1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THỂ LOẠI ÂM NHẠC

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Fleur-de-Lys, 20/07/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    8. HỢP XƯỚNG​
    Hợp xướng là một loại hình của thanh nhạc, là tác phẩm thanh nhạc gồm nhiều bè, mỗi bè do một loại giọng trình diễn.
    Hợp xướng là tiết mục dùng trong opera, đồng thời cũng là những tác phẩm độc lập trình diễn trên sân khấu.
    Nguồn gốc của hợp xướng được nảy sinh từ sinh hoạt âm nhạc dân gian của nhiều dân tộc trên thế giới, mà đơn giản nhất là cách hát một bè, còn gọi là hợp xướng đồng âm. Bên cạnh lối hát một bè mà cho tới ngày nay vẫn còn được lưu truyền trong sinh hoạt tập thể, còn có lối hát hợp xướng nhiều bè do các ca sĩ dân gian sáng tác.
    Đặc điểm căn bản của thể loại âm nhạc này là tạo ra khả năng thể hiện rõ tư tưởng và tình cảm của quần chúng nhân dân, đặc biệt là trong opera; đó là tư tưởng của quần chúng, là tiếng nói của đám đông, là một phương tiện biểu hiện để tạo tác động kịch tính đối với người nghe.
    Trong hợp xướng cũng có nhiều loại: loại hợp xướng nam, hợp xướng nữ, hợp xướng hỗn hợp (gồm cả giọng nam và giọng nữ), hợp xướng trẻ em, hợp xướng không nhạc đệm (a capella).
    Hợp xướng nam với âm hưởng đầy đặn, tạo thêm tính kịch mạnh mẽ, thường được sử dụng trong những trường hợp gây một không khí trang nghiêm, hùng tráng, kiên nghị. Hợp xướng nữ hay được dùng mô tả những cảm xúc tươi mát, nhẹ nhàng, ấm cúng như hợp xướng của các cô gái digan trong opera Carmen, hợp xướng của các cô thôn nữ ở màn III trong opera Epghêni Ônheghin của Tchaikovsky...
    Hợp xướng hỗn hợp sử dụng các giọng nam nữ các loại, tạo màu sắc phong phú cho sự thể hiện của nội dung, làm cho hình tượng âm nhạc càng đa dạng. Những tiết mục hợp xướng trẻ em cũng góp phần tạo màu sắc kịch tính của các tình huống. Vở opera "Carmen", bản hợp xướng trẻ em bắt chước nhịp đi của đội lính canh cùng với âm điệu tươi mát của các giọng càng làm cho không khí đường phố vui vẻ, tô đậm tính lạc quan yêu đời của con người Tây Ban Nha.
    Người ta còn dùng hợp xướng không có dàn nhạc hay bất cứ một loại nhạc khí nào đệm cả. Đây là một loại hình của thanh nhạc dùng trong nhạc kịch, đồng thời còn là những tác phẩm độc lập trình diễn trong các phòng hoà nhạc. Ở loại này, các ca sĩ đã phô trương được tài năng kỹ thuật hát của mình trong các bè. Người nghe chỉ thưởng thức sự hài hoà của các giọng mà không bị âm thanh của các nhạc khí che lấp. Chính vì vậy mà người sáng tác phải hiểu biết sâu về kỹ thuật thanh nhạc, phải khơi thác được các kỹ xảo của các giọng, đồng thời cũng cần nắm vững các kiến thức khác nữa như hoà âm, phức điệu để phối các bè cho tốt và hấp dẫn được người nghe.
    Về cấu trúc của các bản hợp xướng hay các chương trong các bản hợp xướng cũng sử dụng những hình thức như một đoạn, hai đoạn, ba đoạn, rondo, biến tấu... Mặc dầu là hiếm, nhưng cũng có bài viết ở hình thức sonate. Ngoài ra, người ta còn viết các hợp xướng theo kiểu tự do mang cấu trúc phức điệu.
