1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thế nào là biết?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi yeungon, 05/01/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    1) Yeungon đang yêu cầu esu định nghĩa ''điểm'' cơ mà!!! Sao lại cứ vòng vo thế? Bí rồi à?
    2)
    Sao lại vô nghĩa về mặt lôgic đưọc? Ngày là một khoảng thời gian có thể chia ra nhiều đoạn nhỏ, có đoạn nhiều mây có đoạn ít mấy
  2. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    ''Xác định sự vật'' tức là quy chiếu nó về với thế giới thực tại xem nó khớp với thực tại hay không!!!
    Tức là trong định nghĩa luôn có ít nhất 2 bộ phận cấu thành trở lên và hai bộ phận cấu thành này có quanhệ với nhau - đúng như tôi đã nói!
    Nói cách khác, một định nghĩa chẳng qua là một khái niệm và khái niệm này đưọc cấu thành bởi ít nhất hai khái niệm khác. Và hai khái niệm này phải quan hệ thế nào đó với nhau.
  3. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Trời, câu này là câu nào mà cũng không biết. Câu này nghĩa là câu này này, không phải câu kia
    Thế cơ đấy, nhờ bác mà em mới tỏ đôi chút
  4. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
  5. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Dạ, chính bác yeungon đã định nghĩa điểm một cách chính xác rồi, còn hỏi lại làm gì. Điểm là một vật thể toán học có một địa điểm xác định trong không gian nhưng không có chiều (thể tích, diện tích, và chiều dài). Như đã nói, chỉ có những mối tương quan mới có thể xét đúng sai. Chẳng hạn:
    Điểm có chiều dài. SAI
    Điểm không có chiều dài. ĐÚNG
    Đồng ý là trong định nghĩa cũng có mối tương quan, SONG:
    Mối tương quan trong định nghĩa mang tính GIẢ THUYẾT, và do đó không phải là một mối tương quan "thật", có thể xét đúng sai. Định nghĩa cho ta biết rằng khi một vật thể toán học có những tính chất X Y Z thì vật thể đó là điểm, KHI một vật thể có hình dạng, tính chất, chức năng xác định thì đó gọi là cái bàn, cái ghế, KHI một người có nghề nghiệp là giảng dạy, chữa bệnh, học hành... thì người đó được gọi là giáo viên, bác sĩ, sinh viên. Cũng vậy, tớ có thể định nghĩa ngày Z:
    Ngày Z: ngày mà (KHI MÀ) Thiên Chúa sẽ giáng trần.
    Không cần biết trong tương lai có một ngày như vậy hay không, thì mối quan hệ trong định nghĩa của tớ vẫn không sai, bởi vì nó mang tính GIẢ THUYẾT: KHI VÀ CHỈ KHI mà Thiên Chúa giáng trần thì khi đó mới có ngày Z. Nó khác với nếu ta nói:
    Vào ngày 21/12/2100 Thiên Chúa sẽ giáng trần.
    Ở đây ta có một mối tương quan THẬT, không phải GIẢ THUYẾT, do đó mới có thể xét đúng sai ! Định nghĩa về ngày Z ở trên không cho biết là có hay không có ngày Z, mà chỉ đơn giản là: KHI MÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN X Y Z ĐƯỢC THOẢ MÃN (NẾU CÓ), THÌ KHI ĐÓ SẼ CÓ CÁI ĐƯỢC ĐỊNH NGHĨA NHƯ LÀ NGÀY Z.
    Sao lại vô nghĩa về mặt lôgic đưọc? Ngày là một khoảng thời gian có thể chia ra nhiều đoạn nhỏ, có đoạn nhiều mây có đoạn ít mấy[/quote]
    Đây chỉ là vấn đề phụ, kỹ thuật, có nguồn gốc từ sự không rõ ràng của định nghĩa về ngày Z. Ý tớ là, nếu như gọi A là một chỉ số nhiều mây trung bình của một ngày, và gọi A0 là một giá trị mà nếu A bé hơn thì ngày đó sẽ được gọi là ít mây, ngược lại nếu A lớn hơn thì ngày đó sẽ được gọi là nhiều mây. Như vậy: một ngày không thể vừa nhiều mây vừa ít mây (A không thể vừa lớn hơn vừa nhỏ hơn A0). Và chiếu theo định nghĩa ngày Z:
    Ngày Z: những ngày mà trời vừa nhiều mây vừa ít mây.
    Thì mâu thuẫn về lôgíc là quá rõ !
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Định nghĩa chỉ là cách xác định nên nó không sai, chỉ có thể là KHÔNG ĐẦY ĐỦ mà thôi. Nói cách khác định nghĩa là HỢP THỨC HÓA bằng ngôn từ để CÔNG NHẬN BẢN CHẤT của 1 sự vật, sự việc. Ví dụ :
    Trước kia người ta nói như thế nào để người khác biết về MÀU XANH DA TRỜI ?
