chỉ làm tăng thêm nỗi tuyệt vọng, và nhạc tố biến đi. Nhà thơ đã chết. Một phút lặng nhiều ý nghĩa, và phần hai, phần kết quả của bài thơ bắt đầu - "Khúc khải hoàn". Chủ đề Tasso bây giờ vang lên hùng tráng, hân hoan, tượng trưng cho sự vinh quang rực rỡ và sự bất tử của Tasso(*)
  5. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Dịch luôn bài thơ đi bồ. Nhớ post cả nguyên tác lên đây cho mình cùng đọc với nha
  6. na9

    na9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2003
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    THE LAMENT OF TASSO ​
    Byron ​
    I.
    Long years! ?" It tries the thrilling frame to bear
    And eagle-spirit of a child of Song ?"
    Long years of outrage, calumny, and wrong;
    Imputed madness, prison''d solitude,
    And the mind''s canker in its savage mood,
    When the impatient thirst of light and air
    Parches the heart; and the abhorred grate,
    Marring the sunbeams with its hideous shade,
    Works through the throbbing eyeball to the brain,
    With a hot sense of heaviness and pain;
    And bare, at once, Captivity display''d
    Stands scoffing through the never-open''d gate,
    Which nothing through its bars admits, save day,
    And tasteless food, which I have eat alone
    Till its unsocial bitterness is gone;
    And I can banquet like a beast of prey,
    Sullen and lonely, crouching in the ****
    Which is my lair, and ?" it may be ?" my grave.
    All this hath somewhat worn me, and may wear,
    But must be borne. I stoop not to despair;
    For I have battled with mine agony,
    And made me wings wherewith to overfly
    The narrow circus of my dungeon wall,
    And freed the Holy Sepulchre from thrall,
    And revell''d among men and things divine,
    And pour''d my spirit over Palestine,
    In honour of the sacred war for Him,
    The God who was on earth and is in heaven,
    For He has strengthen''d me in heart and limb.
    That through this sufferance I might be forgiven,
    I have employ''d my penance to record
    How Salem''s shrine was won and how adored.
    II.
    But this is o''er ?" my pleasant task is done: ?"
    My long-sustaining friend of many years!
    If I do blot thy final page with tears,
    Know, that my sorrows have wrung from me none.
    But thou, my young creation! my soul''s child!
    Which ever playing round me came and smiled,
    And woo''d me from myself with thy sweet sight,
    Thou too art gone ?" and so is my delight:
    And therefore do I weep and inly bleed
    With this last bruise upon a broken reed.
    Thou too art ended ?" what is left me now?
    For I have anguish yet to bear ?" and how?
    I know not that ?" but in the innate force
    Of my own spirit shall be found resource.
    I have not sunk, for I had no remorse,
    Nor cause for such: they call''d me mad ?" and why?
    O Leonora! wilt not thou reply?
    I was indeed delirious in my heart
    To lift my love so loft as thou art;
    But still my frenzy was not of the mind;
    I knew my fault, and feel my punishment
    Not less because I suffer it unbent.
    That thou wert beautiful, and I not blind,
    Hath been the sin which shuts me from mankind;
    But let them go, or torture as they will,
    My heart can multiply thine image still;
    Successful love may sate itself away,
    The wretched are the faithful; ''tis their fate
    To have all feeling save the one decay,
    And every passion into one dilate,
    As rapid rivers into ocean pour;
    But ours is fathomless, and hath no shore.
    III.
    Above me, hark! the long and maniac cry
    Of minds and bodies in captivity,
    And hark! the lash and the increasing howl,
    And the half-inarticulate blasphemy!
    There be some here with worse than frenzy foul,
    Some who do still goad on the o''erlabour''d mind,
    And dim the little light that''s left behind
    With needless torture, as their tyrant will
    Is wound up to the lust of doing ill:
    With these and with their victims am I class''d,
    ''Mid sounds and sights like these long years have passed;
    ''Mid sounds and sights like these my life may close:
    So let it be ?" for then I shall repose.
    IV.
    I have been patient, let me be so yet;
    I had forgotten half I would forget,
    But it revives ?" oh! I would it were my lot
    To be forgetful as I am forgot! ?"
    Feel I not wroth with those who bade me dwell
    In this vast lazar-house of many woes?
