1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thế nào là học sinh giỏi Hóa học và phương pháp học để trở thành học sinh giỏi Hóa học ở bậc PTTH???

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi tuan252, 24/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuan252

    tuan252 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    506
    Đã được thích:
    0
    Thế nào là học sinh giỏi Hóa học và phương pháp học để trở thành học sinh giỏi Hóa học ở bậc PTTH???

    Hóa học là một bộ môn khoa học có khối lượng lớn kiến thức cả về phương diện thực nghiệm lẫn lý thuyết. Trong thời buổi khoa học kĩ thuật phát triển cao như hiện nay thì việc nắm vững và am hiểu rõ về phương pháp thực nghiệm cũng những kiến thức cơ bản của các bộ môn khoa học nói chung và Hóa học nói riêng.
    Vậy thì thế nào là một học sinh giỏi Hóa học? Theo phó giáo sư Bùi Long Biên(ĐHBK) thì :"HSG Hóa học phải là người nắm vững bản chất hiện tượng hóa học, nắm vững các kiến thức cơ bản đã được học, vận dụng tối ưu các kiến thức cơ bản đã được học để giải quyết một hay nhiều vấn đề mới(do chưa được học hoặc chưa thấy bao giờ)trong các kì thi đưa ra"
    Để hiểu rõ hơn vấn đề này, tôi đã tìm đến PGS.PTS. Trần Thành Huế(ĐHSPHN). Thầy cho rằng :"Nếu dựa vào kết quả bài thi để đánh giá thì bài thi đó phải hội tụ các yêu cầu sau đây:
    1. Có kiến thức cơ bản tốt; thể hiện nắm vững các khái niệm, các định nghĩa, các định luật hay quy luật đã được quy định trong chương trình; không thể hiện thiếu sót về công thức, phương trình hóa học.Số điểm phần này chiếm 50% toàn bài.
    2. Vận dụng sắc bén có sáng tạo các kiến thức cơ bản trên. Phần này chiếm khoảng 40% số điểm toàn bài.
    3. Tiếp thu hoặc dùng được ngay một số vấn đề mới nảy sinh do đề thi đưa ra. Số điểm phần này chiếm 6% toàn bài.
    4. Bài làm trình bày sạch đẹp, rõ ràng. Phần này chiếm 4% toàn bài.
    Ngoài những bài thi lý thuyết, học sinh còn bắt gặp các bài thi thực hành. Đối với các bài thi loại này, yêu cầu người học sinh phải có kĩ năng thực hành tốt, khuyến khích các tài năng thực hành như sự khéo léo, có sự quan sát hiện tượng tốt và giải thích được bản chất các hiện tượng đó"
    Để làm được điều đó, thì cách học như thế nào là có hiệu quả???
    Chúng ta phải công nhận với nhau một điều rằng, một người có một cách học, một phương pháp học khác nhau; không thể có một khuân mẫu chung cho mọi người. Vấn đề mà có lẽ mọi người đều thống nhất là càn phải có một lòng hăng say học tập cao độ và một ý chí vươn lên thật mạnh mẽ. Trong cách học, có lẽ trước hết ta phải tìm cách nắm vững được kiến thức cơ bản. Có nghĩa là chúng ta phải lật đi lật lại vấn đề với 3 câu hỏi lớn: "Đó là cái gì? Nó như thế nào?Tại sao lại như thế?". Với ba câu hỏi ấy, bạn sẽ tìm được cách học tốt nhất cho mình.
    Thí dụ: ta muốn tìm hiểu về vấn đề điện phân ta có thể có các dạng câu hỏi như sau:
    - Loại pư hóa học nào xảy ra trong sự điện phân?
    - Pư: NaCl ---> Na + 1/2 Cl2 có xảy ra được không?
    - Bản chất hóa học cuae sự điện phân là gì? Tại sao lại như thế?
    - Sự điện phân và sự nhiệt phân có khác nhau hay không? Tại sao?
    Cùng với việc nắm vững bản chất, ta còn phải nhớ và vận dụng. Hai yếu tố này phải đi liền với nhau, bổ sung cho nhau.
    Với những yếu tố trên xem như bạn đã có một cách học rất khoa học song bạn sẽ sử dụng những yếu tố đó để làm một bài thi hóa học như thế nào? Theo tôi, để làm được trọn vẹn một bài thi hóa học với kết quả tốt nhất nhất thiết phải tuân thủ các bước sau:
    Bước 1: Nắm vững đề và ý đề bài muốn chúng ta giải quyết.(rất quan trọng)
    Bước 2: Phân tích đề bài(cần thiết)
    Bước 3: Thực hiện lời giải(đương nhiên là phải có)
    Bước 4: Kiểm tra và tự đặt cho mình một bài toán tương tự như thế.
    Trên đây là một số suy nghĩ của riêng cá nhân tôi, mong các bạn cho ý kiến.
    chúc các bạn có lònh say sưa học tập và nghiên cứu khoa học; có ý chí mạnh mẽ và phương pháp học tập thích hợp với bản thân để trên bầu trời Việt Nam sẽ xuất hiện thêm nhiều các ngôi sao Hóa học tỏa sáng.


