1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THỂ LOẠI ÂM NHẠC

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Fleur-de-Lys, 20/07/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. martenzi

    martenzi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    YIH cho tớ hỏi tí !
    Bên Ý ấy ,có phải là mấy chú bé mà muốn lớn lên vẫn giữ giọng tenor trong sáng ,không bị vỡ thì phải tình nguyện làm thái giám hả ?
    Có lần tớ đọc trên báo Sài Gòn giải phóng là thế !
    hôm nọ nghe bài O sole mio trên Audiophile Tú Xuơng ( sang & rất đắt $ ) ,nghe giọng cứ tuởng nữ ,nhưng sau đó thấy ..kì kì !
    đang tranh cãi với bác bigsusu ,YIH giải đáp hộ cái !
  2. yes_Iam_here

    yes_Iam_here Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2004
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    hehe , cái vụ này 1 lần mình đã giải thik bên Yan rồi.
    Các giọng nam có âm sắc và âm vực như nữ chia làm 3 loại:
    castrato : Giọng nam hoạn từ bé để giữ cho giọng cao , trong. Rất phổ biến trong các opera baorque, hoặc các tác phẩm thính phòng thời kì này. Họ đc cho là những ca sĩ có âm sắc đẹp đẽ nhất , kĩ thuật hoàn hảo nhất, họ vừa có âm sắc mèm mại trong sáng của nữ , vừa có sức khoẻ và ***g ngực của người đàn ông trưởng thành.Carlo Broschi Farinelli (1705-1782)- 1 castrato huyèn thoại (thậm chsi đc cho là soprano đỉnh cao nhất mọi thời đại dù chả có 1 bản thu âm nào của ông ). Nhiều truyền thuyết nói rằng ông có âm vực rộng (hát đẹp hoàn hảo trong hơn 3 oct), kĩ thuật điều khiển hơi thở đỉnh cao (có thể giữ 1 note hơn ...6 fút), các kxi thuật thanh nhạc đã đến mức k0 tưởng (ông có thể bắn ra hơn 200 note chỉ với 1 hơi thở ... ặc ặc, cùng nhiều kt luyến láy nay đã thất truyền). Các Castrato luôn đc giao các vai chính, các aria , ca khúc khó nhất cũng dành cho họ , để fô diễn toàn bộ kĩ thuật thanh nhạc (mà có thời kì đã dấn đến sự khủng hoảng khi âm nhạc k0 đc coi trọng bẳng các kĩ thuật hát). Dần dần Castrato k0 còn đc ưa chuộng như trước nữa, cùng với sự tiến bộ của nhận thức con nguwòi, hiện nay k0 còn Castrato nữa. Castrato cuối cùng đc ghi nhận (hình như ông này cũng có thu âm thì phải) là Alessandro Moreschi (1858-1922), và ông cũng rát khó khăn khi tìm đc thày dạy nhạc của mình . Âm vực của ông chỉ khoảng hơn 2 oct (c1-e3)- tương đương 1 coloratura sopran hiện nay.
    counter-tenor - phản nam cao: Vào khoảng những năm 40 tkỉ 20, 1 số nam ca sĩ xuất thân từ biểu diễn thính fòng, phát triển kĩ thuật Fasette (hát giọng giả), lên toàn bộ âm vực của mình. Người đầu tiên đc ghi nhận là counter tenor nổi tiếng thế giới đầu tiên là alfred deller (nổi tiếng khoăng nhwũng năm 40 - 50). Counter tenor có âm sắc gần giống giọng nữ, nhưng hơi thô và đanh. Âm vực tuwong đương với alto hoặc mezzo (tức là chỉ lên đc khoăng đến f2-g2). Họ chủ yếu hát các tác phẩm thời kì baroque, hoặc 1 số vai nam viết cho giọng contralto, mezzo, castrato.
    Sopranista: phát triển từ counter-tenor : họ , họ là những nguwòi đàn ông có giọng cao bẩm sinh, hát giả thanh, kĩ thuật khá điêu luyện, giống counter - tenor, nhwung âm vực của họ có thể tương đương với sopran , thậm chí coloratura soprano. Một trong những sopranista nổi tiêng nhất là Aris Christofellis (1960- ), âm vực rộng từ A - f3.
    Ngoài ra còn 1 dạng thiếu nhi, chưa trưởng thành, chưa vỡ giọng nữa, hehe nhưng loại này chủ yếu chỉ hát đồng ca(boy choir), hoặc vài cái romances, vài ca khúc trong nhà thờ , nên k0 tính.
    Vậy cuộc tranh cái của BSS và Mar kết thúc rồi chứ
    Được Yes_Iam_here sửa chữa / chuyển vào 14:01 ngày 04/09/2005
  3. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Cái vụ này Yes_Iam_here có nói ở đâu đó rồi, hình như tapchiamnhac hay yeuamnhac. Trường hợp cuối cùng YIH đề cập đến thì mình biết có Robertino, mà một bạn trong box mình rất hâm mộ.
  4. yes_Iam_here