    Where laughter is not mirth, nor thought the mind,
    Nor words a language, nor even men mankind;
    Where cries reply to curses, shrieks to blows,
    And each is tortured in his separate hell ?"
    For we are crowded in our solitudes ?"
    Many, but each divided by the wall,
    Which echoes Madness in her babbling moods; ?"
    While all can hear, none heed his neighbour''s call ?"
    None! save that One, the veriest wretch of all,
    Who was not made to be the mate of these,
    Nor bound between Distraction and Disease.
    Feel I not wroth with those who placed me here?
    Who have debased me in the minds of men,
    Debarring me the usage of my own,
    Blighting my life in best of its career,
    Branding my thoughts as things to shun and fear?
    Would I not pay them back these pangs again,
    And teach them inward Sorrow''s stifled groan?
    The struggle to be calm, and cold distress,
    Which undermines our Stoical success?
    No! ?" still too proud to be vindictive ?" I
    Have pardon''d princes'' insults, and would die.
    Yes, Sister of my Sovereign! for thy sake
    I week all bitterness from out my breast,
    It hath no business where thou art a guest;
    Thy brother hates ?" but I can not detest;
    Though pitiest not ?" but I can not forsake.
    V.
    Look on a love which knows not to despair,
    But all unquench''d is still my better part,
    Dwelling deep in my shut and silent heart,
    As dwells the gather''d lightning in its cloud,
    Encompass''d with its dark and rolling shroud,
    Till struck ?" forth flies the all-ethereal dart!
    And thus at the collision of thy name
    The vivid thought still flashes through my frame,
    And for a moment all things as they were
    Flit by me; ?" they are gone ?" I am the same.
    And yet my love without ambition grew;
    I knew thy state, my station, and I knew
    A Princess was no love-mate for a bard;
    I told it not, I breathed it not, it was
    Sufficient to itself, its own reward;
    And if my eyes reveal''d it, they, alas!
    Were punish''d by the silentness of thine,
    And yet I did not venture to repine.
    Thou wert to me a crystal-girded shrine
    Worshipp''d at holy distance, and around
    Hallow''d and meekly kiss''d the saintly ground;
    Nor for thou wert a princess, but that Love
    Had robed thee with a glory, and array''d
    Thy lineaments in a beauty that dismay''d ?"
    Oh! not dismay''d ?" but awed, like One above!
    And in that sweet severity there was
    A something which all softness did surpass ?"
    I know not how ?" thy genius master''d mine ?"
    My star stood still before thee: ?" if it were
    Presumptuous thus to love without design,
    That sad fatality hath cost me dear;
    But thou art dearest still, and I should be
    Fit for this cell, which wrongs me ?" but for thee.
    The very love which lock''d me to my chain
    Hath lighten''d half its weight; and for the rest,
    Though heavy, lent me vigour *****stain,
    And look to thee with undivided breast,
    And foil the ingenuity of Pain.
    VI.
    It is no marvel ?" from my very birth
    My soul was drunk with love ?" which did pervade
    And mingle with whate''er I saw on earth;
    Of objects all inanimate I made
    Idols, and out of wild and lonely flowers,
    And rocks, whereby they grew, a paradise,
    Where I did lay me down within the shade
    Of waving trees, and dream''d uncounted hours,
    Though I was chid for wandering; and the Wise
    Shook their white aged heads o''er me, and said
    Of such materials wretched men were made,
    And such a truant boy would end in woe.
    And that the only lesson was a blow;
    And then they smote me, and I did not weep,
    But cursed them in my heart, and to my haunt
    Return''d and wept alone, and dream''d again
    The visions which arise without a sleep.
    And with my years my soul began to pant
    With feelings of strange tumult and soft pain;
    And the whole heart exhaled into One Want,
    But undefined and wandering, till the day
    I found the thing I sought ?" and that was thee;
    And then I lost my being all to be
    Absorb''d in thine ?" the world was pass''d away ?"
    Thou didst annihilate the earth to me!
    VII.
    I loved all Solitude ?" but little thought
    To spend I know not what of life, remote
    From all communion with existence, save
    The maniac and his tyrant; ?" had I been
    Their fellow, many years ere this had seen
    My mind like theirs corrupted to its grave,
    But who hath seen me writhe, or heard me rave?
