1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

The nao la biet nghe nhac co dien

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi redhot, 25/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. than93

    than93 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    509
    Đã được thích:
    0
    Hơ......
    Thì ông tổ của Rock chính là Mozart và Beethoven chứ ai

    Đập vỡ đàn Dao, đuôi phượng lạnh
    Tử Kỳ đã mất, gẩy ai nghe?
    Gió xuân khắp chốn đều thân thiết
    Song kiếm tri âm, khó vạn bề!
  2. nông_dân_new

    nông_dân_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Bạn có thể vào http://google.com rồi đánh dòng chữ classical music vào, hoặc moonlight sonata hoặc Beethoven vào để tìm thông tin bằng tiếng Anh mà đọc. Hoặc là chạy vào một số chỗ có nhiều người am hiểu mà nói chuyện, ví dụ nhạc viện, hoặc một số website tiếng Anh, tiếng Việt có nói đến âm nhạc.
    Bạn nghe Moonlight bạn có thấy thích không, có thấy muốn nghe lại không? Nếu bạn thích thì là được rồi, chẳng cần phải bàn luận gì thêm vì cứ thích là được, còn cảm thấy nó tăm tối .. không phải là vấn đề.
    Nếu không thì bạn thử cách này xem sao: bạn tắt đèn đi, nhắm mắt lại, ngồi yên trước 2 loa và tập trung tinh thần cố gắng [ chịu đựng ] nghe hết cả cái Sonata này [ cả 3 chương, đừng nghe riêng 1 chương ]. Càng tập trung càng tốt. Mỗi ngày làm thế một lần. Nếu sau 3-7 ngày mà bạn vẫn không thấy thích thì thôi tớ cũng chịu.
    rân ăn để mà sống
    quan sống để mà ăn
  3. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Cha mẹ ơi, thế là TIO thuộc dạng thứ 2 của theo tiểu chuẩn của Nông dân rồi.
    Hic, còn bạn nào nghe sonata Ánh trăng ý nhỉ. Hãy nghe vào một đêm lạnh, trăng mờ, và nhất là không được đóng cửa sổ.
    Bất tri tam bách dư niên hậu
    Thiên hạ hà nhân khốc...
  4. redhot