    [side=19]
    HTTP://WWW.VIETNAMDANCESPORT.NET
    [/SIDE=19]
  2. vmdmanowar

    vmdmanowar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi, điều cơ bản chưa hẳn nằm trong những điều bác nói. Bởi bác chỉ nói đến những cách học và cách làm bài thật tốt mà quên mất sự hứng thú và niềm ham mê học hoá. Tôi nghĩ rằng đấy mới là yếu tố quan trọng nhất. Khi đam mê người ta sẽ tự tìm tòi học hỏi để thoả mãn sự "ham" ( chứ không phải hâm nhá ) của bản thân mình. Chắc các bác nào thích hoá đều đã từng đôi khi tự nhận ra những mánh khoé rất nhỏ mà hữu ích trong quá trình học tập, vậy các bác có nhớ cái cảm giác lúc đấy nó thế nào không? Phê hơn heroin là cái chắc ( mặc dù tôi chưa thử bao giờ ).
    Những câu hỏi mà theo bác nên tự đặt ra cho bản thân tôi thấy nó hơi "sách vở và cứng nhắc" quá, mặc dù nó có tác dụng rất tốt nhưng chắc ít ai làm theo.
    Về chuyện bốn bước để giải bài của bác tôi không hưởng ứng lắm bước bốn. Tại sao? Bởi vì nếu tự mình đặt bài ra để giải thì biết hết hiện tượng rồi còn quái gì nữa. Còn nếu như tự đặt các bài tính toán theo kiểu thi ĐH thì thà đi học toán còn hay hơn học hoá.
    Vài lời bàn luận có gì không hợp thì bác bỏ quá cho.
    Rất vui được gặp bác ở box Hoá học TTVNOL.
    Anh ôm trái tim Trương Chi
    Chờ tan trong nước mắt
    Đi tìm em qua những chợ búa và xóm làng
    Qua những chiều tắt nắng
    Dấu chân anh trong cỏ còn đọng đầy mưa xuân
  3. tuan252

    tuan252 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    506
    Đã được thích:
    0
    Nhận xét là quyền của mỗi người, tôi không có gì phản đối bạn cả vì suy cho cùng thì những nhận xét của bạn cũng chỉ nhằm để phát triển cho những tài năng Hóa học thật sự. Rất cảm ơn bạn vì đã góp ý cho tôi.
    [side=19]
    HTTP://WWW.VIETNAMDANCESPORT.NET
    [/SIDE=19]
  4. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Cái này thì chú nào may mắn lắm mới có cơ hội được thực hành,chứ bình thường thì chẳng ai được thực hành một cách tử tế đâu.Tôi đây này,mang tiếng là học sinh chuyên Hoá của một trường chuyên không đến nỗi nào,có phòng thí nghiệm hẳn hoi,nhưng có bao giờ được bước chân vào phòng thí nghiệm quái đâu.Chắc nhiều chú khác cũng như tôi,chả thế nên điểm các bài thi hực nghiệm của học sinh VN có bao giờ cao được đâu.Năm ngoái có em Phương Anh ở HP,nghe nói lí thuyết làm gần như tuyệt đối,nhưng thực nghiệm làm quá tồi nên cuối cùng cũng chỉ được HCĐ đấy thôi! Không được làm thực hành thì nói gì đến làm thế nào cho giỏi!
    Cái này cũng tốt đấy,nhưng ko đơn giản đâu! Có nhiều bài toán mà nếu thay đổi số liệu đi thì kết quả sẽ sai khác hoàn toàn chứ không phải cứ bê nguyên cách giải của bài cũ là được.Có khi bản chất hoá học của bài toán cũng khác hẳn.Nhiều khi học sinh chúng ta bị "lừa" ở những chỗ đó.
    Trở lại câu hỏi của bác tuan252 khi đặt ra topic này.Thầy Huế nói như thế là đánh giá trên bài làm.Thế nếu không đánh giá trên bài thi thì,thế nào là một HS giỏi hoá?
    Tucurie