    yes_Iam_here Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2004
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    hehe, đã bảo rồi còn j`, đã nói bên Yan rồi, nhưng lần này tớ nói kĩ hơn thôi.
    Cơ mà bên đấy đang sửa nên chắc Mar k0 đọc đc bài.
    Được Yes_Iam_here sửa chữa / chuyển vào 22:01 ngày 04/09/2005
  5. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Hơ, để qua vài ngày không thấy tào lao trả lời . Vậy mai mốt Lys đi tiếp sang chương II hén
  6. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Chương II: MỘT VÀI THỂ LOẠI NHỎ CỦA KHÍ NHẠC​
    Lịch sử phát triển của âm nhạc cho ta thấy, khí nhạc phát triển muộn hơn thanh nhạc. Thời Trung cổ, những bài khí nhạc châu Âu dùng để phục vụ cho các yêu cầu của cuộc sống, như lễ an táng người chết, các hội hè hoặc các cuộc săn bắn ... Trong gia đình, người ta cũng dùng các nhạc khí để hoạ lại giai điệu các bài hát hoặc đệm cho các điệu nhảy, đó cũng là xu hướng điển hình của nền nghệ thuật cổ của châu Âu. Xu hướng này được phát triển ở cả thế kỷ XIX cũng như ở cả thời đại nay. Đặc biệt là thế kỷ XIX - thời kỳ phát triển rực rỡ của nhiều thể loại âm nhạc khác nhau với xu hướng đi sâu khai thác thế giới tình cảm khác biệt của con người, đã nảy sinh những loại hình độc đáo.
  7. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    9. BÀI CA KHÔNG LỜI​
    "Bài ca không lời" (Romance sans parole) là những tác phẩm khí nhạc nhỏ, giai điệu mang tính chất du dương, viết cho đàn piano, violon hoặc violon cello...
    Nhạc sĩ Mendelssohn Bartholdy (1809-1847) là người đầu tiên sáng tạo ra thể loại này. Ông đã viết tập "Bài ca không lời" gồm 48 bản cho đàn piano, trong đó mỗi bài có một đặc điểm riêng cho nghệ thuật đàn phím.
    "Bài ca không lời" là một thể loại của khí nhạc phù hợp với đông đảo thính giả, phù hợp với sự thể hiện trong các phòng hoà nhạc nhỏ có tính gia đình. Trong 48 bản của Mendelssohn, có những bản có tiêu đề như "Bài ca mùa xuân" (số 30); Bài ca người chèo thuyền xứ Venise (số 12); "Bài ca người thợ săn" (số 3); "Quay tơ" (số 34)... Mendelssohn đã thơ hoá các khúc nhạc cho đàn, làm cho gần với ca khúc, tạo ra tính giai điệu trữ tình, ca xướng của nó. Nhiều bài có tính cấu trúc điển hình của ca khúc như trước khi vào phần thanh nhạc có một đoạn nhạc dạo đầu ngắn, và sau khi tiếng ca chấm dứt (đoạn giai điệu giống như bè của thanh nhạc) có một phần kết ngắn mang tính của phần nhạc đệm (xem các bài số 4, 9, 21, 26, 27, 33 ... của Mendelssohn). Ngoài Mendelssohn, nhiều nhạc sĩ khác cũng viết Bài ca không lời, như Tchaikovsky. Một số tác phẩm của Tchaikovsky mặc dầu không có tên gọi là bài ca không lời, nhưng vẫn có thể được xếp vào loại này, như: "Tiếng hát chim sơn ca", "Hoa tuyết", "Bài ca người thợ gặt", "Bài ca mùa thu" trong tập "Bốn mùa" của ông.
    Cấu trúc của các tác phẩm ở thể loại này có thể được viết ở các hình thức khác nhau. Có bài viết ở hình thức hai đoạn đơn như số 12, 16, 29...; có bài viết ở hình thức ba đoạn đơn như số 12, 22, 27 ... trong tập "Bài ca không lời" của Mendelssohn. Trong tập "Bốn mùa" của Tchaikovsky, nhiều bài viết ở hình thức ba đoạn phức như "Bài ca mùa thu", "Chèo thuyền", "Cỗ xe tam mã"... Sự lựa chọn hình thức là tuỳ thuộc vào nội dung tác phẩm và phong cách sáng tạo của từng tác giả, tuy nhiên vì yêu cầu tính chất của thể loại đòi hỏi, nên cấu trúc của nó giống với thể loại ca khúc.
