1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thế nào là ăn chay ngày rằm? Nguồn gốc xuất phát từ đâu

Chủ đề trong 'Ẩm thực' bởi tranlamhd1999, 08/06/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tranlamhd1999

    tranlamhd1999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2017
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Bạn đang thắc mắc về ăn chay ngày rằm là ăn như thế nào? Thời điểm tổ chức và có lưu ý gì không? Cùng chúng tôi giải đáp qua bài viết chia sẻ dưới đây đến từ chuyên gia cơm thuần chay.
    1. Thế nào là ăn chay ngày rằm?
    Ngày rằm hay còn gọi là ngày vọng, vọng có nghĩa là nhìn xa trông rộng, ngày mặt trăng, mặt trời đối xứng nhau ở hai cực xa nhất trong tháng. Người xưa cho rằng: ăn chay ngày rằm giúp soi chiếu vào mọi tâm hồn, con người trở nên sáng suốt trong sạch; đẩy lùi được mọi đen tối vẩn đục trong lòng.
    [​IMG]
    Ăn chay ngày rằm là gì?
    Theo đạo Phật, phật tử khuyến khích nên ăn chay, ăn chay càng nhiều càng tốt, nếu ai không thực hiện hiện được ăn chay trường thì hãy ăn chay 2 ngày trong tháng đó là mồng 1 và ngày rằm, để tu tích đức, nhanh chóng đạt cảnh giới miền cực lạc.

    Đối với các tín đồ ăn chay bán phần, trong các ngày lễ như này họ sẽ cũng ăn chay phần nào đó do tín ngưỡng duy tâm, cũng có thể ăn chay để tu tâm tích đức.
    2. Nguồn gốc của ăn chay ngày rằm
    Ngày rằm mỗi tháng là thời điểm trăng tròn và đẹp nhất. Cổ nhân từ thời xa xưa thường lấy ngày ấy để tổ chức lễ hội, coi như một ngày vui chơi, mà cũng là thời điểm thích hợp để ăn chay giới giữ lòng thanh tịnh.
    Ngoài ra, những ngày trăng tròn hàng tháng là lúc tinh thần con người dễ trở nên mềm yếu, tâm tính có thể bất thường, khó kiểm soát. Nhiều số liệu thống kê cũng chỉ ra rằng, số lượng tội phạm trong các ngày 15 âm lịch mỗi tháng cao hơn so với ngày thường, nên ăn chay giúp tâm tính hiền hòa, dễ chịu tránh gây ra tai họa.
    [​IMG]
    Nguồn gốc ăn chay ngày rằm
    Một số người thì cho rằng, ăn chay ngày rằm có từ xa xưa, các cụ thực hiện giữ gìn truyền thống tới bây giờ nên phận con cháu thì mình cũng cứ thế thực hiện theo thôi quan tâm nguồn gốc để làm gì, có lẽ đây cũng là một nguồn gốc của ăn chay ngày rằm chăng?
    Trong ăn chay bên đạo công giáo, ăn chay vào ngày rằm cũng mang ý nghĩa vô cùng quan trọng nào đó hay chỉ đơn giản là quy ước đặt ra từ trước.
    3. Mâm cỗ ăn chay ngày rằm cúng lễ
    Mâm cỗ ngày rằm rất được mọi người quan tâm và chú ý tới, bởi lẽ, đây cũng chính là cách mà chúng ta thể hiện lòng thành kính của mình với tổ tiên. Mâm cỗ chay được cho là đầy đủ khi đảm bảo được 3 món đó là: món chính, món phụ và món tráng miệng.
    [​IMG]
    Mâm cỗ chay cúng ngày rằm
    + Đối với món chính: Bạn nên lựa chọn các món xào, hấp, kho ví dụ như cá kho chay, rau củ xào thập cẩm, canh đậu hũ….
    + Đối với món phụ: Các món đơn giản hay ăn kèm như nộm, khoai luộc, ….
    + Món tráng miệng: Sau khi ăn xong bạn sẽ tráng miệng với các loại hoa quả, bánh ngọt chay….
    Mong với chia sẻ ăn chay ngày rằm là gì? bạn đã hiểu hơn về hình thức ăn chay nói chung và ăn chay ngày rằm nói riêng. Ngoài thắc mắc này, bạn còn thắc mắc nào khác như ăn chay kỳ là gì? Ăn chay trường là gì?… Xin gửi về cho chúng tôi để được giải đáp.
    Chúc bạn sức khỏe và bình an!

Chia sẻ trang này