    Được tucurie sửa chữa / chuyển vào 20:18 ngày 24/05/2003
  5. minh_neu

    minh_neu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    411
    Đã được thích:
    0
    hì, cho minh_neu "riêng tư" một tẹo nhá! Tại vì gặp "người quen" 3 năm lận, Tuấn nhểy??? hìhì... dạo này học hành sao rồi? Vẫn ổn cả chứ? Hôm trước Tùng có gọi điện, bảo tớ về trường, nhưng cuối cùng lại chẳng về được. hichic... đọc bài ở topic lớp mình mà tiếc hùi hụi.... Sao tự dưng lại vào box này chơi vậy? Đã chơi thì chơi nốt đi!!!
    Bi giờ thì ko phải câu bài nè. Nói về chủ đề. Tucu có hỏi học sinh giỏi hoá trên bài làm và hsinh giỏi hoá ở ngoài ah? hic, đúng rùi đấy! Có người làm bài rõ tốt, lúc nào cũng điểm cao, nhưng bthường thì... chẳng ra làm sao cả. Tại vì lúc làm bài nó khác, và lúc học nó khác. Cái đấy gọi là...
    Để bít một hsinh giỏi thì khó gì. Ko chỉ riêng về Hoá mà là tất cả các môn thôi. Thực chất của mỗi người làm sao mà giấu được tất cơ chứ? Nhất là hsinh với hsinh. Mọi người học cùng lớp với nhau. Ko biết mọi người thế nào chứ với riêng minh_neu nghĩ thì... trong một lớp, khi đã có cả một thời gian bên nhau, ai học giỏi, ai học khá, ai học kém, mọi người đều biết hết chứ chẳng thể "che giấu" được. Còn với thầy cô. Với những thầy cô tâm huyết với hsinh, giảng dạy cho hsinh của mình thì làm sao mà ko biết được sức học của mỗi đứa chứ!!! Vậy thì có gì mà phải lo cái "vấn đề" đấy cơ chứ? Cứ học theo đúng sức mình là okie muh, phải ko???
    I and you - we can build a new road for a better tomorrow. Let's try our best...
  6. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Thế theo như "sư phụ" nói thì một người được xem là giỏi dựa trên bài thi thì chưa chắc đã giỏi ở "ngoài bài thi",cũng như một người kém ở "ngoài bài thi" ko hẳn cũng sẽ kém trên bài thi? Cái này xem ra có vẻ không hợp lí lắm.Nhưng chính tôi cũng đã từng thấy có chuyện này.Số là tôi có thằng bạn học rất khá ở trong lớp,nhưng đi thi không bao giờ được giải cao,lại có đứa lúc học thì tàm tạm nhưng kết quả thi thường rất tốt.
    Cái này mà hỏi thầy giáo tôi chắc chắn sẽ được trả lời là anh đã giỏi thì kết quả thi của anh không lí gì lại ko cao,còn nếu bảo kết quả thi của anh thấp thì chắc chắn không thể gọi là giỏi được!Đúng là theo nguyên tắc thì nói như thầy giáo tôi là ko sai,nhưng tôi vẫn cảm thấy ko đúng hoàn toàn.Vì cái thằng bạn mà tôi nhắc đến ở trên thực sự rất giỏi,tôi chắc chắn là thế,nếu theo như thầy giáo tôi nói,rằng kết quả thi thấp thì không thể nói nó giỏi thì tôi không đồng ý lắm!
    Không lẽ lại là vì nền GD Việt Nam có sự không thống nhất giữa cái giỏi trên bài thi và giỏi "ngoài bài thi"?
    Tucurie

