1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THỂ LOẠI ÂM NHẠC

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Fleur-de-Lys, 20/07/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    25. CANTAT - ĐẠI HỢP XƯỚNG​
    Cantat là một tác phẩm có đặc điểm trang trọng hoặc có tính anh hùng, tính trữ tình; gồm một số tiết mục hoàn thiện viết cho hợp xướng, độc xướng và dàn nhạc giao hưởng. Về cấu trúc của tác phẩm, gần gũi với oratorio. Tuy nhiên, cũng có những điểm khác, đó là khuôn khổ của cantat không lớn lắm và không diễn tả một câu chuyện kịch, mà chỉ có một số tiết mục dựa trên một đề tài.
    Về cấu trúc của Cantat khá phong phú, có thể gồm nhiều chương hoặc chỉ có một chương, có thể viết cho hợp xướng và dàn nhạc, mà cũng có thể cho độc xướng và hợp xướng lẫn độc xướng. Lời ca trong Cantat có thể không có sự phát triển mang tính chủ đề nhất định nhưng cũng có bản được phát triển với sự phối hợp bằng chủ đề rõ ràng.
    Cantat xuất hiện ở Ý vào thế kỷ XVII, đó là một loại hình của thanh nhạc có đặc điểm trữ tình viết cho độc xướng. Sau đó, Cantat gắn với opera mang tính thính phòng, không lớn lắm, hoặc những cảnh riêng biệt của opera. Nhạc sĩ đầu tiên viết loại này là D.Cariccimi Stradella và A.Scarlatti. Thời ấy, người ta chia Cantat thành các loại: Cantat thính phòng không có hợp xướng và có đặc điểm trữ tình, và loại cantate hợp xướng chiếm vai trò ưu tiên, đôi khi không có tiết mục độc xướng và có đặc điểm trang trọng; Cantat thế tục và Cantat có đặc điểm tôn giáo (nhà thờ). Bach đã rất thành công với nhiều bản Cantat thế tục và nhà thờ.
    Đến thế kỷ XIX và XX, các nhạc sĩ vẫn sử dụng thể loại này. Họ đã xác nhận Cantat là một thể loại nghệ thuật lớn và đã mở rộng phạm vi hình tượng biểu hiện của thể loại ấy. Các bản Cantat của họ có giai điệu và âm điệu gần gũi với bài hát quần chúng. Song song với những chủ đề lịch sử, yêu nước như bản Cantate "Alecxây Nevsky" của Prokofiev, còn có những chủ đề khác cũng được các nhạc sĩ thể hiện trong Cantat như Cantat giao hưởng "Trên cánh đồng Kulikov" của Saporin, "Bài ca ngày lễ" của Mendẹssohn, "Ngày lao động" của Agababova.
  2. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Cantat "Alecxây Nevsky" của Prokofiev được xây dựng trên một đề tài nhất định, gồm 7 chương mà trong đó mỗi chương có một tiêu đề. Cụ thể là:
    1. Nước Nga dưới ách đô hộ của Mông Cổ
    2. Bài ca về Alecxây Nevsky (Chiến thắng quân thù trên sống Neva)
    3. Những thập tự quân ở Peskov.
    4. Hãy đứng dậy, người Nga!
    5. Trận đánh trên băng
    6. Cánh đồng chết
    7. Tiến quân của A. Nevsky vào thành Peskov.
    Mỗi chương tác giả cấu trúc trên một chủ đề độc lập, nhưng giữa chúng có mối liên quan chung, thậm chí có dùng chất liệu ở các chương.
    CHƯƠNG MỘT: Nước Nga dưới ách đô hộ của Mông Cổ: là một chủ đề rất độc đáo và sâu sắc. Nét nhạc giống như một khúc hát Nga ngâm nga, trong đó người nghe không chỉ cảm thấy nỗi đau thương buồn khổ của người dân Nga thời đó, mà còn thấy cả vẻ đẹp tinh thần của chủ đề này, đó là một khúc hát trữ tình, với hình ảnh rõ ràng, mô tả đất nước Nga mênh mông, vô tận.
    CHƯƠNG HAI mang tính hùng mạnh. Bài ca về Alecxây Nevsky - bài ca về lòng dũng cảm và sức mạnh của nhân dân Nga. Giai điệu mang tính trang nghiêm, gần với những âm điệu của dân ca. Âm thanh sáng sủa, trang trọng của dàn nhạc tạo cho âm nhạc có đặc điểm như chính ca.
    CHƯƠNG BA: Những thập tự quân ở Peskov, nhạc sĩ miêu tả sự tàn ác, những hình ảnh ghê rợn của bọn thập tự quân. Chương này có ba chủ đề âm nhạc, đó là hiệu còi báo động, cầu nguyện, và nét kêu gọi. Phần giữa của chương ba được nhắc lại giai điệu buồn, du dương trong dàn nhạc để tả về nỗi khổ của nhân dân (đã có ở chương trước).
    CHƯƠNG BỐN: Hãy đứng dậy, những người Nga: là lời kêu gọi đấu tranh. Phần mở đầu vang lên những âm điệu tương phản, căng thẳng, tiếp theo là một giai điệu đầy nghị lực của hợp xướng.
    Ngay ở cảnh này, motif trữ tình trong phần giữa của hợp xướng vang lên chủ đề Tổ quốc trang nghiêm.
