1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THỂ LOẠI ÂM NHẠC

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Fleur-de-Lys, 20/07/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    martenzi lợi dụng chức quyền e*** bài người khác quá.
  2. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    No problem. Chị em của box đã kịp đọc và nắm giữ thông tin hết rồi nếu cần thì chị Lys post lại giùm Yes I am here
    Mà không vị nào post nhạc thái giám lên cho tui nghe à
  3. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Lên P2P search một lúc được khoảng chục bài của Farinelli, đang queue thì phát hiện ra là chỉ là soundtrack nên dừng kịp thời đỡ tốn tiền. Alessandro Moreschi thì hình như chỉ có 1 đĩa thôi.
  4. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Vậy search giùm chị Lys coi có bản Bài ca không lời nào hay hay không, up lên làm thí điểm cho mục mới post cái Theo ý chị Lys thì nên up bản số 12 "Bài ca người chèo thuyền xứ Venise" của Mendelssohn, nếu có được chút giới thiệu về toàn bộ tác phẩm thì tốt nhất.
    Còn giọng thái giám thì để đi lục ở hàng băng đĩa xem có không vậy, hix
  5. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Em có trọn bộ "Song without word" do Barenboim chơi, em cũng chỉ có mỗi bộ này và đây cũng là bộ phổ biến nhất, hầu như ai chơi đĩa đều có. Em cũng từng up lên một lần rồi, không biết ai đã down rồi thì up lại cho mọi người vì dạo này em có chút việc bận nên ít lên mạng thường xuyên. Viết bài về tác phẩm này em cũng có thể viết được nhưng có lẽ phải sau một tháng nhưng cũng chỉ giới thiệu những bản nổi bật trong bộ này (gần một nửa) chứ có lẽ không đủ hết được trọn bộ khoảng 60 bài.
    12. Daniel Barenboim - Songs Without Words Op30 6 F#m Venetian Gondola Song Andante sostenuto
  6. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Ua, vậy là chờ thêm 1 tháng nữa mới post tiếp được hả? Đọc chay thì còn gì chán cho bằng
    Dù sao cũng post tiếp trước khi ... đi chơi nè, hehe. Lúc nào Apo rảnh sẽ làm ví dụ sau cũng được.
  7. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    10. NOCTURNE
    Nocturne còn gọi là dạ khúc, nghĩa là "khúc nhạc đêm". Thế kỷ XVIII, nocturne là tên gọi của những bản hoà tấu nhỏ, gồm nhiều khúc nhạc ngắn liên tiếp do các nhạc khí dây và kèn gỗ tấu, có tính chất giải trí nhẹ nhàng được biểu diễn ở ngoài trời với mục đích chúc tụng gần giống như Sérenade (khúc nhạc chiều). Đến thế kỷ XIX, trong sáng tác của những nhạc sĩ Lãng mạn, nocturne là tên gọi của loại tác phẩm một chương không lớn lắm, có đặc điểm ca xướng trữ tình thể hiện những ước mơ, gợi sự yên tĩnh, hình tượng về đêm.
    Người đầu tiên sáng tác loại Nocturne một chương cho đàn piano là nhạc sĩ Ái Nhĩ Lan G.Phind (1782-1837). Ông là nhà biểu diễn piano nổi tiếng, đồng thời còn là nhạc sĩ sáng tác, nhà sư phạm. Nhiều năm, Phind sống ở Matxcơva và đi biểu diễn ở nhiều nước trên thế giới. TIếp theo là Chopin, người đã kế thừa và phát triển thể loại nocturne hoàn chỉnh về hình thức và đa dạng về nội dung. Chopin đã viết 19 bản nocturne. Tầm vóc của tác phẩm được bàn tay ông nâng cao, có thể diễn đạt được những kỹ thuật cảm xúc sâu sắc của tâm hồn, đồng thời, ông còn khơi thác được các kỹ thuật biểu hiện của cây đàn piano đến mức tuyệt vời.
    Ở thế kỷ XIX và XX, nocturne có nội dung khá phong phú như bản nocturne cho piano "Giấc mơ tình yêu" của Liszt diễn tả màu sắc tình cảm trong sáng, còn những nocturne của Chopin thường đượm vẻ u hoài, suy tư trầm lặng. 19 bản nocturne của Chopin có bản mang cảm xúc thuần nhất, không tương phản như bản op.9, N°2; có bản đưa ra sự đối lập giữa hai hình tượng chính và phụ như bản op.15, N°1; có bản còn tạo sự tương phản giữa nhiều hình tượng, có cấu trúc phức tạp gây tính kịch gay gắt như bản op.48, N°1....
