1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thế nào là một Master

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi kenetic, 20/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kenetic

    kenetic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    0
    Thế nào là một Master

    Xin lỗi bên box "thông báo , ý kiến" vừa quẳng bài tôi đến đây nay chỉnh sửa lại
    bài trước tôi có đề cập đến master , nay lý giải một master là thế nào

    Một master là một người có khả năng học mọi thứ có thể học
    (nhưng bạn phải hiểu là học khác hành , vì thế nhiều master ko thành công bằng những người khác dù họ kém hơn rất nhiều về tri thức nói chung [ rộng lắm , bao gồm tất cả])

    Khả năng học mọi thứ ở đây bao gồm nhiều lĩnh vực , vì thế cho dù một giáo sư hay thủ khoa chưa chắc là master và ngược lại

    Về lý thuyết nói chung thì ai cũng có thể trở thành master , nhưng thực tế thì chỉ khoảng 1/10000 ->1/100000 thôi (tuỳ thuộc từng vùng , tôi đang nói VN thôi vì chưa có dịp tiếp xúc nhiều với các master nước ngoài)

    Có thể nói trình độ kiến thức nói chung của master vượt ra rất xa so với mặt bằng của SV(những con người được coi là tri thức của xã hội)

    Nhưng trình độ của các master với nhau nhiều khi cũng rất xa nhau , còn xa hơn khoảng cách trên
    cái gì đã làm nên điều đó thì mọi người xem tiếp đoạn dưới rồi cho ý kiến luôn thể
    --------------------------------------------

    Để có thể học được mọi thứ mà có thể học thì rất cần một kỹ năng(có thể dùng từ khác) rất quan trọng đó là khả năng nhận thức bản chất vấn đề (đừng nghĩ cái này đơn giản) tôi thử hỏi bạn một điều bản chất của nghị lực là gì ?

    Trong riêng vấn đề này cũng có nhiều trình độ khác nhau , lấy sự việc hoặc công việc làm chủ đạo (nói chung cho mọi thứ), khi bạn làm một công việc lặp đi lặp lại bao nhiêu lần thì tìm được bản chất (bản chất cơ bản nhất)của nó . Nếu sau 1 lần đầu tiên thường là điều ko tưởng , lần thứ 2 là may mắn , lần thứ 3 bạn là một thiên tài v.v... Vì thế nếu có ai làm được như vậy tôi rất muốn học hỏi. Vần đề này tôi vẫn chưa đề cập rõ vì nó quá rộng cần một vài bài mới nói hết (mà cái nào trong này cũng thế thôi)

    Từ năng lực nhận thức bản chất vấn đề dẫn đến kỹ năng thứ 2 đó là khả năng điều khiển ý nghĩ bản thân (sợ có nhiều bạn cười tôi bảo là con người thì mọi ý nghĩ bản thân đều do mình điều khiển chứ , cho bạn một vài ví dụ về vấn đề này : khi bạn đang có nhiều suy nghĩ trong lòng nhưng đến giờ đi ngủ , nếu là người bình thường thì nắm trăn trở còn một ke có thể điều khiển ý nghĩ thì lúc nào thích ngủ là ngủ được . Ví dụ 2 : bạn có thể tập trung tối đa trong 99% tình huống ko , nếu bạn làm được đó là bạn điều khiển được ý nghĩ , còn nhiều lắm nhưng thôi) trong khả năng này cũng có nhiều trình độ khác nhau , nói cả ngày ko hết đâu , nhưng mức cao nhất là thao túng ý nghĩ