    CHƯƠNG NĂM: Trận đánh trên băng là chương phức tạp nhất, là cảnh giao hưởng tả trận chiến đáu (hợp xướng chỉ tham gia từng phần) xuất hiện chủ đề mới. Các phần chính của chương gồm 3 chủ đề đã xuất hiện ở các chương trước là chủ đề thập tự quân, chủ đề có đặc điểm anh hùng, hiệu triệu và chủ đề hợp xướng Nga trong chương 4.
    CHƯƠNG SÁU: Cánh đồng chết là một đoạn nhạc trung gian tang tóc, bài hát cho giọng nữ trung với dàn nhạc. Chương này vừa có chất liệu chủ đề mới, vừa nhắc lại chủ đề "Nỗi đau khổ của nhân dân" ở chương ba.
    CHƯƠNG BẢY: Tiến quân của A. Nevsky vào thành Peskov là chương kết của bản Cantat thể hiện sự chiến thắng và vinh quang của nhân dân Nga. Ở chương này, tác giả đã sử dụng chất liệu chủ đề chính của A. Nevsky, chủ đề hiệu triệu người Nga, và chủ đề ở chương 5. Bản Cantat kết thúc bằng sự nhắc lại chủ đề chính về A. Nevsky nhưng được mở rộng hơn và phần đệm của dàn nhạc có cả campanelli tham gia.
  3. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    CHƯƠNG V : LOẠI NGHỆ THUẬT TỔNG HỢP : OPERA VÀ BALLET
    26. OPERA
    Opera là nhạc kịch - một loại nghệ thuật tổng hợp rất phức tạp. Âm nhạc được các loại nghệ thuật thi ca, hội hoạ và kịch (sân khấu) trực tiếp hỗ trợ, ngoài ra còn kết hợp cả về phục trang, trang trí, phông cảnh... (nghĩa là tạo nên những ấn tượng của thị giác). Opera là một hình thức nghệ thuật có khả năng đề cập tới rất nhiều vấn đề lớn lao trong cuộc sống. Kể từ khi ra đời đến nay, Opera đã có một vị trí rất lớn trong việc truyền bá rộng rãi nghệ thuật âm nhạc nói chung và góp phần thúc đẩy sự phát triển của các thể loại khí nhạc nói riêng.
    Bản thân âm nhạc trong Opera có những đặc trưng riêng như chủ đề của từng nhân vật cần phải cụ thể và có cá tính đầy đủ so với những bài hát hay những Romance, bởi vì ca sĩ là những người trực tiếp đóng vai của vở diễn. Cấu trúc âm nhạc có những yếu tố khác với các loại khí nhạc cũng như thanh nhạc bình thường, nghĩa là phụ thuộc vào kịch bản, phụ thuộc vào sự phát triển của các màn, cảnh... Vincent Dindi (1851-1931) có nói: "Opera là hình thức nghệ thuật trong đó âm nhạc phải tuỳ theo ngôn ngữ và điệu bộ mà phát triển". Nhưng nói như vậy không có nghĩa là lời trong Opera luôn luôn ở vị trí quan trọng, mà cái đó còn tuỳ thuộc vào nhiều tình huống, tuỳ theo từng chỗ mà lời hay âm nhạc chiếm vị trí quan trọng hơn. Hơn nữa còn phụ thuộc vào từng thời đại, trường phái cũng như phong cách của từng nhà soạn nhạc.
    Danh từ "Opera" trong tiếng Ý có nghĩa là "công trình sáng tác", "tác phẩm", để chỉ loại tác phẩm là "câu chuyện âm nhạc". Sau này Opera được dùng trong nhà hát để chỉ một thể loại mới là Nhạc kịch.
    Opera có một lịch sử phát triển đã hơn 3 thế kỷ, và nếu nói xa hơn, Opera có tiền đề trong hình thức âm nhạc dân gian. Nước Ý là quê hương đầu tiên của loại nghệ thuật này.
    Vở Opera đầu tiên còn được giữ tới ngày nay là vở "Orphée và Euridice " của nhạc sĩ Perry (Jacopo Perry 1561-1633) dựng ở Florence năm 1600. Opera ở Florence còn đơn giản và phỏng theo bi kịch Hy Lạp. Ở Ý còn những trường phái Maltova, La Mã do Monteverdi đứng đầu. Trường phái này có bước trưởng thành mới về kịch tính cũng như âm nhạc. Đề tài còn lấy cả trong Kinh Thánh, trang trí sân khấu lộng lẫy và xen kẽ có những màn hài kịch để khán giả đỡ căng thẳng, đỡ chán (các màn hài kịch này là mầm mống cho Opera hài hước xuất hiện sau này). Trước khi mở màn có khúc mở đầu và xuất hiện loại aria tái hiện (như trong vở Ariattra của Monteverdi xuất hiện aria lamento). Ngoài ra còn sử dụng hợp xướng phức điệu trong Opera và vai trò dàn nhạc được tăng cường.
