1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thế nào là một bước nhảy?

Chủ đề trong 'Dancing' bởi Prebronzer, 08/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Prebronzer

    Prebronzer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Thế nào là một bước nhảy?

    Thế nào là một bước nhảy?

    "Prebronzer" mới chơi nên rất chịu nghe người khác và chịu đọc. Nghe các bạn tranh luận thấy ta và Tây đang tiến gần đến nhau ( trong lĩnh vực khiêu vũ), Chắc là Tây chẳng theo ta đâu, vì đây là món chơi của họ. Khi nào học hát Quan họ chắc là họ phải theo ta ("Prebronzer" hiểu và chơi Quan họ hơn là khiêu vũ).
    Nghe nói ở HN, có lò luyện khiêu vũ, dùng loa dạy hàng trăm người một lúc (mhư luyện thi đại học) và mỗi buổi dậy tới 2 đến 3 bước nhảy của một đến hai điệu. Trên sàn, thâý mọi người kháo nhau vừa học thêm mấy bước mới và dường như càng cao thủ càng phải nhảy được nhiều bước và bước càng ở trình độ cao.Vì tò mò "Prebronzer" thử tìm hiểu xem, bước nhảy là gì mà mọi người mê nó thế ?
    Đối với những người đã khiêu vũ nhiều năm có thể cho rằng câu hỏi trên chỉ dành cho người mới chơi. Nhưng với kinh nghiệm ít ỏi của bản thân và những gì thu luợm được từ các tài liệu về khiêu vũ cho thấy dường như không phải là như vậy. Để biết đẩy đủ dù chỉ một bước nhảy nhiều khi phải học và khổ luyện trong nhiều năm.
    Trước tiên xin đưa ra một vài qui ước mà "Prebronzer" sử dụng trong mục này. Do đặc điểm ngôn ngữ trong tiếng Việt khái niệm "bước" đôi lúc gây sự nhầm lẫn. Có hai khái niệm thường được gọi là bước. Thứ nhất bước chân (step) và bước nhảy ( figure hay syllabus) thường đều nói tắt là bước. Bước nhảy là tập hợp nối tiếp của một số bước chân. Nhưng cũng cần hiểu rằng : khiêu vũ không giản đơn là sự nối tiếp liên tục của các bước nhảy.

    Vậy thì , như thế nào là một bước nhảy !
    Với từng bước nhảy, cần hiểu được ít nhất là 10 điểm (có nhiều người cho rằng cần nhiều hơn) liên quan đến bước đó, bao gồm :
    1. Số bước chân (Number of steps)
    2. Vị trí của bàn chân (Feet Positions)
    3. Phương hướng (Alignment)
    4. Giá trị góc quay (Amount of Turn)
    5. Nâng hạ của thân (Rise and Fall )
    6. Phần bàn chân làm việc (Footwork)
    7. Nghiêng thân (Sway)
    8. Thân đối chiều chuyển động - Contrary Body Movement (CBM)
    9. Bước trước (Precede)
    10. Bước sau (Follow)

    Các điểm trên đều quan trọng như nhau đối với từng bước nhảy. Trong các tài liệu khiêu vũ chuẩn mực cho từng bước, tất cả các điểm này đều được nêu rất rõ ràng. Như vậy, nếu trên 10 điệu nhảy, mỗi điệu ta biết 20 bước thì nắm vững và thực hành chính xác tất cả 10 điểm cho tất cả các bước có lẽ cũng không đơn giản và mất nhiều thời gian và mồ hôi luyện tập đối bất kỳ ai tham gia khiêu vũ có ý định hướng tới chuẩn mực quốc tế.
    (xin tạm dừng ở đây, trước khi thảo luận tiếp, xin các đại cao thủ dạy bảo đôi lời và các bạn thấy có cần thảo luận tiếp nữa không vì mới chỉ dám đưa ra khoảng 25% những gì học mót được).
    Thích tranh luận về khiêu vũ nhiều khi cũng có nhiều chuyện bực mình , nhưng "Prebronzer" luôn nhớ câu mà anh bạn trên mạng của mình là James J. Marshall (http://www.astro.umd.edu/~marshall ) luôn nói :
    "We're dancers, we're used to close contact."