    Định nghĩa 1 : (của thổ dân chẳng hạn) màu xanh da trời là màu xanh của nước biển khi mặt trời lên. Hoặc là 1 trong 7 màu của cầu vồng.
    Định nghĩa 2 : (của nhà giả kim thuật hay nhà luyện đan) là màu của dung dịch sút đồng hay màu của 1 loại thuốc nhuộm từ 1 loại cây nào đó.
    Định nghĩa 3 : (của Newton) là màu thứ n khi cho ánh sáng trắng đi qua 1 lăng kính.
    Định nghĩa 4: Đó là bức xạ điện từ có bước sóng vài chục nm.
    Chính định nghĩa sau cùng có ứng dụng rộng nhất, trong truyền hình chẳng hạn.
  7. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Sao lại vô nghĩa về mặt lôgic đưọc? Ngày là một khoảng thời gian có thể chia ra nhiều đoạn nhỏ, có đoạn nhiều mây có đoạn ít mấy[/QUOTE]
    Đây chỉ là vấn đề phụ, kỹ thuật, có nguồn gốc từ sự không rõ ràng của định nghĩa về ngày Z. Ý tớ là, nếu như gọi A là một chỉ số nhiều mây trung bình của một ngày, và gọi A0 là một giá trị mà nếu A bé hơn thì ngày đó sẽ được gọi là ít mây, ngược lại nếu A lớn hơn thì ngày đó sẽ được gọi là nhiều mây. Như vậy: một ngày không thể vừa nhiều mây vừa ít mây (A không thể vừa lớn hơn vừa nhỏ hơn A0). Và chiếu theo định nghĩa ngày Z:
    Ngày Z: những ngày mà trời vừa nhiều mây vừa ít mây.
    Thì mâu thuẫn về lôgíc là quá rõ !
    [/quote]
    Hehe, bây giờ esu công nhận trong định nghĩa có mối tương quan rồi nha!!!! Thế thì mối tương quan này không thể là mối tương quan ngẫu nhiên mà phải là một mối tương quan xác định nào đó. Nếu bây giờ yeungon định nghĩa điểm là ba đường thẳng hay là Đấng Tối cao thì có đưọc không???
    Và esu cũng đã công nhận định nghĩa điểm ở trên mà esu coi là của yeungon chính xác rồi nha. Làm như vậy có phải esu đang phán quyết tính đúng sai của định nghĩa điểm không? Tức cũng là esu đã công nhận định nghĩa điểm có tính đúng sai rồi còn gì.
    Esu đang mắc cái gọi là tuyệt đối hoá khoa học.
  8. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Được. Dĩ nhiên là được.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Và esu cũng đã công nhận định nghĩa điểm ở trên mà esu coi là của yeungon chính xác rồi nha. Làm như vậy có phải esu đang phán quyết tính đúng sai của định nghĩa điểm không? Tức cũng là esu đã công nhận định nghĩa điểm có tính đúng sai rồi còn gì.[/QUOTE]
    Bác lại tiếp tục nhầm lẫn. Định nghĩa bản thân nó không đúng cũng không sai. Nhưng tớ bảo định nghĩa về điểm là chính xác, là bởi vì nó chính là định nghĩa hiện nay được chấp nhận.
    Trích:
    Esu đang mắc cái gọi là tuyệt đối hoá khoa học.
    Bác có biết thế nào là tuyệt đối hoá khoa học không nhỉ ??? Khoa học là một phương pháp tiếp cận, với tất cả những đặc điểm và giới hạn của nó. Muốn hiểu cho đúng khoa học thì phải xác định một cách rõ ràng những đặc điểm và giới hạn này. Có thế thôi. Nếu bác gọi đó là TUYỆT ĐỐI HOÁ KHOA HỌC thì thật tớ chào thua !!!!
    Được esu sửa chữa / chuyển vào 04:48 ngày 03/03/2006
  9. J.A.Garfield

    J.A.Garfield Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    0
  10. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Esu lại muốn nhập nhằng giữa đúng/sai với chínhxác/không chính xác đây. Nghe lạ ghê: ''bản thân định nghĩa không đúng hay sai nhưng có thể chính xác hay không chính xác!!! Đúng/sai khác chính xác/không chính xác ở chỗ nào vậy hay đích thị là một mà thôi??? Vì để xác định đúng/sai hay chính xác/không chính xác thì đều phải quy chiếu về thế giới thực tại. Đúng/sai so với cái gì? Chính xác hay không chính xác so với cái gì? Dứt khoát phải có cái để mà quy chiếu vào chứ.

Chia sẻ trang này