1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thế nào là một bước nhảy?

Chủ đề trong 'Dancing' bởi Prebronzer, 08/07/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. manhcuong

    manhcuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/12/2001
    Bài viết:
    534
    Đã được thích:
    0
    Đừng ngại PreBronzer, đây là thảo luận thôi mà, quả thực là bạn rất đáng được biểu dương về sự nhiệt tình và ham thích tìm hiểu đấy. Diễn đàn này cần có thêm nhiều thành viên như bạn.
    Tiếp tục nói về CBM nhé, như tôi đã nói ở trên, CBM là chuyển động nhằm tạo nên momen quay trong các động tác quay, và tiếp theo đó thường được sử dụng là kỹ thuật Sway. Cái này tôi đã nói rồi, trích dẫn lại ở đây thôi:
    Nếu bạn để ý, sẽ thấy rằng trong các figure có sử dụng Sway, ví dụ như Natural Turn của Waltz cho đơn giản nhé, cái này mất hai nhịp 123 456. CBM ở 1 và 4, còn Sway thì là SRRSLL, tức là Sway ở 23 và 56.
    Thêm nữa, tôi đoán có lẽ bạn cũng mới đọc cuốn The Ballroom Technique phải không? Và hình như bạn dùng nick PreBronzer là nick thứ 3 trên forum này rồi thì phải
    Được manhcuong sửa chữa / chuyển vào 09/07/2002 ngày 08:51
  2. Prebronzer

