1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THỂ LOẠI ÂM NHẠC

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Fleur-de-Lys, 20/07/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. goimuathubaydi

    goimuathubaydi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/08/2004
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    1

    Variation No 25 Masuev đánh :)
    http://s54.yousen***.com/d.aspx?id=0LWPNPPJSNHHQ34EY1H8OXSS5P
  2. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Cảm ơn anh em. Nghe cái bản goimuathubaydi post lên máu nhỉ, cứ như nhạc jazz ấy
    Xong chuyện rồi, post tiếp này
  3. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    18. CAPRICCIO​
    Capriccio là khúc nhạc viết cho nhạc khí, cấu trúc của tác phẩm có tính tự do như Fantaisie, Rhapsodie. Điểm nổi bật của thể loại này là cách viết mang nhiều tính kỹ thuật, phô trương các kỹ xảo để có thể biểu hiện được rõ nét tính phong phú của nhạc khí. Vì vậy, người sáng tác cũng phải am hiểu nhiều tính năng, kỹ xảo của nhạc khí mình định viết.
    Sau này, Capriccio không những viết cho nhạc khí, mà còn được viết cho cả thanh nhạc nữa. Cũng vì tính kỹ thuật của thể loại được đề cao, cho nên có những bản Capriccio còn có đặc điểm gần với thể loại etude như 24 bản Capriccio của Meldenssolhn, Brahm ... viết Capriccio cho đàn piano; Rimsky Korsakov và Tchaikovsky còn viết Capriccio cho dàn nhạc giao hưởng.
    Về cấu trúc tác phẩm cho thể loại này có tính chất tự do, tuỳ thuộc vào từng tác phẩm. 24 Capriccio của Paganini đa số cấu trúc ở hình thức ba phần. Sự tương phản giữa phần này sang phần khác có khi dùng chuyển thể, chuyển giọng, có khi thay đổi kỹ thuật diễn tấu hoặc thay đổi nhịp độ ... Cũng có bài, Paganini tạo nên hai phần tương phản lớn như số 11; có bài xây dựng ở hình thức biến tấu như số 24.
    Tác phẩm Capriccio Tây Ban Nha của Rimsky Korsakov là một tổ khúc giao hưởng gồm 5 chương. Đó là một bức tranh sinh hoạt náo nhiệt sặc sỡ, chất liệu lấy từ nhiều vũ khúc dân gian và những bài quần vũ của Tây Ban Nha. Tác phẩm có cấu trúc gần với hình thức Rondo, bởi lẽ chủ đề của chương I được xuất hiện thêm 3 lần nữa ở các chương sau (chương I, III và đoạn kết của chương V)
    Capriccio Italien của Tchaikovsky cũng có dáng dấp cấu trúc ở hình thức Rondo, nhưng ở đây tác phẩm được xây dựng trong một chương. Đầu tiên, Tchaikovsky gọi tên thể loại này là Fantaisie Italien (điều ấy có lẽ nói lên phần nào sự gần gũi giữa hai thể loại Fantaisie và Capriccio ở đặc điểm cấu trúc mang tính tự do, tuỳ hứng). Capriccio Italien của Tchaikovsky là tác phẩm ghi lại những ấn tượng đẹp đẽ khó quên trong cuộc hành trình đi thăm nước Ý với thiên nhiên thơ mộng tuyệt vời. Trong tác phẩm, ông đã mô tả có tính cảnh trí, sinh hoạt, sử dụng nhiều chất liệu dân gian Ý. Tác phẩm là sự luân phiên của những phần, những đoạn tương phản với nhau, trong đó chủ đề được nhắc lại ở một số phần làm cho tác phẩm gần với lối cấu trúc của hình thức Rondo.
  4. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    CHƯƠNG III: MỘT VÀI THỂ LOẠI LỚN CỦA KHÍ NHẠC​
    Các thể loại nhỏ của khí nhạc mà chúng ta vừa tìm hiểu ở trên cũng là những sáng tạo của những nhà soạn nhạc qua từng thời đại khác nhau đóng góp cho sự phong phú của âm nhạc, thể hiện được những tình cảm, suy tư của con người ở một khía cạnh này hay khía cạnh khác. Tuy nhiên, về một phương diện nào đó các thể loại nhỏ ấy chưa đi được vào những vấn đề có tầm tư tưởng lớn, sâu sắc hơn, những vấn đề mang tính triết lý, mang tính quần chúng đông đảo. Chính vì vậy mà các thể loại lớn của khí nhạc đã nảy sinh để phù hợp với sự đòi hỏi của con người, đó là sonate, giao hưởng, concerto....