    Từ năm 1613, Monteverdi tới Venise và ông trở thành thủ lĩnh trường phái Opera ở đây. Venise là thành phố buôn bán sầm uất của Ý và giai cấp tư sản mới lớn lên ở đó đã có một uy thế chính trị khá lớn; còn ảnh hưởng của nhà thờ tương đối yếu. Đề tài của các Opera ở đây không những dựa trên Kinh Thánh và thần thoại Hy Lạp, mà còn rút trong sử thi, trong những câu chuyện của cuộc sống thực tế. Khác với các thành phố khác như Florence, nhà hát dành cho một nhóm trí thức, như ở Maltova dành cho công hầu bá tước, ở La Mã bó khung trong Toà Thánh; ở đây là dành cho tất cả những ai có tiền, vì họ coi nhà hát để kinh doanh và quyền lãnh đạo nằm trong tay các thương nhân. Nhưng cũng vì quan niệm ấy đã dẫn đến sự cạnh tranh và họ tìm mọi biện pháp để giảm chi tiêu cho bản quyền tác giả, dàn nhạc giảm tới mức tối thiểu dẫn đến không còn coi trọng nghệ thuật
    Cuối thế kỷ XVII, trường phái Opera cuối cùng ở Ý xuất hiện ở Neapol. Thành phố này có truyền thống dân ca phong phú và độc đáo nhất của Ý. Cũng vì nó ra đời muộn, nên đã sàng lọc và kế thừa những tinh hoa của các trường phái trước. Đồng thời ở đây có Nhạc viện đầu tiên của Ý đào tạo những nhân tài có trình độ nghệ thuật cao, có thể biểu diễn trên sân khấu nhà hát. Đứng đầu trường phái này là nhạc sĩ Scarlatti (1659-1725). Ông đã viết trên 100 vở Opera và những vở nổi tiếng được coi là những Opera tiêu biểu của Ý trong giai đoạn đó. Giai điệu trong các vở Opera của ông là sự phát triển cao nhất của phong cách hát Bel canto (lối hát đẹp, bóng bảy) và sử dụng giai điệu điển hình của Napoli là bậc II giảm tạo sự hoàn chỉnh cho hợp âm mới gọi là hợp âm sáu Napoli (xây dựng trên bậc II giảm của điệu thức thứ).
    Qua cấu trúc tác phẩm, Scarlatti đã hoàn chỉnh một loại Opera gọi là "Opera nghiêm chỉnh" (opéra sérial). Aria Da capo được sử dụng nhiều trong tác phẩm. Lối hát nói có hai loại: hát nói khô khan (recitativo secco) và hát nói có đệm của dàn nhạc (recitativo accompagnato). Loại hát nói có đệm của dàn nhạc được sử dụng nhiều hơn. Ngoài ra còn có các bản hợp ca, hợp xướng. Mỗi vở Opera đều có mở đầu bằng một giao hưởng gồm 3 phần (xem mục Ouverture) nội dung không liên quan đến vở diễn.
    Pháp cũng là một nước xuất hiện Opera ở thế kỷ XVII, nhưng Opera ở đây ra đời muộn hơn và chịu ảnh hưởng của nền Opera Ý. Nói vậy nhưng trường phái nhạc kịch của Pháp cũng tạo được phong cách độc đáo với người đứng đầu là nhạc sĩ Lulli (1632-1678). Đề tài Opera của Lulli cũng rút từ các chuyện thần thoại Hy Lạp hoặc bi kịch cổ đại, nhưng qua các chủ đề ấy, ông chú ý ca ngợi lòng dũng cảm và tinh thần yêu nước của các anh hùng cổ đại. Hơn nữa, ông còn quan tâm đến vai trò của quần chúng trên sân khấu bằng các tiết mục hợp xướng có khuôn khổ lớn. Cách bố cục khúc mở đầu cho Opera của ông cũng có những nhân tố mới và sau này được gọi là Ouverture kiểu Pháp. Cách bố cục gần với hình thức 3 phần.
    Ngoài ra, cũng ở thế kỷ XVII ở Anh và Đức cũng xuất hiện nghệ thuật Opera với tên tuổi của Henry Purcell 1659-1695), người Anh, và H.X.Schutz (1582-1672) người Đức..., nhưng chưa thành trường phái vì còn lệ thuộc nhiều vào Ý và Pháp.
    Thế kỷ XVIII, cả Ý và Pháp không xuất hiện thêm một nhà sáng tác nào có tầm cỡ kế tục truyền thốn của họ trong lĩnh vực Opera. Các quy tắc trước đây bị sử dụng máy móc, lối cấu trúc kịch bản bị rơi vào khuôn sáo. Trong khi đó, thế kỷ này ở Pháp lại là thời kỷ của một cuộc vận động Cách Mạng vĩ đại và tất nhiên có ảnh hưởng tới nghệ thuật nói chung và nghệ thuật Opera nói riêng.
    Trong hoàn cảnh lịch sử như thế và nguyên nhân suy đồi của Opera cũ làm nảy sinh và phát triển đến hoàn chỉnh một chiều hướng mới của Opera, đó là Opera hài hước (opera buffa).
    (còn tiếp)
  4. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    (tiếp)
    Nội dung loại này thường là chế giễu các thói hư tật xấu của các vị quan lại và đề cao sự thông minh, tài trí của những người dân bình thường. Sự ra đời của opera buffa phần nào phù hợp với tư tưởng quần chúng và ít nhiều nội dung có tính dân chủ. Về nguồn gốc là bắt nguồn từ những hài kịch dân gian mà ngay trong thời kỳ ấy vẫn tồn tại song song với chuyên nghiệp ở một số nước. Thêm vào đó, ngay những đoạn hài xen kẽ không liên quan đến vở diễn trước đây, bây giờ được phát triển mở rộng, như opera hài hước đầu tiên: "Cô hầu thành bà chủ" của Pergolesi (1710-1736) cũng xuất hiện bằng con đường đó, nó là đoạn xen kẽ của opera "Người tù kiêu hãnh".