    Phải nói rằng, hợp xướng là một loại hình thanh nhạc có khả năng đề cập đến những vấn đề lớn lao của xã hội, thể hiện được những tư tưởng, tình cảm của tập thể. Chính vì vậy mà, trong nhiều năm qua, bên cạnh ca khúc, trường ca, liên ca khúc, chùm ca khúc, nhạc sĩ Việt Nam đã sáng tác nhiều bản hợp xướng để nói lên tâm tư, tình cảm của con người thời đại, nói lên những chiến công anh hùng của quân dân ta, đặc biệt từ sau hoà bình lập lại (năm 1954).
    Có thể kể ra đây rất nhiều những ca khúc hợp xướng khá thành công như "Thề quyết bảo vệ tổ quốc", "Tiếng kèn cứu nước" của Huy Du; "Sóng Cửa Tùng" của Doãn Nho...
    Những bản hợp xướng nhiều chương đã vang lên trên mọi miền của đất nước như "Tiếng hát người chiến sĩ biên thuỳ" của Tô Hải; "Việt Nam muôn năm" của Hoàng Vân, thơ Tố Hữu. "Tiến lên toàn thắng ắt về ta" của Đỗ Dũng - Trần Nhật Lam...
  2. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Đến đây là hết chương I (của sách)
    Anh em nào có bản hợp xướng VN up lên để dân tình nghe cho hoành tráng cái nhỉ
  3. yes_Iam_here

    yes_Iam_here Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2004
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    về phần nhạc Việt Nam hầu như các mục mà chị FDL nới đều có 1 vài tác phẩm như:
    +)những bài chính ca : có nhưng bản thu âm gần đây (chán)
    +)hành khúc : hành khúc giải phóng -NSUT Trần thụ, diệt phát xít -NSND trung Kiên (chất lượng âm thanh cực kém)
    +) những bài ngợi ca : ca ngợi Hồ chủ tịch - NSND Trung Kiên
    +)Bài hát kết hợp trò chơi: lì và sáo- NSUT Trần Thụ
    +)Hát ru : hát ru (hoàng Vân), mẹ yêu con(Nguyễn Văn tý),... NSND Thanh Huyền.
    +)hò, vè : chào sông mã anh hùng - NSND trung Kiên
    +)ca khúc trữ tình : làng tôi , ngày mùa , nhũng cô gái quan họ(những bài này có nhiều bản của NSUT Bích Liên ,NSUT Diệu Thuý)
    +) trường ca: Người Hà Nội -NSUT Mỹ Bình; Sông lô , Du kích sông Thao - NSUT DIệu Thuý
    +) hợp xướng : có mấy cái của Đài PTTNVN với các solo NSUT Trần Chất, NSUT Trần Khánh,NSUT Hữu Nội, chỉ là trích đoạn, nhưng khá hay , như cái chương Hồi Tưởng của Ca ngợi tổ quốc - Hoàng Vân.
    Nhưng phải nói là chất lượng thu âm hoàn toàn k0 tốt, 100% là mono, với cả em k0 có host , cũng k0 biết up lên thế nào
  4. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Kết thúc chương I, mời các anh em thưởng thức một bản hợp xướng thời nay (vì lý do các bản hợp xướng cách mạng khó tìm và chất lượng âm thanh không tốt. Khi nào Lys về đến VN sẽ bổ sung chỗ thiếu này)
    Bài ca đất phương Nam. Tác giả Lưu Nhất Vũ, lời thơ Lê Giang
    Enjoy
    (Trân trọng cảm ơn người đã cho Lys cái host và link nhạc này )
  5. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Mấy bản nhạc tiền chiến cách mạng thu âm xưa xưa cũ cũ thì em cũng có, tuy nhiên phần thanh nhạc chúng ta đã kết thúc và để phù hợp với với tính chất nhạc cổ điển cho nên chúng ta không tiếp tục thảo luận về nhạc cách mạng nữa. Xin mời chị Lys tiếp phần hai khí nhạc, em sẽ hỗ trợ hết mình. Lần này thì chắc không có thơ để dịch nữa rồi trừ mấy bản giao hưởng thơ, phần này nếu có chị Blanchechate giúp đỡ nữa thì tốt quá
  6. blanchechate

    blanchechate Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Sẵn sàng thôi. Tôi đang dịch ?oCe qu''on entend sur la montagne? ( tên một giao hưởng thơ của Liszt và là bài thơ trích từ tập ?oLes feuilles d''automne? của Victor Hugo. Nhưng cái câu đầu tiên : Ô altitudo ! là tiếng Latin hay sao ấy ( bác Hugo rất hay dùng tiếng Latin ), tôi chả biết tra cứu ở đâu cả. Help !