    từ khả năng điều khiển ý nghĩ đến ký năng thứ 3 : có thể dùng nghĩ lực(một điều mà ai cũng coi đó là một đặc tính để dẫn tới thành công) lúc mình muốn. Lúc đầu tôi có hỏi nghị lực là gì ? nay trước ta xem xét ko có nghị lực là như thế nào . Bạn làm một công việc , khó khăn và vất vả , trong đầu bạn cảm thất chán nói chung lại là ko muốn làm nữa sau một thời gian , nếu bạn dừng lại đó chính là ko có nghị lực , nếu bạn vượt qua được là có nghị lực . Vậy thực sự ko có nghị lực là gì , nó chỉ là những khởi nguồn từ ý nghĩ của bản thân bạn (ý nghĩ này có nhiều loại ) ko muốn làm nữa . Vậy bạn vượt qua được những ý nghĩ này thì bạn đã có nghĩ lực rồi. Mỗi người có một cách vượt qua , có khó khăn , vất vả , có dễ dàng . Nhưng với các master đã có khả năng điều khiển ý nghĩ (đặc biệt là thao túng ý nghĩ) thì chuyện nghị lực đối với họ quá dễ .

    ---------------------------------------------------------
    Lại bị xoá mất bài rồi , viết lại từ đầu cho các bạn
    Lần này nói tóm lược thôi: có một số kỹ năng mới nêu trong bài này là :

    Góc nhìn thứ 2 : đặt mình vào vị thí người khác để nhìn nhận bản thân hoặc chính họ

    Góc nhìn thứ 3 : bản thân ko bị phụ thuộc các yếu tố , có một cái nhìn khách quan toàn cục

    Một vấn đề mà các master chưa giải quyết được là câu hỏi : " nhận thức bản chất suy nghĩ là gì?" chưa có câu trả lời chính xác , nếu theo hoá học thì có thể nói là suy nghĩ là những chuỗi phản ứng hoá học theo nhưng quy luật nhất định sảy ra trong bộ não con người, tuy nghe hơi chuối nhưng nếu giải thích như thế thì có thể coi nó phù hợp vơi một điều của triết học Mác là "vật chất có trước ý thức có sau"

    Chủ đề "Nhận thức khả năng tự nhận thực "(bên box thảo luận đang tranh luận cái vớ vẩn này[ do Away mở , cool lắm ko hiểu có đạt tới mức master mà tôi nói ko ) là một phần nhỏ năm trong câu hỏi trên . Bây giờ lý giải xem chủ đề này có ý nghĩa là gì : là khả năng nhìn nhận khách quan bản thân mình (gồm cả nhận thức và nhiều thứ khác) , làm sao làm được điều này thì dùng các kỹ năng góc nhìn thư 2 và 3 (các kỹ năng này may ra những master siêu hạng mới có [ nói thì nó rất dễ nhưng để học cả đời chưa chắc xong])

    Vậy vấn đề mà Away muốn đề cập là gì , là qua các bài viết của bạn ấy để anh em trên đây có thêm chút hiểu biết và nhìn nhận cho rõ vấn đề (tốt quá) mong Away mau trở lại để có người cùng bàn , bạn ở HN hả????

    Nhưng đề cao là thế , nhưng có một điểm yếu Away có theo tôi rất là nghiêm trọng(qua vài bài viết của bạn , nên thực lòng ko biết bạn có mắc phải vấn đề này ko[ mà điều này rất nhiều master mắc phải vì thế kiến họ có năng lực mà ko thành công)
    đó là coi trọng quá nhiều nhận thức , hiểu được nhưng ko hết và đủ rộng để biến kiến thức giúp ích cho cuộc sống bản thân mà là chết chìm trong mớ kiến thức của chính mình . Ko hiểu Away và các bạn có hiểu một điều ko , có 2 con đường để đến với nhận thức đó là học hành , chiêm nghiêm(nói chung theo kiểu lý thuyết) và hành động rồi rút ra kinh nghiệm--> nhận thức . Giữa 2 con đường này tôi cũng ko biết con đường nào tốt hơn vào thời điểm nào , nhưng một điều là có nhận thức rồi chỉ để hành động cho đúng