    Opera buffa nhanh chóng được phát triển ở Ý, họ dùng những đề tài sinh hoạt thông thường, âm nhạc dễ hiểu, giản dị, gần với dân ca và dùng tiếng địa phương. Các nhân vật có cá tính cụ thể, nhân vật chính là những người bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Cuối thế kỷ XVIII, opera buffa được phát triển điển hình theo 3 kiểu: Loại thuần tuý hài như "Cô hầu thành bà chủ"; loại tình cảm, phản đối chế độ phong kiến quân chủ như vở "Cô gái hiền" của Picccini (1728-1800); loại trữ tình, phần nào có sự tác động của opera séria trước đây như vở "Cô thợ xay" của Paisiello (1740-1816), "Đám cưới bí mật" của Simaroza (1728-1800)
    Với sự phát triển hài nhạc kịch Ý, phái Bách khoa toàn thư của Pháp nhiệt liệt hoan nghênh là Rousseau (1712-1778) đã sáng tác một opera hài hước ngắn "Thầy bói thôn quê", và chính vở này đã bắt đầu cho nền opera hài hước của Pháp (opera comique).
    Cũng có cơ cấu giống như opera hài hước của Ý, nhưng ở opera hài hước của Pháp những chỗ đối thoại là dùng lời nói thường chứ không dùng lối hát nói. Các đề tài có thể là cổ tích, tâm lý xã hội và các đề tài từ các vấn đề sinh hoạt gia đình. Sau này, thể loại opera hài hước còn đi vào các đề tài anh hùng lịch sử, phản ánh không khí của nước Pháp trong những ngày trước đại cách mạng tư sản năm 1789 như vở "Richard tim sư tử" của Gretry (1742-1813)
    Ở một vài nước khác cũng có nghệ thuật opera hài hước như ở Anh có opera của những người nghèo, ở Vienne (Áo) có "hát trò" (Singspiel) sau này Mozart đã làm cho loại nghệ thuật ấy đạt tới trình độ tuyệt đỉnh.
    Sự xuất hiện của opera hài hước tạm thời giải quyết cho sự khủng hoảng opera ở châu Âu. Đó là một bước tiến bộ rất lớn, nhưng với sự phát triển ngày càng mạnh của những tư tưởng cách mạng thì loại này không thể thoả mãn được những nhu cầu thẩm mỹ của các tầng lớp tiêu tiền, vì họ muốn rằng opera phải phản ánh được tư tưởng, tình cảm lớn lao, phản ánh đầy đủ những hy vọng vào tương lai.
    Chính lúc ấy xuất hiện Glueg, nhà nhạc sĩ đồng hương của Mozart, đã làm được công cuộc cải cách opera và cuộc cải cách ấy diễn ra trên sân khấu Paris, nơi đang chuẩn bị cho cuộc cách mạng lớn, cách mạng tư sản Pháp năm 1789. Glug đã đề ra một số cải cách quan trọng như âm nhạc phải gắn liền với lời ca, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhạc và kịch, hoặc aria phải phù hợp với tình cảm của nhân vật, hay hát nói bao giờ cũng có dàn nhạc đệm và tăng cường những tiết mục hợp ca và đồng ca, khúc ouverture gắn liền với nội dung của opera... Những thay đổi của ông đóng vai trò quan trọng cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng opera thế kỷ XVIII và làm cơ sở cho toàn bộ nền opera sau này.
    Ở thế kỷ XIX, mở đầu cho opera lãng mạn là nhạc sĩ Đức Webert (1786-1826) với vở "Mũi tên thần), trình diễn ở Berlin năm 1821. Cốt truyện kịch bản tác giả dựa vào chuyện cổ tích dân gian Tiệp. Webert đã kế thừa nghệ thuật opera của Mozart và càng tô đậm thêm tính dân tộc qua giai điệu, nhịp điệu bắt nguồn từ âm nhạc dân tộc và làm phong phú hơn qua lối sử dụng âm sắc các nhạc cụ trong dàn nhạc. Sau này Warner (1813-1883) là người phát triển nghệ thuật opera lãng mạn Đức tới mức hoàn chỉnh.
    Cũng ở thế kỷ này, khi phong trào đấu tranh giải phóng lên cao trên toàn châu Âu, đã xuất hiện loại opera lịch sử. Vở đầu tiên trên sân khấu Paris là opera "Vilherm Tel" của Rossini nhạc sĩ Ý, nội dung nói về lãnh tụ Thuỵ Sĩ chống lại đế quốc Áo, và trong nhiều năm được sự tán thưởng của khán giả châu Âu vì đã cổ vũ, động viên cho phong trào đấu tranh của các dân tộc. Tiếp theo là các nhạc sĩ Ý như Verdi và nhạc sĩ Pháp như Mayeber đã sáng tạo những opera về đề tài lịch sử như "Phái Lombardi" - Webert, "Những người Huguenots - Mayeber.
    Tuy nhiên, phải chờ trường phái opera của Nga ra đời vào thế kỷ này với tên tuổi của Glinka và kế theo là các nhạc sĩ thuộc nhóm Hùng Mạnh - nhóm Khoẻ, loại opera lịch sử mới đạt tới mức hoàn thiện sâu sắc như các opera "Ivan Xuxanhin" (Glinka), "Boris Godunov" (Mussorksky), "Công tước Igor" (Borodin)...
    Ở thế kỷ XIX còn nảy sinh loại opera bi kịch trữ tình và loại opera ấy giữ một vị trí chủ chốt ở cuối thế kỷ đó. Mầm mống đầu tiên của loại opera ấy đã có ở vở "Người mộng du" của Beligny (1801-1835) tiếp theo là vở "Traviatta" của Verdi và đến vở "Carmen" của Bizet đã có một bước tiến dài so với các nhạc sĩ trước ông. Nhưng đến opera "Efgenie Ogneghin" của Tchaikovsky thì loại opera bi kịch trữ tình trở thành xuất sắc với sự khai thác thế giới nội tâm của các nhân vật rất sinh động.