    Perchance in such a cell we suffer more
    Than the wreck''d sailor on his desert shore:
    The world is all before him ?" mine is here,
    Scarce twice the space they must accord my bier.
    What though he perish, he may lift his eye
    And with a dying glance upbraid the sky ?"
    I will not raise my own in such reproof,
    Although ''tis clouded by my dungeon roof.
    VIII.
    Yet do I feel at times my mind decline,
    But with a sense of its decay: ?" I see
    Unwonted lights along my prison shine,
    And a strange demon, who is vexing me
    With pilfering pranks and petty pains, below
    The feeling of the healthful and the free;
    But much to One, who long hath suffer''d so,
    Sickness of heart, and narrowness of place,
    And all that must be borne, or can debase.
    I thought my enemies had been but Man,
    But spirits may be leagued with them ?" all Earth
    Abandons ?" Heaven forgets me ?" in the dearth
    Of such defence the Powers of Evil can,
    It may be, tempt me further ?" and prevail
    Against the outworn creature they assail.
    Why in this furnace is my spirit proved
    Like steel in tempering fire? ?" because I loved?
    Because I loved what not to love, and see,
    Was more or less than mortal, and than me.
    IX.
    I once was quick in feeling ?" that is o''er; ?"
    My scars are callous, or I should have dash''d
    My brain against these bars, as the sun flash''d
    In mockery through them; ?" If I bear and bore
    The much I have recounted, and the more
    Which hath no words, ?" ''tis that I would not die
    And sanction with self-slaughter the dull lie
    Which snared me here, and with the brand of shame
    Stamp Madness deep into memory,
    And woo Compassion to a blighted name,
    Sealing the sentence which my foes proclaim.
    No ?" it shall be immortal! ?" and I make
    A future temple of my present cell,
    Which nations yet shall visit for my sake.
    While thou, Ferrara! when no longer dwell
    The ducal chiefs within thee, shalt fall down,
    And crumbling piecemeal view thy hearthless halls.
    A poet''s wreath shall be thine only crown ?"
    A poet''s dungeon thy most far renown,
    While strangers wander o''er thy unpeopled walls!
    And thou, Leonora! ?" thou ?" who wert ashamed
    That such as I could love ?" who blush''d to hear
    To less than monarchs that thou couldst be dear,
    Go! tell thy brother, that my heart, untamed
    By grief, years, weariness ?" and it may be
    A taint of that he would impute to me,
    From long infection of a den like this,
    Where the mind rots congenial with the abyss ?"
    Adores thee still; ?" and add ?" that when the towers
    And battlements which guard his joyous hours
    Of banquet, dance, and revel are forgot,
    Or left untended in a dull repose,
    This ?" this ?" shall be a consecrated spot!
    But thou ?" when all that Birth and Beauty throws
    Of magic round thee is extinct ?" shalt have
    One half the laurel which o''ershades my grave.
    No power in death can tear our names apart,
    As none in life could rend thee from my heart.
    Yes, Leonora! it shall be our fate
    To be entwined for ever ?" but too late!
    @Lys

    blanchechate của tôi bây giờ đang vui nên không có tâm trạng dịch ?olời than thở? đâu !
    Đợi khi nào chúng tôi ?ocơm chẳng lành, canh chẳng ngọt? thì bản dịch này sẽ hoàn thành.
  7. na9

    na9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2003
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    MAZEPPA (*1) ​

    Giao hưởng thơ số 6 của Franz Liszt
    Thơ : Victor Hugo
    Dịch thơ : Khải Hoàn


    Tiến lên ! tiến lên !
    ( Trích trong ?oMazeppa? của Byron )


    I
    Vậy là khi Mazeppa, gầm gào và than khóc,
    Thấy tay, chân, sườn mình có lưỡi kiếm sượt qua,
    Chàng bị trói cả tứ chi
    Trên một chú ngựa hoang nuôi bằng cỏ biển,
    Ngựa tỏa hơi và lỗ mũi phun lửa
    Và lửa từ bàn chân nó lóe ra ;
    Khi như loài bò sát, chàng lăn lộn tấm thân,
    Trong những nút trói, chàng hung hăng vô ích
    Đã khiến cho kẻ thù rất vui sướng,
    Rốt cục chàng lại rớt xuống mông ngựa lông hồng,
    Mồ hôi trên trán, miệng có bọt sùi,
    Và có máu ở trong đôi mắt,
    Một tiếng thét bật ra ; và thảo nguyên bỗng khiến
    Ngựa cùng người hung hăng hết cả hơi,
    Trên cát thụt lún chân,
    Trơ trọi giữa tiếng lốc bụi bay choán hết
    Như giữa đám mây đen ngoằn ngoèo sét đánh,
    Cùng với gió họ phóng như bay !
