1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thế nào là bị can ? Thế nào là bị cáo ? Cẩn thận kẻo nhầm.

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Le_Viet_Ha_new, 13/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Thế nào là bị can ? Thế nào là bị cáo ? Cẩn thận kẻo nhầm.

    Lại bàn thêm 2 thuật ngữ dễ nhầm lẫn này .
    http://www9.ttvnol.com/forum/baochi/692260/trang-23.ttvn
  2. jigoro_and_jigoro

    jigoro_and_jigoro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2006
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    hơ. cứ luật mà đưa ra thôi. hơ
    khoản 1 điều 49 BLTTHS: "Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự."
    khoản 1 điều 50 BLTTHS:" Bị cáo là người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử."
    hơ. như vậy là khác nhau ở giai đoạn tố tụng hình sự. Trong giai đoạn điều tra, truy tố thì người đã bị khởi tố gọi là bị can. Trong giai đoạn xét xử thì gọi là bị cáo. vậy thôi nhỉ.
    hơ hơ.
  3. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề chính là cái "giai đoạn xét xử" đó bạn định vị chính xác ở lúc nào ?
    Trả lời : Từ tờ"quyết định"
    Và thời điểm tờ"quyết định" đó đến tay bị can là ?
    Trả lời : ...ngày ... giờ ....phút ....giây
    Có thời điểm chính xác mới nêu được chính xác.
    Có những chuyện tưởng đơn giản mà không đơn giản, nhất là tình trạng nhiều bộ luật thiếu chi tiết như ở VN
  4. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    =============================
    Khi chê bai Luật VN hay bất cứ thứ gì khác trên đời, xin Quý Ông trước hết hãy tìm hiểu và biết rõ về nó cái đã.
    1/ Trong BL TTHS, ngoài Quyết định Tạm giữ; QĐ Gia hạn tạm giữ được tính bằng đơn vị giờ, phút thì tất cả các Quyết định tố tụng còn lại được tính bằng ngày, tháng. Quyết đinh đưa vụ án ra xét xử nằm trong số đó. Nó đương nhiên được tính kể từ lúc 0 giờ của ngày ra Quyết định.
    2/ Khoản 2 Điều 50 BL TTH có ghi nhận quyền nhận QĐ đưa vụ án ra XX của BCáo, nhưng việc nhận sớm hay trễ (miễn đừng chậm quá 10 ngày cho đến ngày XX) cũng không làm thay đổi tư cách tố tụng của BCáo. Đến đây, nếu quý ông thắc mắc và cho tôi nói sai? Vậy thì ông nên đọc lại Điều 182 BL TTHS.
    "Điều 182. Việc giao các quyết định của Tòa án
    1. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được giao cho bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ và người bào chữa, chậm nhất là mười ngày trước khi mở phiên tòa.
    Trong trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo thì quyết định đưa vụ án ra xét xử và bản cáo trạng được giao cho người bào chữa hoặc người đại diện hợp pháp của bị cáo; quyết định đưa vụ án ra xét xử còn phải được niêm yết tại trụ sở chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc nơi làm việc cuối cùng của bị cáo.
    ......."
    Vậy thì theo ông, có phải cần đợi đến: ngày..., giờ..., phút..., giây... chính xác Bị can nhận được QĐ đưa VA ra XX thì mới "Hóa Thân" trở thành Bị Cáo không?
    Cố gắng học thật tốt rồi mới chê bai nhé!
  5. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Không có gì mâu thuẫn ở đây cả . Có lẽ bạn chưa đọc kỹ văn cảnh.
    Một định nghĩa chính xác và bất di bất dịch là : Tờ quyết định đưa bị can ra xét xử được ký ngày nào thì đó chính là thời khắc hóa thân "bị can" thành "bị cáo" . ( Mặc dù bị can có thể hoàn toàn chưa đứng tại tòa )
    Văn cảnh trên là một bài báo về ông Mai Văn Dâu , nhà báo hiếm khi biết tờ quyết định đó ký ngày nào , nhưng nhà báo có thể dùng phép trừ , ngày xét xử và thời gian ít nhất 10 ngày tòa phải đưa tờ quyết định đó cho bị cáo để nhà báo tính nhẩm .
    Topic không tranh luận việc bị can nhận quyết định xét xử sớm hay trễ để tìm tư cách tố tụng chính xác mà chỉ nhấn mạnh thời điểm 10 ngày làm căn cứ để nhẩm xem "bị can" đã trở thành "bị cáo" hay chưa, và cái mẹo đó là con số 10 ngày.
    Lẽ dĩ nhiên trước con số 10 ngày bị can cũng đã trở thành bị cáo nếu như tờ quyết định giao sớm hơn 10 ngày .
