1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thế nào là biết?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi yeungon, 05/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
  2. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Nhưng em biết em nghĩ rằng hôm qua em làm xyz.
    Thứ nữa, tư duy về hôm qua là sai lầm rồi, không có hôm qua thì tư duy thế quái nào về hôm qua được? Sai lầm ở chỗ hướng tư duy đến một cái không có. Khi tư duy kiểu tôi vừa làm gì đã là sai rồi, kiểu đuổi theo vận tốc ánh sáng ấy, làm sao mà theo được? Truy đuổi quá khứ? Ta luôn sống trong hiện tại nhưng lại hướng vê quá khứ, khi nghĩ đến đã là hiện tại mà lại hướng về quá khứ là chẳng thể được, có lẽ nào lại mong kiểm tra được? Cái cần phải bám trụ là hiện tại. Tất nhiên là nói thông thường thì vẫn dùng từ quá khứ để chỉ về một ảo tưởng, không thì không trao đổi thông tin được.
    Đuổi quá khứ cũng giống như hỏi có một cái gì không tồn tại không? Làm sao lại có một cái đã từng không tồn tại? Làm sao biết được có một cái không tồn tại?
    Câu trả lời đơn giản là chẳng có cái gì không tồn tại cả, vì hình thức đơn giản nhất của tồn tại là phải tồn tại đã. Đã không tồn tại thì làm gì có, thế thôi ạ.
    Đồng ý
    Nhưng bác cứ tự khuyên bảo mình đi nhé Những cái bác đang đọc là do một đấng thiêng liêng viết ra đó. Đối với bác thì không biết được nhưng đối với đấng thiêng liêng đó thì biết rất rõ ràng bác ạ. Và đấng thiêng liêng đó không quan tâm những cái mình đọc được có phải là do một đấng thiêng liêng nào khác viết ra hay không
    Lại đồng ý
    Lỡ bác không uống viên hallucinogènne (có đúng chính tả không) nào thì sao?
    Bác trước không thấy nó trơ trụi, không thấy nó đáng sợ, nó vẫn thế, bác hiểu ra thấy nó trơ trụi, nó đáng sợ, nó vẫn thế.
  3. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Chị xem lại cái ví dụ của em về cái biết chắc chắn trong đó có cái biết là không thể thực tại không tồn tại được chị ạ. Nếu thực tại không tồn tại thì cái gì trước mắt vậy? Thế chị tự vả vào mồm chị à? Lúc trước chị nói tôi tư duy, tôi biết tôi tồn tại mà giờ chị lại lươn lẹo thế?
    Chị ơi, không có hai lần thực tại khác nhau đâu? Chị căn cứ vào đâu nói rằng một cái là thực tại? Chị lấy quá khứ ra đo thực tại à?
  4. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Bác ơi, có những phạm vi sử dụng khác nhau bác ạ.
    Chuyện bác nói cũng chỉ là giả thuyết thôi, em có nói trước toà em công nhận quá khứ vị lai hay không công nhận đâu, bác gắp lửa bỏ tay người à? Biết đâu ra toà chẳng cần em nói tự nhiên chánh án nói không công nhận quá khứ vị lai thì sao?
    Luật pháp và xã hội khác, bác không thể nói một thời điểm tương đối với chính nó để trốn tránh tội lỗi được. Nó là một hệ qui ước và trong hệ qui ước đó thì nên tuân thủ luật chơi đó.
    Chắc gì bác đã hiểu đúng ý em nói không có quá khứ vị lai là thế nào mà bắt bẻ em?
    Từ điển cũng chỉ mang nghĩa tham khảo thôi, không thể nói không có trong từ điển là không có được.
    Bây giờ em viết một câu đúng ngữ pháp nhé:
    Bác Tran_Thang Dở Hơi viết linh tinh.
    Câu đó có chủ ngữ là "Bác Tran_Thang Dở Hơi" là một dang từ riêng, tránh nhầm lẫn với dở hơi mang nghĩa tính từ, viết là vị ngữ có bổ ngữ là linh tinh.
    Không biết từ điển có từ Bác Tran_Thang Dở Hơi không nhỉ?
    Bác giỏi tiếng Anh chắc biết tiếng Anh việc biến một tính từ thành danh từ, động từ, hoặc ngược lại rất đơn giản phải không? Chỉ cần có từ có thể biến nó thành Danh từ được.
    Tiếng Việt thì biến một từ thành danh từ bằng cách thêm chữ sự vào trước, ví dụ sự tuyệt đối. Còn nếu bác tra từ điển muốn có đủ các từ thì có lẽ đa số danh từ sẽ nằm ở phần S hết.
  5. J.A.Garfield