    Prebronzer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    thế nào là một bước nhảy?
    (tiếp)
    Prebronzer lần đầu tiên tham gia hội thảo, chưa có Nick Name nào cả. Còn tại sao là "Prebronzer" đ ây là những gì mọi người gán cho và mình vui vẻ xin nhận. Về sách của ISDT mình có từ khi bà Marian Brown sang ta dạy nhảy ( tháng 11-1999).
    Cũng như các bạn, bây giờ, lúc đầu mình cho nó là nhất thế giới. Nhưng khi đọc nhiều sách khác thì thấy mỗi cuốn c ó một cái hay của nó (tuỳ theo mục đích sử dụng). Mình sẽ có d ịp quay lại đ ề tài sách khi êu vũ . Đ ể mọi ng ười đỡ tồn tiền mua sách không đúng mục đích (v ì s ách giá khá đắt).
    Đ ược sự cổ vũ của một vài ngư ời, n ên Prebronzer xin viết tiếp hầu quí vị :
    Sau đây xin đi vào từng điểm cụ thể :
    1. Số bước chân : Để đảm bảo bước nhảy thống nhất ở khắp nơi trên toàn thế giới, thì mỗi bước nhảy cần có một số bước chân và từng bước chân có số thứ tự thống nhất. Ví dụ nếu nói bước chân 4 (nam) của bước Quay phải (Natural Turn) trong điệu Van chậm chẳng hạn, thì ở khắp nơi trên thế giới mọi người biết và hiểu là chân trái lùi. và chỉ như vậy khiêu vũ mói có điều kiện trao đổi quốc tế. Tuy nhiên cần lưu ý, trong hai hệ thống bước có uy tín hiện nay là của ISTD và IDTA vẫn có những điểm chưa thật thống nhất. Đặc biệt các bước nhảy của ISTD nhiều khi bước cuối của bước trước là bước đầu của bước sau cũng gây những lầm lẫn nhất định.
    2. Vị trí của bàn chân : tên gọi của nó đã khá rõ ràng tuy nhiên cần hiểu là vị trí của một bàn chân chuyển động với bàn chân còn lại ở cuối bước chân, ví dụ như tiến, lùi sang ngang hay là chéo...Ví dụ bước 2 khi quay trong điệu van, nam đầu tiên tiến chân những kết thúc là sang ngang.
    3. Phương hướng : là tương quan giữa bàn chân và phòng nhảy. Những khái niệm cần quan tâm bao gồm:
    a- Đường nhảy (LOD) : Có 4 đường nhảy dọc theo các cạnh của sàn nhảy. Khi nói về hướng là nói liên hệ của nó với đường nhảy cụ thể mà ta nhảy đang trên nó.
    b- Mặt hướng, lưng hướng và bàn chân hướng (Facing, Backing and Pointing Alignments): chỉ ra rằng nếu nam tiến mặt hướng thì nữ sẽ lùi lưng hướng về một hướng nào đó và ngược lại, nhưng áp dụng khi thân và bàn chân cùng hướng. Khi bàn chân bàn chân quay nhiều hơn , thân quay ít hơn thì người ta dùng khái niệm "bàn chân hướng".
    c- Cần nhớ rằng một điều rất quan trọng hướng là hướng bàn chân "ở cuối bước".
    d. Đường nhảy mới: Khi đến góc của sàn, tất nhiên ta sẽ qua đường nhảy mới và từ đây hướng sẽ quan hệ với đường nhảy mới.
    e- Chéo tâm ở góc : sẽ trở thành chéo tường ở đường nhảy mới.
    g- Tâm không có nghĩa là tâm của sàn, mà chỉ là đường tưởng tượng bên trái của nam khi chuyển động tiến, tương tự tường là ở bên phải nam. Ví thử ta đi trong một hầm hẹp tối, thì luôn bên phải ta là tường và bên trái là tâm.
    4. Giá trị góc quay: góc quay trong các điệu cổ điển (Ballroom) đo bằng góc giữa hai bàn chân. Trong các điệu Latinh, do bàn chân thường quay mở ra nên phản ánh qua góc quay của thân. Góc quay đo bằng số phần của một vòng tròn ( ví dụ, trong điệu Slow Waltz, cứ một nhịp, ba phách sẽ quay 3/8 là chia vòng tròn làm 8 phần thì góc quay chiếm 3 phần, hay 135 độ). Có một khái niện cần lưu ý là : khi bước tiến và quay thì gọi là quay ngoài (the outside of the turn), khi bước lùi và quay thì sẽ là quay trong (the inside of the turn).
    5. Nâng hạ của thân : là một khía cạnh quan trong trong các điệu nhảy có nghiêng thân (Swing Dances), bao gồm các điệu Van chậm (Slow Waltz) Phốc-trốt (Foxtrot), Quích Xtép ( Quick step) và Van Viên( Viennese Waltz). Nghiêng (Sway) được hiểu là nghiêng thân qua bên phải hay bên trái. Ví dụ điểm hình là nâng hạ thân trong điệu Van chậm (van vuông), khi quay phải và quay trái : Nâng lên ở cuối bước 1, tiếp tục nâng ở bước 2 và 3 (đến khi chân đã đóng) , hạ xuống ở cuối 3. Xuất phát đầu gối hơi chùng, bắt đầu nâng từ bàn chân sau đến gối thẳng ra, khi hạ ngược lại đầu gối chùng xuống rồi mới đến bàn chân hạ xuống.
    6. Phần bàn chân làm việc: được định nghĩa là phần nào của bàn chân tiếp xúc với sàn và rất khác nhau trong từng điệu nhảy. Nhiều người nhà huấn luyện khiêu vũ nói rằng là "sự khác nhau giữa bàn chân có học và không học khiêu vũ - difference between educated and uneducated feet." Những khái niệm cần lưu tâm, trong các điệu cổ điển :
    a- Gót (Heel) : khi khiêu vũ và trong tự nhiên, khi tiến thường bắt đầu bằng gót rồi đặt bàn chân phẳng. Nên khi nói gót có nghĩa là sau đó bàn chân phẳng.
    b. Gót mũi(HeelToe): Khi tiến trên gót sau đó nâng người lên hay quay thì cuối bước chắc phải có áp lực trên mũi.
