1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THỂ LOẠI ÂM NHẠC

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Fleur-de-Lys, 20/07/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2

    Được TuMinhTran sửa chữa / chuyển vào 23:43 ngày 25/09/2005
  2. minhflamenco

    minhflamenco Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0

    Được TuMinhTran sửa chữa / chuyển vào 23:43 ngày 25/09/2005
  3. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Hay quá, trước hết phải cám ơn bác Minh đã có vài câu kích động để cho box này thêm phần sôi nổi, nhưng phiền bác lần sau post ra topic khác để cho mọi người thoải mái tranh luận với bác mà em đỡ phải dọn dẹp nhiều, mấy topic phổ biến kiến thức loại này chỉ để cho dân tình tìm hiểu thôi.
    Cơ mà em thấy bác nói nhiều quá, em thì được cái kiến thức hạn hẹp vì sống ở vùng sâu vùng xa, lại không có cơ hội quen biết nhiều như bác, cho nên rất hi vọng bác viết vài bài để em và người khác được mở rộng tầm mắt
  4. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2

    Được TuMinhTran sửa chữa / chuyển vào 23:44 ngày 25/09/2005
  5. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    Tôi chính thức cảnh cáo nick minhflamenco liên tục post bài không mang tính chất xây dựng,quấy phá.
    Tôi cũng là thằng nghe NCĐ,kiến thức cũng chưa đâu vào đâu,cũng biết cũng quan 1 số nghệ sĩ chuyên nghiệp nhưng chưa gặp phải thằng nào "Thùng rỗng kêu to như cậu",chẳng hiểu kiến thức có cái gì mà lúc nào cũng ra vẻ ta đây bố đời,giỏi hơn người khác,đặc biết rất thích chọc ngoáy...
    Xin lỗi chứ các bài viết của cậu tớ đọc chưa thấy bài nào ra hồn cả.100 %(cả bên các box khác) toàn những bài tự mãn,kiêu ngạo...
    Thôi chẳng nói nhiều.Xin thông báo nếu cậu vẫn tiếp tục gửi các bài viết chọc ngoáy nữa thì chắc chắc box NCĐ sẽ không hoan nghênh cậu đâu
  6. toocky

    toocky Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Chắc mình chậm hiểu quá...nghĩ đi nghĩ lại mãi không biết là Minhflamenco có ý gì. Topic này chủ yếu post từ sách - chị Lys đã nói từ đầu, mục đích là để các bạn không có tài liệu ( vd toocky không học ở nhạc viện thì lấy đâu ra sách này ? ) tìm hiểu, tra cứu. Sao tự nhiên lại phải "xé đi", mà tại sao lại " vở sạch chữ đẹp " ( sách cơ mà ) ??? Mà sao anh minhflamenco lại muốn kiểm tra trình độ của chị Lys thế..Hay anh lại muốn làm giống như với YesIamHere lấy "lửa thử vàng". Chị Lys là người theo học nhạc chuyên nghiệp, nhất là về mảng lý luận...Mà việc học Nhạc Viện có gì xấu mà minhflamenco lại có vẻ dị ứng mỗi khi có ai đó học NV nhỉ?
    Có lẽ là cao nhân , ý tứ sâu xa khó lường hết. Mong chỉ bảo
  7. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    13. BALLADE​
    Danh từ "Ballade" gốc từ tiếng Province là "ballar", và từ tiếng Ý là "ballare" - có nghĩa là nhảy múa. Ballade là một trong những thể loại của âm nhạc, là tên gọi của những bản ca khúc kể chuyện và những tác phẩm khí nhạc nhỏ mang tính kịch, sử thi hoặc trữ tình. Ballade ra đời từ nghệ thuật thời Trung cổ, đó là khúc hát múa, sinh ra từ nghệ thuật dân gian, mang đặc điểm nội dung dân tộc mà những nghệ sĩ dân gian thời Trung cổ "troubadour - những ca công, nhà thơ lang thang - đã áp dụng loại này. Lúc đầu, Ballade gắn liền với múa, là những ca khúc hợp xướng kèm với các động tác múa mà những người nông dân, thị dân vào mùa xuân thích nhảy múa ngoài trời theo các điệu Ballade. Về sau, Ballade không gắn liền với múa nữa. Ở các dân tộc Tây Âu sau này, Ballade là những bài ca, chủ đề mang tính chất tự thuật.