    "Prebronzer"


    Prebronzer
  2. PantherSon

    PantherSon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2001
    Bài viết:
    686
    Đã được thích:
    0
    Hiện nay, nhiều người trong box này đã bắt đầu quen với khái niệm figure rồi, cho nên ta cứ dùng từ này thôi. Ngoài ra đã có người dịch sang tiếng Việt thành "vũ hình", nghe chưa quen nhưng cũng có thể dùng được.
    Tôi xin nói thêm một chút. Hiện nay các figures mà mọi người hay bàn tán đều là các syllabus figures, tức là các figures cơ bản trong giáo trình (phổ biến nhất là của ISTD). Hầu hết các syllabus figures đối với người Việt Nam hiện nay là các "phăng", tức là các biến hoá tương đối phức tạp và chóng mặt rồi. Tuy nhiên, đó chỉ là các figures để luyện các kỹ thuật cơ bản của khiêu vũ thôi (mà trong syllabus - giáo trình, cũng chưa phải là đủ toàn bộ các kỹ thuật của khiêu vũ). Trên mức syllabus là rất nhiều figures thuộc open level, và các biến tấu ở trình độ cao (variations). Các syllabus figures được dùng trong chơi giao tiếp, dùng trong medal tests (thi lấy huy chương nhảy theo giáo trình chuẩn) và trong examinations (sát hạch làm giáo viên). Các variations thường được nhảy trong thi đấu đẳng cấp cao. Tuy nhiên, không thể nhảy đẹp variations khi chưa nắm vững được syllabus figures.
    Các yếu tố của một figure như Prebronzer nói là đầy đủ theo giáo trình (của ISTD). Tuy nhiên, các yếu tố mà bạn nêu ra chỉ giành cho teachers thôi, vì 2 lý do:
    - Những kỹ thuật đó được mô tả rất vắn tắt mà ngắn gọn, chỉ nói có hay không chứ không nói thực hiện thế nào, do vậy chỉ có các bậc thầy hoặc những người ở đẳng cấp thi đấu mới hiểu hết được.
    - Người chơi bình thường không cần phải đi chuẩn tất cả các kỹ thuật đó, vì tập luyện sẽ rất khó khăn và nếu để chơi thì cũng không cần thiết. Và còn tuỳ thuộc vào trình độ của người nhảy tới đâu nữa.
    Tôi xin trích ra những yếu tố như Feet Positions, Amount of Turn, Sway, CBM là chỉ yêu cầu cho những người có ý định luyện tập nâng cao trình độ (keen dancers). Hơn nữa, ngay cả keen dancers cũng không phải lúc nào cũng được yêu cầu thực hiện chính xác tuyệt đối các kỹ thuật này. Do vậy, người ta có thiên hướng học nhiều bước để chơi cho đỡ đơn điệu, hơn là chú trọng luyện vào kỹ thuật. Đối với đa số mọi người thì khiêu vũ là hướng tới sự giải trí cho bản thân chứ chưa hướng tới nghệ thuật của khiêu vũ. Nhưng tôi nhận thấy rằng trừ khi chơi ở các câu lạc bộ có tổ chức, còn như chơi ở sàn thì học nhiều bước cũng chẳng ăn thua vì không mấy khi đi được hết. Đối với tôi, đỉnh cao của khiêu vũ không phải là nhảy nhiều bước khó, mà là nhảy những bước đơn giản bằng trình độ kỹ thuật cao và khả năng diễn tả điệu nhảy đó (expression).
    Thân mến,
    PantherSon
  3. Prebronzer