    c. Mũi (Toe): Khi đang nâng thân lên cao trên mũi một chân mà chuyển trọng tâm chắc sẽ phải trên mũi chân còn lại.
    d. Mũi gót (Toe Heel): Khi đứng lâu trên mũi muốn hạ xuống chắc phải chuyển qua gót. Khi lùi thì thường mũi chân chuyển đông tách khỏi sàn và gót miết lùi trên sàn.
    e. Mũi gót mũi (ToeHeelToe): Khi nam lùi bằng chân phải, nâng thân rồi quay trái rồi lại dẫn nữ nâng sẽ dùng đến Mũi gót mũi.
    Trên chỉ là những trường hợp giản đơn nhất của của bàn chân tiếp xúc. Tuy nhiên có những điệu như Tango hay Pasodoble thì, kỹ thuật này khá là phức tạp. Trong các tài liệu từng bước chân đều chỉ rõ phần bàn chân tiếp xúc.
    7. Nghiêng thân : Tương tự , khi ta đi xe vòng thân theo lực hướng tâm sẽ nghiêng để đảm bảo cân bằng. Việc vặn thân trên giúp cho việc quay dễ dàng hơn. Là một kỹ thuật quan trong trọng trong khiêu vũ . Nghiêng thân được thực hiện trong hầu hết các kỹ thuật quay. Ngoại trừ khi quay Spin, do quá nhanh nên không áp dụng. Các bước quay được khởi đầu bằng CBM (sẽ nói đến dưới đây) và nghiêng thân trước khi vào các bước sau. Nếu bước CBM bằng chân phải nghiêng thân sẽ qua phải, bằng chân trái, nghiêng thân sẽ qua qua trái cho dù là bước tiến hay bước lùi. Nguyên tắc cơ bản của nghiêng thân là nghiêng vào tâm quay. Về giá trị thực thành nghiêng thân sẽ giúp không bị quay quá và mất cân bằng. Khi thực hiện nghiêng thân đúng và thuần thục sẽ tạo ra bước nhảy đẹp và duyên dáng.
    8. Thân đối chiều chuyển động - Contrary Body Movement (CBM)
    Thân đối chiều chuyển động là động tác quay hông và vai bên đối diện theo hướng của chân chuyển động và dùng khi khi bắt đầu các chuyển quay. Thuật ngữ thân đối chiều chuyển động thường làm cho người ta cảm giác khó hơn là thuật ngữ xoay thân, mặc dù là tương đưong nhau. Để dễ dàng hình dung, kỹ thuật này, trong các đông tác quay thực hiện như sau :
    a- Tiến quay qua phải: Chân phải tíên và đồng thời xoay hông và vai trái lên phía trước.
    b- Tiến quay qua trái: Chân trái tíên và đồng thời xoay hông và vai phải lên phía trước.
    c- Lùi quay qua phải: Chân trái tíên và đồng thời xoay hông và vai phải ra phía sau.
    d- Lùi quay qua trái: Chân phải lùi và đồng thời xoay hông và vai trái ra phía sau.
    Tuy nhiên cần nhớ , trường hợp riêng biệt quay quanh trục (Pivot), không xoay thân mà thân trong trạng thái tĩnh.
    , Nhân tiên xin nêu một khái niệm thường nhầm lẫn là Vị trí thân đối chiều chuyển động - Contrary Body Movement Position (CBMP ). Thân đối chiều chuyển động (CBM) là động tác chuyển động của thân. Vị trí thân đối chiều chuyển động (CBMP) là vị trí đạt được khi chân chuyển động đặt thẳng cùng trục chân trụ phía trước hoặc sau mà thân không quay. Tuy nhiên một vài trương hợp đồng thời cả CBM và CBMP. Nguyên tắc cần nhớ các bước đi ra ngoài bạn nhảy , đều là CBMP để đảm bảo giữ tiếp xúc giữa hai thân người.
    9. Bước trước (Precede) và Bước sau (Follow) : Tại sao điệu Van chậm ( hay gọi là Boston) chúng ta hiện nay chỉ chủ yếu là quay phải? Theo chúng tôi lý do chủ yếu chúng ta không có những hiều biết cặn kẽ về Bước trước và Bước sau, ngay trong những bước cơ bản nhất cuả điệu này. Chuỗi tổ hợp cơ bản gồm : Quay phải, đổi chân, quay trái đổi chân, chỉ ra rằng sau mỗi một lần quay lại có một bước đổi chân thì mới có thể đổi chiều quay được. Nếu muốn bỏ qua bước đổi chân để vào bước quay trái thì bước quay phải phải đổi thành bước đổi ngập ngừng ( Hesitation Change). Rõ ràng đối với mỗi bước thì chỉ có một số khả năng nối với bước trước và bước sau nó. Điều này phải tuân thủ như các luật lệ giao thông. Chỉ có vậy mới giữ cho dòng chuyển động mượt mà và đảm bảo không va chạm giữa các đôi nhảy. Quay lại tổ hợp cơ bản của van chậm nêu trên, ví dụ bắt đầu mặt hướng tâm ,sau bước quay trái, bây giờ chúng ta chúng ta mặt hướng chéo tường, chân trái tự do. Nếu ta nối với bước đóng đổi chân trái ( left foot closed change) ta có thể nối ngay tiếp theo là bước quay phải , rồi lại ta nối với bước đóng đổi chân phải ( right foot closed change) và lại lặp lại bước quay trái. Trong tài liệu khiêu vũ, các bước trước và sau có thứ tự tăng dần theo độ khó thực hiện tương ứng với các trình độ khác nhau. Do vậy cần thiết phải nối bước nhảy với các bước trước và sau theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp tăng dần.
    Quá dài và phức tạp phải không các bạn, xin tạm dừng ở đây!
    N ếu c ác bạn còn đủ kiên nhẫn, Prebronzer, lần sau sẽ đưa thử một mô tả một bước với đầy đủ các yếu tố kỹ thuật và m ột hìn vẽ bước nhảy đó.
    Prebronzer
  3. KT-NV

