1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thế nào là bệnh thoái hóa khớp vai? Cách điều trị bệnh HIỆU QUẢ

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi vumanhtuan8493, 04/03/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vumanhtuan8493

    vumanhtuan8493 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2017
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Rất nhiều nguyên nhân bị thoái hóa khớp vai, do vận động quá nhiều như vận động viên cử tạ, bóng bàn, cầu lông, golf, bơi lội... Những người làm việc khuân vác, gò, quai búa, hàn… và cả những bà nội trợ thường xuyên phải xách đồ nặng cũng dễ bị tổn thương vùng vai và cần phải điều trị thoái hóa khớp vai.

    Khớp vai thuộc phần chi trên, nơi nối cánh tay với thân mình. Trong các khớp của co thể thì khớp vai là khớp hoạt động nhiều nhất trong các khớp của con người.
    Xem thêm: http://vumanhtuan.blog.wox.cc/entry6.html
    Khớp vai gồm có 5 phần: khớp vai chính, khớp mỏm cùng, khớp mỏm cùng cánh tay, xương đòn và khớp xương bả vai ***g ngực. Khớp vai có liên quan nhiều đến các rễ thần kinh ở vùng cổ và phần trên ở lưng, có liên quan đến các hạch giao cảm cổ.


    Khác với bệnh lý xương khớp ở các bộ phận khác trên cơ thể, thoái hóa khớp vai được các bác sĩ đánh giá có độ phủ đối tượng dễ mắc phải rộng hơn nhiều. Bệnh không chỉ tập trung vào nhóm đối tượng người già, người mang vác vật nặng mà cả những người trẻ, thường xuyên không vận động, giữ nguyên một tư thế vai trong suốt thời gian dài. Vậy bệnh lý khớp vai này có gì nguy hiểm, ảnh hưởng như thế nào tới việc vận động hàng ngày?

    [​IMG]

    Khi cơ thể bị tổn thương vùng đốt sống cổ, vùng ***g ngực hay vùng trung thất đều có thể gây ra các triệu chứng đau khớp vai như: viêm gân, đau, viêm co thắt bao khớp và hạn chế vận động khớp vai.

    Khớp vai có bộ phận rất đặc biệt, đó là chóp xoay. Chóp xoay gồm có bốn gân bao quanh khớp vai. Nhờ có bộ phận này mà vai có thể xoay tròn, bẻ qua trái hoặc qua phải một cách dễ dàng. Những người bắt đầu quá trình thoái hóa khớp vai nhanh sau 40 tuổi sẽ thường bị viêm thoái hóa khớp vai ở chóp xoay, gây đau đớn do máu không còn đủ để nuôi các bộ phận này.

    Nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp vai
    Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, các cơn đau nhức xuất hiện ở vùng xương khớp vai phần lớn là do những chấn thương vùng đốt sống cổ hoặc là do khớp vai được sử dụng quá nhiều, dẫn đến hao mòn sụn khớp. Sự hủy hoại của tuổi tác cộng hưởng với thời gian lâu dài khiến dinh dưỡng cho phần sụn, xương sẽ bị lỏng lẻo và thoái hóa dần dần diễn ra.

    Chỉ riêng một nghiên cứu ở Mỹ đã cho biết đến 90% bệnh nhân bị thoái hóa khớp vai đều là do lớp sụn ở khớp vai theo thời gian đã bị ăn mòn dần. Sụn mỏng sẽ làm lộ xương dưới sụn, các khớp cọ vào nhau khi vận động, xoay tay sẽ gây ra đau khớp, viêm khớp.

    Ngoài những nguyên nhân chính được đề cập ở kể trên, còn có nhiều tác nhân khác ảnh hưởng đến quá trình thoái hóa khớp vai.

    - Tuổi tác: Không chỉ riêng khớp vai, tất cả những bộ phận của cơ thể đều khó có thể thoát khỏi sức tàn phá ghê gớm của tuổi tác. Những người lớn tuổi từ sau 45 tuổi sẽ có khả năng mắc bệnh thoái hóa khớp vai cao hơn người trẻ.

    - Di truyền: Đây là vấn đề cần được nghiên cứu thêm nhưng theo các thống kê, yếu tố di truyền có liên quan tới tốc độ thoái hóa khớp vai.

    - Sang chấn: Một số chấn thương do tập luyện, do lao động quá sức hay do tai nạn tác động lực quá mạnh cũng gây ra tổn thương khớp vai và làm đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp vai.

    Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp vai
    Phần lớn những bệnh nhân bị thoái hóa khớp vai đều có những cảm giảm đau bả vai lan xuống phần cánh tay, bàn tay và ngón tay, thậm chí đau đốt sống cổ do đó có thể bị thoái hóa dây chuyền.

    Người bị thoái hóa khớp vai thường có nhiều cơn đau về đêm, đặc biệt là lúc nghiêng người qua bên phía vai bị thoái hóa khớp. Cơn đau xuất hiện ngay cả khi người bệnh đưa tay quá đầu cũng. Qua thời điểm đó được rồi thì cơn đau sẽ giảm. Đây là triệu chứng mà y học gọi là cung đau. Những người bị thoái hóa khớp bả vai sẽ có các cung đau này.

    Khi cơ thể có những tổn thương như viêm hoặc rách vùng chóp xoay, đặc biệt là gây giảm sức cơ vai, các bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng lâm sàng của người bệnh để đánh giá. Để hỗ trợ cho việc biết kết quả chẩn đoán chính xác hơn, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện chụp MRI có bơm thuốc tương phản từ nội khớp để có thể xem xét và đánh giá tình trạng viêm hay rách gân.

    Đối với những trường hợp nặng hơn, có dấu hiệu xuất hiện gai xương ở mỏm cùng vai, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân chụp X-quang để chẩn đoán.

    Phương pháp điều trị thoái hóa khớp vai và cách phòng ngừa
    Có nhiều phương pháp khác nhau được các bác sĩ ứng dụng để giúp người bệnh thoái hóa khớp vai điều trị bệnh hiệu quả.

    1. Điều trị thoái hóa khớp vai theo phương pháp dân gian
    Trong dân gian, nhiều người sử dụng các loại cây, cỏ, thảo dược để giúp làm dịu cơn đau ở khớp vai hàng ngày. Đây là biện pháp chữa thoái hóa khớp vai không gây tác dụng phụ, khá an toàn, lại dễ tìm kiếm nguyên liệu.

    Mặc dù phương pháp chỉ có tính chất hỗ trợ điều trị, giúp giảm đau tạm thời nhưng được nhiều bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng hỗ trợ khi áp dụng các biện pháp điều trị khác.

    Dưới đây là một số bài thuốc dân gian giúp bạn cải thiện bệnh thoái hóa khớp vai.

    • Bài thuốc 1: Sử dụng cây ngải cứu
    Với cây ngải cứu, bệnh nhân có thể áp dụng cả 2 phương pháp dưới đây:

    - Sử dụng đường uống: Chỉ cần đem lá ngải cứu rửa sạch, xay nhuyễn lấy nước. Cho thêm 2 thìa canh mật ong vào và uống ấm ngày 2 lần.

    - Sử dụng để đắp lên vai giảm đau: Dùng một nắm lá ngải đem rang với một chút muối. Hỗn hợp sau khi rang đem cho vào một khăn có độ dày vừa phải, đắp trực tiếp lên vai, nhất là vùng vai bị đau, cứng khớp. Để bệnh viêm thoái hóa khớp vai nhanh chóng có những biểu hiện cải thiện, bệnh nhân nên thực hiện trước khi ngủ tối chừng 20 phút.

Chia sẻ trang này