    Prebronzer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Đúng là như vậy, nếu xem xét theo ISTD hay b ất k ỳ tài li ệu chuẩn mực nào, một bước nhảy cần đầy đủ các yếu tố trên. Trước tiên cần phải hiểu đúng. Việc thực hiện bao nhiêu yếu phụ thuộc vào trình độ và mức độ mong muốn tiến tới chuẩn mực của Dancer.
    Nếu chỉ khiêu vũ giao tiếp (Social Dance), việc mô tả bước Chuyển đóng chân c ủa Van chậm (Right Food Closed Change ) cho nam ( theo Ballroom Dancing - Teach Yourself -tác giả : Spencer, Peggy do ISTD xuất bản, một cuốn sách tuyệt vời cho khiêu vũ giao tiếp- xin các bạn nhớ dùm cái tên này, vì Prebronzer sẽ còn nhắc nhiều đến bà trong trong các tranh luận của mình) như sau :
    -------------------------------------------------------------------
    ?,? Xuất phát mặt chéo tường (DC) trọng t âm trên chân tr ái
    1- Ch ân ph ải tiến
    2- Chân tr ái sang ngang
    3- Ch ân ph ải đ óng v ào ch ân tr ái
    Sau đ ó qua b ư ớc quay tr ái
    ---------------------------------------------------------------------
    T ất c ả c ó v ậy !
    Đ ơn gi ản h ơn nhi ều so v ới tại trang 10 cuốn The Ballroom Technique c ủa ISDT.
    Tịên n ói v ề s ách của ISDT, đ ó chỉ những cuốn cẩm nang để các v ũ sư sau khi đ ã h ọc, dễ nhớ lại của thôi chứ không phải là sách dạy nhảy .
    N ếu có đi ều kiện đ ọc cu ốn s ách c ùng nội dung Ballroom Dancing của Alex More, bạn sẽ thấy đây đ ích th ực là tài li ệu học nh ảy cho mọi người. Các nước người ta học đi học lại m ột bước ở h ầu h ết c ác trình đ ộ, m ỗi trình đ ộ,ch ính bước đó, các yếu tố k ỹ thu ật sẽ b ổ xung thêm, khác ở ta trình độ sau ch ỉ h ọc thêm b ước m à kh ông học lại b ước chưa ho àn chỉnh kỹ thuật ở trình trư ớc c ó l ẽ do v ậy mà "ng ười ta" càng học nhảy trông càng mất đi vẻ đ ẹp thẩm m ỹ.
    Prebronzer
  4. KT-NV

    KT-NV Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2002
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Figure dịch ra tiếng Việt có thể tạm gọi là "bước", mặc dù nó có thể gây ra sự nhầm lẫn với bước đi, tức là "step", điều này do là cách sử dụng lâu rồi thành quen của dân ta mà thôi.
    Trích
    "-------------------------------------------------------------------
    ?,? Xuất phát mặt chéo tường (DC) trọng t âm trên chân tr ái
    1- Ch ân ph ải tiến
    2- Chân tr ái sang ngang
    3- Ch ân ph ải đ óng v ào ch ân tr ái
    Sau đ ó qua b ư ớc quay tr ái
    ---------------------------------------------------------------------"
    Sao lại chéo vào tường là DC (Diagonally to the Centre) được! Chéo vào tường phải là DW chứ (Diagonally to the Wall). Hơn nữa bước đóng chân này phải là chéo vào tâm chứ không phải chéo vào tường!
    Trích
    "Thứ nhất bước chân (step) và bước nhảy ( figure hay syllabus) thường đều nói tắt là bước"
    Người ta thường gọi là Syllabus figure - tức là các figure cơ bản trong hệ thống giáo trình của ISTD.
    Trích
    "Vậy thì , như thế nào là một bước nhảy !
    Với từng bước nhảy, cần hiểu được ít nhất là 10 điểm (có nhiều người cho rằng cần nhiều hơn) liên quan đến bước đó, bao gồm :
    1. Số bước chân (Number of steps)
    2. Vị trí của bàn chân (Feet Positions)
    3. Phương hướng (Alignment)
    4. Giá trị góc quay (Amount of Turn)
    5. Nâng hạ của thân (Rise and Fall )
    6. Phần bàn chân làm việc (Footwork)
    7. Nghiêng thân (Sway)
    8. Thân đối chiều chuyển động - Contrary Body Movement (CBM)
    9. Bước trước (Precede)
    10. Bước sau (Follow) "
    Alignment ở đây chỉ nói lên phương hướng của thân người mà thôi, nói tới Alignment cần phải nói tới Direction (chỉ hướng chuyển động) nữa mới đủ. Chẳng hạn như khi ta đứng xuôi theo chiều sàn nhảy, Alignment lúc này là Facing LOD, nếu tiến xuôi theo chiều sàn thì Direction là Down the LOD, nếu lại lùi theo chiều ngược lại thì Direction lại là Against the LOD kia.
    KTNV
  5. Prebronzer