    KT-NV Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2002
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Càng đọc càng thấy có lẽ PreBronzer đang dịch từ trang tid-bits của Anh phải không? Tuy nhiên cũng rất hoan nghênh. Những gì bạn đưa ra không phải ai cũng để ý tới, chẳng hạn như góc quay là góc quay giữa hai bàn chân chứ không phải góc quay của thân người, thân có xu hướng quay chậm hơn (Rất quan trọng!). Chẳng hạn trong nhịp 2 của Natural Turn khi chân phải đã pointing DC rồi mà thân lúc này mới chỉ là To Centre thôi (Vi body turn less), và DC chỉ khi đóng chân trái với chân phải hoàn thành động tác quay.
    Nữa này: Dịch cái từ CBM là "Thân đối chiều chuyển động" nghe buồn cười lắm. Dịch phải lấy cái movement làm gốc ấy chứ. Nên để là "Chuyển động của phần thân đối ứng" hay cái gì đại loại vậy nhỉ?
    KTNV
    Được kt-nv sửa chữa / chuyển vào 09/07/2002 ngày 12:33
  4. manhcuong

    manhcuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/12/2001
    Bài viết:
    534
    Đã được thích:
    0
    Không hoàn toàn như vậy, trong bước tiến thì vai có xu hướng đi trước, hông chỉ là hệ quả của vai mà thôi chứ không phải cả hai đồng thời đâu, đây là chuyển động tự nhiên thôi. Bước lùi thì hông lại có xu hướng đi trước vai.
    Thân,
    DMC
  5. Prebronzer

    Prebronzer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Gửi KTNV
    Đọc nhận xét của bạn, Prebronze đánh thêm một dấu vào trắc nghiệm của mình về người Việt.
    Ngưởi Việt ta, số người tạo ra một cái gì để thảo luận không nhiều, số người chỉ trích đông hơn.
    Nhìn vào văn học ( không phải khiêu vũ), nước ta có một chuyện "Kiều" của Cụ Nguyễn Du bất hủ.
    Thế những những người thích chỉ trích (biết đôi chút tiếng Tàu) lại cho rằng đây chỉ là bản phỏng dịch từ "Đoạn trường tân thanh- TIếng kêu đứt ruột mới" c ủa Tàu.
    Vậy thì người Việt có bao nhiêu người biết tiếng Tàu, và trong họ có bao nhiêu người đọc tiếng Tàu đến độ cảm nhận hay của chuyện Tàu?
    Với người Việt ai cũng biết chuyện Kiều còn cái chuyện tiếng Tàu kia phỏng mấy người biết.
    Trong nghề nghiệp c ủa mình, Prebronze là một " Suppe critic".
    Xin thử thể hiện :
    Trích "thân có xu hướng quay chậm hơn (Rất quan trọng!)"
    Đúng phải là " thân có xu hướng chuyển động chậm hơn châ n chuyển động " . Chả nhẽ khiêu vũ luôn chịu vậy à?
    Hoàn toàn không, khi nói Ch ân phải tiến, phải hiểu là : thân tiến trước rồi (đ ể loại tr ừ việc chậm hơn), chân phải mới chuyển động tiến, khi chân v ào v ị tr í s ẽ bắt kịp th ân v à nh ận trọng tâm từ thân.
    V à c òn quan tr ọng hơn nữa, vi ệc n ày tạo ra k ỹ thu ật Dẫn bằng thân (body leed) giúp cho nữ dễ dàng nhận được tín hi ệu dẫn thông qua k ết nối.
    Khi không hi ểu được điều n ày, khi n ói chân phải ti ến, người ta ch ỉ th ò chân ra tr ước mà hề chuyển tr ọng tâm. R ất đ áng tiếc các v ũ sư ta d ường nh ư ch ưa ch ú tr ọng đ ến d ạy đi ều n ày.
    Prebronzer
  6. onlinecafe