    Thể loại Ballade được sử dụng vào nền âm nhạc chuyên nghiệp cuối thế kỷ XVIII và đặc biệt ở thế kỷ XIX trong quá trình phổ cập thể loại này trong nền văn học châu Âu. Giai đoạn này, văn học có ảnh hưởng lớn đến âm nhạc, các nhạc sĩ lãng mạn đã khai thác nhiều đề tài, hình tượng nghệ thuật trong văn học cho các sáng tác của mình. Trong âm nhạc chuyên nghiệp xuất hiện Ballade thanh nhạc, chủ yếu bắt nguồn từ Ballade văn học (xem lại phần Ballade thanh nhạc ở chương đầu).
    Đến thế kỷ XIX và XX, Ballade còn là một trong những thể loại viết cho khí nhạc. Chopin, nhạc sĩ Ba Lan là người đầu tiên sử dụng Ballade viết cho khí nhạc và sau ông là Liszt, Brahm, Grieg, Liadop, Fauré, Schumann... Cho đến nay Ballade vẫn là một thể loại được các nhà soạn nhạc dùng để thể hiện nội dung các tác phẩm của mình.
    Ở Việt Nam cũng có nhạc sĩ sử dụng thể loại này, như Ballade cho piano độc tấu của Đào Trọng Minh, hoặc Ballade "Huyền thoại Mẹ" cho violon, fagotto và piano của Nguyễn Thị Nhung.
    Về cấu trúc của Ballade khí nhạc rất khác nhau, tuỳ thuộc vào nội dung tác phẩm và vào hình tượng văn học. Nói chung, cấu trúc phát triển tự do như loại thơ giao hưởng. Có thể trong một tác phẩm được thống nhất những đặc điểm chính của những hình thức khác nhau như hình thức sonate và liên khúc sonate, rondo, hình thức ba phần hoặc hình thức biến tấu... Chopin đã viết 4 bản Ballade, và cả 4 đều được sáng tác bằng xúc cảm từ những Ballade thơ của nhà thơ Adam Mikevitch (không biết ông này là ai )
    Bản Ballade số 1 giọng G Minor của Chopin có cấu trúc ở hình thức sonate nhưng ở đây đã có hàng loạt những chi tiết thay đổi rất đặc biệt ở hình thức này.
    Ở phần trình bày, nhạc sĩ không tạo sự tương phản rõ rệt giữa chủ đề 1 và chủ đề 2 như ở hình thức sonate cổ điển, mà cả hai chủ đề đều có những âm hưởng chung giống nhau. Chủ đề 1 có đặc điểm của điệu nhảy nhịp 3/4, điệu nhảy dân gian Mazurka của Ba Lan. Chủ đề 2 như giai điệu của loại dạ khúc. Phần nối tiếp từ chủ đề 1 đến chủ đề 2 và phần kết của phần trình bày, Chopin tạo sự tương phản giữa chúng và các phần này đều là những chủ đề độc lập.
    Sang phần phát triển, cả hai chủ đề được nhắc lại ở mối tương quan về điệu tính là giọng A Major và A Minor. Mối tương quan điệu tính cùng tên này là điển hình của phần tái hiện hai chủ đề hình thức sonate, có nghĩa là ở phần phát triển, hai chủ đề lại gần gũi về mặt điệu tính. Điều đó sinh ra khuynh hướng mới cho phần tái hiện. Chính vì vậy mà ở phần tái hiện, cả hai chủ đề vẫn được giữ nguyên ở các điệu tính như phần trình bày mà chỉ có khác là chủ đề 2 được tái hiện trước. Sự tái hiện ngược hướng các chủ đề ở phần tái hiện đã kích thích và tăng cường tính tư tưởng của phần kết. Phần kết của phần trình bày trong phần tái hiện tiếp ngay sau khi chủ đề 2 tái hiện - thứ tự đã thay đổi, phần kết được nằm giữa chủ đề 2 và chủ đề 1, sự căng thẳng được giảm bớt so với khi ở phần trình bày. Với phương pháp ấy, Chopin đã phá vỡ nguyên tắc cấu trúc của hình thức sonate cổ điển,
    làm cho hình thức của tác phẩm phù hợp với nội dung đòi hỏi.
    Tham khảo: Xem thêm giới thiệu đầy đủ về Ballade số 1 in G Minor của Chopin trong topic "Nhạc hay cuối tuần".
  8. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    14. FANTAISIE​
    Fantaisie là khúc nhạc tuỳ hứng, là những tác phẩm một chương không lớn lắm. Fantaisie được xây dựng trên một số chủ đề không ấn định, các chủ đề ấy tương phản với nhau và đôi khi chúng có thể phát triển thành những đoạn độc lập. Đó là kết quả của sự tưởng tượng, sáng tạo của các nhà soạn nhạc và từ đấy sinh ra chính tên gọi là "Fantaisie", trở thành một trong những thể loại của âm nhạc.
