1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thế nào là biết?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi yeungon, 05/01/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mathotinhlang

    mathotinhlang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn langthangtrongvutru!
    Có nhiều khi con người ta bị lầm lẫn giữa biết và tin!!! nhiều điều mình tin lại cứ tưởng là mình biết!!!
    Lý trí của mình chẳng bao giờ đánh lưà mình cả! mà chỉ có cảm tính của mình mới đánh lừa mình mà thôi!!! Nhưng bạn hãy coi chừng, đừng nhầm cảm tính là lý trí nhé!
    Cái gây ra đau khổ cho con người là dục vọng chứ không phải là lý trí đâu!
    Nếu không có lý trí thì CON NGƯỜI sẽ bị mất chất NGƯỜI và chỉ còn lại chất "CON"
    Phật là người sống đưọc với lý trí một cách tự nhiên và hoàn toàn trọn vẹn chứ không phải là người không có lý trí như bạn nghĩ đâu!
    Khi bạn luôn luôn sống được với cái tâm chan chứa tình yêu thương và hoà bình với tất cả mọi người thì tự nhiên tất cả mọi nơi đâu đâu bạn cũng thấy chan chứa tình yêu thương và hoà bình
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Ở đây là tính trật tự về mặt thời gian. Đa số chúng cho rằng cái "biết" thuộc về quá khứ. Sao lại không có cái "biết" thuộc hiện tại và tương lai (tiên tri) ?
    To yeungon :
    Hoan nghênh yeungon, cái biết gắn liền với mức độ. Bộ não người luôn có 1 bộ phận hình dung, so sánh. Như nếu nói về 1 con sông thì người ta nghĩ ngay nó dài, nói đến biển thì nghĩ ngay nó rộng. Và còn có tính chất nữa, như nói đến quả chanh thì ai cũng "thấy" chua, nói đến quả cam thì nghĩ "thấy" ngọt.
    Như thế ta lại kết luận, "biết" mang bản chất tương đối.
  3. mathotinhlang

    mathotinhlang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Vâỵ xin hỏi bạn Tran_thang:
    Con người ra khi mới sinh ra, tất nhiên là khi đó chưa có thông tin gì được lưu giữ trong bộ não! và dĩ nhiên là bộ não không thể làm nhiệm vụ so sánh, hay hình dung gì được! nhưng khi đó mắt ta vẫn nhận biết được các đồ vật trong tầm mắt của mình, vậy sự nhận biết có phải là biết không?? và nó mang tính tương đối hay tuyệt đối?????
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Sao bạn biết (hoặc bạn nhớ là như vậy) ?
    Nếu có đi chăng nữa thì theo tôi đấy là cái nhận biết nguyên thủy sơ khai nhất. Nó đồng thời có được từ sự hình thành các giác quan. Như trương hợp của bạn là thị giác. Và có lẽ đây là cái biết tuyệt đối vì nó là hình ảnh khách quan nhất về thế giới. Về tính tương đối cũng xin nói thêm là tác giả học thuyết này cũng cho rằng "tương đối là ở sự cảm nhận", như việc ở bên 1 người đẹp và bên 1 ngọn lửa. Vậy có thể nói sự cảm nhận là tuyệt đối. Chính ngôn từ mới tạo các mối liên hệ và tạo tạp niệm.
    Xin lỗi : cái "biết" mà tôi mà ta đang bàn chỉ mang TÍNH tương đối thôi.
  5. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Mấu chốt vấn đề là hai chữ biết mà tôi đã đánh dấu khác nhau về nghĩa. Chữ thứ nhất = quen biết, còn chữ thứ hai gần với cảm nhận bằng thị giác hơn.
  6. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Có chứ. Chúng ta vẫn nói hay nghe nói thế này này
    Tôi biết là ngày mai anh ta sẽ không đến.
    Nó biết hôm nay là 11 tháng 1 mà.