    onlinecafe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2001
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Tại sao chúng ta lai phải tranh luận về những vì chỉ cần lấy sách ra là biết được!
    Contra Body Motion (CBM) thực chất chỉ là chuyển động của vai, tay và thân người khi đi bộ thôi. Nhưng khi nhảy thì động tác này được cường điệu lên.
    Xin trích dẫn bằng tiếng Anh:
    'Contra body motion means to bring the right shoulder, arm, and torso forward while stepping forward on the left foot, and to bring the left shoulder and torso forward while stepping to the right foot'
    Chúc mọi người vui vẻ và đóng góp ngày càng nhiều cho TDC.
    OnlineCafe
    Ghi chú:
    Có lẽ rất nhiều người đã nắm được nội dung các từ viết tắt trong kỹ thuật dancing, nhưng onlinecafe muốn nói lại cho những bạn chưa biết:
    (Phần nào cũng bổ xung thêm về chủ đề 'Thế nào là một bước nhảy?' )
    Rhythm
    S=Slow, 2 beats of music.
    Q=Quick, 1 beat of music

    Foot Position
    RF= Right Foot
    LF= Left Foot
    SLT=slight(ly)
    TTI= Toe Turned In
    TTO= Toe Turned Out
    Body Position
    SLT=slight
    CBM=Contra-Body Motion
    CBMP= Contra-Body Motion Position
    R=Right
    L=Left
    Alignment
    LOD= Line of Dance
    DC= Diagonal Center
    DW=Diagonal Wall
    P= (foot) Pointing
    A-LOD= Against LOD
    Foot-Work
    T=Toe
    H=Heel
    B=Ball of foot
    HT= Heel, then Toe
    TH= Toe, then Heel
    F= foot (flat foot)
    LF= Left Foot
    RF= Right Foot
    W= whole (foot)
    IE= Inside Edge
    Turn
    Com= Commence
    E/O= (at) end of
    Cont= Continue
    R=Right
    L=Left
    BTL= Body Turns Less
    BCT= Body Completes Turn
    Bet= Between

    Rise & Fall
    Com= Commence
    E/O= (at) end of
    Cont= Continue
    NFR= No-foot rise (Body Rise with heel on the ground)
    R= Rise
    L= Lower
    Dance Positions
    PP= Promenade Position
    Prom Pos= Promenade Position
    OP= Outside Partner
    PO= Partner Outside
    ROP= Right Outside Partner
    LOP= Left Outside Partner
    SxS= Side-By-Side Position
    Vì thực sự một số thuật ngữ cũng khó dịch ra tiếng Việt, nên OnlineCafe vẫn để tiếng Anh, và như thế cũng dễ cho các bạn khi tham khảo các tài liệu viết bằng tiếng Anh (vì tài liệu bằng tiếng Viết không có mấy...)
    Được onlinecafe sửa chữa / chuyển vào 09/07/2002 ngày 15:40
  7. KT-NV

    KT-NV Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2002
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Tôi đề cập ở đây chỉ nói tới các chuyển động quay nói chung mà thôi (và tất nhiên có ngoại trừ nữa, cái này cần kiểm chứng thêm các trường hợp). Chẳng hạn như trong Waltz với Natural Turn, Reverse Turn, Basic Weave, Weave from PP, Progressive Chasse to Right, Open Telemark, Turning Lock...
    Chứ chuyển động nói chung thì vô cùng! Thậm chí thân chuyển động trong khi chân không chuyển động, vân vân và vân vân...
    KTNV
  8. PantherSon