    Nocturne thường viết ở nhịp độ vừa phải hoặc chậm. Bản số 2 của Chopin viết theo kiểu Serenade, có phần đệm nhẹ nhàng tựa như tiếng đàn guitar. Toàn tác phẩm là một cảm xúc thuần nhất không tương phản, viết ở hình thức hai đoạn đơn. Đoạn 1 gồm hai câu nhạc, mỗi câu có 4 nhịp, câu thứ hai được nhắc lại biến tấu câu thứ nhất. Đoạn hai là sự phát triển chất liệu của đoạn 1, gồm hai câu nhạc nhưng được nhắc lại lần nữa nên đoạn hai là 16 nhịp. Cuối cùng là 10 nhịp kết. Ở phần kết này, 4 nhịp đầu có sử dụng âm nền trì tục trên âm chủ của điệu tính chính.
    Trong những bản nocturne khác viết ở hình thức 3 phần, phần giữa thường tạo sự tương phản về nhịp độ hoặc về facture để gây tình cảm xao xuyến xúc động, làm cho âm nhạc sinh động hơn. Bản nocturne số 1 C minor của Chopin - một trong những tác phẩm nổi tiếng - với nét giai điệu có tính chất tự sự, ngâm vịnh tạo cho tác phẩm có tính kịch, viết ở hình thức ba đoạn phức. Phần thứ nhất giọng C minor, cấu trúc ở hình thức ba đoạn đơn. Phần thứ hai ở giọng C major viết ở hình thức hai đoạn đơn có tính biến tấu. Phần thứ ba là tái hiện lại phần thứ nhất nhưng có thay đổi những chi tiết nhỏ. Sau cùng là phần kết gồm 6 nhịp.
    Nocturne không chỉ là những tác phẩm viết cho đàn piano mà các nhạc sĩ thế kỷ XIX còn viết nocturne cho các nhạc cụ khác như: Nocturne của Borodin viết cho tứ tấu đàn dây; 3 nocturnes của Debussy (Mây, Đám hội, Syrène) viết cho dàn nhạc giao hưởng. Nhạc sĩ Rossini, Glinka còn viết nocturne cho thanh nhạc.
    (Những nocturne của Chopin đã được up len forum rất nhiều lần, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng quen thuộc và yêu mến làn giai điệu mềm mại và trữ tình đó. Nếu ai có nhu cầu nghe lại thì Lys sẽ up lên cho, nếu không thì... thui, chờ Apo bổ sung sau vậy )
  8. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    11. ETUDE​
    Etude là khúc nhạc luyện tập có hình thức như những tác phẩm độc lập. Lúc đầu, étude chỉ có nghĩa như vậy, do đó mỗi tác phẩm là để giải quyết một nhu cầu nào đó của kỹ thuật cho người học nhạc cụ.
    Song, bên cạnh những étude mang tính chất sư phậm còn có cả những bản étude là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao dùng để biểu diễn trong các buổi hoà nhạc.
    Thế kỷ XIX - thời kỳ phồn vinh của các thể loại âm nhạc - , các nhạc sĩ thuộc trường phái Lãng mạn như Chopin, Liszt, Schumann và sau này cả các nhạc sĩ Nga như Scriabin (1872-1915), Rachmaninov đã để lại cho chúng ta nhiều bản étude tuyệt vời kiểu ấy. Ở những tác phẩm đó, các nhà soạn nhạc đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa kỹ thuật diễn tấu và hình tượng nghệ thuật để thể hiện những cảm xúc, nội dung nhất định khiến người nghe hoàn toàn không còn cảm giác đó là những bài "luyện tập" của người chơi đàn nữa.
    Trong các buổi hoà nhạc, nhiều lần chúng ta đã được nghe những bản étude nổi tiếng của Chopin, Liszt, Rachmaninov, những nhạc sĩ rất nổi tiếng... Bản étude "Cách mạng" số 12 viết cho piano của Chopin đã thể hiện được những âm điệu hùng tráng, thôi thúc, cuốn hút người nghe. Mỗi lần khi âm thanh của tác phẩm này vang lên, người nghe cảm thấy tác giả đang như cùng những người khởi nghĩa lao vào những trận chiến đấu để giành độc lập cho Tổ quốc. Không những thế, tác giả đã thể hiện được tình cảm thiết tha của mình với đất nước Ba Lan và tất cả sự phẫn nộ của mình với chính quyền thống trị, đô hộ Ba Lan của Nga hoàng lúc bấy giờ. Có những bản étude, tác giả đã ghi lại ý đồ nghệ thuật bằng những tiêu đề cụ thể như: "Đi săn", "Campanella (Những tiếng chuông)" của Paganini; hay "Rừng xào xạc", "Bão tuyết" của Liszt
  9. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    11. PRELUDE/b]​
    Prélude là khúc mở đầu viết cho khí nhạc. Thoạt đầu, Prélude là khúc nhạc dạo không lớn lắm do người chơi luth, đàn orgue, đàn clavecin tấu với tính chất ngẫu hứng trước khi ca sĩ hoặc một dàn hợp xướng cất tiếng hát.