    Tuy nhiên không phải nhà báo nào cũng nắm rõ nên việc gọi tư cách tố tụng trên báo chí thường bị nhầm lẫn .
    Luật Việt Nam - thực tế còn quá nhiều sơ hở và thiếu sót , ngoài ra còn sự chồng chéo , thường một luật ra kéo theo hàng đống nghị định , thông tư , thông tư liên tịch ...để hướng dẫn thêm mà bản thân các thông tư của bộ này mâu thuẫn và chồng chéo với thông tư bộ khác trong cùng một vấn đề.
    Bạn có thể thấy một vấn đề sổ hồng, sổ đỏ , sổ xanh , sổ trắng ....kéo dài qua nhiều năm và 2 đời thủ tướng làm khổ nhân dân và lãng phí tiền bạc giấy tờ lẫn thời gian hành chính quốc gia là một trong nhiều bi kịch của luật Việt Nam , nó cũng là bức tranh vẽ lên một Quốc Hội yếu - không thực sự đại diện cho nhân dân .
  6. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    ====================
    Tôi thường chẳng quan tâm nhiều đến bọn nhà Bấu viết gì, lại càng chẳng hơi đâu để ý đến họ có biết phân biệt giữa Can và Cáo hay không. Điều mà tôi quan tâm là trường phái của một số người may mắn biết chút ít về Luật, trình độ nhận thức pháp lý chưa đến đâu đã vội vã chê bai Luật VN ta thế này thế nọ. Nếu bạn đọc nhiều trên diễn đàn này thì sẽ nhận ra cái hệ phái này cũng như môn đệ của nó.
    Trở lại nội dung chính. Nguyên văn của bạn đây:
    "Vấn đề chính là cái "giai đoạn xét xử" đó bạn định vị chính xác ở lúc nào ?
    Trả lời : Từ tờ"quyết định"
    Và thời điểm tờ"quyết định" đó đến tay bị can là ?
    Trả lời : ...ngày ... giờ ....phút ....giây
    Có thời điểm chính xác mới nêu được chính xác
    ..."
    Cậu Dô Dô (tôi nghĩ nên đổi tên thành Hơ Hơ) sai lầm khi dám khẳng định: "...Trong giai đoạn xét xử thì gọi là bị cáo..."
    Tại BL TTHS, giai đoạn XX được tính từ khi TAND nhận hồ so từ Viện củ soát chuyển qua (Chương XVII, huẩn bị xét xử). Như vậy, Trong giai đoạn này có 2 tư cách của cùng một người tham gia Tố tụng: Bị can và Bị cáo.
    Quan điểm cúa bạn có 2 cái không chính xác:
    1/ Giai đoạn xét xử được tính từ tờ QĐ đưa VA ra XX. (bạn phải xem lại chương XVII, đặc biệt là Điều 176)
    2/ Do sự "thiếu chi tiết" của Bộ Luật, đã không quy định rằng kể từ lúc tờ QĐ này đến tay Bị can thì mới là hợp pháp, và từ "...ngày ... giờ ....phút ....giây" ấy Bị can mới được gọi là Bị cáo. Vì: "Có thời điểm chính xác mới nêu được chính xác" (phần này đã bị phủ nhận bởi Điều 182).
    Chê bai thế nào, đó là quyền cá nhân, nhưng để người nghe khâm phục và công nhận thì đó lại là chuyện khác. Chỉ vậy thôi.
  7. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề chính vẫn là thời điểm ra tờ quyết định xét xử để "bị can" thành "bị cáo" .
    Không có thời điểm không thể nói được gì .
    Thiếu thời điểm ra quyết định thì người ta buộc phải suy đoán từ ngày ra tòa và ngày hiện tại qua phép trừ để so sánh với con số 10 ngày tương đối .
    Vấn đề chê bai: quyền phê bình là quyền của mọi người ( không nhất thiết người phê bình phải tinh thông luật ) và cũng chẳng có ai hiểu biết tường tận tất cả luật ( dù là luật sư )
    Nhưng sự phê bình từng trường hợp cụ thể để có cuộc thảo luận hữu ích vẫn rất bổ ích .
    Chê bai , phê bình không phải để nhận ...khâm phục từ người khác.
    Nếu bạn quan niệm như thế thì có lẽ bạn là một người kỳ dị . :-))
    Một danh nhân từng nói: "Luật lệ sinh ra là để tu chính"
    Có thảo luận , phê bình thì điều luật mới đi sát cuộc sống . Một điều luật lủng củng và mập mờ khiến ngay cả luật sư , nhà báo cũng nhầm lẫn thuật ngữ vì thiếu định nghĩa chính xác thì luật đó càng cần phải lôi ra để tu chính.
    LVH vẫn bảo lưu ý kiến cho rằng luật ở VN rất đáng lôi ra để phê bình , có lẽ bạn cũng muốn né tránh chuyện ấy vì nhận thức của bạn chỉ loanh quanh hai chữ nên "khâm phục" hay "không khâm phục" mà không còn ý tưởng gì đáng suy nghĩ hơn .
  8. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Box Khờ sẽ kém vui khi không có những người như Khốt ...

