1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thế nào là biết?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi yeungon, 05/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Đúng đấy. Trên kia ta chỉ bàn về cái biết phản ánh thế giới. Nếu chúng ta không biết về bản thân mình thì cái biết của chúng ta cũng như cái biết của người điên hay cái biết của 1 cái máy.
  2. langtudien

    langtudien Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2004
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Biết, tức là dựa vào các giác quan để cảm nhận hiện tượng sự việc, Ví dụ: Anh không thể biết chanh chua hay ngọt nếu không có lưỡi, anh không thể biết họa mi hót hay như thế nào nếu không có tai, anh không thể biết ngủ với vợ sướng như thế nào nếu không có...
    Biết có nhiều mức độ, và sự biết của con người không có tính tuyệt đối mà có sự thay đổi. Hôm nay anh có thể biết A thì thế này, nhưng hôm sau thì biết A thế khác do có sự tiếp nhận mới: ở góc độ mới, bằng cách mới, giác quan mới.
    Tất cả thắc mắc về Biết, theo tôi, chỉ trong phạm vi câu hỏi : Làm thế nào để biết?
  3. Sexy_man_love_girl84

    Sexy_man_love_girl84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2006
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Chuyện cười : Một hôm Ngọc hoàng sai Thiên lôi xuống trần xem xét dân tình . Thiên lôi bay ngay xuống đất , đáp ngay xuống bãi cỏ trong dinh Thống Nhất . Thiên Lôi gặp một ông bụng phệ ....
    Ai biết kể tiếp !
    Hiểu biết của mỗi người cũng giống Thiên lôi thôi .
  4. gaihamvui

    gaihamvui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2006
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Biết là tin rằng mình biết và được một số lượng hữu hạn người công nhận mình biết .
  5. neufriend