    J.A.Garfield Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    0
    Bạn đã hiểu gần đúng ý của Descartes rồi, nhưng hơi chệch 1 chút ở phần cuối. Đúng là Descartes cho rằng : Tôi biết tôi suy nghĩ và tôi biết tôi tồn tại.
    Tui xin đc dung danh từ "Tôi" để chỉ Descartes.
    Tôi là 1 loài biết suy nghĩ : res cogitant. Nhưng tôi lại không biết lịu người khác có suy nghĩ, có tư duy hay không, có nghĩa là tôi không biết đối với tôi , người khác-những người đang đi trước mặt tôi-là những hình nộm đc tạo ra bởi thượng đế( gần giống phim Ma Trận), hay là những người tư duy giống tôi. Tôi không biết rằng liệu có thật là Bạn= tôi hay không.
    Theo tui ngĩ, tư tưởng của Descartes rất dễ bị nhầm với thuyết duy ngã (solipsisme): nghĩ rằng người khác không tồn tại: Tôi tồn tại một mình trong bản thân tôi. Tôi là bản thân tôi mà thôi. Cogito est res cogitant. Giống như Hegel từng viết : " Thế giới la trí tưởng tượng của tôi".
    Descartes đã mất khá lâu để giải quyết vấn đề này ( nếu chưa muốn nói là chưa giải quyết đc một cách toàn diện). Theo Descartes, chính thượng đế là người bảo đảm sự tồn tại của người khác.
    Chính vì vậy, Descartes đã đưa ra 1 ý tưởng mới: Thế giới là 1 câu truyện ngụ ngôn( Mundus est fabula). Có nghĩa là : Descartes đưa ra ý nghĩ: mọi người hãy bước ra khỏi thế giới tạo bởi thượng đế( thế giới thật-locus verus) để dến với 1 thế giới ảo ( locus imaginarus) , nơi mà con ng có thể tự do suy nghĩ, giải thích tự nhiên. Có nghĩa là nới mà con ng có thể tự khẳng định sự tồn tại của mình. Ở nơi đó, con người GIỐNG NHƯ LÀ chủ, ngưòi chiếm hữu tự nhiên.
    Bạn có thể thấy tư tuởng của Descartes tuy mới mẻ nhưng còn chịu nhiều ảnh hưởng của tôn giáo. Vào thế kỷ XVII, ko thèm đếm xỉa đến thuợng đế là 1 diều ko thể
  6. J.A.Garfield

