1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THỂ LOẠI ÂM NHẠC

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Fleur-de-Lys, 20/07/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    5. BALLADE THANH NHẠC
    Nguồn gốc của ballade là từ âm nhạc dân gian. Đó là những ca khúc kể chuyện có tính sử thi. Sau này, ballade còn là tên gọi cho những tác phẩm khí nhạc một chương mang tính chất kịch tính, trữ tình. Trong thời Trung cổ, ở Ý, Pháp và Anh, ballade là tên gọi cho loại ca khúc kể chuyện những chiến tích của các anh hùng dân tộc hoặc những biến cố bất thường mang nhiều tính kịch
    Ballade thanh nhạc chủ yếu bắt nguồn từ đặc điểm của ballade văn học. Các hình tượng đối lập trong thơ ca đã nảy sinh tính tương phản của các hình tượng âm nhạc. Nhiều khi âm nhạc trong ballade phản ánh trình tự diễn biến của cốt truyện thơ ca. Chính vì vậy, cấu trúc của ballade là tự do, gồm những phần tương phản xen kẽ nhau. Người đầu tiên sáng tác ballade là các nhạc sĩ Đức, như J.Masenet (1795-1861) và Lever (1796-1869). Về sau, nhạc sĩ Schubert và Schumann đã hoàn thiện thể loại ballade thanh nhạc này. Schubert đã viết hơn 20 bản ballade, trong đó bản Ballade "Chúa rừng" là một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông trong lĩnh vực thanh nhạc.
    Ballade "Chúa rừng" là thơ của Goeth. Dựa trên nội dung thơ, Schubert đã sáng tạo hình tượng âm nhạc cho ba nhân vật: người cha, đứa con trai và chúa rừng. Qua âm nhạc, đã nổi bật được tình cảm, tính cách của từng nhân vật như âm điệu của đứa con trai thể hiện tình cảm thương xót; của người cha thì âu lo, an ủi; của Chúa rừng thì ngọt ngào, quyến rũ...
    Phần đệm piano trong ballade giữ vai trò hết sức quan trọng. Bè đệm thường tạo thành một cái nền như vó ngựa phi trong ballade "Chúa rừng" hoặc bổ sung thêm hình tượng cho giai điệu như phần đệm của các bài romance, ca khúc.
    Sau này, các nhạc sĩ Xô viết thế kỷ XX đã đưa các đề tài có xu hướng dân chủ và các đề tài xã hội vào ballade. Họ đã thể hiện các sự kiện anh hùng trong lịch sử của nhân dân Liên Xô.
  2. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Erlkonig song for voice & piano, D. 328 (Op. 1)
    Singer: Brigitte Fassbaender
    Pianist: Cord Garben
    [​IMG]
    Erlkảnig
    Johann Wolfgang Goethe
    Wer reitet so spÔt durch Nacht und Wind ?
    Es ist der Vater mit seinem Kind;
    Er hat den Knaben wohl in dem Arm,
    Er faYt ihn sicher, er hÔlt ihn warm.
    "Mein Sohn, was birgst du so bang dein Gesicht?"
    "Siehst Vater, du den Erlkảnig nicht?
    Den Erlenkảnig mit Kron und Schweif?"
    "Mein Sohn, es ist ein Nebelstreif"
    "Du liebes Kind, komm, geh mit mir!
    Gar schảne Spiele spiel ich mit dir;
    Manch bunte Blumen sind an dem Strand,
    Meine Mutter hat manch gẳlden Gewand."
    "Mein Vater, mein Vater, und hảrest du nicht,
    Was Erlenkảnig mir leise verspricht?"
    "Sei ruhig, bleibe ruhig, mein Kind
    In dẳrren BlÔttern sÔuselt der Wind"
    "Willst, feiner Knabe, du mit mir gehn?
    Meine Tảchter sollen dich warten schon;
    Meine Tảchter fẳhren den nÔchtlichen Reihn
    Und wiegen und tanzen und singen dich ein."
    "Mein Vater, mein Vater, und siehst du nicht dort
    Erlkảnigs Tảchter am dẳstern Ort?"
    "Mein Sohn, mein Sohn, ich seh es genau:
    Es scheinen die alten Weiden so grau."
    "Ich liebe dich, mich reizt deine schảne Gestalt;
    Und bist du nicht willig, so brauch ich Gewalt."
    "Mein Vater, mein Vater, jetzt faYt er mich an!
    Erlkảnig hat mir ein Leids getan!"
    Dem Vater grauset''s, er reitet geschwind,
    Er hÔlt in den Armen das Ôchzende Kind,
    Erreicht den Hof mit Mẳhe und Not;
    In seinen Armen das Kind war tot.