    neufriend Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    0
    Không biết....biết..,
    Biết.......không biết...,
    Không biết..không biết.......biết...biết...,
    Biết...biết...........không biết..không biết..,
    Hư hư ảo ảo,
    Ranh giới mong manh .
    ( Kính chư vị thưởng lãm )
  6. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Cái này tôi nhất trí nhưng có một cái không nhất trí là chỗ đỏ đó ấy. Làm gì có cái gì là chắc chắn và tuyệt đối.
    [/QUOTE]
    Em không hiểu bác quan niệm thế nào là chắc chắn và tuyệt đối. Bác định nghĩa đi nhé
    Theo em nếu không có gì là chắc chắn và tuyệt đối thì sẽ chẳng có cái gì gọi là tương đối cả.
    Theo cách thông thường, tại sao bác biết là không có cái gì chắc chắn và tuyệt đối? Phải chăng bác đã kiểm tra với tất cả mọi sự vật trong vũ trụ và không thấy có bất cứ cái gì là chắc chắn và tuyệt đối? Hay là bác chưa kiểm tra hết?
    Trong trường hợp bác chưa kiểm tra hết thì bác có đồng ý là có cái mình chưa thấy nhưng có thể nó có tồn tại ở một nơi nào đó thì sao? Và dựa vào những cái mình đã gặp để kết luận về những cái mình chưa gặp là hồ đồ, ăn ốc nói mò, thiếu cơ sở và có thể sai
    Tức là có thể có cái chắc chắn và tuyệt đối nhưng mình chưa gặp, tất nhiên là cũng có thể không có tất nhiên bác cứ phải định nghĩa được chắc chắn và tuyệt đối cho rõ ràng thì mới khỏi hiểu lầm lẫn nhau được.
    Không đủ tin cậy. Xách đàn đi làm dáng thì ai chẳng xách được.
    Chưa, có thể anh ta chỉ làm giả bộ rồi bật nhạc lên như thật, hoặc có thể giống như một em bé cầm đàn chơi vô ý thức thì sao? Tóm lại không đủ tin cậy và chắc chắn.
    Do đó không thể nói là biết Nam chơi đàn được. Nhắc lại, theo em biết là tuyệt đối và chắc chắn.
    Có cái tuyệt đối và chắc chắn không? Như nào mới được coi là chắc chắn
    Nếu không có cái gì tuyệt đối thì lúc đó biết dựa vào đâu để có thể xây dựng khái niệm tương đối?
    Vd chắc chắn tuyệt đối:
    Thử phán một câu: trong vũ trụ này không có bất cứ một cái gì tồn tại cả, không có bất cứ một cái gì, tất cả mọi hình ảnh, khách quan và chủ quan, ý thức và vật chất, chẳng có một cái gì tồn tại cả. Liệu nó có thể đúng không?
    Nếu chẳng có gì cả thì rất là vô lí, sẽ chẳng có cả sự cảm nhận nào, chẳng có nhận thức, tư duy lẫn suy nghĩ chẳng có, thời gian và không gian cũng chẳng có, chẳng có gì cả.
    Nhưng em đang suy nghĩ, do đó theo em chắc chắn vũ trụ dù thế nào đi nữa cũng có cái gì đó tồn tại, dù là dạng gì đi nữa, dù hợp lí hay vô lí, dù tương đối thì cũng có cái thực sự có tồn tại nếu không thì làm gì có thể suy nghĩ được. Đó là điều chắc chắn và tuyệt đối, vũ trụ không thể không có bất cứ một cái gì cả được.
    Hoặc câu nói của ông nào ấy nhỉ: tôi tư duy, tôi tồn tại. Dù ai có nói gì đi nữa, dù chứng minh thế nào, nghi ngờ thế nào, sự nhận biết chính mình là có tồn tại khi mình ý thức về chính bản thân là chắc chắn.
    Thêm ví dụ nữa, theo thuyết tương đối thì thời gian và không gian phụ thuộc hệ quy chiếu và chẳng có gì là tuyệt đối trong vũ trụ ngoài vận tốc ánh sáng. Em viết bài này vào lúc xyz, tại vị trí abc trong không gian thì tất cả những vị trí, thời gian đó chỉ là tương đối tuỳ từng vị trí khác nhau sẽ khác nhau. Nhưng cả mệnh đề "theo hệ quy chiếu của em, em viết bài này lúc xyz tại vị trí abc" trở thành chắc chắn không bị phụ thuộc không gian thời gian.
    Ví dụ này em muốn làm rõ hơn việc loại bỏ các yếu tố không chắc chắn và tương đối rất dễ dàng, và trong sự tương đối đã phải bao hàm tuyệt đối rồi.
    Tuyệt đối, theo em đó là, sự vật như thế nào thì nó vẫn như thế.
    Vũ trụ có tồn tại thì có tồn tại, không tồn tại thì không tồn tại, vừa có tồn tại vừa không tồn tại thì vừa có tồn tại vừa không tồn tại
    Nếu nó là vật chất thì nó là vật chất, nếu nó là ý thức, nó là ý thức, mà nếu nó chẳng phải vật chất, chẳng phải ý thức thì nó chẳng phải vật chất chẳng phải ý thức.
    Nếu có đấng sáng tạo thì có đấng sáng tạo, nếu không đấng sáng tạo thì không có đấng sáng tạo, nếu vừa có đấng sáng tạo vừa không có đấng sáng tạo thì nó vừa có đấng sáng tạo vừa không có đấng sáng tạo,...
    Đó là điều chắc chắn, sự vật nó như thế nào thì nó vẫn như thế. Mình có hiểu đúng về nó hay không, có tác động vào nó hay không thì nó vẫn thế.
    Vài ví dụ về những điều theo em là tuyệt đối và chắc chắn. Không thể nói là không có gì tuyệt đối và chắc chắn được. Ngoài ra cái gì không chắc chắn thì không thể nói là biết được. Liệu bác có công nhận những điều đó là chắc chắn không? Nếu không chắc chắn thì xin bác chỉ ra?
  7. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi bác lấy cái gì để biết là thật biết hay không? Lấy cái gì để biết là có cảm giác chúng ta đang bị đánh lừa bởi chính lý trí của mình ?
    Thế bác thắc mắc nhiều thế có mệt không? Thắc mắc mà không trả lời được có đau khổ không?
    Em lấy một ví dụ. Bác làm việc và bỗng một hôm có người đùa bác là bác bị đuổi việc, bác có đau khổ không? Nhưng người đó chỉ đùa thôi, vì bác tưởng thật nên thành ra đau khổ.
    Lí trí gây đau khổ cho con người như thế đấy.
    Bác trả lời em câu hỏi ở Hà Nội có bao nhiêu con mèo tam thể đi rồi em sẽ trả lời hết các câu hỏi của bác.
  8. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Bác thử chạy hết sức đâm đầu vào một bức tường xem mình biết đau hay mình tin rằng mình đau nhé
  9. J.A.Garfield