    redhot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Moonlight nghe cung hay lam, toi cung thich.
    Nhung thich nhat la Serenade. Hinh nhu Serenade de nghe hon Moonlight ha? Toi gioi thieu voi mot so nguoi, ho khong thich bai Moonlight
  5. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Sở dĩ bạn nghe Moonlight không ( hoặc chưa ) « phê » rất có thể là hậu quả của một lối nghe nhạc tai hại trước kia .
    Nói có nhẽ hơi quá , nhưng thủ phạm sâu xa làm ảnh hưởng đến khả năng nghe nhạc cổ điển phương Tây chính là ....Tân Nhạc Việt Nam !
    50 năm lịch sử Tân Nhạc Việt Nam đã có nhũng đóng góp không nhỏ, nhưng cũng để lại những di hại khó lường , trong đó phải kể đến chuyện những bản nhạc dễ nghe, khiến tai ta trở nên « dễ dãi » trong việc nghe nhạc.
    Tính dễ dãi này thể hiện trước hết ta chỉ chú ý đến giai điệu đẹp của một bản nhạc ( cũng không sao) nhưng tai hại ở chỗ là ta chỉ quen nghe cao độ, tiết tấu mà không chú ý đến trường độ và nhất là cường độ.
    Hai yếu tố sau cùng này thực ra mới là quan trọng để thể hiện tình cảm và độ sâu sắc , tinh tế trong một bản nhạc, nhất là nhạc cổ điển.
    Các bản nhạc dễ nghe thường không có sự thay đổi nhiều về cường độ, nghe cứ đều đều dễ dãi, không có chỗ nào nhấn nhá, căng trùng, nên dễ vào, nhưng không sâu, khi nghe tinh sẽ thấy nó nhàn nhạt, chán chán thế nào ấy ...Vì thế khi tiếp xúc với cổ điển , bạn sẽ thấy khó vào, vì sự thay đổi cường độ, mạnh nhẹ, và trường độ dài ngắn quá phong phú và đôi khi quá rộng và phức tạp khiến mới đầu ta khó nắm bắt, nhưng càng nghe nhiều, nghe kỹ, về sau ta mới thấy mức độ biểu cảm tinh tế, sâu sắc, phong phú và hài hoà của nhạc cổ điển phương Tây là vô song ....Không có một loại nhạc nào có thể sánh kịp.
    Điều tai hại thứ hai nữa là trong tân nhạc Việt Nam , ngôn ngữ âm nhạc bị lấn át bởi ngôn ngữ văn học.
    Có thể nói không sợ sai là Tân Nhạc Việt Nam mới chỉ dừng ở mức độ Ca Khúc ?" Nghĩ là mới chỉ là một thứ văn chương có phổ nhạc chứ chưa hẳn là âm nhạc.
    Âm nhạc, bản thân nó đã là một ngôn ngữ biểu cảm rất mạnh và phi không gian, phi thời gian.
    Âm nhạc không cần một sự diễn dịch nào mà tự nó có thể đi thẳng vào lòng người một cách trực tiếp.
    Nhưng Tân Nhạc-Ca Khúc Việt Nam đã biến phần nào biến âm nhạc thành một thứ minh hoạ cho văn học, cho thi ca, thậm chí chỉ là cho ngôn từ tầm thường chứ chưa đáng gọi là văn chương hay thơ phú.
    Do đó việc phổ nhạc cho một bài thơ nghe đã chối rồi , lại còn kẻ phổ lời cho một bản nhạc không lời thì thật không ngửi được.
    Chính vì thói quen dễ dãi và lười biếng ỷ vào ngôn từ trong việc nghe nhạc, do bởi thói quen văn học hoá âm nhạc, làm cho ngôn ngữ âm nhạc bị lấn át đi, nên khi tiếp xúc với nhạc cổ điển phương Tây - một thứ ngôn ngữ âm nhạc tiêu biểu thuần tuý không những trong khí nhạc mà cả trong Opéra ?" là thứ âm nhạc có lời ?" thì ngôn ngữ âm nhạc vẫn đóng vai trò chủ đạo ?" làm ta nghe trở nên khó khăn.
    Hãy nó về khí nhạc.
    Lẽ ra hầu hết các bản khí nhạc cổ điển, đều trừu tượng, chỉ đánh số để tiện phân biệt.
    Hoạ hoằn lắm , nhà soạn nhạc mới đặt cho nó một cái tên, khi chủ đề của nó rất rõ ràng , còn nhiều khi là do người ta cứ thêm vào vì một lý do chủ quan nào đó.
    Và yếu tố văn học ( ở đây là ngôn từ đã chen lấn vào ngôn ngữ âm nhạc) nhiều khi dẫn dụ người nghe bị lạc lạc hướng .
    Đấy chính là trường hợp của bản « Moonlight » của Beethoven.
    Trong số 32 bản Sonates dành cho Piano, thực ra lúc đầu Beethoven chỉ đặt tên cho 2 bản là bản No.8 cung Đô thứ Op. 13 mang tên « Pathétique » và bản No.26, op. 81 cung Mi giáng truởng là « Les Adieux » ( Das Lebwohl) ( tên chương đầu tiên , còn 2 chương sau có tên lần lượt Abwesenheit (L?TAbsence) và Das Wiedersehn ( Le Retour).
    Riêng bản No.14, op.27, no.2 n cung Đô thăng thứ, không hiểu sao lại được đặt tên là « Moonlight » ? (các bản No.15, cung Rê trưởng,op.28 « Pastorale », No.17, cung Rê thứ, op.31 « La Tempête », No.21 cung Đô trưởng,op.53 « Waldstein » v.v...cũng đều bị gán tên cho sau này ).
    Thực ra nghe bản ?o Moonlight? mình hay liên tưởng đến Biển chứ không thấy Trăng ( chương 1) còn chương 2 và 3 thì liên tưởng đến « Sóng Lòng » chứ cũng không liên tưởng đến « Sóng Biển » ( Có thể vì một lần đi biển nghe bản này rất « phê » ) . Nhưng cũng có lúc nghĩ đến Trăng , nhưng không phải là Trăng nhìn thấy trên trời kia mà là « Trăng » khác cơ .
    Kể cũng lạ :
    Nhìn Trăng , thì ai cũng đã Nhìn rồi, nhưng Thấy Trăng thì mấy ai đã Thấy ? Còn « Nghe » Trăng thì quả thực chưa thấy ai nói bao giờ !
    Nhưng biết đâu đấy ! bạn cứ Nghe nữa đi, Nghe nhiều nữa đi , biết đâu bạn sẽ « Nghe » thấy tiếng Trăng thì thầm và lúc đó bạn sẽ Ngộ ra nhiều điều thú vị .