    Họ ra đi, vượt qua thung lũng tựa cơn giông,
    Tựa bão táp trong núi non san sát
    Tựa như một quả cầu lửa cháy ;
    Rồi chẳng còn gì trừ một chấm đen trong sương,
    Rồi như một nụ bọt trong biển xanh mênh mông
    Họ nhạt nhòa đi trong không khí.
    Họ ra đi. Không gian rộng. Trong sa mạc bát ngát,
    Trong vô tận chân trời bắt đầu lại luôn luôn,
    Họ đắm chìm cả đôi.
    Hành trình của họ như được ai chắp cánh
    Thành phố, tháp cao, núi đen trong dãy dài và những cây sồi lớn.
    Tất thảy quanh họ đều lảo đảo lắc lư.
    Và nếu kẻ không may đầu vỡ giãy giụa ư,
    Thì chú ngựa còn nhanh hơn gió,
    Bằng một cú nhảy khiếp vía
    Tiến thêm vào sa mạc lớn, chẳng thể vượt, cằn khô
    Trải rộng trước họ như chiếc áo măng tô
    Kẻ sọc với những nếp ly bằng cát.
    Tất cả chập chờn và bày ra những sắc màu lạ lẫm
    Ngựa thấy những cánh rừng, đám mây lớn trôi qua,
    Thấy vọng lâu cũ tan hoang,
    Thấy những trái núi mà khoảng cách làm đắm
    chìm tia sáng ;
    Thấy những bầy đàn tỏa hơi ngựa cái
    Với tiếng động lớn đuổi theo mình.
    Và bầu trời, nơi những bước chân chiều sải dài,
    Cùng những đại dương mây của nó
    Nơi mây còn chìm đắm,
    Và mũi tầu vầng dương rẽ sóng ra,
    Trên trán nó, vầng dương chói lóa quay
    Như một bánh xe đá vân vàng.
    Đuôi ngựa kéo lê, mắt lóe lên, lạc đường
    Đầu rủ xuống, máu tô đỏ thắm
    Cát vàng và những bụi cây gai góc ;
    Dây trói cuồn cuộn trên bốn chân sưng,
    Như một con rắn dài siết chặt và tăng thêm
    Những nút thắt và vết thương của nó.
    Ngựa không cảm thấy cả yên và hàm thiếc
    Máu luôn rỉ ra, chảy xuống, đầm đìa,
    Thịt da nó rách nát tơi bời
    Than ôi ! vậy là đám ngựa cái hung hăng theo nó,
    Dựng đứng những bờm rủ của chúng,
    Và cả lũ quạ cũng bay theo !
    Lũ quạ, lũ cú lớn mắt tròn, hãi hùng sao,
    Đại bàng hốt hoảng từ chiến trường, và ó biển,
    Quái vật mà ban ngày tránh lẩn
    Những chim cú xiên xiên, kền kền lớn vàng hung
    Khoét đào sườn xác chết, nơi cổ nó đỏ và trụi lông
    Như một cánh tay trần thọc ngoáy !
    Cả lũ đến đông thêm đàn tang tóc ;
    Cả lũ rời để theo nó và cây sồi xanh đơn độc
    Và những tổ chim ở trang viên.
    Còn ngựa nhuốm máu, cuống cuồng, điếc tai vì tiếng chúng hân hoan,
    Vừa nhìn vừa hỏi : Ai trên cao xòe rộng
    Chiếc quạt lớn màu đen này vậy ?
    Đêm xuống thảm sầu, không váy áo thêu sao.
    Một bầy đàn có cánh bám riết theo
    Người lữ hành tỏa khói.