    Ở thể loại này, chủ đề âm nhạc trình bày có tính tuỳ hứng, không có tính quy luật một cách nghiêm khắc trong sự phát triển chủ đề như trong những hình thức mẫu mực. Tính không giống nhau, không đồng nhất về chất liệu chủ đề ở thể loại Fantaisie được nhấn mạnh rất rõ qua sự thay đổi các chủ đề ở các đoạn.
    Ở thế kỷ XVI và XVII, Fantaisie là thể loại âm nhạc viết cho đàn orgue, đàn clavecin và đàn luth, lối cấu trúc mang tính phức điệu. Đến thế kỷ XVIII mặc dầu vẫn còn nhiều liên quan đến phức điẹu như Fantaisie là một chương của một liên khúc, là phần trình bày trước Fugue, nhưng dần dần về sau Fantaisie tách ra thành một thể loại độc lập. Một số Fantaisie viết cho dàn nhạc có tiêu đề nội dung (chương trình) và chính những tiêu đề đó làm cho tác phẩm gần với thể loại "thơ giao hưởng" như Fantaisie "Francesca da Rimini" của Tchaikovsky.
    Mặc dầu Fantaisie là một loại nhạc sáng tác có nhiều tính ngẫu hứng, nhưng ở một số bản cũng có thể có dáng dấp cấu trúc của những hình thức mẫu mực.
    Tác phẩm Valse - Fantaisie của Glinka, trong đó có một phần nhạc được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, xen kẽ những phần nhạc ấy là những đoạn tương phản khác nhau tạo cho tác phẩm có dạng cấu trúc của hình thức rondo.
    Ở tác phẩm khác, Fantaisie Kamarinskaya lại có dáng dấp cấu trúc hình thức biến tấu trên hai chủ đề. Hai chủ đề này tương phản với nhau. Chủ đề 1 rút ra từ bài dân ca Nga "Sau núi, núi cao", có đặc điểm trữ tình. Chủ đề 2 tương phản hẳn với chủ đề 1, rút ra từ giai điệu của điệu nhảy Nga tên gọi là Kamarinskaya có đặc điểm vui hoạt.
    Tác phẩm được bắt đầu bằng một phần dạo đầu ngắn, lấy chất liệu từ chủ đề 1. Tiếp theo là trình bày của chủ đề 1 và ba biến khúc nhắc lại có thay đổi từ chủ đề 1. Chủ đề 2 trình bày xong, tiếp là 13 biến khúc biến tấu trên chủ đề 2. Đó là phần đầu của tác phẩm. Phần thứ hai gồm 3 biến khúc biến tấu trên chủ đề 1 và sau đó là 18 biến khúc biến tấu trên chủ đề 2 với nhịp độ ngày càng tăng rồi kết thúc một cách đột ngột như thường thấy của các điệu nhảy dân gian.
    Fantaisie còn được xây dựng trên những chủ đề của chính tác giả sáng tác như các nhạc sĩ Mozart, Bethowen, Schubert, Schumann đã viết, nhưng cũng có thể dựa trên những chủ đề có sẵn rút ra từ một tác phẩm nào đó của các nhà soạn nhạc khác.
    Được Fleur-de-Lys sửa chữa / chuyển vào 04:54 ngày 28/09/2005
  9. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    15. RHAPSODIE​
    Trong sáng tác của các nhà lãng mạn xuất hiện một loại hình mới, một biến dạng của Fantasie là Rhapsodie. Đó là một thể loại khí nhạc phổ cập của âm nhạc thế kỷ XIX, là loại tác phẩm viết cho nhạc khí, có cấu trúc tự do ngay cả lúc trình bày chủ đề, phát triển chủ đề tạo nên các phần tương phản xen kẽ nhau như tính sử thi, trữ tình hay anh hùng, kịch tính hoặc hội hè, tưng bừng phấn khởi.
    Tuy có sự giống nhau với thể loại Fantasie là cấu trúc mang tính tự do, nhưng cũng khác với loại này là sự phóng tác của Rhapsodie chủ yếu dựa vào chất liệu chủ đề dân gian. Tên gọi "Rhapsodie" từ tiếng Hy Lạp cổ là "Rhapsode" - là tên gọi các ca sĩ dân gian, người hát rong ngày xưa, người biểu diễn các truyện sử thi, anh hùng; người đi rong để ngâm thơ kể chuyện ở Hy Lạp cổ như Homère.