    Làm sao chúng ta có thể phân biệt BIẾT với niềm tin được nhỉ? Liệu có thể kẻ đưòng phân giới hai cái này không các bác?
    Được yeungon sửa chữa / chuyển vào 00:58 ngày 12/01/2006
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Niềm tin là điều bất biến trong không gian và thời gian. Còn cái "biết " sẽ thay đổi trong không gian và thời gian.
  8. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ niềm tin có lẽ là tiền đề để chúng ta tiến đến cái biết.
  9. J.A.Garfield

    J.A.Garfield Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    0
    Thấy các bạn nói toàn nhưng điều cao siêu, mình thì chẳng hiêur gì về càn khôn hay vu trụ. Nhưng từ lâu, người ta đã nói :"Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, ấy thế mới là biết". " Không biết " chính là nền tảng của sự hiểu biết, là cái gốc của "hiểu chính bản thân"
    Nhưng để trả lời cho câu hỏi "Thế là là biết" thì quả thật úa khó vì ý nghĩa rất roọng. Nhưng tui có thể nói về mấy vấn đề chính:
    1/ Theo nghĩa phổ thông: biết là sự cô đọng kiến thức
    2/ Cao hơn, hiểu biết là " những kiến thức cô đọng của bản thân dc dẫn đường bởi ánh sáng"-->đòi hỏi một mức độ tìm hiểu, suy xét và chỉ trích, đánh giá tính đúng đắn của kiến thức.
    3/Cảnh giói cao nhất : "hiểu biết chính bản thân" của Socrates. "Tôi" chính là chủ đề của sự tìm tòi.
    Từ lâu, PLATO đã đánh giá các giói hạn khác nhau của "hiểu biết":
    -Eikasia:ko biết hoàn toàn
    -Pistis: hiểu biết kĩ thuật : hiẻu biết "con vẹt"-
    -Dianoia: hiểu biết toán học; những hiểu biết ko đc chứng minh
    -Episteme: lý trí, sáng suốt. Khi mà lí trí của bạn đc soi sáng bời ánh sáng của cái thiện.
    Vì lẽ đó chúng ta thấy sự cần thiết của giáo dục và suy nghĩ có phương pháp.
    Láy ví dụ dã nêu " Tôi biết trái đất quay quanh mặt trời": đây là hiểu biết vì nó đc chứng minh cả bằng lí thuyết lẫn thự tiễn.
    "Tôi biết chị ấy sai" điều này chỉ đúng sau khi tôi đã trải qua 1 quá trình tìm hiểu sâu sắc điều chị ấy nói và tôi biết chắc rằng tôi nói "chị ấy sai" không phải vì "tôi muốn thế".
    Nhưng mà như tui đã nói, trả lời câu hỏi nêu ra hoàn toàn vượt khả năng của tui. Nhưng có 1 điều chắc chắn: Hiểu biết chỉ là tương đối". Đúng, ai dám bảo đảm rằng "1+1=2" chứ không phải là "1+1=3". Khi đó tôi chỉ có thể kết luận :Dù tôi có nghĩ sai đến đâu, lí trí của tôi có bị che đậy đến đâu " Tôi suy nghĩ, tôi tồn tại"(Descartes).
    Được J.A.Garfield sửa chữa / chuyển vào 23:33 ngày 12/01/2006
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Do đời người có giới hạn nên niềm tin cũng chẳng thể bất biến trong không-thời gian. Do đó con người, hết thế hệ này đến thế hệ khác xây dựng 1 niềm tin, tạo thành 1 tôn giáo chăng ? Cụ thể hơn, 1 quốc gia. Chẳng hạn tôi có thể nói "tôi tin rằng các chiến sĩ hy sinh vì Tổ quốc".
    Ý của Yeungon là 1 trong những sai lầm trong tư duy người VN, chẳng hạn như người ta có thể nói "tôi biết và tin rằng hắn ta là người xấu". Nếu nhiều người trong xh tin là như thế thì sẽ ra sao ?

Chia sẻ trang này