    17. BẢN SONATE VÀ HÌNH THỨC SONATE ALLEGRO
    Bản Sonate là một liên khúc gồm một số chương nhạc tương phản (ít nhất là hai chương) nhưng đồng thời lại thống nhất theo một nội dung chung. Mỗi chương trong đó là một cấu trúc hoàn chỉnh có thể khiến người ta có thể biểu diễn liên tục liên tục các chương hoặc cũng có thể tách từng chương để biểu diễn độc lập. Sonate cũng là một trong các thể loại âm nhạc thính phòng. Người có thể gọi là "bản sonate" hoặc "liên khúc sonate". Các chương trong liên khúc sonate được sắp xếp theo một trật tự cố định, và ít nhất có một chương cấu trúc theo hình thức sonate.
    Trong thực tế, thường có sự lẫn lộn giữa hai khái niệm "bản sonate" và "hình thức sonate". "Bản sonate" hay "liên khúc sonate" là một tác phẩm gồm nhiều chương nhạc có tính chất khác nhau, nhưng không phải chương nào cũng cấu trúc ở hình thức sonate. Còn "hình thức sonate" là thể thức, là cấu trúc nội tại của một chương trong các thể loại khí nhạc lớn, như bản sonate, bản giao hưởng, bản concerto, tam tấu, tứ tấu, ngũ tấu, ouverture...
    Vậy chúng ta cần phải hiểu đôi chút về hình thức sonate là thế nào? Ở ngay phần đầu, khi phân biệt về khái niệm giữa hình thức và thể loại, chúng ta đã biết hình thức sonate là một trong các hình thức của âm nhạc. Hình thức sonate là một hình thức phức tạp nhất và hoàn thiện nhất. Đó là một hình thức mang tính kịch sâu sắc, hình thành trên cơ sở đối chiếu tương phản của các hình tượng âm nhạc khác nhau, thể hiện những mối xung đột căng thẳng. Những chương nhạc (hoặc những loại hình âm nhạc) có cấu trúc ở hình thức này là những chương có ý nghĩa tập trung thể hiện khâu quan trọng nhất về nội dung của toàn bộ tác phẩm.
    Hình thức sonate đầy đủ bao gồm ba phần chính: Phần trình bày, Phần phát triển và Phần tái hiện. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào từng tác phẩm, còn có phần mở đầu và coda (phần kết)
    Phần trình bày là phần giới thiệu hai hay nhiều chủ đề âm nhạc khác nhau. Chủ đề thứ nhất được gọi là chủ đề chính, vì được viết ở giọng chính của toàn tác phẩm và trong quá trình phát triển nó được khai thác nhiều (nhất là những tác phẩm thuộc trường phái cổ điển). Đối lập với chủ đề này là chủ đề thứ hai, hay còn gọi là chủ đề phụ. Người ta gọi là chủ đề phụ bởi lẽ khi chủ đề xuất hiện bắt buộc phải ở một giọng mới, mà giọng này ở quan hệ giọng phụ thuộc so với giọng chính của toàn tác phẩm. Từ chủ đề chính đến chủ đề thứ hai qua một cầu nối tiếp. Nối tiếp có thể ngắn mà cũng có thể dài, giữ chức năng dẫn dắt người nghe từ hình tượng này sang hình tượng khác để sự xuất hiện của chủ đề hai không đột ngột. Sau chủ đề hai thường xuất hiện một đoạn kết nhỏ của phần trình bày.
    Tóm lại, ở phần trình bày giới thiệu với người nghe những hình tượng đối lập hay đặt vấn đề xung đột. Do vậy, hai chủ đề (hay nhiều hơn) khác nhau trước tiên về giọng điệu, về đường tuyến giai điệu, lối cấu trúc giai điệu, tiết tấu để nổi bật sự tương phản
    (còn tiếp)
  5. sweet__heart

    sweet__heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2005
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Chị Lys ơi ! Chị có thể UP lên một vài bản nhạc minh họa cho mỗi bài mà chị giới thiệu được không ạ?
    Em cảm ơn chị nhiều !
  6. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Bạn ạ, cái này thì bạn phải dùng "nữ nhân kế" chứ không phải mỹ nhân kế, dụ mấy tên Mod của box này nhất là tên Apomethe ấy, hắn nhiều nhạc lắm nhưng dạo này bận rộn nên để chị Lys post bài chay hoài. Hắn không ham gái đẹp, chỉ ưa ngọt thôi Vô topic Buôn dưa lê dụ hắn thử xem sao, chứ Lys thì chịu thua rồi
  7. I_Very_Like_Chopin

    I_Very_Like_Chopin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Hi every body in the box Âm nhạc cổ điển
    Tớ là một người rất rất yêu thích âm nhạc (đủ các thể loại) nghe có vẻ hơi tham lam phải không . Lúc đẩu tớ định lấy tên là I_Like_chopin, nhưng tớ thấy có bác I_Like_Chopin nào lấy tên đó rồi nên đành ngậm ngùi chọn tên này vậy, Nếu có gì không phải thì mong bác I_Like_Chopin tha lỗi nghen!