    Giữa ngựa và bầu trời, như một lốc cuồng tối sẫm
    Ngựa thấy, rồi để lạc, và nghe thấy trong đêm
    Hỗn loạn tiếng chúng bay.
    Cuối cùng, sau ba ngày hành trình kỳ cục,
    Sau khi vượt những thảo nguyên, cánh rừng, sa mạc,
    Vượt qua những con sông nước đóng băng
    Ngựa ngã xuống giữa tiếng kêu nghìn chim săn
    Móng sắt của nó trên đá nghiền vỡ vụn
    Bốn chớp sáng của nó tàn lụi
    Vậy là kẻ không may nằm, trần trụi, thảm thương,
    Máu lốm đốm toàn thân, đỏ hơn
    Cả cây thích trong mùa hoa nở.
    Đám mây chim lượn quanh và đỗ ;
    Nhiều chiếc mỏ hung hăng khao khát đục vào
    Cặp mắt cay bỏng lệ ở đầu.
    Thế là kẻ bị kết án lê lết và rú gào,
    Tử thi còn sống này, một ngày kia đã được
    Những bộ tộc Ukraina phong vương
    Một ngày, rắc trên đồng những tử thi không chôn,
    Chàng đền bù bằng những bãi chăn thả lớn
    Cho ó biển và kền kền.
    Uy lực hoang dã của chàng sinh ra từ khổ hình.
    Vì những thủ lĩnh Cô-dắc, một ngày kia, già yếu
    Chàng khoác áo lông, lớn lao lóa mắt ;
    Và khi chàng đi qua, dân ở lều rạp mình,
    Nhoang nhoáng đội kèn binh vang lừng
    Xung quanh chàng dội lên chào đón !
    II
    Vậy đấy, khi một con người thấy mình bị trói sống
    Trên mông ngựa tài, hăng, tiền định của mình,
    Ngựa chống chọi uổng công, người mà thần trí phô bày,
    Than ôi ! Bạn càng giật nảy, bạn càng thúc ngựa
    Ngoài thế giới thực, bạn đập những cánh cửa
    Bằng đôi chân cứng như thép của mình !
    Bạn cùng ngựa vượt qua những hoang mạc và đỉnh cao bạc đầu
    Những trái núi già, những biển khơi và phía bên kia đó
    Những đám mây từ những vùng u tối ;
    Và hành trình của bạn thức tỉnh nghìn hồn ma
    Xung quanh lữ khách mà đàn lũ ruổi truy
    Theo kỳ quan ngạo nghễ.
    Trên đôi cánh lửa, bạn bay vượt hết
    Những cánh đồng có thể, những thế giới tâm hồn ;
    Uống nước ở con sông muôn đời ;
    Trong đêm bão giông hay đêm sao sáng,
    Tóc ngựa cùng những đuôi sao chổi rối
    Ngời lên trên vầng trán bầu trời.
    Sáu vệ tinh Herschel (*2), vành sao thổ già
    Địa cực với vầng cực quang thêm lớn
    Phía trên đầu cực bắc,
    Ngựa thấy hết ; với sải cánh của mình,
    Không hề nản chí bởi thế gới vô hạn này
    Luôn luôn xê dịch chân trời lý tưởng.
    Người có thể biết, ngoài thiên thần và ma quỷ,
    Nỗi đau khổ đi theo và những tia chớp lạ nào
    Với cặp mắt ngời ngời,
    Ngựa như được đốt bằng những tia nồng nhiệt,
    Than ôi ! và trong đêm sẽ có bao đôi cánh lạnh
    Tới vỗ trán ngựa đây ?
    Ngựa lo sợ hí lên, bạn da diết nối theo.
    Dưới cánh nặng, ngựa há miệng, xanh xao, kiệt sức,
    Nó oằn xuống vì khiếp hãi ;
    Bạn như đào huyệt nó với mỗi bước chân.
    Cuối cùng kì hạn tới...ngựa chạy, ngựa bay,
    Ngựa ngã xuống và đứng lên làm chúa tể !