    Dỏằi vặặĂng miỏằ?n cạng chiỏc Ăo choàng 'en"
    "Kơa con trai, chỏằ? là mỏằTt màn sặặĂng"
    "Này cỏưu bâ, hÊy 'ỏn 'Ây vỏằ>i ta
    Ta sỏẵ chặĂi cạng ngặặĂi mỏằTt trò vui
    Nhỏằng bông hoa 'ỏĐy màu sỏc trên bÊi biỏằfn
    Mỏạ cỏằĐa ngặặĂi sỏẵ có nhỏằng bỏằT vĂy bỏng vàng"
    "Cha ặĂi cha, chỏng lỏẵ không nghe thỏƠy
    Nhỏằng lỏằi hỏằôa ngỏằt ngào cỏằĐa Chúa rỏằông?"
    "Yên lỏãng nào, hÊy yên lỏãng con trai
    Chỏằ? là nhỏằng lĂ cÂy xào xỏĂc trong gió"
    "Nào bâ ngoan, có 'ỏn vỏằ>i ta không?
    CĂc em ta sỏẵ chfm sóc ngặặĂi cỏân thỏưn
    Và mỏằY 'ỏĐu vâ hỏằTi cỏằĐa buỏằ.i 'êm
    Hỏằ sỏẵ nhỏÊy và hĂt ru ngặặĂi ngỏằĐ
    "Cha ặĂi cha, chỏng lỏẵ không nhơn thỏƠy
    Nhỏằng em gĂi Chúa rỏằông trong bóng 'êm"
    ""i con trai ta, ta 'ang nhơn rỏƠt rà
    Nhỏằng cÂy cỏằ già xĂm trong 'êm"
    "Ta yêu ngặặĂi, và bỏằi sỏằ khỏân trặặĂng và cỏằ' gỏng
    Đỏằâa trỏằ 'Ê chỏt trong tay ông
    Chỏằ< Lys 'ỏằông chê em dỏằ<ch kâm. Em câng không thỏằf dỏằ<ch hay hặĂn vào lúc 2h sĂng sau khi uỏằ'ng vài chai bia. Lúc cuỏằ'i tư nỏằa thơ ngỏằĐ gỏằƠc
    Được Apomethe sửa chữa / chuyển vào 06:35 ngày 14/08/2005
  3. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Bravo !!! Em dịch rất tuyệt. Sau này có năng khiếu trở thành nhà thơ đó Apomethe. Một Puskin của Việt Nam sắp xuất hiện mọi người ơi
    Apo biết cả tiếng Đức à? Hay chuyển từ tiếng Đức sang tiếng Anh rồi dịch vậy? Mà dịch xong phải cho người ta nghe hát luôn chứ nhỉ
  4. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Em không thích bản dịch này lắm. Nếu có hôm nào tỉnh táo lại và có thời gian thì em sẽ dịch lại.
    Được Apomethe sửa chữa / chuyển vào 14:53 ngày 13/08/2005
  5. blanchechate

    blanchechate Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Dịch thơ thì nhiều khi vào lúc lơ mơ lại dịch hay hơn lúc tỉnh táo đấy !
    @ Lys : chữ kí của Lys hay quá !!!
  6. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Thơ của Guillaume Apollinaire à chị? Thơ ông này hình như cũng được phổ nhạc thành Lieder đấy. Chị để bé quá nên bây giờ em mới để ý. Bài này dịch nghĩa để mọi người cùng hiểu nhé:
    Tạm biệt
    Anh cúi xuống nhặt những cành thạch lam
    Em nhớ là mùa thu đã chết
    Và đôi ta sẽ không nhìn thấy nhau trên trái đất này nữa
    Hương thơm của thời gian và những cành thạch lam
    Hãy nhớ rằng anh luôn chờ đợi em
    @blanchechate: Nếu lơ mơ thì lại khác, đằng này lại đang buồn ngủ quá. Thực ra ban đầu em chỉ định dịch nghĩa thôi để mọi người hiểu hơn khi nghe bài này, thấy được sự lôi kéo ngọt ngào của Chúa rừng, sự an ủi của người cha và sự sợ hãi của người cha, khi hiểu rồi nghe sẽ thấy hay hơn nhiều. Có lẽ lúc đấy cũng hơi sương sương thật mặc dù em chỉ buồn ngủ khi uống bia rượu thôi mà không mấy khi say. Mà em cũng nể chị lắm khi dịch hết cả bài thơ dài dằng dặc của Lamartin, đọc đã mệt rồi chứ không nói đến dịch. Tiện thể tình cờ nhặt được trang này cho những người yêu thơ Pháp: http://www.geocities.com/tdl.geo/lit.html
    Thôi không spam nữa, trả lại topic cho chị Lys
    Được Apomethe sửa chữa / chuyển vào 17:33 ngày 13/08/2005
  7. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Hehe, Mod mà spam thì dân thường phải bắt chước mới được
    Tôi ngắt đi một cành thạch thảo (thạch nam)
    Mùa thu tàn rồi, em nhớ không?