    PantherSon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2001
    Bài viết:
    686
    Đã được thích:
    0
    To Prebronzer,
    Hoan nghênh bạn đã post những bài rất kỹ thuật, rất cơ bản lên. Tôi thấy nó đang có "mầm mống" của một mục tra cứu thuật ngữ kỹ thuật, rất có ích cho những người để tâm nghiên cứu. Tôi xin góp ý với bạn một điều nhỏ, bạn có thể viết các đoạn dãn cách ra được không? Những bài của bạn phải giải nghĩa rất nhiều và có rất nhiều thứ liên quan với nhau, nên chắc chắn không thể trình bày ngắn được. Nếu viết dãn cách ra tôi nghĩ những người mới học nhìn vào sẽ thấy hấp dẫn, dễ đọc hơn, và họ sẽ chịu đọc bài của mình :)
    Về thuật ngữ, tôi thấy vai trò của nó cũng không quan trọng lắm trong khiêu vũ. Tôi nhìn từ 2 khía cạnh:
    - Nền văn hoá và ngôn ngữ kỹ thuật: Người Anh có công hệ thống hoá kỹ thuật khiêu vũ, do vậy thuật ngữ phần lớn sẽ là tiếng Anh, và các nước nói tiếng Anh đương nhiên dùng. Đức, Italia là 2 trung tâm DanceSport lớn ở châu Âu, cũng dùng thuật ngữ tiếng Anh. Trung Quốc cố gắng bản địa hoá, nhưng không chỉ trong khiêu vũ mà trong mọi lĩnh vực vì tính chất của nền văn hoá bảo thủ và tự tôn. Đối với Việt Nam, tôi nghĩ cái gì đơn giản thì dịch, cái gì mới, lạ, phức tạp thì không nên dịch. Đặc điểm của tiếng Việt là phải diễn giải dài dòng (các bạn đã từng dịch Anh - Việt thì biết), do vậy việc dịch thuật ngữ vừa đúng nghĩa mà lại đảm bảo đúng tiếng Việt là điều rất khó. Hơn nữa, tôi thấy rằng đối với người học (có quan tâm) thì thuật ngữ không quan trọng mà việc hiểu đúng thuật ngữ và thực hành đúng kỹ thuật đó mới quan trọng.
    - Thuật ngữ và đối tượng học: nếu đối tượng học là những người chỉ lấy chơi là chính (chiếm đại đa số), thì họ không quan trọng về thuật ngữ. Đối với những người này thì chỉ cần nhảy trơn tru từ đầu tới cuối một bản nhạc, cơ thể thoải mái, thế là đạt, mà để làm vậy thì cũng chỉ cần vài ba yếu tố (trong hơn 10 yếu tố kỹ thuật) của một figure mà thôi. Còn đối tượng thứ 2, các keen dancers và teachers, tôi thấy họ cần phải biết, hiểu được thuật ngữ bằng tiếng Anh, và đã nói được thì phải làm được. Bạn Prebronzer nếu đã tham gia lớp tập huấn của bà Marion Brown thì chắc cũng biết chẳng có mấy người hỏi và trả lời được kỹ thuật trực tiếp với bà bằng tiếng Anh. Vậy đó, làm được thì mới khó chứ vài ba câu chữ tiếng Tây trong sách mới chỉ là bước đầu thôi.
    Ý thứ 2 tôi muốn tham gia là mối liên quan giữa các yếu tố kỹ thuật trong một điệu nhảy. Tôi xin theo mọi người, lấy một figure căn bản nhất của điệu Waltz quen thuộc: the Natural Turn. Các bạn đang nói về:
    - Sway
    - CBM
    - Rise and Fall
    Thuật ngữ chỉ là thuật ngữ, giải nghĩa chỉ ở một mức nhất định. Như tôi đã nói trong bài trước, các tài liệu kỹ thuật hiện có chỉ nói cái đó là cái gì, mà không nói cách thực hiện như thế nào. Chẳng hạn:
    - Sway: muốn có sway, thì bước nhảy phải có swing. Swing của một bước đi ít hay nhiều là do năng lượng của chuyển động được tạo ra từ bước trước đó. Trong 123 của Natural Turn, các bạn sẽ phải sway SRR - Nam / SLL - Nữ. Có nghĩa là bước 2 phải swing chân trái - Nam / chân phải nữ. Nhưng năng lượng của swing phải được tạo ra từ bước một, bằng cách hạ thấp trọng tâm trước khi chuyển động. Nếu trong một bài nhảy liên tục, Natural Turn được nối sau một figure nào đó, thì ta sẽ phải xuống thấp từ cuối phách 3 của figure trước, để tạo đà cho bước 1 và tạo năng lượng cho bước 2 của Natural Turn. Còn nếu Natural được đi ngay vào đầu của bài nhảy, thì người ta bao giờ cũng đi trước một bước tạo đà từ phách 3 của nhịp trước.
    - Các yếu tố kỹ thuật khác cũng vậy, liên quan với nhau rất nhiều.
    Sau một hồi dài dòng như vậy, điều tôi muốn nói là bàn bạc kỹ thuật không phải bao giờ cũng ra vấn đề. Đối với thể thao hoặc những môn thực hành, tác động trực quan có ảnh hưởng mạnh hơn ngôn ngữ rất nhiều lần. Tôi thấy bạn nào nói cũng có cái đúng, nhưng chưa đầy đủ, vì đơn giản là bài viết có giới hạn, mà có lúc quên này quên nọ nên cũng không biểu đạt được hết những kỹ thuật hàm chứa trong người mình. Tôi cực kỳ thích trao đổi về kỹ thuật, nhưng quả là khả năng viết có hạn nên đôi khi cũng thấy oải. Mà xét cho cùng thì sách của ai cũng giống nhau, nên vác sách ra tranh cãi cũng hơi thừa. Tốt nhất là chú trọng vào thực hành nhỉ! Mong được gặp gỡ và bàn luận trực tiếp với các bạn.
    Thân mến,
    PantherSon
  9. Prebronzer

