1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thế nào là ladder , mối quan hệ với master

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi kenetic, 26/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kenetic

    kenetic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    0
    Thế nào là ladder , mối quan hệ với master

    Định nghĩa nôm na về một ladder (do tôi viết thôi) :
    Là những người được người khác ngưỡng mộ về nhưng thành quả vật chất mà họ đã làm được (ko phải có được , như thừa kế đâu)
    Như bên bài master tôi đã từng đề cập : một master có thể trở thành một ladder hoặc ko , nhưng tôi ko thấy mấy khi ladder lại trở thành master.

    Ladder hiện tại thì có rất nhiều , cái này thường tỷ lệ thuận theo số dân và thời gian. Quá khứ thì cũng nhiều , nói chung là nhiều . Đã là ladder thì nổi tiếng thôi , ai cũng biết , nhưng là master thì chưa chắc ai biết (dù là 1 người , nghĩa là có đúng bản thân họ biết thôi) . Những ladder nổi tiếng nhất trong lịch sử thường là những vị vua sáng lập rồi, xung quanh họ thường có thêm master hỗ trợ (1 hoặc nhiều) hoặc bản thân họ là master . Ngày nay tuy có khác đôi chút , nhưng đại thể vẫn thế , các ladder có những master chuyên về từng lĩnh vực(có bạn trên này bảo là chuyên gia , ko sai) hỗ trợ , các master kiểu này rất nhiều và thường đi làm theo kiểu dịch vụ.

    Những yếu tố nào đã tạo lên ladder ? :
    ---- Dám làm , nói nghe đơn giản quá phải ko , đúng rồi chỉ nói thôi mà
    ---- Kiên trì , ko có ladder nào mà ko kiên trì với công việc của mình muốn làm
    ---- Cơ hội , rất nhiều master vì ko có cơ hội mà vẫn là master thôi , còn nếu có những master tự tạo ra cơ hội thì đó là đẳng cấp siêu phàm rồi , tôi chưa có dịp gặp master nào thuộc loại này hết
    ---- Các kỹ năng , điều này quan trọng đó , ko có tài gì thì sao làm nên chuyện
    Còn nhiều cái linh tinh khác , nếu ai cần biết thì tôi viết cho

    Các kỹ năng của ladder là gì? có rất nhiều nhưng mà mỗi ladder thường chỉ có một vài cái (nếu ko họ là master rồi , mà master cũng ko phải là học hết mọi thứ trên đời đâu vì còn thời gian nữa)
    ----Kỹ năng số 1 : dùng người, năng lực của một con người là nhỏ bé , nên các ladder buộc phải có kỹ năng này để có thể có sức mạnh lớn lao(lúc khác bàn kỹ hơn)
    ----Kỹ năng số 2 : chịu được sức ép , cái này cũng buộc phải có ko thì nhồi máu cơ tim lúc nào ko biết
    ----Kỹ năng số 3 : tính quyết đoán , khi cần đưa ra nhưng quyết sách chiến lược , chỉ có họ là làm được (mà phải làm vì ko ai có thể thay thế họ)

    lần sau viết tiếp , ai có ý kiến thì post lại


    Ai cũng có thể dạy tôi nhưng chưa ai là thầy tôi
  2. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Này, sao mới có một bài đã ko viết tiếp là thế nào vậy.
    Nổi tiếng đến mức nào thì đuợc gọi là ladder, hay là phải cỡ giàu nhất nhì thế giới.
    thứ hai bác Admin (đừng nóng nhà), nếu bảo là có nhiều tiền thì thực sự cũng chưa phải là nhiều lắm, nổi tiếng thì cũng có, nhưng cũng chưa rõ ràng, khả năng dùng nguời thì có thể nói là tốt. Vậy có thể coi Admin đã là ladder chưa?
    Nước chảy đá mòn
  3. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Nay kenetic, nghe ông nói thì hay lắm đó, nhưng mà dạo này ông đang thi hay sao mà chẳng thấy vào để trả lời bài cho anh em vậy.
    Cái thứ hai. Bài ông viết thì hay nhưng mà cách rèn luyện để thành một ladder như thế nào. Đành rằng ladder thì phải có yếu tố bẩm sinh nhưng chẳng nhẽ ko rèn luyện gì hết.
    Nước chảy đá mòn
  4. kenetic