    Chúng ta đã chẳng còn thấy nhau trên mặt đất nữa
    Nhưng mùi hương của hoa thạch thảo
    Em có nhớ chăng, tôi vẫn chờ em
    Buồn quá
    @Blanchechate: chữ ký của bác cũng hay lắm, nhưng ... hơi có tâm hồn ăn uống, hỉ đấy là cái trí tưởng tượng nông cạn của em nó tưởng tượng ra vậy, còn nghĩa bóng là gì em chưa hiểu
    @Apo: Cảm ơn đã dịch thơ và cho nghe nhạc rất hay
    Được Apomethe sửa chữa / chuyển vào 18:01 ngày 13/08/2005
  8. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Viếp nốt cho hoàn thiện:
    "Der Erlkönig" (thường được nói gọn là Erlkönig) là sáng tác của Johann Wolfgang von Goethe. Kể về cái chết của một đứa bé bởi một sức mạnh siêu nhiên, "Vua Erl" (nếu dịch sát nghĩa là "vua của các loài yêu tinh" trong trường hợp này dịch sang tiếng Việt "Chúa rừng" thì nghe hay và cũng hợp lý). Nguyên bản được sáng tác bởi Goethe như một phần của vở kịch tựa đề là Die Fischerin năm 1782.
    Bài thơ:
    Thơ của Gothe bắt đầu bằng việc một người cha mang theo đứa trẻ trở về nhà. Bài thơ ban đầu miêu tả việc đứa bé bị chết bởi một căn bệnh lạ, và nó đã nhìn thấy cái chết qua trí tưởng tượng của mình. Và xuất phát từ đó, bài thơ có khuynh hướng ngày càng đen tối, và kết thúc bằng cái chết của đứa trẻ.
    Câu chuyện là có thật khi Goethe đến thăm một người bạn vào lúc đêm tối, trong màn đêm có một bóng đen ôm một vật trong tay phi như bay qua cổng. Ngày hôm sau nhà thơ và người bạn được kể lại rằng họ đã nhìn thấy một người người nông dân mang đứa con bị bệnh đến bác sĩ. Tình tiết này đã là nguồn cảam hứng cho bài thơ.
    Bài hát:
    Franz Schubert đã soạn nhạc Erlkönig vào năm 1815 cho đơn ca và piano với nhịp nhanh phổ thơ của Goethe. Schubert đã sửa lại ba lần trước khi xuất bản, bản thứ tư của ông vào năm 1821 được đánhg số opus 1. Nó được trình diễn lần đầu tiên vào ngày 1 tháng 12 năm 1820, tại một cuộc họp mặt riêng tư tại Vienna và công bố rộng rãi trước công chúng vào ngày 7 tháng Ba năm 1821 tại nhà hát Kärntnertor của Vienna.
    Bốn nhân vật: người kể chuyện, người cha, con trai và Chúa rừng - được hát bởi một ca sĩ sử dụng các âm vực khác nhau:
    Người kể chuyện được hát bởi âm vực trung và điệu thứ
    Người cha được hát bởi âm vực thấp và điệu thứ, trấn tĩnh người con khỏi sự sợ hãi.
    Người con được hát bởi âm vực cao, điệu thứ và hoảng sợ
    Chúa rừng đuợc hát rất nhẹ, âm vực trung bình và giọng trưởng
    Erlkönig bắt đầu với tiếng piano chơi nhanh và đều tượng trưng cho tiếng vó ngựa; nhạc tố này được lặp đi lặp lại xuyên suốt cả bài. Sự rên rỉ của người con càng ngày càng lớn và cao hơn. Khi gần kết thúc bài hát âm nhạc chậm hẳn lại và tiếng piano dừng trước khi chấm dứt "In seinen Armen das Kind war tot." Bài hát kết thúc với hai hợp âm gây xúc động
    Tác phẩm này đựơc coi là một sự thử thách lớn đối với người biểu diễn, mặc dù nó rất khó và (vào lúc đấy) mở ra hình thức mới là sử dụng thêm piano để đệm
    Ghi chú:
    Huyền thoại về Erlkönig xuất hiện cách đấy không lâu tại Đan Mạch và Goethe lấy đấy làm nền tảng sáng tác bài thơ "Erlkönigs Tochter" (Em gái của chúa rừng), từ Đan Mạch này được dịch sang tiếng Đức bởi Johann Gottfried Herder.
