1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thế nào là Chân - Thiện - Mỹ

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Amor, 11/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Amor

    Amor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    477
    Đã được thích:
    0
    Thế nào là Chân - Thiện - Mỹ

    Tự nhiên hôm nay đầu óc điên điên, em ngồi nghĩ vẩn vơ một chút về giá trị sống. Quanh đi quẩn lại vẫn mấy câu hỏi ngớ ngẩn "Ta là ai, Ta sống vì mục đích gì" ấy thôi. Nhưng rồi, tự nhiên em lại nhớ tới các cụ ngày xưa hay nhắc đến 3 cái giá trị quan trọng nhất (có phải thế không nhỉ?). Ấy là Chân - Thiện - Mỹ. Thiện và Mỹ thì dễ hiểu rồi: là người ai chẳng muốn vươn tới cái Tốt và cái Đẹp. Làm điều tốt cho người khác, biết cảm nhận cái đẹp... là những điều khiến ta cảm thấy tự hào, thanh thản, cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa. Thiện và Mỹ luôn có một sức hút tự nhiên đối với con người.

    Nhưng mà chữ Chân thì em không hiểu lắm. Nghĩa của nó là cả đời chúng ta cần phấn đấu cho sự thật chăng? Sự thật gì? Sự thật của ai? Hay nó có nghĩa là ta cần sống trung thực với lòng mình? Hay là phải chân thật với người khác? Và em cũng không hiểu tại sao nó lại quan trọng đến mức được Viết Hoa, được coi như một giá trị cốt lõi của cuộc sống. Cuối cùng, 3 cái đó có liên hệ như thế nào với nhau.

    Cũng nói thêm là lẽ ra cái điều nhỏ nhoi này em có thể post bên Hỏi gì đáp nấy. Nhưng em muốn nhờ các cao thủ nhìn nhận nó ở khía cạnh văn hóa - tức là quan niệm truyền thống của các cụ ngày xưa, và quan niệm của các bác bây giờ. Bởi vì các bác biết đấy, đọc nhiều bài bình luận xã hội, thơ văn... thấy Chân - Thiện - Mỹ kêu oang oang như chuông, nhưng đôi khi em nghĩ chính người viết cũng chẳng hiểu đến đầu đến đũa cái mình viết ra nữa.
  2. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Ngày xưa đức Khổng Tử giảng về Đạo, có nói Đạo ở khắp mọi
    nơi, thì đệ tử có người hỏi, Đạo có ở trong những thứ bẩn thỉu
    không, thì Khổng Tử trả lời là có. Ngài còn giảng thêm, Đạo có
    ở trong thứ bẩn thỉu như *** chẳng hạn .
    Tôi thấy ở bài giảng ấy nghĩa của chữ Chân. Chân là sự thật
    không thể chối cãi, ở khắp mọi nơi, dù bạn cho là đẹp hay là
    xấu (Mỹ), là tốt hay là tồi (Thiện).
    Trong một cuốn phim chiếu có các sư chùa Thiếu Lâm tập võ,
    đấm vào bao cát . Một sư cấp thày đến dán một tờ giấy có chữ
    Phật lên bao cát, thì sư đang tập đấm không dám đấm nữa .
    Sư Thày mới nói, Phật là Không, nên có ngại gì mà không đấm
    vào bao cát có dán chữ Phật nữa? Thế rồi sư đệ mới dám tập
    đấm vào bao cát như cũ.
    Trong khúc phim đó, tôi thấy chữ Không cũng là một cách nhìn
    vào Chân. Theo pháp lý nhà Phật, thì Chân là Không, và Không
    là Chân. Thiện và Mỹ cũng từ cái Không ấy mà có.
  3. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Ko cos cais ddepj naof maf ko chuwas ddieeuf Thieenj, ddieeuf toots. Ko cos ddieeuf Thieenj naof maf laij giar doois.
    Chaan - Thieenj - Myx laf 3 baacj thang huwowngs towis cuar cuoocj soongs, laf cacs buwowcs tuaanf tuwj cuar DDaoj.
  4. bye2romance

    bye2romance Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2005
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    Chân - hiểu là thật , chân tu , chân chính - Chân thật. Như bạn Amor hiểu là đúng hoàn toàn. Thật với chính bản thân , với mọi người , với mục đích , với khát vọng , với cuộc sống . Khi nhìn nhận mọi vấn đề thì phải nhìn vào cốt lõi , vào bản chất - quý trọng sự thật mà bỏ qua những cái phù phiếm bề ngoài...... Rõ ràng nói thì vô cùng đơn giản - nhưng để trọn vẹn chữ được Chân chắc chẳng có mấy ai.
    Được bye2romance sửa chữa / chuyển vào 17:45 ngày 12/12/2006
  5. Amor