    Các nhạc sĩ Xô Viết còn sáng tạo những opera thuộc lĩnh vực anh hùng, thần thoại. Nhiều nhạc sĩ Xô Viết đã đi sâu vào các đề tài ca ngợi chủ nghĩa anh hùng, lòng yêu nước của nhân dân, tinh thần đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản như opera "Chiến tranh và hoà bình" của Procofiev, "Những người tháng Chạp" của Saropin, "Đội thanh niên Cận vệ" của Maytus...
    Các nhạc sĩ Việt Nam đã sáng tác và dàn dựng được những opera tiêu biểu như "Cô Sao" và "Người tạc tượng" của Đỗ Nhuận, opera "Bên bờ sông Krôngpa" của Nhật Lai...
    Trên đây, chúng ta đã hiểu sơ qua về lịch sử hình thành và phát triển của nền nghệ thuật opera và các thể loại của opera.
    (còn tiếp)
  5. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    (tiếp)
    Trong một vở opera thường được xây dựng qua những cách thức như: chia thành từng màn, mỗi màn có các tiết mục, mỗi tiết mục là một cấu trúc rõ ràng như các opera của thế kỷ XVIII. Bên cạnh đó, loại opera có tính phát triển liên tục, không có hoặc hãn hữu mới có các tiết mục riêng biệt như opera của Warner. Và cũng có vở được phối hợp cả hai cách với nhau.
    Do cách cấu trúc và xử lý trong opera, người ta chia các loại khác nhau của thể loại âm nhạc dùng trong opera thành loại có giai điệu, loại hát nói và các loại viết cho dàn nhạc.
    1. Loại có giai điệu hoàn chỉnh, có cấu trúc hình thức hoàn chỉnh: đó là aria, ariozo, cavantine, ballade, hợp ca, hợp xướng với dàn nhạc. Các loại này phục vụ cho việc thể hiện cá tính âm nhạc toàn diện và tính kịch của các nhân vật chính. Trong các loại ấy, aria là loại lớn nhất. Aria thường xuất hiện sau một đoạn hát nói (recitativo) và chính đoạn hát nói này đã chuẩn bị cho aria xuất hiện. Nếu như khuôn khổ nhỏ hơn được gọi là arietta. Ariozo cũng là mục hát độc xướng và cũng dùng để thể hiện cá tính âm nhạc, nhưng không phải toàn bộ hình ảnh nhân vật mà chỉ là một tâm tư nào đó trong cả hành động của nhân vật. Cũng có những trường hợp khó phân biệt giữa ariozo và aria. Tuy nhiên điểm khác biệt đó là chủ đề của ariozo thường được xây dựng trên âm điệu của đoạn hát nói xuất hiện trước đó. Cũng vì vậy mà ariozo thường mang tính chất ngâm ngợi nhiều hơn.
    Các loại khác như Cavantine, Romance, Cazona, Serenade, ca khúc, ballade... cũng là những kiểu độc xướng trong opera. Các loại hợp ca, hợp xướng là cách hát nhiều bè trong opera.
    2. Loại hát nói là loại hát gần với lối đọc có nghệ thuật (đọc có âm điệu). Loại này liên quan đến lối thể hiện của ngôn ngữ, tương xứng với lối truyền thống phát âm lời trong kịch nói.
    Cấu trúc của hát nói phụ thuộc vào sự phát triển của nội dung kịch bản, nhất là các đoạn hát nói trong opera thế kỷ XVIII. Ở thế kỷ XIX, các đoạn hát nói của opera được phát triển mạnh hơn, đôi khi có những đoạn có nhiều dáng dấp của các hình thức hoàn chỉnh như một, hai, ba đoạn...
    Opera thế kỷ XVIII chia hát nói thành hai dạng chính, đó là: hát nói "khô khan" và hát nói có dàn nhạc đệm. Loại hát nói khô khan (recitativo secco) cấu tạo theo kiểu chủ điệu một giọng, tiết tấu tự do và đôi chỗ có điểm hợp âm của đàn piano (để ca sĩ khỏi lạc giọng)
    Điển hình của hát nói khô khan là điệu thức không ổn định, luôn chuyển điệu và giữ vai trò nối tiếp từ tiết mục này đến một tiết mục khác của opera. Loại hát nói có dàn nhạc đệm (recitativo accompagnato) có tính giai điệu và tiết tấu rõ hơn, mặc dù vẫn liên quan với âm điệu của ngôn ngữ. Lối hát này có dàn nhạc phụ hoạ, có thể bằng những chủ đề độc lập và không chỉ làm nhiệm vụ đỡ giọng cho ca sĩ. Lối hát nói có dàn nhạc đệm có thể được viết theo kiểu phức điệu và có thể có dáng dấp của những hình thức mẫu mực như hình thức một đoạn, hai đoạn, ba đoạn.
    Ở thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, trong nền opera của các nước, đặc biệt ở Nga, không dùng lối hát nói khô khan mà thay vào đó là lối hát nói có dàn nhạc đệm hoặc những đoạn đối đáp.
    3. Các loại viết cho dàn nhạc opera là những tiết mục, những đoạn viết cho dàn nhạc độc lập xây dựng theo kiểu của những phần nhạc không lời có tính kiểu mẫu của các hình thức viết cho khí nhạc, bao gồm ouverture, những khúc mở đầu của từng mnà, từng cảnh, các lớp múa và các cảnh âm nhạc.