    Chẳng hạn, tác phẩm số 12 trong tập "Bài ca không lời" của Mendelssohn viết cho piano có tiêu đề: "Bài ca người chèo thuyền xứ Venise" được tác giả xây dựng ở hình thức hai đoạn đơn. Toàn tác phẩm như một bài ca trữ tình đẹp đẽ do âm thanh của cây đàn piano thể hiện. Vào bài bằng 6 nhịp dạo đầu, nhạc sĩ đã mô tả mái chèo khua sóng nước nhẹ nhàng. Phần thứ nhất gồm hai câu nhạc, mỗi câu gồm 8 nhịp như giai điệu của khúc hát người chèo thuyền vừa hát vừa chèo trên các kênh rạch trong buổi sớm mai tuyệt đẹp. Phần thứ hai, người nghe có cảm giác như hai giọng hát của hai con thuyền gặp nhau hoà quyện, để rồi sang câu hai của phần này là nhắc lại phần một, như quay lại giọng hát ban đầu. Phần hai gồm câu thứ nhất là 8 nhịp, qua 6 nhịp mang tính dẫn dắt, nối tiếp để trở về câu tái hiện là 7 nhịp, do vậy phần 2 lớn hơn phần 1 (21 nhịp). Phần kết, qua 12 nhịp, tác giả đã tổng kết khái quát những âm hình chính của tác phẩm, gây cho người nghe những cảm giác lưu luyến.
    Thể loại Bài ca không lời còn bao gồm cả những bài hát ru, những bài chèo thuyền viết cho khí nhạc như của Chopin, Liszt, Schumann, Glinca, Rachmaninov, Grieg... Những tác phẩm thuộc loại này có đặc điểm chung là vẫn giữ được tính chất ca khúc, tuy nhiên, cũng có bài mang khuôn khổ lớn như một thiên trường ca trữ tình như "Bài ca chèo thuyền" (Barcarole) của Chopin.
    Cùng với việc sáng tác những khúc nhạc du dương cho khí nhạc, các nhà soạn nhạc thế kỷ XIX và XX còn sáng tác nhiều tác phẩm cải biên từ ca khúc và romance thanh nhạc để cho khí nhạc. Ví dụ, nhạc sĩ Liszt đã cải biên ballade thanh nhạc "Chúa rừng" (mời đọc bản dịch của Apomethe ); bài "Nàng Margarita bên xa quay sợi", của Schubert thành những tác phẩm độc tấu cho đàn piano... Những năm gần đây, nhạc sĩ Việt Nam cũng viết nhiều tác phẩm thuộc thể loại này. Có bản thường được biểu diễn trong các phòng hoà nhạc, có bản được phát nhiều lần trên đài phát thanh, và đặc biệt được dùng thành những bài mang tính giáo trình cho các sinh viên trong trường âm nhạc, như "Bài ca không lời" của Hoàng Dương; "Chiều quê hương" của Nguyễn Thị Nhung...
  8. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Ê cho hỏi ngoài lề tý: Ai có giọng thái giám (Castrator) đấy không post lên tui nghe thử cái Thấy mọi người bàn bạc đâm ra tò mò, xưa nay chưa được nghe thái giám hát bao giờ, hí hí.
    Tiếc là thời buổi bây giờ chả ai còn đủ can đảm để cho giọng castrator bị tuyệt chủng mất rùi
  9. yes_Iam_here

    yes_Iam_here Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2004
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    Đĩa của Castrato có ông Alessandro Moreschi, có 1 album của bọn Pearl thì fải, bản thu mono, mà em cũng k0 chắc lão này hát hay đâu, có lẽ chỉ là bản thu âm mang tính lịch sử (cuả castrato cuối cùng)thế thôi.
    Đĩa của counter tenor và sopranista thì dễ kiếm hơn, ở ngoài cũng có bán 1 vài cái Cd tàu. Nhưng nge nói là counter tenor và castrato khac nhau nhiều lắm (đặc biệt là về âm sắc)
    Được martenzi sửa chữa / chuyển vào 21:30 ngày 06/09/2005
  10. martenzi

    martenzi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    Hmm ,chị Trang mà nghe cái đấy thì hết nhí nhảnh luôn ,thấy tội tội cho họ ,hy sinh vì nghệ thuật quá ( mặc dù mới nghe counter-tenor) thôi !
    hmm ,một giọng rất trong sáng,nhưng hơi đục !
    PS:cám ơn YIH về cái CD
    bây giờ thì cả nhà cháu lại quí bà Liên với bà Vi rồi ,hehe

Chia sẻ trang này