    kenetic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    0
    ừ viết tiếp đây, vì lúc trước ko ai trả lời , còn ko phải là thi mà là có công việc thì ko có thời gian vào thôi
    ladder có nhiều mức độ , nhưng nói chung trong công việc (vì nó là phạm trù lớn) thì ladder là người có thể đưa ra quyết định với những người cấp dưới mà ko phải chịu sự tác động của những người bằng hoặc kém cấp.
    nghĩa là những người ở cấp cao hơn vẫn có thể tạo ra quyết định ảnh hưởng tới hành động của ladder ở cấp dưới
    người cùng cấp ko thể chi phối được bạn (ladder) nên có thể gọi đây là sự độc quyền , quyết định của bạn ko phải tham khảo những ý kiến của họ
    nói chung là những người có chức vụ "trưởng" thì một phần nào đó có thể gọi là ladder
    nên từ đó có thể nói admin chưa phải là ladder , vì quyết định admin đưa ra phải được thông qua các admin khác , trừ các công việc chuyên trách thì ở đó có thể gọi là ladder
    khả năng dùng người của Admin "có thể nói là tốt" , nếu dùng từ có thể thì đúng thôi , còn nói chung là còn kém , vì khả năng dùng người là sự đánh giá năng lực người khác có thể dùng để phục vụ cho lợi ích bản thân mình , cái này của admin còn thấp lắm
    -----------------------------------------------------
    Để rèn luyện lên một ladder như thế nào thì tôi chưa thể nói nhiều được , vì muốn nói tốt và đúng thì trước hết phải thành một ladder , rồi vượt lên đó vài bậc rồi nhìn lại thì mới có cái nhìn tổng quát và chân thực , nhưng ba hoa thì có thể nói vài lời :
    Rèn luyện chính là ko ngừng hoàn thiện các yếu tố đã tạo nên ladder (tôi đã nói ở trên)
    1---"dám làm" , bạn hãy làm nhiều vào , làm những cái mình ko dám , nghĩa là phải vượt qua nhưng sợ sệt , lo âu vớ vấn trong suy nghĩ , có thể nhiều lúc ko vớ vẩn , nó là hiện thực nhưng bạn phải dám làm và chấp nhận kết quả vì cái gì cũng có cái giá của nó , nếu ko ai cũng thành ladder rồi
    cái này nói thì khá dễ nhưng dám làm hay ko thì là chuyện khác , sự "sợ" trong cõi lòng của nhiều người thật lớn lao , sợ thì gồm những cái gì :
    ---------"sợ" thất bại , sợ mình ko làm được , tại sao có nó , tại vì bạn ko xác định được năng lực của bạn và ko hiểu việc mình làm cần những yếu tố khách quan và chủ quan nào , để vượt qua cái này thì phải ko ngừng nâng cao năng lực thôi
    ---------"sợ" sự nhìn nhận của người khác đánh giá về mình , tôi chỉ khuyên bạn nên lạnh lùng hơn(còn tôi thì ko cần lạnh lùng , vì tôi hưởng thụ cái người khác đánh giá về mình , dù tốt hay xấu) nói chung cái đánh giá của người khác chỉ là tương đối , và là chủ quan , nếu bạn thanh công thì mọi sự đánh giá sẽ khác , còn nếu bạn thất bại thì quay lại cái trên rồi , tôi bảo với bạn một điều , bạn làm chuyện gì bạn ko phải xem người khác nhìn nhân ra sao , và cả chính mình nhìn nhận ra sao , vì khi bạn làm là bạn đã quyết định , dù kết quả ra sao nó cũng là một phần của lịch sử, nó ko thay đổi được , hãy làm tốt cái thực tại là được , đừng đánh giá quá khứ cũng như ước đoán tương lai
    nói chung phải vượt qua sợ hãi , bạn có cảm tình với bạn gái , bạn ko dám bày tỏ cảm xúc vì sợ người đó từ chối( thất bại) , sợ xã hội bảo mình bắt cá hai tay( sự đánh giá) , nếu bạn vượt quá được thì tốt quá , bạn cố vượt từng nỗi sợ hãi cỏn con , bạn sẽ có kinh nghiệm và sẽ tự biết phải vượt qua cái lớn lao như thế nào
    2---"kiên trì", thưa bạn , cái này tôi kém lắm , vì tôi có quá nhiều mặt trong bản thân nên ......., điều quan trong là tôi chưa cần kiên trì , sắp tới có lẽ khác , khi nào có tốt vấn đề này tôi sẽ nói sau , tuy tôi ko có kiên trì nhưng tôi có nghị lực có thể duy trì sự kiên trì
    nói tóm lại , bạn phải cố từng cái nhỏ trước khi làm cái lớn , phải có kinh nghiệm về "kiên trì" , đây là quá trình "tự học" , người khác khó có thể dạy bạn "kiên trì "là gì ?, nói tóm lại bạn hãy làm , bạn sẽ biết , ko làm thì ko có gì đâu