    Bản chất của Erlkönig đã là đề tài được tranh cãi. Cái tên này nếu dịch từng chữ sang tiếng Đức nghĩa là "Vua Alder". Người ta cho rằng Erlkönig là từ được dịch sai từ nguyên bản tiếng Đan Mạch ellerkonge hoặc elverkonge có nghĩa là "vua của các loài yêu quái"
    Theo truyền thuyết của Đức và Đan Mạch, Erlkönig xuất hiện như là điềm báo của cái chết. Erlkönig sẽ chỉ xuất hiện trước con người với cái chết. Hình dáng và khuôn mặt của ông cũng nói lên cách mà người đó sẽ chết: nét mặt đau đớn nghĩa là cái chết đau đớn và ngược lại.
    Một cách lý giải khác là Erlkönig được dựa theo truyền thuyến là bất cứ ai bị chạm bởi vua của các loài yêu tinh thì phải chết.
  9. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Rất tuyệt. Từ khi mở topic đến giờ Ballade thanh nhạc là một đề mục hoàn hảo nhất nhờ có sự trợ giúp của Apomethe. Cứ cái đà này làm việc tiếp nha
    Bây giờ yên tâm post tiếp được rồi
  10. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    6. ARIA​
    Ca khúc và Romance là những loại hình nhỏ của thanh nhạc, còn aria là một loại hình lớn viết cho ca sĩ đơn ca với phần nhạc đệm của dàn nhạc giao hưởng, là tiết mục độc lập của các vở nhạc kịch, thanh xướng kịch (opéra, oratorio).
    Aria thường thể hiện những chủ đề âm nhạc nổi bật, có sức diễn cảm sâu sắc. Đó là những tâm trạng, tư tưởng, tình cảm, những nét đặc trưng quan trọng nhất của nhân vật. Nhiệm vụ của aria là giới thiệu cuộc sống nội tâm của nhân vật trong các opéra.
    Nội dung của aria đa dạng và phức tạp. Có bài là một bản tình ca dạt dào như aria "Tình yêu" của nhân vật Carmen trong vở opéra Carmen của Bizet (1838-1857); có bài thể hiện một suy tư day dứt như aria của Công tước Igor khi bị bắt giam làm tù binh trong vở opera của Borodin (1833-1887); có bài đã phân tích một cách tinh tế thế giới nội tâm của nhân vật như aria cuối cùng của Orphey: "Tôi đã mất Euridice" trong opera của Glueg (1714-1787). ... Ngoài ra còn có những loại aria màu sắc, chủ yếu phô diễn kỹ thuật điêu luyện của giọng hát, như aria của nhân vật Rosina trong opera "Người thợ cạo thành Sévile" của Rossini (1792-1868).
    Về cấu trúc các bản aria thoạt đầu khá đơn giản. Ở thế kỷ XVII khi opera xuất hiện, aria lúc ấy chỉ mang ý nghĩa là ca khúc. Đầu tiên, người ta chỉ dùng hình thức ba đoạn để cấu trúc các bản aria, chính vì vậy đã bó hẹp và hẹn chế sự thể hiện của nó về nội dung và trở nên khuôn sáo. Sau này, từ cuối thế kỷ XVIII, các nhà soạn nhạc đã vươn tới đỉnh cao của nghệ thuật sáng tác opera, hình thức của aria trở nên phong phú tuỳ thuộc vào tình huống, tư tưởng, tình cảm của nhân vật.
    Người ta có thể dùng hình thức ba đoạn cho các bản aria như: Aria của Lubava trong vở "Satco" của Rimsky Korsakov; aria của Cô Sao trong vở opera "Cô Sao" của Đỗ Nhuận"; aria Matông trong opera "Bên bở Krôngpa" của Nhật Lai...
    Khi thể hiện những nhân vật có tâm trạng khác nhau hoặc từ một tâm trạng này chuyển sang trạng thái khác, cấu trúc của aria thường dùng hình thức hai phần tương phản. Phần thứ nhất ở nhịp độ chậm, mang tính chất trữ tình, triết lý, suy tư; phần thứ hai nhanh, sôi nổi, có tính chất chiến đấu, anh hùng.
    Bản aria Ruslan trong opera "Ruslan & Liutmila" của Glinca có cấu trúc như vậy.

Chia sẻ trang này