1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thế nào là biết?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi yeungon, 05/01/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kwertz

    kwertz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2005
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Ừ thì nếu ông bạn tin rằng ăn và chơi cũng là những biểu hiện của sự tồn tại thì tôi không phản đối. Mà thật ra rất khó phản đối. Ông bạn cứ việc tin như vậy đi.
    Sai sai sai sai sai !!!!!!!!
    Mệnh đề bất cứ thứ gì suy nghĩ thì tồn tại KHÔNG dẫn đến bất cứ thứ gì không suy nghĩ thì không tồn tại !!!!!!!!!!!!! Tran_Thang cần cẩn trọng hơn trong những vấn đề lôgíc như thế này !!!!!!!!!!!!!!! Phần còn lại trả lời sau.
  2. kwertz

    kwertz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2005
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Nhưng biết đâu bản thân tư duy cũng là một ẢO GIÁC thì sao ??? Tôi nhớ lại ngày hôm qua tôi đã làm những việc gì (tôi tư duy), nhưng biết đâu đã chẳng bao giờ có ngày hôm qua, mà chỉ có một trí nhớ giả tạo, vì một lý do nào đó, về một "ngày hôm qua" không hề có thật ???? Tôi nghĩ là tôi đã được sinh ra 10, 20, 30, 40 năm về trước, nhưng biết đâu tôi chưa bao giờ được sinh ra thì sao ???? Và chỉ có một trí nhớ giả dối về một quá khứ chưa bao giờ có thật ???? Trong những trường hợp đó thì tôi có tồn tại hay không ?????
    Cho nên, phải cẩn thận về cái TƯ DUY. Và câu hỏi đã được đặt ra: có phải cái gì tư duy đều là có thật vẫn còn được bỏ ngỏ.............
    Trước hết, vua là THIÊN TỬ, không phải quân tử.
    Thứ nhì, tôi thấy rằng ông bạn đang chơi ú tim với những tầm mức khác nhau của sự tuyệt đối/tương đối. Từ việc lệnh của một ông vua là tuyệt đối, đến một người giỏi tuyệt đối, rồi lại điểm số tuyệt đối trên TV, và cái biết tương đối. Tôi thấy "lý luận" của ông bạn nó HỔ LỐN quá đấy, chả có ý nghĩa gì cả !!!!!!!!!!!!!
  3. kwertz

    kwertz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2005
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Ủa chứ thế nào là biết chắc chắn đây ??????????? Ông yeungon có biết chắc chắn rằng Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời hay không ???????? Như đã nói, bản chất của biết là thông qua những nguồn nhận thức như giác quan, lý luận... vân vân, chứ không phải là thực-tế-chính-nó. Thực-tế-chính-nó thì tự cổ chí kim, và có lẽ và còn về sau dài dài nữa, đã và sẽ không có một ai BIẾT được. Đó là cái hạn chế của BIẾT, và có lẽ cũng chả có cái gì vượt lên được cái hạn chế này, cho nên tôi mới bảo: cái biết là tuyệt đối.
    Còn vấn đề mà ông yeungon đưa ra, thì đó không nhằm vào bản thân cái BIẾT nữa rồi, nó nhằm vào cái mà ta gọi là: cái BIẾT theo phương pháp khoa học. Bảo là Nam biết chơi đàn trong khi sự thực là Nam không biết chơi, đó là biết một điều không thông qua phương pháp khoa học. Nhưng đó vẫn là một cái biết. Cũng vậy, dù cho biết Thiên Chúa là có thật cũng là một cái biết hoàn toàn ngang hàng với biết thuyết tương đối, thì cái biết ấy (Thiên Chúa) là một cái biết không thông qua phương pháp khoa học. Cái biết theo phương pháp khoa học này có một số đòi hỏi rõ ràng, nhất là 4 bước hình thành của nó:
    1. Đặt giả thuyết
    2. Thí nghiệm, quan sát
    3. Kiểm tra giả thuyết
    4. Nếu giả thuyết được kiểm chứng thì ta BIẾT, còn nếu không, bắt đầu lại ở bước 1.
    Khi áp dụng vào trường hợp của "Nam biết chơi violon", ta thấy rằng giả thuyết này không được kiểm chứng (vì trước mắt ta, những gì diễn ra - quan sát - không có vẻ như là Nam biết chơi), cho nên nó không thể trở thành một cái BIẾT theo phương pháp khoa học. Dĩ nhiên, cái biết khoa học này VẪN chịu sự chi phối của nhận thức hàm hồ (nhất là ở bước 3 - một bước tế nhị: làm sao biết chắc là giả thuyết đã được kiểm chứng hay chưa ??? Thật là khó nói), cho nên bản thân nó không phải là sự thật chân lý.
  4. langtudien

    langtudien Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2004
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    >>>Kwert :
    Có lẽ kwert có sự nhầm lẫn giữa BIẾT và CHÂN LÝ , hay là theo bạn thì biết trong khoa học chính là chân lý?Thế tại sao không bàn ra ngoài lĩnh vực nghiên cứu khoa học một chút ?
    Về trường hợp Nam biết chơi violon, thì cứ có người nói với tôi điều đó, tôi cảm thấy có thể tin tưởng được , thì tôi sẽ nói với bạn tôi rằng : Nam chơi được violon. Như vậy có nghĩa tôi biết rằng : Nam có chơi Violon, mặc dầu thực sự là tôi bị nói dối : Nam chả bao giờ động đến Violon. Thế thì sao nhỉ ?
  5. kwertz