    Amor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    477
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn các bác đã trả lời.
    @bác CoDep: những câu chuyện bác kể có phần thâm thúy cao siêu quá. Mặc dù em đọc sách Tàu cũng nhiều nhưng chưa lĩnh hội hết được. Em cảm thấy triết lý phương Đông có tính biểu tượng và khái quát hóa rất cao, nghe rất hay nhưng đến khi ứng dụng vào thực tế thì... không biết ứng dụng như thế nào? Hay là do tuổi em còn trẻ, ít kinh nghiệm?
    @viser: bác ạ, em cũng có để ý đến thứ tự ba chữ này đấy chứ. Nhưng bây giờ nghĩ lại, em thấy nó tưởng như đúng mà lại không đúng. Nói cách khác, để mệnh đề "không có cái đẹp nào..." trở nên đúng được thì cách hiểu về "đẹp" và "thiện" phải thu hẹp đi một chút. Em nghĩ, cái đẹp "phù phiếm bên ngoài" (trích lời của bác bye2romance) liệu có tính thiện không? Nếu một người làm việc thiện chủ yếu để đánh bóng hình ảnh của mình thì liệu có tính "chân" không, mặc dù việc đó vẫn rất có ích cho cộng đồng?
    @bye2romance: Amor hoàn toàn đồng ý với bạn rằng phải chân thật với chính bản thân mình, bởi vì điều đó đồng nghĩa với việc mình có trách nhiệm với cuộc sống của mình hơn, sống tự tin hơn, thanh thản hơn... Nhưng Amor vẫn nghĩ nó là một phương tiện (để có được tâm hồn bình yên, hạnh phúc) chứ không phải là mục đích. Còn việc "chân thật với mọi người" thì Amor không hoàn toàn đồng ý đâu. Người ta hay bảo "một nửa sự thật thì không còn là sự thật nữa", nhưng nếu cái sự thật trần trụi, toàn vẹn đấy làm hỏng việc tốt thì liệu nó còn ý nghĩa gì nữa không?
  6. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Chan la su that, su that thi nhieu mat, mat nay chang dep de hay tot lanh mot chut nao, tham chi duoi nhieu cach nhin con rat ac nghietj.
    Thienj la dieu tot dep trong cuoc song. Day gan voi quan niem gia tri, cho rang ko co cai thienj duy tam, chi co cai Thienj hienj thuc. Cu theo quan niem nay thi bon esca*****m hay paranoid ko duoc coi la Thien
    Dien dat theo quan niem Phat giao, ta cu sinh ra, song don gian, chang thien cung chang ac. Khi tiep xuc voi XH, moi viec ta lam deu gay nen mot vai hieu ung, mot vai ket qua nao do, co nhung dieu tot, co nhung dieu vo nghia.
    My, cai dep la bieu hien cao cua dieu Thienj, la nhung dieu tot trong sang nhat, ben vung nhat..
    Cai vi du cua bac ve ong nao lam tu thien de quang cao, neu ong ta chang lam gi thif ko sao het, vay viec ong ta lam la tot, nhung cung co dieu vo nghia, noi tom lai la tot nhung chua dep.
    Nhung cai dep phu phiem thi co ban no vo nghia.
    Con cai dep thuoc ve my thuat thi thuan tuy la ky thuat
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Chân là sự thật, riêng rẽ với nhận thức của Ta .
    Ví dụ, người yêu của mình thì mình thấy đẹp, thấy tốt, đến khi
    mình yêu người khác, thì thấy người yêu cũ không tốt, và lại xấu.
    Đối với người ngoài không yêu 2 người này, thì người thứ nhất
    đẹp và tốt hơn người thứ hai. Cái nhận thức của Ta không đủ
    sức nhận thức được cái Chân.
    Lý thuyết này giúp Ta hiểu rằng, nhận thức của ta là phiến diện,
    hẹp hòi, sai lạc. Nếu ai có phê bình ta, ta không nên phản ứng
    lại ngay, mà suy ngẫm, ắt tìm thấy vài phần đúng trong đó, hoặc
    đúng hoàn toàn trong đó. Hoặc vài năm sau, vài chục năm sau,
    ta mới thấy được cái non yếu của mình.
    Trên đây là lý luận, và thực hành lý luận trên . Hiểu điều này thì
    rất dễ, nhưng thực tập thì khó . Ta càng thực tập nhiều, thì càng
    giỏi, ít nhất không phản ứng với lời phê bình hay ý nghĩ không
    giống ý nghĩ cúa mình. Có người giỏi đến mức, vừa nghe ý
    kiến phê bình đã cười vui vẻ và cám ơn thật tình, rồi áp dụng
    ngay . Tôi thấy những nhà kỹ thuật ví dụ như các thày giáo dạy
    Toán chẳng hạn, có thể làm được điều này. Những nhà chính trị
    khi nghe phê bình, bên ngoài có thể không phản đối, nhưng
    bên trong thì sai người đi hạ thủ kẻ phê bình mình.
  8. 9635741

    9635741 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    1.067
    Đã được thích:
    0
    Tôi cho rằng Chân đơn giản là đúng, Thiện là tốt, Mỹ là đẹp. Tức là toàn tính từ chứ không phải danh từ
  9. bye2romance

    bye2romance Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2005
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    @Amor : không nên hiểu hẹp nghĩa của Chân như thế. Ví dụ đơn giản : Tôi đến với bạn bằng tình cảm thuần tuý , không vụ lợi tính toán ... như thế chính là CHÂN - chân thành. Rộng ra có thể hiểu: Người với người nên lấy Chân làm trọng ....
    @9635741 : Theo đúng tinh thần của chủ topic , chúng ta đang bàn về ý nghĩa :D
  10. thedanna

    thedanna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Có vài ý kiến liên quan, có thời gian đọc cho vui, click vào đây
    http://download.yousen***.com/229E93243853FBF6

Chia sẻ trang này