    3---"Cơ hội" một yếu tố vô cùng qua trọng để làm nên sự khác biệt giữa master và ladder , có 2 loại "cơ hội":
    --------"cơ hội khách quan" , bạn ko kiểm soát được , do năng lực của nhân loại còn quá yếu , nên vẫn gọi là khách quan , điều quan trọng với cái này là bạn phải cảm nhận được nó khi nó đến , cái này đa phần mọi người có được do bẩm sinh , nhưng một số người có được do luyện tập (đó là các master , thích hỏi thêm về nó thì post lại) và điều thứ 2 là tận dụng được nó , cơ hội đến với mọi người trong cuộc đời là rất nhiều nhưng khả năng tận dụng kém do 2 yếu tố "năng lực kém" và "ko may mắn"(thực tế ko may mắn là do năng lực của con người còn quá kém , nên bảo đó là may mắn, ko có gi may hay ko may)
    --------"cơ hội chủ quan", bạn kiểm soát được , những cái này do bạn dùng năng lực của mình dành lấy , nên ko cần cảm nhận sự tồn tại của nó , còn tận dụng ra sao thì cũng do năng lực của bạn
    4---"các kỹ năng" hay "năng lực" , kỹ năng có rất nhiều , hôm nay tôi chỉ nói về 3 cái tôi đã đề cập tới , và cũng chỉ nói sơ qua thôi , nếu muốn bàn thêm thì bạn cứ nói
    --------"dùng người" , gồm 3 cái "thoả hiệp" và "tận dụng năng lực" và "tạo môi trường thuận lợi cho năng lực phát triển"
    ------------"thoả hiệp" , đó là bạn hay cho họ những cái họ cần mà bạn có thể thoả mãn để 2 bên cùng có lợi, nói chung ko nên tạo ra kẻ thù (đó là lời khuyên với các bạn , còn tôi thì cần kẻ thù để nâng cao sự cạnh tranh để nâng cao năng lực) sự "thoả hiệp " là một nghệ thuật , bạn nên tìm hiểu nhiều hơn ở các lĩnh vực liên quan , nói chung là phải học nhiều , nếu bạn muốn thì tôi sẽ viết rõ hơn (thời gian có hạn)
    ------------"tận dụng năng lực" là do năng lực của bạn quyết định , có thể tìm các sách về nguồn nhân lực mà đọc , nếu thích bàn thì post lại
    ------------"tạo môi trường thuận lợi" cái này cũng to khủng khiếp , tôi nghĩ viết hết cả cái box học thuật này cũng ko hết , và tập chung năng lực của toàn TTVN lại cũng chưa đủ , nếu bạn thích thì tôi sẽ viết cách tạo ra môi trường lý tưởng , nhưng để phù hợp với từng tình huống thì phải biến đổi , về cái này kể cả các master và ladder hàng đầu cũng nhiều khi ko khác một con gà
    ---------"chịu sức ép" cái này đơn giản , ko ngừng luyện tập từ những cái đơn giản đên cái phức tạp
    ---------"tính quyết đoán" chính là dám làm , phải vượt qua cái sợ , cơ hội ko có nhiều đâu , nhưng tính quyết đoán mà thái quá thì có thể đưa bạn tới thất bại (thất bại mà bạn ko bao giờ có thể có cơ hội đứng dậy) cái này do năng lực yếu kém thôi , ngu thì cố mà chịu , người đời ai cũng chết vì ngu cả
    hôm nay nói tới đây thôi
    Ai cũng có thể dạy tôi nhưng chưa ai là thầy tôi
  5. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Này ông bạn, chưa trả lời đuợc hôm nay, ngày mai trả lời. Nhưng mà hỏi ông bạn câu này trưóc. Vấn đề "tuyệt đối học học thuật". Anh em ta đang bàn, nhưng có một câu nảy sinh, sẽ có một số nguời rất tin tuởng vào ý kiến của mình. Rất nhiều ví dụ, họ là những nguời sáng lập ra các doanh nghiệp nhưng truớc đó có thể vấp phải hàng trăm lần thất bại nhưng cuối cùng họ vấn đi đến đích.
    Để làm đưọc điểu này chắc họ phẩi có niềm tin tưỏng mãnh liệt vào mình. Tôi tin họ là đúng. VD Ung chính hoàng đế nhà thanh chẳng hạn. Hồ Quý Ly Việt Nam
    Ở VN, có lần tôi đọc báo An tinh thế giới(báo này hơi lá cải, nhưng cũng tin đuợc). Nguời đầu tiên đạt giải thuởng Lenin của Liên Xô là một anh kĩ sư quèn. Theo ý kiến của ông ta(lúc còn là kĩ sư bậc thấp) thì bị hai ông kĩ sư nguời Liên Xô gạt đi. Kết quả là theo cách làm của ông, chi phí giảm một nửa. Còn hai ông kĩ sư Liên Xô kia đuợc mời về nứoc.
    Vậy làm thế nào đẻ ta có thể phân biệt đựơc những nguời tuyệt đối hoá kiến thức và nguời Ladder khi mà để kiểm chứng mất rất lâu thời gian và tiền của.
    Trả lời đi nhá
    Đau đầu quá
    Nước chảy đá mòn
  6. kenetic