  7. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Nhân tiện nói về vấn đề này, xin phép giới thiệu bài viết của thầy Vũ Anh Tuấn, đăng trên Tạp chí Trung học phổ thông, số 26, ra tháng 3/1999.
    Một số biện pháp phát hiện học sinh có năng lực trở thành học sinh giỏi Hoá học ở trường PTTH
    Vũ Anh Tuấn - PTTH Năng Khiếu Trần Phú, Hải Phòng
    Cùng với sự hoà nhập vào cộng đồng quốc tế, từ năm 1994, Bộ GD&ĐT đã tổ chức ký thi chọn học sinh giỏi Hoá học lớp 12 và đặc biệt là từ năm 1995-1996, đội tuyển học sinh giỏi của Việt Nam đã chính thức tham gia các kỹ thi Olympic Hoá học Quốc tế. Vì thế vấn đề bỗi dưỡng học sinh giỏi cũng là một nhiệm vụ chính thức của các giáo viên dạy khối chuyên Hoá trong trường PTTH.
    Học sinh phổ thông thường có nhiều năng lực khác nhau: năng lực về toán học, tin học, vật lý, văn học, hoá học... Để bồi dưỡng học sinh giỏi Hoá học, cần phát hiện được những học sinh có năng khiếu về Hoá học.
    Vậy năng khiếu Hoá học là gì?
    Theo các tài liệu về tâm lý học và phương pháp dạy học Hoá học thì năng khiếu Hoá học được thể hiện qua những năng lực và phẩm chất sau:
    1. Năng lực tiếp thu kiến thức:
    -Học sinh luôn hào hứng trong các tiết học, nhất là bài mới.
    -Có ý thức tự bổ sung, hoàn thiện những tri thức đã thu được ngay từ dạng sơ khởi.
    2. Năng lực suy luận logic:
    -Biết phân tích các sự vật và hiện tượng qua các dấu hiệu đặc trưng của chúng.
    -Biết thay đổi góc nhìn khi xem xét một sự vật, hiện tượng.
    -Biết cách tìm con đường ngắn để sớm đi đến kết luận cần thiết.
    -Biết xét đủ các điều kiện cần thiết để đạt được kết luận mong muốn.
    -Biết xây dựng các phản ví dụ để loại bỏ một số miền tìm kiếm vô ích.
    -Biết quay lại điểm vừa xuất phát để tìm đường đi mới.
    3. Năng lực đặc tả:
    -Biết diễn đạt chính xác điều mình muốn.
    -Biết sử dụng thành thạo hệ thống ký hiệu, các qui ước để diễn tả vấn đề.
    -Biết phân biệt thành thạo các kỹ năng đọc, viết và nói.
    -Biết thu gọn các đặc tả và trật tự hoá các đặc tả để dùng khái niệm trước mô tả cho các khái niệm sau.
    4. Năng lực lao động sáng tạo:
    -Biết tổ hợp các yếu tố, các thao tác để thiết kế một dãy hoạt động, nhằm đạt đến kết quả mong muốn
    5. Năng lực kiểm chứng:
    -Biết suy xét sự đúng sai từ một loạt sự kiện
    -Biết tạo ra các tương tự hay tương phản để khẳng định hoặc bác bỏ một đặc trưng nào đó trong sản phẩm mình làm ra.
    -Biết chỉ ra một cách chắc chắn các dữ liệu cần phải kiểm nghiệm sau khi thực hiện một số lần kiểm nghiệm.
    6. Năng lực thực hành:
    -Biết thực hiện dứt khoát một số động tác trong khi làm thí nghiệm.
    -Biết kiên nhẫn và kiên trì trong quá trình làm sáng tỏ một số vấn đề lý thuyết qua thực nghiệm hoặc đi đến một số vấn đề lý thuyết mới dựa vào thực nghiệm.
    (còn nữa)
    Tucurie