    J.A.Garfield Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    0
    Được chứ nhưng khá phức tạp, tui cũng chưa hiểu hết Gödel (khó hiểu hơn Descartes nhiều ).
    Để bắt đầu, tui xin giới thiệu qua một chút về lịch sử: Tư tưởng của Descartes tồn tại khá lâu và bắt đầu đc xem xét lại bởi 2 cuộc cách mạng : Galilei và Newton là người mở đầu , sau đó là đến thế kỉ XX với cuộc cách mạng công nghiệp ở phương tây.
    Từ Galilei và Newton, con người đã bắt đầu cảm giác đc sức mạnh của Khoa học-công nghệ. Con ng dần coi Khoa học là thứ có thể giải thích tự nhiên ( trái với suy nghĩ của Descartes-thưọng đế là số 1): trong tiếng hy lạp technè-hiểu biết kĩ thuậtepistémé-hiểu biết.
    Từ xa xưa, con người ( ng hy lạp cổ) coi lao động, làm việc là 1 việc làm nhằm tôn lên vẻ đẹp của tự nhiên: chăm sóc hoa lá, cây cảnh, trồng trọt...nói chung là phainomenon: cứu lấy tự nhiên. Từ sau Cách mạng Công Nghiệp, theo Heidegger,con người làm việc , lao động là để thay đổi tự nhiên, tự nhiên phải phục vụ con ng, con người không còn GIỐNG NHƯ (Descartes) mà đã thực sự TRỞ THÀNH chủ của tự nhiên. Cho nên từ đó, những gì đc gán với thiên nhiên đều mang 1 nghĩa xấu: chưa đc cải tạo bởi homo-fabor ( những ng biết lao động).
    Từ đó, Heidegger cho rằng: Tự nhiên sẽ trở nên vô nghĩa khi ko có nhận thức của con người. Sau đó Gödel Hilbertđã đưa ra những lý thuyết mà , về sau, chúng ta gọi đó là Cuộc Khủng Hoảng của những tư tưởng nền tảng:
    hồi xưa, Kant nói : "Tôi nói là đúng nếu đối tượng tương ứng với những gì tôi nói"
    Ngày nay, Gödel nói: Sự thật là công việc phê phán, chỉ trích đánh giá và so sách các sự thật với nhau. Con người sẽ chỉ công nhận 1 diều gì đó là đúng nếu điều đó đc sự nhất trí của 1 tập thể và sau 1 quá trình so sánh phân tích bằng toán học: A=B>C<D.....Từ đó loài người đặt ra 1 hệ thống lo-gíc( ko biết có phải là học thuật ko nhỉ) để giải thích sự Hiểu Biết, Sự Thật...
    Nhưng ko bằng lòng với cái đã có, Gödel còn tiến xa hơn khi cho rằng : Hiểu biết của con người là hiểu biết đối với những thứ mà con người có khả năng tư duy về những thứ đó. Nói trắng ra là, 1 thứ sẽ ko tồn tại nếu con người ko hiểu nổi nó.
    Vì vậy mà ngày này, con người đc dịnh nghĩa là 1 loài lao động : lao động tay chân, lao động tư duy, lao động trí tuệ, ngay cả đức hạnh cũng cần đc lao động. Đó là cách nhìn của ng hiện đại đối với hiểu biết: muốn Biết thì phải làm việc để bới lên Sự Thật trong lòng đất.
    Vãi lúa
    Được J.A.Garfield sửa chữa / chuyển vào 21:00 ngày 28/01/2006
  7. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0

    Tết tư xong tôi trả lời con mẹ kwert nhé! Nhưng ''mừng tuổi'' trước một câu là kwert bàn về ngôn ngữ vẫn cứ như bàn ở bên tiếng Việt hồi xưa ấy! Cũng vẫn cái giọng cao ngạo ngày xưa nữa!
    Gửi tất cả mọi người:
    Chúc mừng năm mới!
  8. kwertz

    kwertz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2005
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Hì hì ngoài voicon, Tran_Thang va yeungon, có ai phản đối những gì tôi đã post nữa không nhỉ ???? Nếu có cứ post ra đây đi, ăn Tết xong tôi trả lời một lần luôn !!!!!!!!!!! Chúc mọi người ăn Tết vui vẻ, những chuyện thị phi trên này bỏ qua hết nhé !!!!!!!!!!!
    Được kwertz sửa chữa / chuyển vào 03:32 ngày 29/01/2006
  9. J.A.Garfield

    J.A.Garfield Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    0
    Bác kwert là con gái mà sao mạnh tay thếMà bác tóm tắt lại cho em cuộc đấu khẩu giữa bác và Tran_thang, yeungon đc ko, các bác ấy viết dài, em lại cận nằng, đọc xong hoa hết cả mắt
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Về câu nói "Tôi biết" có lẽ phải hỏi yeungon. Theo tôi thì câu trên chỉ có nghĩa khi nó được đặt vào 1 ngữ cảnh nào đó. Và "biết" kia là động từ (nội, ngọai động từ chi đó) chứ không phải vị ngữ. Nó khác với câu "tôi chạy" chẳng hạn. "Tôi biết" là hòan tòan xác định, như mạo từ "the" trong Anh ngữ.
    Chú Voi có lẽ theo chủ nghĩa duy tâm, còn tôi thì lại theo chủ nghĩa thực nghịêm.
    Theo tôi cái tồn tại là cái mà ta có thể quan sát và thử nghiệm. Ngôn từ là công cụ để diễn đạt vấn đề. Tôi quên khá nhiều về mặt ngữ pháp, có lẽ phải nhờ yeungon. Chẳng hạn như 2 câu sau :
    1- Tôi biết A.
    2 - Tôi biết A là người giỏi.
    Có lẽ cái biết ý niệm 1 chiều là cái biết (mang tính) tuyệt đối (như câu 1)

Chia sẻ trang này