    Điểm yếu thứ 2(tôi cũng ko rõ vì tôi ko phải bạn) bạn ấy bảo chưa làm gì được cho cuốc sống , tôi ko hiểu là vì lý do tại sao, nếu ko có lý do đắc thù thì bạn là một kẻ thất bại , vì ko điều gì ko thể làm được hoặc vượt qua được(điều này rất nhiều người trên nà mắc phải) chỉ sợ bạn ko làm hoặc ko dám làm (nếu Away ko hiểu điều này thì ko phải là một master rồi)

    ai có ý kiến thì post lại
    lần sau nói về tranh luận triết học

    Ai cũng có thể dạy tôi nhưng chưa ai là thầy tôi

    Được dhna79 sửa chữa / chuyển vào 02:12 ngày 20/03/2003

    Được kenetic sửa chữa / chuyển vào 01:03 ngày 22/03/2003
  2. kenetic

    kenetic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    0
    tôi vừa mới chỉnh lại vài lỗi chính tả cho bài trên
    mấy hôm nay bận viết một bài "Thanh niên VN đứng ở đâu?" ( trên thế giới nay) dựa theo nhan đề bài báo trên báo SV , viết đến 11 trang rồi thấy nó sao đó lại gạch đi , quả vấn đề này có nhiều cái khoai lắm ,tự nhận tài mình còn kém thôi , mà ai đã (hoặc chưa) viết về chủ đề này có thể góp ý cho tôi thì post lên
    mà nói một điều đừng nên hạnh hoẹ từng từ trong này, cảm ơn
    tản mạn một chút , nay bào đề chính , bài này tôi sẽ đi sâu hơn một phần về kỹ năng thứ nhất :"nhận thức bản chất vấn đề"
    để có kỹ năng này thường cần 2 yếu tố chính :(yếu tố phụ có thể có nhưng ko cần cũng được)
    1----phương pháp luận tốt
    2----kiến thức tổng hợp phải phong phú
    ----------------------------------
    đầu tiên bàn về phương pháp luận , cái này thực sự đã là vô biên rồi , nếu nói tỷ mỉ thì chắc diển đàn này ko load nổi đâu :
    ----Nếu theo các sách thì có rất nhiều phương pháp luận kinh điển , tôi ko muốn đề cập đến cái này ,lý do sau bạn sẽ rõ. Theo quan điểm riêng tôi các phương pháp luận trong sách ko tồn tại trong đời sống thực tế (nghĩa bóng) , phương pháp luận mỗi người được hình thành trên sự tổng hợp của nhiều thứ (trong đó có các cái trong sách nêu) và nó ko có ranh giới rõ ràng , kể cả những người viết nên các phương pháp luận(PPL) thì cái PPL của họ cũng còn to hơn thế . Một sự thực là ko ai có thể khái quát được PPL hoặc nhận thức được bản chất của nó , vì làm được thế bạn đã trả lời được câu hỏi " nhận thức bản chất suy nghĩ là gì?"
    -------- Vậy cũng phải nói cái gì đó về PPL của mỗi người chứ?
    Tất nhiên, PPL của mỗi người được hình thành qua quá trình trưởng thành của mỗi con người , nó giống như cá tính , vì vậy tuy khó thay đổi nhưng ko thể ko thay đổi được. Mỗi sự kiện mà con người trải qua đều có thể tác động tới PPL (có thể thôi). Có một vấn đề trong hệ thống giáo dục nước ta là coi khi vào đại học mới dậy cho sinh viên PPL và tốt nghiêp thì phải có PPL của riêng mình . Đó là một điều lạc hậu , giống như ta ko thể để một đứa trẻ lớn lên rồi mới giáo dục nhân cách cho chúng, vậy nếu bạn có con thì bạn nên dạy cho chúng khi nào , theo tôi là sớm nhất có thể. Nói lan man một chút , tôi có may mắn là ba tôi bắt tôi phải hình thành phương pháp luận rất sớm , khởi đầu từ 4 tuổi , đến năm lớp 2 tôi đã phải làm cái điều sinh viên làm là tự học (mùa hè năm đó ông quẳng cho tôi 3 quyển sách toán từ lớp 3-5 và bắt tôi học hết , một mình tôi sau 1tháng đã làm xong , được chơi 2 tháng) , lớn lên có một thời gian dài làm vận động viên cờ nên có thời gian thường xuyên cải tiến PPL v.v...