    kenetic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    0
    sự khác biết của người tuyệt đối hoá kiến thức và ladder thì nằm ở ngay trong định nghĩa của 2 loại người này rồi , bạn thử tìm hiểu cái coi
    đọc qua bài của bạn thì thấy một điều là kết quả đạt được của họ khác nhau nhưng sự khác nhau đó ở đâu
    vì một người dùng thực tế kiểm chứng suy nghĩ của mình "thực tế là nơi duy nhất kiểm nghiệm sự đúng đắn của chân lý"
    còn một kẻ thì ko
    ------------------------------------
    tuy nhiên cũng có nhiều người dùng thực tế kiểm nghiệm chân lý nhưng số người thành công thì có giới hạn và mức độ khác nhau , nên vì sao ladder mới hiếm hoi , và được mọi người ngưỡng mộ
    cái này là tất yếu thôi , đồ quý thì hiếm mà , còn nếu bạn lại muốn hỏi làm sao biết được con đường đi của mình có đạt được kết quả tốt hay ko , thì trả lời :
    nó phụ thuộc năng lực mỗi người , và phụ thuộc nhiều yếu tố mà con người chưa kiểm soát đưọc(khách quan) hay còn là may mắn , nếu có thì tốt
    nếu bạn cầu toàn thì cố loại bỏ yếu tố khách quan ra khỏi , nhưng do năng lực con người còn giới hạn nên kó loại bỏ đuợc nhiều
    còn gì thỉ hỏi nữa
    Ai cũng có thể dạy tôi nhưng chưa ai là thầy tôi
  7. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Này bài viết của cậu thì hoàn chỉnh lắm, nhìn thì có vẻ như vậy. Ok, cứ coi như là lý thuyết của cậu đúng đi.
    Ừ rốt cuộc nếu nhìn như vậy thì liệu có gọi cậu là master đuợc ko.
    Các vấn đề về dùng người, tận dụng cơ hội, có lẽ nếu muốn nói chắc còn nhiều điều để bàn, liệu cậu có thể viết tiếp ko.
    Thứ ba, ừ như cậu nói đó, nói thì hay lắm. Làm một master thì như vậy, rèn luyện thì như vậy, lại còn cần yếu tố khách quan và chủ quan.....
    Ok
    nhưng mà theo cậu một master và ladder trong thời đại ngày nay phải biết dùng cái gì, phải biết thêm cái gì so với hệ cổ điển chứ.
    Và quan trọng hơn nữa, cái danh dự của một master và ladder đối với họ liệu có quan trọng ko.
    Thôi bốc phét đến đó đã, có gì mai nghĩ rồi hỏi tiếp.
    Nước chảy đá mòn
  8. kenetic