    Chú thích
    *1. Mazeppa ( Mazepa ) tức Ivan Stepanovitch ( 1644 ?" 1709 ), người Ukraina, chỉ huy đội kị binh. Ông liên minh với Nga hoàng Pierre đại đế, rồi để đảm bảo cho quyền cai trị Ukraina của vua Thụy Điển Charles XII, ông chạy trốn đến Moldavio ( bị Thổ Nhĩ Kỳ đô hộ ) rồi chết ở đó sau trận thất bại Poltava (1709 ). Những nhà lãng mạn lấy cảm hứng từ một trong những cuộc phiêu lưu của ông : bị một ông chồng ghen tuông bắt quả tang, ông bị trói trần truồng vào một con ngựa hoang, song ông đã thoát được một cách phi thường.
    *2, Herschel ( Sir William ; 1738 ?" 1822 ) : nhà thiên văn học người Anh gốc Đức.
    P/s : Giá mà có ai đó giỏi về kỹ thuật up hộ tôi bản nhạc này nhỉ ???
    Được na9 sửa chữa / chuyển vào 08:40 ngày 23/12/2005
  8. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Hai bác (or một bác hai nick) hồn thơ lai láng thiệt đó. Em là đứa chưa bao giờ làm nổi lấy một bài thơ hai câu dù chỉ là thơ con cóc. Bái phục! Nhưng chờ mòn mắt rồi chưa thấy "tâm trạng" của các bác xuất hiện nên em đành post tiếp cái topic này cho xong vậy. Khi nào hoàn thành bài thơ, các bác nhờ Mod chèn vào giữa giúp em vậy nha
  9. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    CHƯƠNG IV: MỘT VÀI THỂ LOẠI LỚN CỦA THANH NHẠC
    Những thể loại lớn của thanh nhạc là Oratorio (thanh xướng kịch) và cantate (đại hợp xướng). Những loại tác phẩm lớn này của sân khấu hoà nhạc thể hiện những cốt truyện có ý nghĩa tư tưởng lớn lao và nhân vật chính trong đó phần nhiều là nhân dân.
    24. ORATORIO
    Oratorio là một tác phẩm âm nhạc lớn cho hợp xướng, độc xướng và dàn nhạc giao hưởng. Oratorio thường dùng để miêu tả câu chuyện kịch nhưng không có các lớp kịch diễn trên sân khấu và không có trang trí. Oratorio là kịch bằng âm thanh, dùng hát có nhạc đệm để kể các câu chuyện.
    Oratorio hầu như xuất hiện cùng một lúc với cantate và opera vào thế kỷ XVI, XVII. Cấu trúc giữa các thể loại này có nhiều gần gũi, cũng sử dụng aria, hát nói, dàn nhạc... So với cantate, khuôn khổ của Oratorio lớn hơn, tính kịch và chủ đề được phát triển rộng hơn. So với opera, Oratorio có những yếu tố trội bật, đó là tính kể lể, tự thuật dưới sự phát triển tự nhiên của kịch.
    Oratorio được phát triển từ lauda (Lauda-tiếng Ý và Laudo-tiếng TBN, là những chính ca trữ tình, những lời khuyên răn, giáo dục phát triển trên giai điệu phổ biến. Lauda một giọng và nhiều giọng được phát triển rộng rãi ở Ý vào thế kỷ XVIII, XIX, dùng để hát trong sinh hoạt hàng ngày, trong những buổi hội họp) của những người biểu diễn kịch ở Rome thế kỷ XVI trong các "Oratorio" (Oratorio là ngôi nhà, căn phòng đặc biệt trong nhà thờ, nơi ấy tập trung các tín đồ để nghe đọc và giảng giải kinh thánh, những cuộc toạ đàm "cứu thế tâm hồn"..., từ đó "Oratorio" trở thành tên gọi cho thể loại này.
    Tác phẩm đầu tiên kiểu Oratorio là "Sự trình diễn về tâm hồn và thể xác" do Cavalieri biểu diễn dưới dạng vở diễn vào năm 1600 ở Rome. Chẳng bao lâu, sự biểu diễn trong sân khấu Oratorio bị tách ra, phần hát nói mở đầu là người kể chuyện. D.Cariximi (1605-1674 nhạc sĩ Ý, người chơi đàn Organ) là bậc thầy xuất sắc về Oratorio ở thế kỷ XVII, ông đã viết những tác phẩm như "Toà án Salomon", "Iephai" bằng thơ Latin trong Kinh Thánh.