    -------- Vậy làm thế nào để thay đổi PPL cho tốt hơn ?
    Đơn giản là bạn học nhiều hơn (ko chỉ là học trong trường đâu) và động não nhiều hơn. Còn đạt được thế nào là tuỳ mỗi người
    -------- vậy trong PPL có nhưng phần nhỏ nào:
    --------------PPL logic(cái này bạn chỉ cần hiểu theo nhưng gì bạn đã biết là đủ)
    --------------PP liên tưởng, tương tự ( tương tự cái trên)
    --------------PP cảm nhận tri giác
    đối với nhiều người nó sẽ là mới mẻ , tôi có thể nói qua (vì nó cũng quá rộng) nó là thế nào: có rất nhiều vấn đề bạn dùng PP suy luận để tìm hiểu nó , nhưng cũng có rất nhiều vấn đề bạn ko thể suy luận(hoặc chưa kịp suy luận) ra nhưng bạn cảm nhận ra thấy và tin chắc rằng nó đứng , bạn ko thể lý giải vì sao nó đứng , đó là cảm nhận tri giác .
    Thế bản chất nó ra sao , lấy cho bạn một ví dụ : máy tính khi sử lý một trong vấn đề thì thường thông qua một loạt lệnh của phần mềm rồi sử lý ở CPU (đó là suy luận), nhưng có một số vấn đề nó chỉ cần một lệnh (dù độ phức tạp ko kém) vì CPU đã được viết sẵn khả năng sử lý một số lệnh trên chip , nó làm giúp ngắn thời gian (đây là cảm nhận tri giác, và cũng là một trong nhưng năng lực tiềm ẩn của con người)
    Lúc khác có thời gian tôi sẽ đề cập nó kỹ hơn
    -----------------------
    2- kiến thức tổng hợp :
    ------ đầu tiên tôi phải nói một lý thuyết mà tôi tổng hợp từ nhiều cái khác lại :
    -----------bản chất vấn đề thường là nhưng cái vô cùng cơ bản
    ----------- nhưng cái vô cùng cơ bản này ko tách rời nhau mà liên kết với nhau theo một nguyên tắc cơ bản và tổng thể nhất( nhưng chưa ai tìm ra cái này nhưng ai cũng coi nó có tồn tại)
    ----------- từ nhưng cái cơ bản này ta có thể tìm ra cái cơ bản khác nhờ phương pháp luận ( dùng được cả 3 cái)
    ------vì những điều trên nên khi ta có một lượng kiến thức tổng hợp lớn nó giúp ích cho ta một số cái sau:
    ------------học nhiều , biết nhiều ---> tăng phương pháp luận
    ------------ tìm hiểu thêm bản chất của một cái lại có thể suy ra cái khác , từ tổ hợp nhiều cái lại suy ra cái khác
    ------------biết nhiều bản chất ---> PP liên tưởng , tương tự sẽ tiến bộ cực lớn ----> lại tìm thêm được bản chất
    nói chung là vậy thôi , nó là một vòng soắn vô tận
    lần sau viết tiếp , ai có ý kiến thì post lại
    Ai cũng có thể dạy tôi nhưng chưa ai là thầy tôi
  3. DoubleDragon

    DoubleDragon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    326
    Đã được thích:
    0
    - Master là minh tâm não, là một ông chủ, là một quân Ách trong 1 bộ bài .
    - Master có nhiệm vụ tối cao, quan trọng hơn cả Remaster
    - Chỉ có ông chủ này mới điều khiển nổi đôi bàn tay của tôi đang nói gì, mũi tôi đang nghe thấy gì, tai tôi đang làm gì và cuối cùng là những chú Remaster chạy xèn xẹt theo sự tiến hóa của XH giống như sự p/triển không ngừng của những định dạng computer .
    Master là một ông vua, một ông vua chân chính, hoàn thiện như vũ trụ lúc khai sinh - Một ông vua ắt có trong mỗi cá nhân con người . Remaster, tay chân, tai, mắt, mũi...là những anh lính mà thôi - Một ông chủ bất lực yếu đuối sẽ bị lính điều khiển .
    Ngày nay, Remaster phát triển quá mạnh...