    Nếu vụ ní nuận về bị can và bị cáo đã kết thúc êm ả thì ta tiếp tục chủ đề bằng việc ní nuận xem có nên chê bai pháp luật VN hay không ?
    Phe bảo thủ (diều hân hiếu chiến) với đại diện là bạn Khốt cho rằng không nên chê bai gì sất.
    Phe dân chủ với đại diện là bạn LVH cho rằng cần phải chê bai.
    Mời xem típ hồi 2 ...
    ---
    fsai - thầy cãi số 1 về ly hôn.
  9. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    =====================
    Có vài vấn đề để trao đổi cùng những người có trình độ cao:
    Mời nhà phê bình xem nốt khoản 2 của Điều 176 để có thể nghiền ngẫm trình độ đánh giá của mình:
    "Điều 176. Thời hạn chuẩn bị xét xử
    1. ...
    2. Trong thời hạn ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra một trong những quyết định sau đây:
    a) Đưa vụ án ra xét xử ;
    b)..."
    Giải thích đến đây, có lẽ là giới hạn cuối cùng của lớp phổ cập kiến thức sau cao đẳng. Mong các vị nể cái tình của kẻ ngu si mà không bắt tớ phải kiên nhẫn thêm nữa!
    Thứ hai: Việc phê bình, chê bai là quyền cá nhân, và tất nhiên bạn tùy nghi sử dụng cái quyền đó. Thế nhưng mỗi khi hành động bạn nên ngẫm lại, dùng một chút tự trọng để đánh giá xem mình thực sự đã đủ trình độ để chê bai chưa? Người khác sẽ vô cùng biết ơn nếu là sự phê bình xác thực, trên cơ sở sự hiểu biết và thông tuệ. Bạn nghĩ sẽ ra sao nếu một người mù chữ phê bình một nhà văn rằng: "Đọc tác phẩm của ngài tôi thấy viết không chi tiết lắm!"
    Giáo sư liệt tớ vào trục "Phe bảo thủ (diều hân hiếu chiến)" liệu có chủ quan quá chăng? Nếu sự phê bình hay phân tích này chính xác, thực sự uyên bác thì không những tôi, mà cả nhũng nhà lập pháp sẽ không ngừng hoan nghênh. Đằng này, với quan điểm như trên, nếu không được điều chỉnh lịp thời thì không khéo mấy chú SV năm nhất (chứ chưa nói đến những người tinh thông pháp lý như các vị Lờ Sờ trình độ sau Cao đẻng) sẽ cười vào mũi Box khờ cho!
  10. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Dường như bạn là nhà báo thì phải, thế mà lại bảo thủ và chưa chín chắn tí nào.
    -Vàng 1 : "Không nhất thiết người phê bình phải tinh thông luật" Thế bạn phê bình về cái mà bạn không biết à? Thế thì phê bình làm giề? Cứ nói chày nói cối thế là được à?
    -Vàng 2 : "Cả luật sư, nhà báo cũng nhầm lẫn thuật ngữ" Bạn nhầm to. Luật sư có thể sai biệt về quan điểm trong vụ việc cụ thể, chứ không thể nhầm lẫn về thuật ngữ. Xin lỗi, nhưng nhà báo không phải là thần thánh, tuy có kiến thức rộng nhưng không thể sâu về tất cả chuyên ngành được, chuyện nhà báo viết nhầm lẫn là chuyện thường có thôi.
    -Vàng 3 : "Bảo lưu ý kiến rằng luật VN rất đáng lôi ra để phê bình" Tôi có cảm giác bạn là người hay moi móc chứ chẳng có tinh thần xây dựng gì cả. Luật VN còn nhiều hạn chế, nhưng thấy được như vậy để góp phần xây dựng chứ không phải chỉ để chỉ trích, hay "lôi ra phê bình" mà không trên ý thức công dân.
    -Vàng 4 : Bạn thỉnh thoảng mới vào topic này, thế mà đã vội vã đánh giá, nhận xét về một người mà bạn chẳng hiểu gì hết. Chúng tỏ bạn quá cố chấp, hay chỉ trích ngày cả những điều mà mình chưa biết, chưa hiểu.
    Ngay từ đầu, thấy cái tên topic của bạn chẳng có ý nghĩa gì rồi. Bạn lại mang cái đoạn đó từ box Báo chí qua, từ vấn đề bên ấy là nhà báo viết sai bạn lại chuyển thành chỉ trích pháp luật và luật sư ở box này.

Chia sẻ trang này