    Prebronzer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Chà không khí đã nóng nên rồi !
    Đúng là không phải là chéo vào tường mà là xin sửa lại là chéo vào tâm (CD), để chuẩn bị vào bước Quay trái. Nhưng qua trọng là Khiêu vũ giao tiếp thì mô tả đơn giản khiêu vũ đúng chuẩn mực hay thi đấu thì độ phức tạp cao hơn.
    Còn về Hướng là Aligment hay Direction là một câu chuyện dài còn đang mằm ở phần tiếp sau. Nhưng không rõ mọi người có muốn xem tiếp hay không?
    Tuy nhiên, KTNV nguôi giận, mở The Ballroom Techhnique của ISTD, tại sao ở các cột thứ ba của các điệu Slow Waltz, Quickstep và Slow Foxtrot là Aligment, c òn ri êng Tango lại l à Aligment or Direction?
    Chỉ vì Tango khác, v í dụ như : b ư ớc D ạo đ óng (Cl osed Promenade )cho nam sẽ mô tả là :
    - D ọc theo đ ư ờng nh ảy b àn ch ân ch ỉ h ư ớng ch éo tường ( Along LOD pointing D W)
    Sao l ại r ắc r ối nh ư th ế?
    V ì h ường chuyển đ ộng của bước là d ọc đ ườngnhảy, nhưng thân lại hướng ch éo tường trong tư thế dạo, nam n ữ t ạo thành ch ữ V (không phải là tư thế dạo mở như nhi ều người đang dùng nhầm).
    Đây là một câu chuyện d ài, không d ễ gì m à ch ỉ vài câu mà làm r õ được.
    Xin treo lại khi nào "Prebronze" b àn v ề Tango.
    Prebronzer
  6. manhcuong

    manhcuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/12/2001
    Bài viết:
    534
    Đã được thích:
    0
    Bạn PreBronzer hiểu nhầm nghĩa của CBM rồi, bạn dịch ra là "Thân đổi chiều chuyển động" là không chính xác đâu.
    CBM (Contra Body Movement) ở đây chỉ chuyển động của phần thân bên kia đối với phần thân của chân di chuyển (moving foot). Hãy tưởng tượng rằng khi chúng ta đi bộ hay chạy, chuyển động tự nhiên của vai và cánh tay của phần thân bên này luôn đi cùng và hỗ trợ cho chuyển động của chân bước của phần thân bên kia. CBM thường xuất hiện trong các chuyển động quay, phần vai phía thân bên này đưa tới trước tạo nên momen quay cho bước quay. Có thể thấy rõ điều này trong các figure như Natural Turn, Natural Pivot Turn.... khi nam bước chân phải lên ở 1, phần vai trái có xu hướng đi trước để bắt đầu cho động tác quay.
    CBM hay bị nhầm với CBMP (Contra Body Movement Position), CBMP ở đây đơn giản chỉ là một tư thế, được hình thành nên bằng cách bước một chân lên trước chân kia hay lùi chân này sau chân kia trên một đường thẳng và xuất hiện trong các figure promenade (Chẳng hạn như Closed Promenade của Tango, Chasse from Promenade Position của Waltz).
    Thân,
    DMC
  7. Sim_Bat