    Lần đầu ra mắt, tớ chúc toàn thể các bác, các cô, các chú, các anh, các chị, các bạn và các em một week_end vui vẻ nha!!!
  8. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Đủ rồi nha! Xin mời cặp đôi sáng giá của box I like Chopin I very like Chopin vào topic Chuyện phiếm hàng ngày mà tán nhau tiếp. Đề nghị không xả rác ra topic này của tui. Uýnh giờ
  9. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Đầu tiên, danh từ "Sonate" xuất hiện vào đầu thế kỷ XVII trong sự nghiệp sáng tác của các nhạc sĩ Ý, là tên gọi cho các khúc khí nhạc nhỏ, tác phẩm do nhạc cụ tấu chứ không phải để hát (Sonate, nghĩa đen là "tấu").
    Cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII xuất hiện các bản sonate gồm một số chương, mỗi chương có nhịp độ khác nhau như Sonate của Corelli (1653-1713), Bach, Tactini (1692-1770)..., nhưng thực chất chưa phải là khái niệm mà ta định nghĩa ở trên, bởi vì trong liên khúc này không có chương nào viết ở hình thức Sonate (lúc này hình thức Sonate chưa ra đời). Những bản Sonate ấy thường được gọi là Sonate tiền cổ điển
    Nhạc sĩ tài năng người Ý Domenico Scarlatti (1685-1757) đã có nhiều công sức trong việc đặt nền móng cho sự hình thành của hình thức Sonate Allegro. Ông đã viết hơn 500 bản cho piano trong đó sử dụng các kiểu tương phản chủ đề là cơ sở hình thành cấu trúc của hình thức Sonate cổ điển sau này.
    Sonate cổ điển xuất hiện đầu tiên trong sáng tác của Philippe Emmanuel Bach (1714-1788), đó là một liên khúc 3 chương, mỗi chương độc lập về cấu trúc. Những bản Sonate của ông rất đa dạng, có chiều sâu và những tìm tòi về ngôn ngữ âm nhạc của ông đáng để các nhạc sĩ thế hệ sau học tập.
    Tiếp theo, các nhạc sĩ thuộc trường phái cổ điển Vienne Haydn (1732-1809), Mozart và đặc biệt là Beethowen đã hoàn thiện thể loại này. Các Sonate piano của Haydn, Mozart là những đóng góp lớn cho nền âm nhạc cổ điển. Những bản Sonate của Mozart đòi hỏi người biểu diễn phải có kỹ thuật điêu luyện, phải hiểu nội dung một cách sâu sắc để thể hiện một cách tinh tế. Song, phải chờ đến Beethowen, người nhạc sĩ lớn của nhân loại, thể loại Sonate mới đạt đến đỉnh cao tuyệt vời của nó. Bằng Sonate và giao hưởng, nhạc sĩ đã thể hiện được tư tưởng lớn lao của thời đại, gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng của quần chúng và có thể nói rằng, qua các bản Sonate, Beethowen đã thể hiện một cách đầy đủ thế giới nội tâm của mình, thái độ của tác giả trước những vấn đề lớn lao của cuộc sống xã hội.
    Beethowen đã sáng tác 32 bản Sonate cho piano, 10 bản cho violin và piano, 5 Sonate cho violin cello và 1 sonate cho kèn có đệm piano. Nhiều sonate trong đó có khuôn khổ lớn, thể hiện những ý đồ tư tưởng và các hình tượng âm nhạc rất lôi cuốn và hấp dẫn như Sonate Pathétique (Bi thương) số 8, Sonate phóng tác, thường gọi là Sonate Ánh trăng số 14, Sonate mang tính kịch sâu sắc số 17 (trong đó cả ba chương đều được cấu trúc ở hình thức Sonate), Sonate Đồng quê thơ mộng số 15, Sonate Bình minh đầy ánh mặt trời số 21, và nổi bật hơn cả là bản Sonate Appasionatta là tác phẩm có ý đồ tư tưởng lớn nhất, tràn đầy ý chí chiến đấu mãnh liệt.
