1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thế nào là biết?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi yeungon, 05/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. neufriend

    neufriend Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    0
  2. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Bác như thế là gửi trứng cho ác rồi
    Thế là bác tự thu hẹp nghĩa của từ biết trong trường hợp này để nó phải xác định chứ nghĩa của nó đâu có như thế?
    Có thể hiểu câu đó là: bạn có biết không? tôi (có) biết theo nghĩa ẩn đi chữ có thì sao hả? Ai cho bác quyền thích hiểu thế nào thì hiểu rồi đi áp đặt?
    Thế bác có thể quan sát trực tiếp lỗ đen hay không?
    Trước khi bác tin tưởng vào các con số trong một thí nghiệm thì bác cần phải tin tưởng vào những cái mình nhìn được là chính xác đã. Bác thực nghiệm nhưng tất cả cái trước mắt bác đều nhìn nhầm (cận, loạn, mù loà, lòi mắt..) thì có ý nghĩa gì?
    Quan điểm của em là cái biết chính là sự nhận biết. Nếu không có sự nhận biết thì chẳng có gì cả. Vì tất cả suy nghĩ, hình ảnh đều phải có người nhận biết (ai đó hoặc chính tôi) và phải được nhận biết thì mới có hiểu biết và thế giới quan.
    Không thể nói một cái máy là biết được. Một cái máy tính dù được trang bị camera để nhận dạng thì cũng không thể có cảm nhận chủ quan về màu sắc được. Chỉ có cấu trúc vật chất cực cao mới có khả năng đó.
    Sự nhận biết luôn luôn phải có người nhận biết và cái bị nhận biết, không thể có một cái biết chung chung ví dụ như biết chữ mà không có ai biết chữ được. Phải có ai biết một cái gì đó thì mới có sự nhận biết.
    Thông thường cái tôi sẽ nhận biết thông tin dưới dạng cơ bản, ví dụ màu sắc, hình ảnh, âm thanh,.. những cái này là tuyệt đối vì nó có tồn tại, nó là chính nó, theo góc nhìn cá nhân. Dù không gian có là 11 chiều thì em nhìn thấy màu đỏ có nghĩa là em nhìn thấy, dù ở góc độ khác bác có nhìn ra cái gì thì đối với em vẫn là nhìn thấy màu đỏ. Nó là tuyệt đối, có tồn tại, có thật. Nó không phải là vật chất nên không áp dụng lí thuyết tương đối ở đây được, nó thuộc dạng ý thức. Không tồn tại vật chất nào đỏ, xanh, trắng,.. Do vậy trừ khi có một lí thuyết tương đối về ý thức thì mới áp dụng được.
    Ngoài sự nhận biết thông tin cơ bản ra sẽ có sự nhận biết chính sự nhận biết đó, sự tự ý thức. Khi tôi đang suy nghĩ, cái tôi nhận biết được sự suy nghĩ và tự ý thức được nó. Khi tôi nhìn thấy hình ảnh, có thể nhận biết được tôi thấy hình ảnh. Khi nói tôi biết Nam, tức là cái tôi nhận biết được ý nghĩ tôi biết Nam. Có thể có sự nhận biết nhưng không có sự tự nhận biết quá trình đó, khi trong cuộc sống hằng ngày rất nhiều công việc được xử lí một cách vô ý thức, ví dụ mình lái xe, nhưng không nhận biết mình đang lái xe mà vẫn nhìn chị em trên đường. Đó là một cách nhìn về sự nhận biết.
    Và ngoài ra có sự suy diễn về sự nhận biết đó. Khi camera ghi hình thì hình ảnh chẳng có nghĩa gì nhưng qua quá trình xử lí thì sẽ nhận dạng được hình học. Con người cũng vậy, thông tin cơ bản được xử lí và bóp méo. Ví dụ trong bóng tối nhập nhoạng, nhìn thấy một sợi dây thì lại tưởng là con rắn. Có thể nhận biết nhưng không suy diễn về nó, như trẻ con nhìn thấy sợi dây không tưởng tượng ra con rắn chẳng hạn.
    Theo em cả ba cái đó diễn ra rất nhanh, sự nhận biết, sự tự nhận biết và sự suy diễn. Vấn đề là người ta thường có khuynh hướng không rõ ràng trong suy nghĩ và trộn lẫn tất cả với nhau dẫn đến nhầm lẫn. Bằng cách tìm ra những cái chắc chắn thì sẽ loại ra được những cái gì gọi là biết và cái gì không phải là biết. Như vậy sẽ biết được mình biết cái nào và biết được cái nào mình không biết, thế mới là biết.
  3. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Tôi không hiểu bác Thắng định hỏi gì về hai câu này.
    Được yeungon sửa chữa / chuyển vào 18:52 ngày 02/02/2006
  4. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0