    kwertz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2005
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Trời ạ. Bạn cần đọc lại những bài tôi viết một cách chậm rãi và nghiêm túc. Ở đây thì TÔI mới là người chủ trương rằng cái biết KHÔNG phải là chân lý, dù cho nó là cái biết khoa học, hay cái biết trực giác, hay bất kỳ cái biết nào đi chăng nữa !!!!!!!!!!!!
    Nhưng một mặt khác, tôi cho rằng cũng chả có một chân lý nào nằm ngoài cái biết của ta cả. Như vậy thì nói theo một cách nào đó, bản thân cái biết cũng là chân lý. Tôi sẽ chẳng bao giờ biết đích xác rằng Nam có biết chơi đàn violon hay không, nhưng nếu như biết chơi đàn violon được định nghĩa "khoa học" là biết chơi bản xonát ánh trăng, vậy thì tôi sẽ kiểm chứng một cách khoa học bằng cách cho Nam chơi thử bản nhạc ấy và xem thử có đúng nốt nhạc, đúng phách... hay không, và dĩ nhiên là phải đảm bảo rằng đó chính là Nam, chứ không phải ai khác, và chơi thật, chứ không phải chơi giả. Nếu quả thật là đúng thì, trong một tinh thần hết sức khoa học, tôi kết luận: Nam biết chơi. Nhưng đó là kết luận khoa học, KHÔNG phải là chân lý. Bây giờ nếu tôi vẫn khăng khăng cãi rằng Nam không biết chơi đàn thì tôi cũng có cả đống lý luận để biện hộ đấy chứ.
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Chỉ với 1 ít chữ Tây, chữ Tàu, nữa nạc nữa mỡ thế mà cứ LÒE thiên hạ.
    Bản thân câu nói của De-cac là đã có ý nghĩa rồi. Ý nghĩa đơn giản nhất, đấy là cá tính của ông ta.
    Bàn thêm về tương đối và tuyệt đối.Tương đối mang ý nghĩa so sánh. Ví dụ cụ thể 1 trường hợp: A thắng B 3:0, suy ra A thắng B tuyệt đối. Như trên thì cái "tuyệt đối" là phó từ, bổ nghĩa cho động từ "thắng". Nhưng làm sao A có thể thắng nếu không có đối thủ B ? Có thể lý giải sự việc giữa A và B như sau : Giữa A và B luôn tồn tại 1 trạng thái tương đối (như trước trận đấu A và B là đồng cân đồng lạng vậy), nhưng để phá thế tương đối trên thì họ phải đấu với nhau để giành lấy 1 vị trí tương đối mới. Và trong cuộc đấu trên A đã không để cho B có được ...1 vé về xe.
    Kết luận :tuyệt đối ở trên là phó từ, và chính tính tương đối đã tạo ra tính tuyệt đối.
    Phần bôi vàng có lẽ hợp với lý luận của kẻ điên hơn. Mọi thứ đều tương đối trong k-tg thì nó sẽ tương đối với chính nó ở mọi thời điểm. Tôi nói bạn già hoặc trẻ là tôi đã so sánh bạn với chính bạn ở 1 thời điểm khác. Tôi cũng có thể nói "Trông bạn dạo này có vẻ trẻ hơn...ngày mai". Ngay cả lão Tôn, nếu nói lão có vể trẻ con thì lão cũng nổi dóa ngay. Mọi thứ đều là ngày hôm qua, đều là quá khứ cả. Tu duy của chúng ta chỉ DAO ĐỘNG xung quanh hiện tại mà thôi.
  7. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
  8. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Nếu thế thì đặt ra biết với tin làm gì? Tin cũng không chắc chắn, biết cũng không chắc chắn -> tin=biết.
    Người ta nói sai, thế thôi.
    Ví dụ gọi,
    - Bác yeungon ơi!
    - Ơi, bác trả lời
    - Xin lỗi em nhầm, định gọi voicon cơ.
    Bác yeungon hùng hổ -> định gọi voicon mà gọi yeungon -> yeungon=voicon
    Nếu cứ căn cứ vào cách dùng sai của người khác thì còn nói làm gì, tiên đề đã sai rồi còn cố mà bảo vệ.
    Bác không nói thế nào là biết, em đưa ra một định nghĩa, bác không căn cứ vào định nghĩa mà cứ người ta nói thế, vâng người ta nói thì muốn nói gì mà chẳng được, bác chỉ có đẽo cày giữa đường thôi.
    Vd ông gì nói tôi chỉ biết là tôi không biết gì cả. Nói năng cẩn thận ít ra là phải như vậy
  9. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Câu trên chẳng qua chỉ là thành quả của việc loại bỏ hết mọi yếu tố có thể ngờ vực về sự tồn tại của tôi, của vạn vật của thế giới. Tức là chúng ta có thể nghi ngờ rằng cái máy tính trước mặt chúng ta là thành quả của ảo giác, đôi bàn tay của chính ta là thành quả của việc chúng ta đang ngủ mơ, chứ trong thực tế nếu ta thức thì ta không có tay chân, mặt mũi gì cả. Thế nhưng, nếu chúng ta không có một cái còn lại gọi là đang suy tư, thì làm sao chúng ta có thể nghi ngờ được về mọi điều kia. Cho nên, tối thiểu là phải tồn tại một thứ gọi là "chủ thể suy tư". Cách hiểu của Descartes về "cái tôi" chính là: "cái chủ thể suy tư chủ quan". Và vì vạn vật, kể cả bản thân cơ thể, đôi mắt mình vẫn có thể là ảo tưởng, nên Descartes không coi nó là thành phần chắc chắn của "cái tôi" của mình. Vì thế có thể viết lại câu nói trên thành: "Chủ thể suy tư chủ quan (tôi) suy tư, nên chủ thể suy tư (tôi) là".
  10. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Thế nào là tồn tại?

Chia sẻ trang này