    Hữu duyên thiên lý ta đi nhậu
    Vô mâm đối đĩa ắt tương tàn!
  4. kenetic

    kenetic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn DoubleDragon góp ý , ba hoa với bạn một chút nhé :
    "Master là một ông vua" , một phần trong câu nói của bạn (ko hiểu tôi cắt từng đó có được ko ,và lại nữa
    "Một ông chủ bất lực yếu đuối sẽ bị lính điều khiển . "
    có một điều là dù gì thì dì master cũng là một ông vua (mà lại chân chính ,hoàn thiện), nếu ông ta ko bị died thì chắc có một ngày ông ta sẽ trở lại, còn nhanh hay lâu thì tuỳ tài năng của ông ấy
    Mà mấy hôm nay mọi người tranh luận về vấn đề Iraq ghê quá , nên hôm nay tôi đề cập đến kỹ năng "Tranh luận"
    Kỹ năng này ko chỉ cần thiết với các master mà là mọi người , nhưng hình như môn này ở VN ko phát triển cho lắm thì phải
    Vấn đề tôi đề cập là ở dạng tổng quát ,ko đi xâu vào chi tiết, mà có một điều nữa là master thường ko tranh luận với nhau (vì cuối cùng sẽ ko có kết quả gì đâu) mà họ chỉ dùng kỹ năng này để bàn luận với nhau thôi , còn tranh luận thì với những người kém hơn mà họ tin là có thể làm đối phương thất lý(họ cũng ko cần thắng lý)
    Nay vào đề chính , để thắng trong một lần tranh luận bạn có thể tìm nhưng lý lẽ ,hoặc sự lỡ lời của đối phương để giành thắng lợi , đó là một cách khá đơn giản mà hiệu quả , nhưng nay tôi đề cập đến một cách khác đó là làm cho chính đối phương phải suy nghĩ về lý lẽ của mình (ko hiểu là đúng hay sai)[ mất niềm tin đối với nhưng cái họ tin là đúng] , đây là cách chiến thắng trên tư tưởng và quan điểm sống
    Sau đây là một số hệ tư tưởng:
    ----Bản chất vạn vật (có thể nói nó là cao nhất)[ vì sao chắc bạn tự hiểu] bạn có thể nhờ quá trình "nhận thức bản chất" mà tham thấu ra cái này : nó gồm những tư tương luôn đúng ko chỉ đối với con người mà là vạn vật(cực kỳ khách quan) nên nó cũng rất nghiệt ngã, bạn sẽ có một cái nhìn nhận khác về nhân sinh quan khi có được cái này , nếu mà bạn bộc lộ toàn bộ nhân sinh quan này ra , người khác sẽ coi bạn là một con quỷ ko phải người. Ta có thể (có thể thôi)dùng nó chiến thắng mọi hệ tư tưởng khác( vì tính khách quan và đứng đắn của nó v.v... )
    ---- Hệ tư tưởng dựa trên thực tế của con người , cái này có thể nói là hệ tư tưởng duy nhất có thể đánh bại cái trên . Hai cái có thể ví như thực tế và lý thuyết(đây là lý thuyết tối cao nên luôn có thực tế trong đó) . Dùng cái này có thể chiến thắng tất cả các cái còn lại . Để có được cái này cách tốt nhất là có "góc nhìn thứ 3"
    ---- Hệ tư tưởng vô thần : cái này nhiều người biết quá rồi , ko cần đề cập tới. Cái này có thể thắng cái dưới
    ---- Hệ tư tương tôn giáo , học thuyết(bên trong còn có các cái nhỏ phụ thuộc vào các tôn giáo và học thuyết): Chắc ai cũng biết , cái này và cái trên xung khắc với nhau , cái nào thắng là tuỳ trình độ thôi
    còn nhiều cái nữa nhưng ko phổ cập lắm, là một master thì phải biết hết tất cả , để dùng khi cần
    muốn chiến thắng thì bạn ko ngừng biết đổi giữa các hệ tư tưởng và bạn phải biết dùng câu hỏi "Có đúng hay ko?" để dẫn dắt suy nghĩ của họ , ko ngừng sử dụng những cái đúng để dẫn dắt đối phương và đưa họ từ một cái xa lắc xa lơ đến cái mà mình muốn( thao túng suy nghĩ đối phương)
    trong tranh luận bạn cũng phải có kỹ năng "cảm nhận tình cảm và suy nghĩ đối phương" khi đối phương nói ra một câu bạn ko nhưng phải trả lời câu hỏi "họ lại nói vậy có nghĩa là gì" mà còn phải trả lời được " trong đâu họ đang suy nghĩ gì mà nói thế"
    bạn ko còn phải dùng được kỹ năng " điều khiển suy nghĩ bản thân" để điều khiển tình cảm mình cho phù hợp và ***g nó vào từng câu nói
    nói chung là nhiều lắm , hôm nay nói tới đây
    ai có ý kiến thì post lại
    các bài viết của tôi , tôi ko có thời gian đọc lại nên chắc cs nhiều lỗi , mong mọi người thông cảm (nghĩ gì viết nấy)
    Ai cũng có thể dạy tôi nhưng chưa ai là thầy tôi
  5. nguyenducquyzen