    Đề nghị chuyển phần này sang chủ đề phổ biến kiến thức -không đúng người, không đúng chỗ. Phải chăng kwert đang mượn cái sự vĩ đại của ông Đề-cát để nói về cái marketing cho sự ''vĩ đại'' của bản thân mình???
    Có bắt buộc luôn phải kính trọng người đi trước theo kiểu cá mè một lứa không?
    Kết luận cho bài viết có cái giọng ''oai oai'' này của kwert: là người đưọc hân hạnh thảo luận với kwert ở vài nơi, tớ hình dung kwert chắc phải vận nội công hay ấy hai cái kẹp để kẹp mồm lại cho nó ra cái vẻ oai oai nghiêm nghiêm khi viết bài này. Đúng vậy không hả???
  5. neufriend

    neufriend Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    0
    Bạn có thể nói rõ hơn về lý thuyết : Khủng hoảng về những tư tưởng nền tảng của Heidegger .
  6. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Sao không ai có ý kiến gì à?
  7. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Khoa học dựa vào những tiền đề là đúng rồi (chú ý là luôn luôn dựa vào chứ không phải chỉ NHIỀU KHI dựa vào), nhưng tại sao những tiền đề đó lại phi khoa học ??? Những định nghĩa về điểm, đường thẳng, mặt phẳng có gì là phi khoa học mà được lôi ra làm ví dụ nhỉ ??? Đã là định nghĩa, là tiền đề mà còn có thể khoa học và phi khoa học nữa là sao ? Vô lý quá.
    Có lẽ là bác yeungon cho rằng những định nghĩa trên của hình học Euclid là "phi khoa học" bởi vì chúng đi ngược lại cái gọi là common sense của con người chăng ? Nghĩa là, sống trong không gian 3 chiều, ta không thể hình dung được một vật thể nào thiếu (hoặc dư !) một hay nhiều chiều. Ở đây có sự nhầm lẫn quan trọng giữa vật thể toán học (mathematical object) và vật thể vật lý (physical object). Điểm là một vật thể toán học, là thông tin về ĐỊA ĐIỂM được lý tưởng hoá, trong khi tất cả những thứ vật thể ta gặp hằng ngày là những vật thể vật lý, đều gồm có 3 chiều không gian.
    Nhưng đó chỉ là khía cạnh mang tính cách "kỹ thuật", còn cái quan trọng là: đã là một định nghĩa thì chả có gì đúng và sai cả, khoa học hay phi khoa học cả. Ví dụ cơ bản: động năng của một vật thể chuyển động được ĐỊNH NGHĨA như là tích của khối lượng (m) của vật thể đang xét và vận tốc nhất thời (v) của nó, tất cả chia đôi. Cứ theo định nghĩa trên thì một vật thể dù chuyển động hay không đều có một động năng xác định, dù cho trên thực tế ta chả thấy động năng của nó là cái "quái" gì cả. Định nghĩa chỉ là một công cụ, người ta định nghĩa một thứ gì đó vì nó CÓ ÍCH, chứ không phải vì nó ĐÚNG, THẬT.
  8. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0