    Prebronzer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Đúng là không nên quá cực đoan khi chuyển dịch toàn bộ các thuật ngữ khiêu vũ thành tiếng Việt, ví dụ :Telemark, Aida, Horse and Cat, Maxixe... Nhưng nếu ta cứ nửa tây nửa ta thì cũng khó nghe. Có những vũ sư cứ nói luôn muồn những thuật ngữ tiếng tây nửa mùa, như là khoe trình độ của mình, làm người nghe rất khó chịu,nhất lại chẳng biết tiếng tây mô tê ra sao. Chẳng nhẽ trước học khiêu vũ lại phải đi học một lớp tiếng tây à!.
    Dịch ra tiếng Việt đôi lúc làm sự hình dung đơn giản hơn.
    Xin đơn cử quay lại CBM :
    -Khi chân phải tiến chuẩn bị vào một động tác quay phải, theo định nghĩa vai và hông phía đối diện, tiến cùng chiều chân phải, thật khó tưởng tượng,. Nếu thay việc mô tả trên bằng: khi chân phải tiến, thân quay qua phải (lẽ dĩ nhiên khi thân quay qua phải hệ quả làm hông và vai trái sẽ tiến lên phía trước-CBM), thì dễ hiểu hơn nhiều và viết tắt là (TQP-thân quay phải). Tuy nhiên nếu (thật buồn) không có Tango thì ổn. Vì Tango nhiều khi dẫn vai mà thân lại không quay. Có lẽ nếu viết là , hông và vai trái tiến (VTT) thì sẽ ổn hơn.
    -Hay là CBMP ( nghe thật gớm) nhưng thực chất là hai bàn chân cùng trên một trục khi tiến hoặc lùi. Vậy dịch là hai chân một trục (HCMT).
    Như vậy ta sẽ có thể quên đi những "ci-bi-em" hay "ci-bi-em-pi" đầy hãi hùng.
    Nhân tiên Prebronzer cũng xin có đôi nhận xét :
    Bà con trong diễn đàn chắc trình độ cao nên ít người nói về những bước cơ bản mà các bài giới thiệu toàn là bước trình độ "Gold" cả.
    Cảm giác như mọi người đang ngồi trên ngọn cây "khiêu vũ"
    Xin mọi người bình tĩnh leo dần từ gốc lện ngọn. Leo đến đây tuỳ, khả năng và ý định của người tham gia khiêu vũ.
    Prebronzer vẫn mong muốn có những mô tả bằng tiếng Việt đầy đủ tất cả các yếu tố kỹ thuật. Việc thực hiện đến đâu xin dành lại quyền cho người sử dụng.
    Prebronzer
  10. KT-NV

    KT-NV Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2002
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Đương nhiên rồi, Prebronzer. Thuật ngữ là một phần của khiêu vũ, sao bỏ đi được. Tuy nhiên khi dạy cần giải thích bằng tiếng Việt rằng đó là cái gì thôi.
    Không phải là "khiêu vũ trên ngọn cây", kỹ thuật và bước nhảy là hai mặt của một vấn đề, và cũng dành cho các đối tượng khác nhau có mối quan tâm khác nhau!
    KTNV

Chia sẻ trang này