    Ouverture là mở đầu cho một vở opera, biểu diễn lúc màn còn đóng, cho nên đối với người nghe hoàn toàn có ý nghĩa thưởng thức một hình thức của khí nhạc.
    Những khúc nhạc mở đầu trước từng màn riêng biệt của opera gọi là entr''''acte thường đơn giản và ngắn hơn. Chủ đề âm nhạc đôi khi gắn liền với chủ đề âm nhạc của màn đó. Người ta còn gọi cả những đoạn, những phần nhạc biểu diễn lúc màn đóng giữa hai cảnh của một màn là entr''''acte.
    Các lớp múa dùng trong opera bao gồm một số đoạn của một tổ khúc về nhảy múa. Sự cấu trúc về các đoạn trong tổ khúc nhảy múa có thể là 3 đoạn phức hoặc là hình thức biến tấu.
    Các cảnh âm nhạc trong opera là một phần nhạc cấu trúc độc lập có tính chất tiêu đề (programme). Trong một màn của opera, cảnh âm nhạc được biểu diễn khi màn mở, có hành động sân khấu. Khuôn khổ của từng cảnh nhạc là khác nhau tuỳ thuộc vào hành động sân khấu.
    Được Fleur-de-Lys sửa chữa / chuyển vào 12:54 ngày 26/01/2006
  6. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Opera "Traviatta" của Verdi là một trong những vở opera nổi tiếng thế giới mà nhà soạn nhạc đã để lại cho chúng ta. Cho đến nay, rất nhiều vở của Verdi vẫn vang lên ở tất cả các sân khấu nhạc kịch của các nước.
    Kịch bản opera "Traviatta" viết theo tác phẩm của nhà văn A.Dumas (con) và được dựng lần đầu tiên ở Venise năm 1853, sau đó nổi tiếng khắp nơi trên thế giới. Chính nhà văn Dumas đã từng nói: "Đã hơn 10 năm qua, không ai để ý đến tiểu thuyết của tôi, mà Verdi đã biến nó thành bất tử".
    Nội dung chính của vở opera kể lại mối tình của Violette và Alfred, nhưng do định kiến xã hội ngăn cách nên Violette đã bị ruông bỏ, hắt hủi.
    "Traviatta" gồm 3 màn và một khúc mở đầu ngắn gọi là Prelude. Trong prelude nêu lên hai hình tượng đều là hai khía cạnh của nhân vật chính - Violette. Hình tượng thứ nhất thể hiện sự hấp hối, đau khổ của Violette thông qua các hợp âm bè trầm. Hình tượng thứ 2 tương phản với hình tượng trên, đó là một giai điệu đẹp, chải chuốt, là âm hình chủ đạo của vở opera nói về tình yêu giữa Violette và Alfred mà trong quá trình của toàn opera đã xuất hiện nhiều lần.
    MÀN 1: Cảnh diễn ra ở nhà Violette như muốn miêu tả cuộc sống xa hoa của nàng ở chốn đô thành. Violette vừa phục hồi sức khoẻ sau những cơn bệnh, các bạn bè đến chúc mừng, trong số đó có một chàng thanh niên trẻ tuổi - nhà văn Alfred cũng có mặt lần đầu tiên tại nhà nàng.
    Kế tiếp là một điệu valse quyến rũ và song ca giữa Alfred và Violette. Ở bản song ca này, Alfred đã khuyên nàng hãy từ bỏ cuộc sống hiện nay của mình và thổ lộ tình cảm với Violette. Sau đó, các khách khứa lần lượt ra về. Lúc này xuất hiện aria của Violette diễn tả các khía cạnh của cuộc sống nội tâm của nàng, những ước mơ về hạnh phúc, những ý nghĩ tốt đẹp về cuộc sống mà nàng đang khát khao. Trong khi đó vọng đến tiếng hát của Alfred từ xa.
    MÀN 2: Trong một biệt thự gần Paris nơi Violette và Alfred đã sống với nhau. Đây là cuộc sống yên tĩnh, thơ mộng của cả hai, tách biệt với tất cả xã hội. Để có được cuộc sống tốt đẹp này, Violette đã phải lặng lẽ bán giấu những đồ tư trang của mình. Lúc này, Alfred đi săn về, qua người nhũ mẫu mới hiểu rõ được mọi chuyện trong lúc Violette đang bí mật đi bán tiếp đồ tư trang. Alfred đã bực bội, nên chàng quyết định đi tìm việc để sinh sống.
    Khi Violette trở về Alfred không còn đó nữa, lúc này thông qua tiết mục song ca giữa Violette và nhũ mẫu thể hiện nỗi cô đơn của nàng.
    Bố của Alfred là Germond đã tới đây để tìm nàng. Ông đã khuyên Violette hãy từ bỏ Alfred, hãy buông tha cho con trai ông, bởi vì nếu chàng lấy một cô gái làng chơi thì chị em gái của chàng không thể đi lấy chồng được. Lúc đầu, nàng van xin cha chàng đừng bắt nàng phải làm như vậy, vì họ thực sự yêu nhau, nhưng cũng không lay chuyển được người cha. Cuối cùng Violette quyết định rời bỏ Alfred để cho gia đình anh được hạnh phúc. Trong phút tuyệt vọng, âm hình chủ đạo lại xuất hiện và Violette ra đi.
    Cảnh tiếp theo là bố con Alfred gặp nhau. Germond đã khuyên con bằng một aria nổi tiếng.