    Vì nó là lý tưởng hoá, suy ra nó là thứ không tồn tại.
    Ấy sao lại thế! Trong tranh luận nói chung và tranh luận khoa học nói riêng, để đánh gục lập luận của đối phương thì tôi thấy người ta thường soi vào những cái nền tảng (tức những định nghĩa, những tiền giả thuyết) cố chứng minh cho đưọc rằng cái nền đó có vấn đề/giả tạo để suy ra một cái toà nhà xây trên cái nền đó như thế thì nhất định phải đổ thôi. Muốn nưóc hết sôi thì phải dập lửa bên dưới nó.
  9. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Khoa học phủ nhận sự tồn tại của Thượng Đế là một ngộ nhận rất thường nghe thấy. Khoa học không hề có ý kiến gì cả về sự tồn tại của Thượng Đế, bởi vì làm sao khoa học có thể phát biểu một điều gì nằm ngoài phạm trù của mình (những hiện tượng quan sát được) được ??? Phi lý quá. Khoa học chả phủ nhận cũng như khẳng định sự tồn tại của Thượng Đế, đó là vấn đề của tôn giáo, thần học, triết học. Còn vấn đề của khoa học là cố gắng tạo nên một thế giới quan mà trong đó mọi thứ đều vận hành theo một số lượng nhỏ những quy luật nhất định, được ấn định bởi một số lượng nhỏ những hằng số nhất định, và điều này một cách tốt nhất có thể được.
    Và bởi vì khoa học KHÔNG QUAN TÂM đến Thượng Đế nên nó cũng chả có nhu cầu chứng minh là không có Thượng Đế. Khi nào có dấu hiệu quan sát được về sự tồn tại của Thượng Đế, hoặc sự không tồn tại của Thượng Đế, thì lúc đó khoa học bắt đầu nhúng tay vào. Còn khi nào Thượng Đế vẫn còn nằm trong trang Kinh Thánh, thì ý kiến duy nhất có thể được của khoa học là: Tôi không biết và không quan tâm. Thượng Đế có thể tồn tại cũng như có thể không tồn tại. Tôi không có nhu cầu phải xác nhận hay phủ nhận sự tồn tại của Thượng Đế, cho đến khi nào tôi có những chứng cứ quan sát được về việc này.
    Nhưng có cái gì là tồn tại đâu ? Có cái gì là không lý tưởng hoá đâu ? Khối lượng, vận tốc, chiều dài, lực, nhiệt độ... tất cả đều là những thứ đã được lý tưởng hoá đấy chứ. Có cái gì là tồn tại thật sự đâu ? Những vật thể toán học, những đại lượng vật lý đều là những định nghĩa, và sở dĩ những định nghĩa này hữu dụng là bởi vì chúng lý tưởng hoá thực tại sao cho thực tại trở thành cái dễ giải thích, dễ suy xét. Khoa học cũng chỉ là một cách phân chia thực tại theo lối siêu hình mà. Khoa học bị buộc phải lý tưởng hoá thực tế để tìm ra những quy luật khách quan đằng sau nó. Thế bác yeungon tưởng chiều dài, vận tốc... nó "cụ thể", nó "thực" hơn điểm, đường thẳng à ?
    Cái mà người ta muốn làm khi phản bác đối phương, đấy là chỉ ra sự sai trái trong mối tương quan của những định nghĩa mà đối phương dùng. Chẳng hạn tôi có thể định nghĩa X là nhiệt độ một căn phòng lũy thừa thể tích cái phòng đó, rồi lại định nghĩa Y là chiều cao căn phòng chia cho độ ẩm không khí trong phòng đó, rồi tôi lại đi phát biểu một định lý thế này:
    X nhân Y = mật độ điện tích trong phòng.
    Sai rõ ràng. Và muốn chứng minh cái "định lý" đó sai thì phải làm thí nghiệm, chỉ ra rằng X nhân Y không phải ra mật độ điện tích (!) mà ra một cái gì khác. Còn bản thân X và Y - những định nghĩa lúc ban đầu - thì chả ai làm gì được cả. Người ta có thể soi vào những tiền giả thuyết của đối phương, nhưng không thể soi vào bản thân những định nghĩa được. Đối phương có quyền định nghĩa bất cứ thứ gì họ thích, bởi vì khi họ định nghĩa một khái niệm alpha nào đó thì cũng giống như họ nói rằng:
    Tôi gọi alpha là:...
    Đương nhiên là họ có quyền gọi alpha là cái gì cũng được. Không đúng cũng chả sai.
  10. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0

    Trong bản thân một định nghĩa luôn có những mối quan hệ/tương quan và những mối quan hệ/tương quan này luôn có thể sai!!!!
    Như đã nói ở trên, mỗi/mọi định nghĩa đều chứa đựng trong nó những mối quan hệ/tương quan giữa các bộ phận cấu thành nên định nghĩa đó và những mối quan hệ/tưong quan này luôn có thể sai.

Chia sẻ trang này