    Y?ия,елOни?а Нин<
    ( Bạn của Nhina )
  7. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Nói thanh nhạc cổ điển sao chị Lys lại hổng bổ sung nhắc đến Cantata, Mass, Requiem, Lieder (Lieder cycle),song-symphony , opera, musical v.v. TL nghĩ 1 người Việt chưa hề nghe thanh nhạc cổ điển người ta khi mua dĩa hay lần đầu tiếp xúc sẽ thắc mắc về mấy chữ đó là những thể loại chính của thanh nhạc cổ điển, chứ còn một cách hiển nhiên nói đơn ca, song ca,hợp xướng, liên khúc là gì thì chắc là ai ai cũng biết .Các VD bằng các ca khúc VN không thiết thực bằng dùng nhiều VD trong thanh nhạc chính tông của phương Tây.
    TL suy diễn, bài của chị Lys chắc là muốn ''phổ biến kiến thức'' cho những người mới với thanh nhạc cổ điển. Vậy thì mần cho trót hé, giới thiệu thêm các loại giọng nam, giọng nữ, mấy thể loại chính của thanh nhạc cổ điển. Vài dòng góp ý, hi vọng ''chủ đề được tốt đẹp hơn''.
  8. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Chị Lys đang post theo sách, vậy chúng ta cứ chờ cho chị ấy post hết quyển đấy lên rồi sẽ bổ sung vào sau.
  9. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    http://www.languagehat.com/archives/001321.php
    Hình như đây là tiếng La Mã. Liệu nó có nghĩa giống như altitude không nhỉ
    Từ này không thấy dịch sang tiếng khác, chỉ thấy dùng nhưng thốt lên trong những trường hợp diễn tả trạng thái tình cảm hết sức thành kính, trang trọng gần như ôi lạy chúa. Hay chị cứ để nguyên từ đấy trong bản dịch của chị vì có lẽ không có từ tương đương
    Được Apomethe sửa chữa / chuyển vào 18:16 ngày 27/08/2005
  10. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Ừa Apo đã nói rồi đó, mà Lys cũng nói ở trang đầu của chủ đề rồi, đang post theo sách mà lại Những thể loại thanh nhạc mà Tào lao nói ở trên chị Lys cũng có biết một chút, nhưng với kiến thức của mình mà viết bài đăng lên đây thì chắc sẽ không phù hợp và ăn nhập với những bài trước. Vì vậy, nếu Tào Lao có tư liệu và am hiểu về các thể loại nói trên thì có thể giúp Lys bổ sung chỗ thiếu đó bằng cách phụ Lys post tiếp bài, post bây giờ là phù hợp đấy vì Lys hiện đang dừng lại ở phần Thanh nhạc chứ chưa chuyển tiếp sang các thể loại khí nhạc khác.
    Rất mong được sự hợp tác
    @blanchechatte: cảm ơn bác sắp sửa giúp đỡ em một tay, hehe. Chắc là về tiếng Pháp thì bác siêu hơn em rất nhiều, vì em thì chưa bao giờ dám dịch thơ cả. Hôm nào rảnh, em với bác dịch mấy bài hát tiếng Pháp post vô mục Chuyện phiếm cho thiên hạ giải trí qua ngày đi bác đi Bọn bên này nó viết tình ca hay phết
    Được Fleur-de-Lys sửa chữa / chuyển vào 06:03 ngày 01/09/2005

Chia sẻ trang này