    Violette bỏ nhà ra đi, đến nhà người bạn gái là Flora nơi đang có buổi vũ hội. Và cũng vì vậy mà Alfred hiểu lầm nàng, cho rằng nàng đã quay về nghề cũ, nên anh đã tới, ném vào mặt nàng những đồng tiền mà nàng đã kiếm được cũng từ cuộc sống này, đã nuôi anh trước đây. Trong nỗi đau tuyệt vọng vì bị sỉ nhục, nàng đã sinh ra ốm đau.
    MÀN 3: Trong căn phòng của Violette, nàng đang hấp hối. Cảnh bên ngoài là ngày hội dân gian, nàng sai nhũ mẫu đem những đồng tiền của mình phân phát cho người nghèo. Lúc ấy, nàng cảm thấy mình sắp từ giã cõi đời, và hơn bao giờ hết, nàng lại nghĩ đến Alfred nhưng thật vô vọng.
    Đột nhiên, Alfred xuất hiện sau khi đã hiểu rõ và tìm đến với Violette để cầu xin sự tha thứ, nhưng đã quá muộn, Violette đã chết trên tay chàng.
    Verdi đã lên án xã hội đương thời thông qua câu chuyện của người con gái làng chơi, dùng cái chết của Violette để phê phán những quan niệm, định kiến của thời đại.

  7. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    27: BALLET​
    Ballet là một loại hình nghệ thuật sân khấu âm nhạc, trong đó kết hợp nhiều bộ môn nghệ thuật khác nhau cũng giống như opera. Ballet được thống nhất ở các cảnh, màn của kịch trên cơ sở dàn ý kịch nói chung (libretto) với âm nhạc, nhảy múa và kịch câm cũng như cả với nghệ thuật tạo hình. Chính vì vậy mà ballet không dùng ngôn từ, nhưng vẫn truyền đạt được nội dung âm nhạc đa dạng khác nhau trong cuộc sống. Âm nhạc trong ballet không chỉ là đệm cho múa và các động tác kịch câm, mà còn thể hiện nội dung tư tưởng, tình cảm mang tính kịch. Cho nên nghệ thuật này không thể tồn tại nếu như không có âm nhạc.
    Ballet cổ điển là tác phẩm gồm những điệu múa và những cảnh kịch câm xen kẽ nhau. Người ta ví những điệu múa trong ballet giống như aria trong opera, và những hình thức kịch câm giống như hát nói trong opera. Bởi vì aria trong opera là hình thức âm nhạc hoàn chỉnh thì các điệu múa là hình thức diễn cảm khái quát; còn hình thức kịch câm cũng là hình thức "hát nói bằng động tác uyển chuyển". Do vậy mà trong ballet, âm nhạc được phân thành: âm nhạc cho các điệu múa và âm nhạc cho các cảnh kịch câm. Về tiết tấu mà nói, tiết tấu của các điệu múa là chính xác, và trong ballet cổ điển, người ta sử dụng các tiết tấu của các điệu nhảy valse, polka, gallope và cả menuet, sarabande, gavotte cũng như các tiết tấu của các điệu múa dân tộc như tarantella (Ý), bolero (TBN), mazurka (Ba Lan)... còn tiết tấu của các cảnh kịch câm là tự do, phù hợp với sự chuyển động của động tác.
    Trong ballet, các điệu múa được phân thành múa cổ điển và múa tính cách. Múa cổ điển gồm thể loại adagio (là điệu múa chậm, mềm mại trữ tình) và allegro (điệu múa nhanh, sôi nổi, có tính kỹ xảo). Múa tính cách là các điệu múa dân tộc và dân gian được cải biên đưa vào dùng trong nghệ thuật ballet cũng như cả những điệu múa có hình tượng cụ thể.
    Tuy nhiên, cũng khó phân biệt rõ ràng giữa hai loại múa, bởi vì chúng đều có những ảnh hưởng qua lại.
    Ballet cũng có các loại múa đơn, múa đôi, múa ba và tập thể quần chúng.
    Nghệ thuật Ballet xuất hiện đầu tiên ở Ý và Pháp cuối thế kỷ XVI. Xa hơn, ballet có từ cổ xưa ở Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc. Ballet lúc đầu có liên quan với những bài hát, ballet trá hình, những ballet hài hước. Sau này, người ta gọi ballet nói chung là những điệu múa, là tác phẩm khí nhạc, thanh nhạc có tiết tấu múa. Thế kỷ XVII, ballet "cung đình" tồn tại ở Pháp, trong đó không những có diễn viên chuyên nghiệp mà còn có cả nhà vua cũng như những nhân vật quyền quý tham gia. Người sáng tạo loại ballet này là Lulli, lúc đầu nó chỉ là những màn xen kẽ dùng trong opera, nhưng sau vì mọi người ưa chuộng nên được tách ra, thành mọt thể loại độc lập. Nói chung, ballet lúc bấy giờ nặng về tính giải trí, tính nội dung còn xem nhẹ.
    Ở thế kỷ XVIII, công cuộc cải cách ballet của Nove (1727-1810) làm cho loại hình nghệ thuật này thành hình thức kịch múa nghiêm chỉnh, thành một thể loại độc lập, không phụ thuộc vào opera.