  8. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Trong thực tế khi làm thí nghiệm Hoá học, có một số học sinh nhỏ giọt hoá chất A vào dung dịch hoá chất B một lần là có kết quả rõ ràng ngay. Ngược lại có nhiều học sinh làm động tác trên nhiều lần mà kết quả vẫn không rõ ràng.
    Có nghĩa là: Hoá học là bộ môn khoa học thực nghiệm nên học sinh co năng khiếu hoá học không chỉ có các năng lực 1,2,3,4,5 trên mà cần phải có năng khiếu về thực nghiệm, năng lực tiến hành các thực nghiệm hoá học.
    Trong kỳ thi Olympic có những học sinh điểm lý thuyết rất cao nhưng điểm thực hành thấp, kết quả là không có giải.
    Vấn đề năng khiếu Hoá học và những thành tố chủ yếu của năng khiếu Hoá học cần được tiếp tục nghiên cứu thêm. Trước hết cần xác định những phẩm chất và năng lực quan trọng nhất của một học sinh giỏi hoá học. Theo chúng tôi, đó là:
    1. Có năng lực tư duy tốt và sáng tạo ( biết phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá cao, có khả năng sử dụng phương pháp đoán mới: quy nạp, diễn dịch, loại suy...)
    2. Có kiến thức hoá học cơ bản vững vàng, sâu sắc, hệ thống ( chính là nắng vững bản chất hoá học của các hiện tượng hoá học ). Biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo những kiến thức cơ bản đó vào tình huống mới.
    3. Có kỹ năng thực nghiệm tốt, có năng lực về phương pháp nghiên cứu khoa học hoá học (biết nểu ra những lý luận cho những hiện tượng xảy ra trong thực tế, biết cách dùng thực nghiệm để kiểm chứng lại những lý luận trên và biết cách dùng lý thuyết đ ể giải thích những hiện tượng đã được kiểm chứng.)
    Một số biện pháp để phát hiện học sinh có năng lực trở thành học sinh giỏi hoá học:
    1. Làm rõ mức độ đầy đủ chính xác của kiến thưc, kỹ năng, kỹ xảo theo tiêu chẩn kiến thức kỹ năng của chương trình và sách giáo khoa. Muốn vậy cần phải kiểm tra học sinh ở nhiều phần của chương trình, kiểm tra cả kiến thưc lý thuyết, bài tập và thực hành.
    Có thể linh hoạt thay đổi một vài phần trong chương trình, nhằm mục đích đo khả năng tiếp thu của mỗi học sinh trong lớp và giảng dạy lý thuyết là một quá trình trang bị cho học sinh vốn kiến thức tối thiểu (phần cứng) trên cơ sở đó mới phát hiện được năng lực sẵn có của một vài học sinh thông qua các câu hỏi củng cố, nghiên cứu, các lời phát biểu và các bài luyện tậo (phần mềm)...
    2. Làm rõ trình độ nhận thức và mức độ tư duy của từng học sinh bằng nhiều phương pháp và nhiều tình huống.
    Ví dụ: tạo ra nhiều tình huống về lý thuyết và thực nghiệm để đo mức độ tư duy của từng học sinh. Đặc biệt đánh giá khả năng vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo.
    3. Soạn thảo là lựa chọn một số bài tập đáp ứng hai yêu cầu trên đây để phát hiện học sinh có năng lực trở thành học sinh giỏi hoá học.
    (còn nữa)
    Tucurie

  9. trangchum

    trangchum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    có thể bây giờ chưa đam mê nhưng sau này sẽ đam mê...
    có thể bây giờ thích thú nhưng sau này hết thích...
    Hãy đi con đường bạn thấy là thích hợp với bạn ...
    Trang chụm
  10. Cuong_MA

    Cuong_MA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
    Bac Tucuri va Tuan sao quan tam den mang nay qua vay. Cac bac co hoc Su pham khong, co bac nao biet thay Vu Anh Tuan khong? Thu thuc toi von la hoc tro cua thay Tuan va cung co may man lam cung voi thay ve mang nay hoi lam luan van tot nghiep (do GS TSKH Nguyen Cuong huong dan nam trong khuon kho mot de tai cap quoc gia ve doi moi phuong phap GD).
    Dot do de tai co gui nhieu phieu tham do toi cac chuyen gia ve hoa hoc, giao vien hoa, SV nganh hoa,... Co rat nhieu y kien dong gop va da duoc tong ket.
    Cac van de ma cac bac dua ra la nhung nhan xet da cu roi (ke ca bai phat bieu cua thay Hue). Neu bac nao quan tam em xin gui tang mot ban Luan van cua em (bay gio thi thay no viet rat do, nhung co le cung giup ich duoc doi chut)
    Con em xin duoc co mot cau hoi ve phan nay neu cac bac thay hung thu: Quan niem ve HOC SINH GIOI hoa hoc va HOC SINH HOC GIOI hoa hoc theo cac bac co gi khac nhau khong? The nao la nang khieu hoa hoc.
    Không thể hiểu những gì không thể ... hiểu

Chia sẻ trang này