    Sim_Bat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Tuyệt quá, tiếp tục vấn đề đi các bạn ơi
    hot! hot! hot! đúng là không khí của dance floor
  8. Prebronzer

    Prebronzer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Chà lại CBM (Contra Body Movement) !
    CBM - "Thân đối chiều chuyển động" (không ph ải là đổi chiêù- m ẹ cái dấu) là cách dịch nôm.
    Đầy đủ nó là : động tác của vai và hông phía đối diện chân chuyển động hứơng theo hướng của chân chuyển động và thường sử dụng khi bắt đầu quay. Đ ây là kh ái niệm th ường g ây bối rối cho người mới học như PreBronzer.Có một cách mô tả khác đơn giản và rõ ràng hơn nhiều và Việt hoá 100% sẽ trình bày ở phần sau. Hy v ọng mọi người có thể quên đi thuật ngữ rất khó tưởng tượng này này.
    Là lính mới với trình độ thấp nhất (Tiền - Đồng) mà bị thẩm vấn nhiều qu á không r õ có đủ can đảm để tiếp tục không............
    Prebronzer
  9. Prebronzer

    Prebronzer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ cũng cần thống nhất đôi điều khi bàn về một thuật ngữ khiêu vũ.
    - Bản thân nếu không dịch dùng nguyên bản tiếng Anh, cho dù là người Anh, nếu không phải là người có chuyên môn khiêu vũ cũng không hiểu mô tê gì cả. Prebronzer đã thử một vài từ với các đồng nghiệp là người ănglê chính cống. Vởi vì bản thân nghĩa đen của từ không phản ảnh được nội dung kỹ thuật và chuyên môn.
    - Khi đã dịch ra rồi mà lại giải thích trên cơ sở tiếng Việt của từ dịch thì sự tăm tối của từ ngữ lại tăng lên gấp đôi.
    - Việc hiểu một thuật ngữ phải xuất phát từ định nghĩa của từ đó theo các từ điểm thuật ngữ chuyên môn. Ví dụ : nhiều vũ sư ở ta (thậm trí có đẳng cấp quốc tế) giải thích từ Fallaway : là tách ra xa (to fall away) theo đúng theo nghĩa đen. Nhưng nghĩa của từ này trong khiêu vũ chỉ là những tư thế khi cả nam và nữ cùng lùi.
    - Chúng ta cần theo gương những người chơi khiêu vũ Trung Quốc. Họ dùng toàn tiếng của họ, rất ít dùng tiếng Anh.
    Do vậy trước những thuật ngữ tiếng Việt (thậm trí tiếng Anh) không nên bẻ chữ làm nhiều mảnh rồi suy đoán theo nghĩa đen, mà cần quay lại định nghĩa của chúng trong các từ điển khiêu vũ. Khi gặp những từ được tạm dịch ra tiếng Việt nếu tạm ổn thì ta chấp nhận và tốt hơn nên đưa ra dự định (nếu theo mình) thì dịch thế nào là hợp hơn.
    Thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta những người chơi và yêu khiêu vũ nên có một chuyên mục giải thích thuật ngữ (đưa thuật ngữ gốc và Tiếng Việt chuyển đổi) bằng tiếng Việt trong chuyên mục này.
    Prebronzer
  10. Sim_Bat

    Sim_Bat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Đừng ngại gì cả Prebronzer,
    Những nội dung của bạn đưa ra đã gây sự chú ý của mọi người rồi đấy. Rất có giá trị, tớ tặng bạn cái vote đầu tiên nhé.
    Tiếp tục đi prebronzer,

Chia sẻ trang này