    Vào những năm 30, 40 của thế kỷ XVIII, Haendel ở Anh đã viết những tác phẩm Oratorio đồ sộ, điển hình kiểu cổ điển. Trong tác phẩm của ông, phần hợp xướng thường chiếm ưu thế, và những tác phẩm ấy được coi là đỉnh cao của nghệ thuật này. Oratorio của Haendel gần với quần chúng, có sức sống hơn so với nhạc kịch nghiêm chỉnh lúc bấy giờ. Ông đã đưa những nội dung nóng hổi của thời đại vào tác phẩm, mặc dù ông cũng dùng những truyền thuyết, những tích xưa. Ở đây vai trò của hợp xướng được đề cao để thể hiện tập thể quần chúng chứ không chỉ là phụ hoạ. Những vở thành công tiêu biểu của Haendel là "Người Do Thái ở Ai Cập", "Messa", "Samson" mà nhân dân là nhân vật chính trong đó.
    Đến cuối thế kỷ XVIII, nhạc sĩ Haydn cũng viết Oratorio. Ông không những đi vào các đề tài trong Kinh Thánh mà còn đi vào các đề tài sinh hoạt như "Đấng sáng tạo thế giới", "Bốn mùa".
    Bốn chương Oratorio "Bốn mùa" là 4 chương của liên khúc mô tả cảnh đẹp thiên nhien có đặc điểm về thể loại, phong tục khác nhau. Trong tác phẩm cũng có nhân vật, đó là những nông dân Simon, Lucca và Ganna. Họ không hành động, mà họ thuật lại sự say mê, tính thơ mộng gần như thật bằng âm nhạc. Những phần hát nói của họ vang lên như những câu thơ,sự thể hiện của lời được màu sắc hoá của giai điệu. Trong những aria, hợp xướng, có những cảnh âm nhạc sinh động như những cuộc gặp gỡ vui vẻ của mùa xuân, ngày lao động của thợ cày, cơn giông của mùa hạ, ngày hội mùa, cảnh giải trí săn bắn trong mùa thu, những cuộc tụ tập mang tính truyền thống trong những buổi tối mùa đông nhàn hạ.
    Âm nhạc của Haydn gần gũi trực tiếp với giai điệu dân gian.
    Đến thế kỷ XIX trong số những Oratorio xuất sắc có Oratorio của Mendelssohn, Berlioz, Dvorjak. Ở một số nước, Oratorio thường được dùng để tuyên truyền cho những nội dung mang tính tôn giáo hoặc đề cập đến nhiều đề tài khác nhau: những sự kiện lịch sử cũng như những đề tài có tính thời sự như "Bài ca về rừng" của Shostakovitch.
    Các nhạc sĩ Việt Nam đã viết những bản Oratorio đầu tiên như Oratorio "Nguyễn Văn Trỗi" của Đàm Linh, "Máu và Hoa" của Đinh Quang Hợp...
  10. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Oratorio "Samson" của Haendel​
    Tác phẩm lấy nội dung từ Kinh Thánh với cách giải quyết lạc quan của những quan niệm về kịch. Có nghĩa là, câu chuyện Kinh Thánh về Samson được kịch hoá. Những sự kiện, tình cảm, cuộc sống của các nhân vật không chỉ truyền vào ba nhân vật mà được hiểu một cách trực tiếp do chính nhân vật hát lên. Đó là những đoạn hát nói, những aria, những tiết mục song ca và hợp xướng.
    Qua chủ đề đã thể hiện được những tình huống kịch tương phản xung đột của hai dân tộc chống đối thù địch là Israel và Philistin mà những người tiêu biểu của họ một bên là Samson, Mikhi, Manon, một bên là Dalila và Kharaf.
    Theo truyện cổ, Samson có sức mạnh thần kỳ ẩn trong bộ tóc. Sức mạnh đó làm cho dân tộc thù địch của ông là dân Philistin phải khiếp sợ. Vợ Samson là Dalila người Philistin, đã phản bội chồng, trong lúc chồng ngủ say đã cắt mất bộ tóc của ông. Samson mất sức mạnh, bị kẻ thù bắt, bị gông cùm, bị mù và đưa vào ngục tối. Nhân dân không có người bảo vệ, trở thành nô lệ. Nhưng Đấng thiêng liêng đã biết đến lời cầu nguyện của nhân dân, thấu hiểu mọi nỗi khỏ của Samson và trả lại cho chàng sức mạnh. Đến ngày tế Thần Dagon của dân Philistin, Samson dùng sức mạnh lay đổ cột đền, giết chết kẻ thù của mình. Mặc dù Samson đã hy sinh nhưng dân Do Thái thoát khỏi ách nô lệ.