    Sang thế kỷ XIX, với sự ra đời của chủ nghĩa lãng mạn, nền nghệ thuật "ballet lãng mạn" xuất hiện. Đó là thời kỳ phồn thịnh, rực rỡ của lịch sử nghệ thuật ballet với những vở nổi tiếng đén ngày nay như: Ziden, Tên cướp biển, Esmeralda... Trong các ballet của chủ nghĩa lãng mạn sản sinh ra các hình tượng mới là những nhân vật thần thoại, bay bổng, hoặc đó là sự thể hiện thế giới tinh thần cao đẹp của con người. Trong ballet thời kỳ này, các điệu múa diễn cảm được đặc biệt phát triển. Giữa thế kỷ, nội dung của ballet lấy từ đời sống hiện thực, làm cho ballet gần với hình tượng văn học lúc ấy...
    Nhưng phải chờ đến trường phái Nga ra đời, nghệ thuật ballet của Nga ở cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX có vị trí đứng đầu so với tất cả các nước ở châu Âu với tên tuổi của các nhạc sĩ như Tchaikovsky, Prokofiev, Shostakovitch...
    Trong ballet hiện đại, nhiều chủ đề khác nhau trong cuộc sống đã được thể hiện như những chủ đề về cách mạng, về chiến tranh và hoà bình, về lao động xây dựng...
  8. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Vở ballet "Romeo và Juliet" của Procofiev đã đánh dấu bước trưởng thành mới của nền ballet Xô Viết. Vở ballet này được hoàn thành năm 1936 và dựng lần đầu vào năm 1938. Trong tác phẩm này, tác giả tiếp tục truyền thống ballet giao hưởng của Tchaikovsky, nhưng ông đã có những sáng tạo mới hơn. Âm nhạc của vở ballet thật đặc sắc, trong đó không những thể hiện chân dung của nhân vật chính, mà hầu như của tất cả các nhân vật bi kịch. Các nhân vật đều có một chủ đề riêng, tất cả quyện vào nhau, luân phiên từ chủ đề này sang đến chủ đề khác, tạo thành một đường nét của sự phát triển có tính giao hưởng.
    Vở ballet gồm 3 màn với phần mở đầu và kết.
    Sau phần mở đầu là những nét dẫn dắt chính của ballet, trong đó có 3 chủ đề chính là chủ đề tình yêu, chủ đề Juliet và Romeo. Cảnh đầu của vở ballet có tên gọi là Romeo.
    Sáng sớm, Romeo đi dạo quanh thành phố, mơ ước về tình yêu. Ở phần này, chủ đề Romeo là một giai điệu đẹp do kèn clarinette tấu.
    Tiết mục số 3: Đường phố tỉnh giấc mô tả cảnh đường phố buổi sớm, với những cô bán hoa quả chạy tất tưởi, với bước dạo của những chàng ăn chơi và bước đi của cha cố đến nhà thờ. Âm nhạc ở đây thật đẹp đẽ, những âm điệu trong sáng nhẹ nhàng.
    Tiết mục số 5: Cãi nhau. Bằng biệt tài của mình, tác giả đã thể hiện tiết tấu đặc biệt để thể hiện khung cảnh này được gọi là "tiếng giậm chân".
    Sau đó là Trận chiến đấu - số 6. Âm nhạc mô tả cảnh hỗn độn và tiếng ồn ào của trận đánh. Ở tầm cữ thấp của nhạc cụ đồng vang lên chủ đề thù địch.
    Số 10 là cảnh Juliet - cô thiếu nữ khắc hoạ chân dung nhiều vẻ của Juliet, khi thì hoạt bát vui vẻ, khi thì duyên dáng, khi thì trong trắng nhưng tư lự.
    Phần hai của màn 1 là vũ hội ở nhà Capulet. Đó là các điệu múa menuet, điệu hiệp sĩ, biến tấu của Juliet và điệu Gavotte. Cũng trong cảnh dạ hội này, người bạn của Romeo là Mercucio xuất hiện. Chủ đề âm nhạc của anh thể hiện được tính cách con người là nhanh trí, táo bạo vui hoạt.
    Cuối màn 1 là cảnh "Trên ban công". Ở đây thể hiện điệu múa đôi cổ điển, đó là một cảnh nổi tiếng của vở ballet.
    MÀN HAI thể hiện những biến cố trữ tình và bi kịch của hai nhân vật. Đó là cuộc bí mật kết hôn của Romeo và Juliet và cuộc thách đấu dẫn đến cái chết của Tybalt và Mercucio. Cũng trong màn này, trong bầu không khí sôi nổi của một ngày hội quần chúng là những điệu múa dân gian đầy quyến rũ. Và đến cuối màn hai là không khí bi thương, tang tóc.
    MÀN BA thể hiện sự xung đột giữa tình yêu của đôi trai gái và mối thù địch của hai dòng họ. Khác với 2 màn trên, ở màn này thể hiện sự phát triển liên tục của những cảnh kịch tính có nội dung tâm lý phức tạp như số 34 "Chia tay trước khi ly biệt"...
    Ở phần kết, điệu hành khúc đưa tang và bản tụng ca tình yêu trong sáng đã lấy nhân tố từ các nhân tố ở các phần trước tạo nên một kết thúc đầy bi thương...
    Cuốn sách đến đây là hết. Chúc tất cả anh chị em một mùa xuân mới thiệt hạnh phúc dzui dzẻ, tiền vô như nước, tiền ra như rùa, nghen
  9. moitim

    moitim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn em Fleur, năm mới vui vẻ hạnh phúc thành đạt nge em
  10. DE_LA_FERE

    DE_LA_FERE Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    1.825
    Đã được thích:
    0
    5* cho Đóa Hoa Lys (đúng ko nhể, đoán mò đê)

Chia sẻ trang này