    Thoạt đầu, về hình thức của Rhapsodie gần với hình thức Sonate cổ như những tác phẩm viết cho đàn piano của nhạc sĩ Tiệp Khắc Tomasetch (1774-1850). Về sau, thể loại này được phát triển tự do hơn, đặc biệt là những bản Rhapsodie của nhạc sĩ Liszt. 19 bản Rhapsodie Hunggary và 1 bản Rhapsodie Tây Ban Nha của Liszt là một tuyển tập rất phong phú của ông cho thể loại này. Tính tự nhiên, phóng túng của thể loại Rhapsodie đã gợi cho nhà soạn nhạc tìm được những hình thức độc đáo, tinh tế phù hợp với nội dung miêu tả. Phần lớn những bản Rhapsodie của Liszt đều được xây dựng trên cơ sở những phần tương phản nhau như: nhanh hay chậm, trữ tình hay nhảy múa, hài hước hay thơ mộng... Các Rhapsodie của ông đều được kết thúc ở nhịp độ nhanh mang tính sinh động như biến tấu trên chủ đề dân vũ. Chính sự thay đổi càng nhanh về nhịp độ có liên quan đến kiểu biểu diễn mang đặc điểm truyền thống của dàn nhạc Digan Hunggary.
    Về cấu trúc của Rhapsodie có thể rất khác nhau. Có tác phẩm, về quy mô không lớn như bản Rhapsodie Hunggary số 6 của Liszt; bản số 2 của ông có dạng của một liên khúc; Rhapsodie của Brahm viết cho piano có đặc điểm của thể loại Ballade. Nhạc sĩ Việt Nam Đàm Linh khá thành công với bản Rhapsodie "Bài ca chim ưng" cho đàn violon và piano. Cũng có những Rhapsodie có tầm vóc, quy mô lớn như Rhapsodie phát triển trên chủ đề Paganini cho piano và dàn nhạc của Rachmaninov. Ở tác phẩm này, ngoài thể loại Rhapsodie ra, còn có đặc điểm của thể loại Concerto (được coi là concerto số 5 cho piano và dàn nhạc). Cấu trúc gồm chủ đề và 24 biến khúc, có giá trị như liên khúc biến tấu, trong đó có thể phân thành những nhóm lớn mang tính sonate.
    Phần Introduction của tác phẩm là chủ đề trình bày lấy từ chủ đề xuất sắc trong bản Caprice viết cho violon của Paganini. Biến khúc 1 đến biến khúc 4 là giai đoạn đầu của sự phát triển hình tượng chính của tác phẩm, là chủ đề chính như nói về tài năng. Ở đây, mỗi biến khúc là sự khai thác các khía cạnh của chủ đề sôi nổi, sinh động, cương nghị. Và cũng ở nhóm biến khúc này, âm nhạc còn toát lên những âm hưởng hơi buồn như linh cảm một điều gì không tốt đẹp sắp xảy ra.
    Biến khúc 7 mang âm hưởng thời Trung cổ "Dies irae" (ở tác phẩm này cũng như ở vài tác phẩm khác của Rachmaninov, chủ đề đó là tượng trưng cho thế lực xấu, đen tối, cho sự chết chóc). Sự xuất hiện của biến khúc 7 như quyết định màu sắc u ám, quái đản của những biến khúc tiếp theo.
    Từ biến khúc 7 đến biến khúc 10 là trình bày hình tượng thứ 2, chủ đề nói về số mệnh.
    Biến khúc 11, tác giả khẳng định coi là phần nối tiếp để chuyển sang nhóm mới, khắc hoạ hình tượng khác, chuyển sang phần phát triển. Theo lời Rachmaninov: "là sự nối tiếp dẫn vào lĩnh vực tình yêu" . Ở đây, âm thanh vang lên trong suốt tạo vẻ thần bí.
    Biến khúc 12 có tính chất trữ tình được thể hiện trong nhịp điệu Menuet.
    Từ biến khúc 12 đến biến khúc 13, tính chất âm nhạc khi thì hoan hỉ, khi thì lo lắng nhiệt tình. Biến khúc 13 là cao trào trữ tình của toàn bộ tác phẩm.
    Biến khúc 19, theo lời tác giả, là "sự chiến thắng của nghệ thuật Paganini - con quỷ pizzicato". Ở đây, cây đàn piano bắt chước nghệ thuật búng dây của cây đàn violon.
    Từ biến khúc 19 đến hết, âm nhạc tiêu biểu cho hình tượng độc ác được tăng cường để gây sự căng thẳng kịch tính của toàn bộ và dẫn đến cái chết của nhân vật.