    Đến thế kỷ XVII, Prélude vẫn là một khúc nhạc mở đầu cho một bản hợp xướng, một tổ khúc nhạc múa, hay một bản fugue - fuga như những cặp Prélude & Fugue của Bach (1685-1750) trong hai tập Bình quân luật. Nhưng cũng ngay trong kho tàng âm nhạc của Bach còn có hai tập Prélude nhỏ không mang ý nghĩa là mở đầu, đó là những khúc nhạc ngắn Bach viết cho piano dùng để dạy cho vợ con học mà hiện nay trong chương trình sách giáo kkhoa dạy đàn piano cho các em nhỏ ở các trường nhạc trên thế giới đều sử dụng.
    Đầu thế kỷ XIX, Prélude phát triển với ý nghĩa mới, thành một tác phẩm độc lập không lớn lắm viết cho đàn piano mà người sáng tạo ra đầu tiên là nhạc sĩ Chopin. Ông đã viết một tập Prélude gồm 24 bản ở các giọng khác nhau, thống nhất thành một liên khúc nếu biểu diễn liên tục. Mỗi bản là một tác phẩm hoàn chỉnh, là một bức tranh diễn tả một khía cạnh nào đó trong tâm tư, tình cảm của con người, đồng thời từ bản này sang bản khác có mối liên quan chung. Khi biểu diễn, người ta có thể biểu diễn tất cả 24 bản, hoặc cũng có thể tách ra thể hiện từng Prélude riêng biệt.
    Nội dung 24 bản Prélude của Chopin thật đa dạng. Ông đã tạo nên sự tương phản đậm nét giữa các hình tượng nghệ thuật trong toàn bộ liên khúc. Có bản là một hình tượng âm nhạc sôi nổi, thôi thúc, phát triển trên cơ sở một loại hình âm nhạc chuyển động như các số 1, 3, 5, 8, 12, 14; có bản mang chất kịch tính, tràn đầy phẫn nộ như các số 16, 22, 24; có bản là những bài ca trữ tình, bi thương như các số 4, 6; có bản là một dạ khúc như số 15; có bản rất ngắn gọn, tựa như một hành khúc tang lễ như số 20...
    Sau Chopin, các nhạc sĩ khác cũng viết Prélude cho piano như Scriabin, Debussy, Kabalevsky, Rachmaninov... Ngoài ra còn có nhạc sĩ viết Prélude dưới dạng một chương của liên khúc như Prélude - Coran - Fugue, Prélude - Aria - Final của nhạc xĩ Pháp Cesar Franc (1822-1890) và tập 24 Prélude và Fugue của Sostakovitch (1906-0975).
    Về cấu trúc của Prélude là tuỳ thuộc vào nội dung và yêu cầu của tác phẩm, cũng như tuỳ thuộc vào phong cách của tác giả. Toàn bộ 24 Prélude của Chopin, của Scriabin hầu như cấu trúc ở hình thức một đoạn đơn; cũng có bản xây dựng trên các hình thức khác như hai đoạn đơn (số 10 của Scriabin), ba đoạn phức (số 15 của Chopin), rondo (số 17 của Chopin)...
    Nhiều nhạc sĩ Việt Nam đã viết thể loại này, như "Trống và Lửa" của Thuỵ Loan, "Đau thương và phẫn nộ" của Nguyễn Thị Nhung, và tập Prélude của Ca Lê Thuần mà trong đó mỗi bản nhạc được sáng tác trên nội dung của một câu thơ. Ca Lê Thuần không những kết hợp được hình tượng của thơ ca với âm nhạc, mà anh còn thể nghiệm được lối cấu trúc hoà âm, phức điệu phù hợp với giai điệu mang âm hưởng của dân ca, dân vũ Việt Nam.
  10. minhflamenco

    minhflamenco Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0

    Được TuMinhTran sửa chữa / chuyển vào 23:41 ngày 25/09/2005

Chia sẻ trang này