    Được yuyu sửa chữa / chuyển vào 08:33 ngày 03/12/2002
  6. nông_dân_new

    nông_dân_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Bản đó về sau vài chục năm một chú người Anh gán cho cái tên đó khi viết một bài báo hay cái gì đại loại về nhạc Beethoven chứ bản thân Beethoven không ngắm trăng hay nghĩ tới trăng gì cả khi viết cái sonate này. Rồi dân làng cũng dùng cái tên này luôn. Mấy cái concerto cho piano như "Emperor" ( viết tặng công tước Áo-không phải hoàng đế ), Symphonie 5, 9 và những bản sonate cho violin và piano ...cũng bị gán tên. Nói chung gán tên thì dễ nhớ nhưng là mất nhiều màu sắc của bản nhạc. Tốt nhất đừng ai nghe tên bản nhạc rồi tưởng tượng bản nhạc theo chiều đó- vì đó là cách hiểu cổ điển nông rân nhất.
    Nghe cổ điển, nói chung phải tập trung. Tớ nghe hết vài bản thường cũng thấy nhức đầu rồi chứ không dễ chịu thư thái gì cả. Nhất là khi mới bắt đầu nghe một tác phẩm gì mới.
    rân ăn để mà sống
    quan sống để mà ăn
  7. Gabi

    Gabi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Em cứ xấu hổ suốt từ trước đến giờ vì tưởng chỉ có tai em thối, bây giờ mới biết mùi nó bốc ra từ tai bác Pa :))
    Em mới tập toẹ nghe cổ điển (như em đã nói đấy) nhưng em lại không chịu nổi pop, rock hay bất cứ thể loại nào. Thế thì em thuộc vào loại gì hả bác nông dân??????
    Gabi
  8. nông_dân_new

    nông_dân_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Bạn Gabi thuộc vào dạng bình thường, không đi đến cổ điển bằng con đường qua Rock thôi. Chả có gì là lạ cả.
    rân ăn để mà sống
    quan sống để mà ăn
  9. Gabi

    Gabi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Em đến với cổ điển qua guitare, bác ạ.
    Gabi
  10. sun_shine_sad

    sun_shine_sad Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/10/2002
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    "Nghe nhạc là nghe cho mình chứ không phải cho người khác" : 1 câu tại hạ học được của VincentNguyen
    Đừng tranh cãi nhau vì ai cũng có sở thích của mình, đừng coi nhẹ sở thích của người khác. Mới lại tại hạ thấy dùng từ "biết" để nói " biết thưởng thức cổ điển"thì cũng không đúng lắm bởi lẽ nói biết thì ai cũng biết nhưng mà thực ra thì có ai "biết " được cả, tất cả là do cảm thụ của mỗi người, chẳng ai giống ai.
    Kẻ giàu có nhất trên đời là kẻ chỉ mang trong tim hình bóng 1 người
    Được sun_shine_sad sửa chữa / chuyển vào 21:08 ngày 05/12/2002

Chia sẻ trang này