    Trong cả quá trình đấu tranh, một bên là những ước mơ, khát vọng, sự tự do, thiên tài; một bên là tiêu biểu cho sự đen tối, độc ác , cuối cùng nhân vật đã hy sinh. Nhưng sự hy sinh, như đã nói về những giá trị lớn lao của cuộc sống, là về vẻ đẹp tuyệt vời của những ước mơ tình cảm.

    Được Fleur-de-Lys sửa chữa / chuyển vào 02:01 ngày 28/09/2005
  10. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Denis Matsuev - Hungarian Rhapsody No. 2
    Lấy Matsuev vì anh này có đoạn cadenza mang phong cách Jazz rất hay.
    07 Rhapsody on a Theme of Paganini (Introduction and 24 Variations), in A minor for piano & orchestra, Op. 43- Introduction- Allegro vivace
    08 Rhapsody on a Theme of Paganini (Introduction and 24 Variations), in A minor for piano & orchestra, Op. 43- Variation I (Precedente)
    09 Rhapsody on a Theme of Paganini (Introduction and 24 Variations), in A minor for piano & orchestra, Op. 43- Tema- L''istesso tempo
    10 Rhapsody on a Theme of Paganini (Introduction and 24 Variations), in A minor for piano & orchestra, Op. 43- Variation II- Listesso t
    11 Rhapsody on a Theme of Paganini (Introduction and 24 Variations), in A minor for piano & orchestra, Op. 43- Variation III- Listesso
    12 Rhapsody on a Theme of Paganini (Introduction and 24 Variations), in A minor for piano & orchestra, Op. 43- Variation IV- Piu vivo
    13 Rhapsody on a Theme of Paganini (Introduction and 24 Variations), in A minor for piano & orchestra, Op. 43- Variation V- Tempo preced
    14 Rhapsody on a Theme of Paganini (Introduction and 24 Variations), in A minor for piano & orchestra, Op. 43- Variation VI- L''istesso t
    15 Rhapsody on a Theme of Paganini (Introduction and 24 Variations), in A minor for piano & orchestra, Op. 43- Variation VII- Meno mosso
    16 Rhapsody on a Theme of Paganini (Introduction and 24 Variations), in A minor for piano & orchestra, Op. 43- Variation VIII- Tempo I
    17 Rhapsody on a Theme of Paganini (Introduction and 24 Variations), in A minor for piano & orchestra, Op. 43- Variation IX- L''istesso t
    18 Rhapsody on a Theme of Paganini (Introduction and 24 Variations), in A minor for piano & orchestra, Op. 43- Variation X- Poco marcato
    19 Rhapsody on a Theme of Paganini (Introduction and 24 Variations), in A minor for piano & orchestra, Op. 43- Variation XI- Moderato
    20 Rhapsody on a Theme of Paganini (Introduction and 24 Variations), in A minor for piano & orchestra, Op. 43- Variation XII- Tempo di m
    21 Rhapsody on a Theme of Paganini (Introduction and 24 Variations), in A minor for piano & orchestra, Op. 43- Variation XIII- Allegro
    22 Rhapsody on a Theme of Paganini (Introduction and 24 Variations), in A minor for piano & orchestra, Op. 43- Variation XIV- Listesso
    23 Rhapsody on a Theme of Paganini (Introduction and 24 Variations), in A minor for piano & orchestra, Op. 43- Variation XV- Piu vivo sc
    24 Rhapsody on a Theme of Paganini (Introduction and 24 Variations), in A minor for piano & orchestra, Op. 43- Variation XVI- Allegretto
    25 Rhapsody on a Theme of Paganini (Introduction and 24 Variations), in A minor for piano & orchestra, Op. 43- Variation XVII- Allegrett
    26 Rhapsody on a Theme of Paganini (Introduction and 24 Variations), in A minor for piano & orchestra, Op. 43- Variation XVIII- Andante
    27 Rhapsody on a Theme of Paganini (Introduction and 24 Variations), in A minor for piano & orchestra, Op. 43- Variation XIX- L''istesso
    28 Rhapsody on a Theme of Paganini (Introduction and 24 Variations), in A minor for piano & orchestra, Op. 43- Variation XX- Un poco piu
    29 Rhapsody on a Theme of Paganini (Introduction and 24 Variations), in A minor for piano & orchestra, Op. 43- Variation XXI- Un poco pi
    30 Rhapsody on a Theme of Paganini (Introduction and 24 Variations), in A minor for piano & orchestra, Op. 43- Variation XXII- Un poco p
    31 Rhapsody on a Theme of Paganini (Introduction and 24 Variations), in A minor for piano & orchestra, Op. 43- Variation XXIII- L''istess
    Artist: Rachmaninov

Chia sẻ trang này