    Bắt đầu Oratorio là khi Samson bị bắt làm nô lệ của Philistin. Ba phần của một tác phẩm thống nhất một đường nét của sự phát triển kịch.
    PHẦN MỘT nêu lên hai phe thù địch, chống đối: ngày lễ chiến thắng của dân Philistin và dân tộc Israel trở thành nô lệ. Ở đây miêu tả nhân vật chính Samson.
    PHẦN HAI đưa thêm những nhân vật mới: vợ Samson là Dalila, anh lính Philistin là Kharaf. Sự xung đột giữa các nhân vật của tác phẩm dẫn đến sự xung đột trực tiếp của kịch là Samson và Dalila, Samson và Kharaf.
    PHẦN BA là ngày lễ tế thần Dagon. Cảnh đền sụp đổ, cái chết của Samson, lễ an táng và phần kết chiến thắng.
    Bản oratorio mở đầu bằng ouverture có ba phần. Phần một trang trọng, chậm, với tiết tấu chấm dôi và facture kiểu hợp âm xếp dọc gây tính ổn định mạnh mẽ. Phần hai của ouverture trong nhịp độ nhanh với tiết tấu hành khúc. Phần ba là khúc menuet.
    Những tiết mục ở phần một, aria của Samson "Đêm vĩnh cửu" trôi hơn và hoàn thiện hơn cả. Tính chất âm nhạc của bản aria này đầy tính bi thương. Trong gông cùm, bị mù mắt, cô đơn, Samson đã thổ lộ niềm tự hào của mình. Giai điệu là sự tổng hợp những bước đi xuống mềm mại và có khía cạnh bi thương, ngâm vịnh. Cao trào kịch tính của aria trong giai điệu tạo những bước nhảy và sau cao trào được tiến hành dần dần chậm lại.
    Tiếp theo aria của Samson là tiết mục hợp xướng của nhân dân Do Thái, cầu xin Trời hãy cho Samson ánh sáng và sức mạnh, gây được sự tương phản đột ngột về âm nhạc và có hiệu quả sân khấu rõ ràng. Hợp xướng gồm 2 phần lớn: Phần một, hai lần so sánh những hình ảnh khác nhau về âm nhạc; sang phần hai là sự trần thuật bằng những hợp âm hùng mạnh cầu nguyện Đấng thiêng liêng "Hãy cho vị anh hùng sức mạnh".
    Tiết mục của Manon, cha của Samson, tiếp ngay bản hợp xướng. Hát nói và aria của Manon viết theo phong cách opera, nhưng aria này còn trội hơn vì tính thống nhất giữa thơ và âm nhạc. Hai phần của aria có sự tương phản và xung đột về hình tượng. Phần một thể hiện sự hồi tưởng của Manon về những chiến công hiển hách của Samson, còn phần hai biểu hiện nỗi xót thương, trầm tư, âm nhạc ở đây nghiêm trang và như nén lại.
    Phần hai của Oratorio bắt đầu bằng aria trữ tình với hợp xướng của Mikhi. Aria này là điển hình của lối cấu trúc ba phần có nhắc lại kiểu Da capo. Ở phần này còn xuất hiện Dalila bằng một đoạn đối thoại và aria của nàng. Cao trào kịch tính ở đây là đoạn hát song ca giữa Samson và Dalila, tiếp theo là giữa Mikhi, Samson và Kharaf. Cảnh kết của phần này là hợp xướng tương phản của dân tộc Do Thái và dân Philistin.
    Ở phần ba của oratorio nổi bật bằng bản aria đầy chất trữ tình, sáng sủa của Samson - lời từ biệt của Samson với đời không chút sầu não, bi thương.
    Phần kết của toàn bộ tác phẩm là bài ca chiến thắng hát mừng dân tộc Do Thái được giải phóng.

Chia sẻ trang này