    J.A.Garfield Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    0
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ: tức là dựa vào các giác quan để cảm nhận hiện tượng sự việc[/QUOTE]
    Sai ! Descartes đã chứng minh vấn đề nay trong cuốn (Discours de la méthode, chưong 6) bằng ví dụ điển hình: 1 người lính ra trận, tat nhiên la anh ta rất sợ hãi vì cái chết luôn rình rập. Bất chợt , anh ta cam thay dau nhói ở vùng đùi và anh ta tự nhủ mình đã bịi trúng đạn, anh ta chờ chết. Nhưng khi cuộc giao tranh kết thúc, anh ta mới nhận ra rằng mình ko hề bị thương, cơn dau chỉ là do sự co giãn các cơ tác động lên hệ thần kinh. Bạn thấy không: Nhầm lẫn giữa cảm nhận và hiểu biết, giữa những ý nghĩ sáng suốt và mù mờ là rất nguy hiểm. Đôi khi chúng ta hay gàn cho các từ gần nghĩa cùng 1 ý nghĩa->lẫn lộn hoàn toàn.
    Tìm các phân biệt giữa những nghĩa chính xác và nghĩa lẫn lộn, giữa niềm tin và hiểu biết luôn là mục đính của triết học.
    Vấn đề là bạn ấy ko biết là liệu có 1 cái gì đó chắc chắn chứ không phải là bạn ấy biết rằng ko có gì là chắc chắn. 2 điều đó hoàn toàn khác nhau.
    Chắc bạn vitcon cũng từng đọc qua Descartes ( nên mới biết câu tôi tư duy, tôi tồn tại-->rất đúng cấu trúc). Có lẽ bạn cũng biết rằng Descartes đã từng đưa ra giả thuyết:
    -Có 1" vị thần tinh nghịch" luôn tìm cách đùa giỡn loài người bằng cách đánh lừa họ--->"tôi tư duy..." nhằm mục đích nói lên 1 điều rằng "con ng ko đc phép bằng lòng với những gì mà mình tự cho là hiểu biết của bản thần. Con ng phải ko ngừng suy nghĩ để tìm ra ánh sáng, thậm chí phải đặt lên bàn cân cái hiểu biết ấy,và phải có sự đòng ý của tập thể"-->những gì đúng thì đúng với tất cả mọi người. Người nay nói đúng, ng kia nói sai, thi có nghĩa là điều đó vẫn chưa đúng
    Được J.A.Garfield sửa chữa / chuyển vào 04:09 ngày 20/01/2006
  10. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Thế có phải là bác đã ngầm công nhận giá trị biết tại các thời điểm là khác nhau không? Lúc đói thì thấy ngon, lúc no thấy không ngon.
    Phải có tại mỗi thời điểm giá trị của thông tin được nhận biết là tuyệt đối nên tại các thời điểm khác nhau mới khác nhau được chứ?
    Lúc 9h tôi ăn thấy ngon lúc 10h vẫn món đó tôi ăn không ngon. Cái biết lúc 9h là ngon, lúc 10h là không ngon
    Nếu cái biết lúc 9h là không tuyệt đối thì lúc 10h bác thấy không ngon thì lúc 9h bác cũng thấy không ngon à? Thế bác thay đổi lịch sử à?

Chia sẻ trang này