    Cách mạng Pháp năm 1789 mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử phát triển loài người, tạo sự chuyển biến về mọi mặt và trong cả mọi lĩnh vực khác nhau của nghệ thuật. Trong nghệ thuật âm nhạc nảy sinh các trường phái âm nhạc dân tộc khác ngoài các nước Đức, Ý, Áo, Pháp, như ở Nga, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hunggary... lớn lên trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước này và chủ nghĩa lãng mạn cũng được hình thành. Đối với các nhạc sĩ lãng mạn, họ không thoả mãn với các hình thức cổ điển quen thuộc. Họ đấu tranh cho sự phong phú trong các hình thức để thể hiện nội dung tư tưởng. Do vậy, nền âm nhạc đã được bổ sung nhiều thể loại mới và cấu trúc trở nên đa dạng, phong phú. Họ vẫn viết liên khúc Sonate nhưng được phát triển theo một hướng mới mặc dầu được sử dụng ít hơn, nhưng họ vẫn cố gắng đưa vào một nội dung tư tưởng sâu sắc với ý nghĩa xã hội lớn lao hơn. Chảng hạn, Sonate Si bémol minor của Chopin là một tác phẩm vĩ đại nhất của nền âm nhạc lãng mạn. Tác phẩm với chương 3 là một chương hết sức nổi tiếng - một bản hành khúc tang lễ đầy đau thương mà nhạc sĩ Liszt đã từng đánh giá đó là "tấn bi kịch của cả một thế hệ".
    Bên cạnh các liên khúc Sonate, các nhạc sĩ lãng mạn thế kỷ XIX đã sáng tạo ra thể loại Sonate một chương mà người tiêu biểu là Liszt, nhạc sĩ Hunggary.
    Về sau, vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thể loại Sonate bước vào một thời kỳ phát triển rực rỡ trong sự nghiệp sáng tác của các nhạc sĩ Nga như Scriabin, Rachmaninov, Procofiev, Kabalevsky, Sostakovitch...
    Trong những năm gần đây, thể loại Sonate cũng xuất hiện trong sự nghiệp sáng tác của các nhạc sĩ Việt Nam như: Sonate cho violin và piano của Nguyễn Xinh; Sonate - Fugue của Đặng Hữu Phúc.
    Được Fleur-de-Lys sửa chữa / chuyển vào 03:13 ngày 11/10/2005
  10. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Scarlatti - Sonata, K. 380 (L.23) - Vladimir Horowitz
    Mozart
    Mozart- Sonata in G, K283 - I Allegro
    Mozart- Sonata in G, K283 - II Andante
    Mozart- Sonata in G, K283 - III Presto
    Mozart-Volodos Turkish March
    Beethoven:
    Post Gould cho nó lạ
    01. Sonata No. 8 in C minor, Op. 13 Pathetique - I. Grave - Allegro di molto e con brio
    02. Sonata No. 8 in C minor, Op. 13 Pathetique - II. Adagio cantabile
    03. Sonata No. 8 in C minor, Op. 13 Pathetique - III. Rondo. Allegro
    14. Sonata No. 14 in C-sharp minor, Op.27 No.2 Moonlight - I. Adagio - attacca
    15. Sonata No. 14 in C-sharp minor, Op.27 No.2 Moonlight - II. Allegretto - attacca
    16. Sonata No. 14 in C-sharp minor, Op.27 No.2 Moonlight - III. Presto agitato
    07. Piano Sonata No.23 in F Minor - I Allegro Assai
    08. Piano Sonata No.23 in F Minor - II Andante Con Moto
    09. Piano Sonata No.23 in F Minor - III Allegro Ma Non Troppo; Presto
    Liszt:
    05. Liszt - Piano Sonata in Bm - Lento assai; Allegro energico
    06. Liszt - Piano Sonata in Bm - Andante sostenuto; Quasi Adagio
    07. Liszt - Piano Sonata in Bm - Allegro energico
    Chopin:
    Chopin - Sonata No. 2, Op. 35 - Grave; Doppio movimento - Vladimir Horowitz
    Chopin - Sonata No. 2, Op. 35 - Marche funebre - Vladimir Horowitz
    Chopin - Sonata No. 2, Op. 35 - Presto - Vladimir Horowitz
    Chopin - Sonata No. 2, Op. 35 - Scherzo - Vladimir Horowitz
    Prokofiev:
    Prokofiev- Sonata No.4 in C minor, Op.29 - I Allegro molto sostenutop
    Prokofiev- Sonata No.4 in C minor, Op.29 - II Andante assai
    Prokofiev- Sonata No.4 in C minor, Op.29 - III Allegro con brio, ma non leggiere

Chia sẻ trang này