    kenetic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    0
    coi tôi là master hay ko , ko phải là đánh giá của tôi , tôi là gì là ai , ko phải do tôi đánh giá
    còn về mục tiêu cuộc đời thì tôi cố gắng đạt tới thành công của ladder bằng năng lực của master
    về năng lực dùng người và các thứ khác tôi có thể viết tiếp , vì tôi viết trên cái gì tôi nghĩ , nên tôi còn nghĩ được tôi sẽ viết được , còn bạn muốn tôi viết về cái gì , thì nói rõ hơn , vì những phạm trù này quá rộng lớn
    cái tôi viết , là chung cho cả cổ điển và hiện đại
    còn nếu nói về những sự khác biệt giữa các master , ladder của xưa và nay thì tôi có thể nói :
    ---yếu tố khách quan ngày càng bị giảm , nhưng vẫn còn quá lớn , năng lực tổng thể của master , ladder được nâng cao hơn , nhưng năng lực xã hội cũng nâng cao theo như vậy, vì thế về mặt nào đó ko có sự khác biệt
    ---sự khác biệt chủ yếu ở khả năng thích nghi với hoàn cảnh , và môi trường khác nhau , cái này ở những master hay ladder hồi xưa kém hơn bây giờ rất nhiều
    ---lượng kiến thức bây giờ quá nhiều , nên ko thể học hết , vì vậy phải có chọn lọc và học tập cả đời , trong khi ngày xưa thì ko nhất thiết phải vậy
    ---người bây giờ ko ngu muội như trước đây , nên phải có khả năng thuyết phục người khác , hay thu phục lòng người ở mức độ cao hơn hẳn, chẳng hạn cho Bác vào thời đại này cũng chưa chắc làm nên trò trống gì
    ---nói chung về tổng thể thì ko có khác biệt mấy , chỉ có sự biến đổi trong các kỹ năng chuyên môn , vì sự pt của thời đại
    ---------------------------------------------
    danh dự đối với master và ladder nói chung là rất quan trọng , và họ có thể vì cái này mà tạo nên động lực cho họ phấn đấu , nhưng cái gì cũng có cá biệt , tuy nhiên ko nhiều
    nó chính là cái làm cho họ có động lực phấn đấu thì cũng là cái khiến họ thất bại , đây chính là một điểm yếu , cũng như điểm mạnh , người tài thì phải biết thao túng nó phục vụ cho lợi ích của mình
    Ai cũng có thể dạy tôi nhưng chưa ai là thầy tôi
  9. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Này ông bạn, có một cái tôi nghĩ đối với mõi Master và ladder đều quan trọng, đó là lên kế hoạch để cho mình làm việc. Nêu thi dễ lắm, nói mà, nhưng quan trọng là làm như thế nào?
    Cám ơn truớc
    Nước chảy đá mòn
  10. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Nói như vậy là cậu tự phủ định định nghĩa của mình rồi đó. Người master là nguời như nào cậu đã biết, vậy nếu cậu tự so vơi định nghĩa cậu đặt ra, mà cậu ko nói là cậu là một master liệu có đúng ko?
    Ta lấy câu này tạm nhé, cậu bảo là cậu chưa phải là ladder đúng ko? Ok, cứ cho là đúng đi, nhưng tại sao cậu vẫn có thể viết gọi là gần đúng theo kinh nghiệm của các ladder chuẩn?
    Nếu nói vậy tức là cậu phải là một master để có thể nhìn nhận đuợc thế nào là một ladder đúng ko? Mà nói như cậu thì cậu lại phủ định.
    Tôi nghĩ rằng một ladder hay một master đều có khả năng tự nhận thức bản thân mình, liệu những điều cậu viết rằng, cậu định vuơn tới ladder bằng nhận thức của một master có đúng ko, khi mà cậu lại hoàn toàn ko có khả năng tự nhận thức mình.
    Chắc ko, cứ thử hỏi cậu yếu tố khách quan có tăng thêm ko khi mà các thảm hoạ môi trường ngày càng nhiều hơn. Nguy cơ chiến tranh càng nhiều. Liệu có thể coi là yếu tố khách quan ko?
    Tôi ko tin lắm, ngày xưa có hoàn cảnh riêng, tôi hỏi bạn tại sao dân tộc ta lại có đuợc cuộc chiến tranh thần thánh, trong khi ngày nay nhiều nuớc khác ko thể đuợc. Một nuớc Liên Xô hùng cuờng đứng thứ nhì thế giới, sau khi đổ vỡ thì rớt xuống dạng cường quốc hạng hai, May mà bây giờ còn có Putin nhưng vẫn còn đang ở chỗ nào. Liệu có thể coi là hơn ko?
    Luợng kiến thức tăng thì đúng rôi, nhưng mà nếu bảo ngày xưa mà ko nhất thiết học chọn lọc thì tôi ko tin lắm. Tất nhiên tôi ko bảo là ở VN.
    Có một quyển sách tôi từng đọc có ghi lại một câu chuyện. Có một nhà buôn gửi con sang cho một nhà khoa học kèm cặp. Thế rồi nhà khoa học viết lại là nên gửi đứa con sang một nơi khác vì tôi chỉ dạy đuợc phép cộng còn phép nhân thì chịu như vậy là luôn có sự quá tải về kiến thức.
    Sao ông nói cái gì cũng chắc chắn thế, tôi hỏi bọn mẽo nó khôn hơn đuợc bao nhiêu mà toàn chọn nhiều thằng tổng thống có vấn đề thế.
    Cái này thì tôi công nhận.
    Nước chảy đá mòn

Chia sẻ trang này