    nguyenducquyzen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Chào bác kenetic!
    Bác nhận thức và đưa ra vấn đề hay đấy.
    Em có cái này: http://ttvnol.com/forum/t_88240/6
    không biết bác đã đọc chưa?Nếu bác đã đọc rồi thì thôi, nếu bác chưa đọc, thì mời bác vào đó đọc và chúng ta sẽ trao đổi thảo luận thêm về vấn đề này nhé! Em sẽ tiếp tục post bài có liên quan tới chủ đề của bác lên đây.
  6. kenetic

    kenetic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    0
    em đã có một bài trả lời bác quyzen rồi , bác ra xem đi

    Chào mọI ngườI , hôm nay chúng ta bắt đầu vớI chủ đề ?oÁm thị? đây là một chủ đề vô cùng rộng lớn , được ứng dụng rất nhiều dạng nay tôi chỉ khái quát hoá nó cho các bạn , mà các bạn đã biết ?oám thị? là gì chưa? Nghe qua chữ ?oám? thì thấy nó ko tốt lành gì rồI, thế ?oám thị ?othực ra là thế nào thì tôi đề cập đến ngay.
    Bạn muốn thay đổI một quan niệm đã tồn tạI có thể lâu hoặc mớI nhưng khó lòng xoá bỏ (chẳng hạn như là sở thích) của một con ngườI (ko phảI là bạn) thì bạn làm sao ? Một vấn đề lớn đây , vì đã bảo nó khó lòng xoá bỏ rồI, vậy thì có thể có những cách nào
    1 ?" Đánh một đòn thật mạnh , cho đốI phương buộc phảI thay đổI (vũ phu quá , có nhiều ngườI ko thích rồI , mà nhiều cái đập mạnh tớI đâu cũng vô ích)
    2 ?" Liên tục và âm ỉ , nhẹ thôi nhưng vớI thờI gian có thể thay đổI tất cả (thờI gian này là bao lâu vậy , mà nếu đốI phương kiên định thì ko ổn rồI)
    3 ?" Là sài ?oám thị ?o đó , ko nên tạo sự đốI đầu trên quan niệm (hay quan điểm cũng được) [ vì trong bản thân con ngườI luôn có một khả năng [ giống lực chống biến dạng của vật chất ] chống lạI nhưng tác động bên ngoài[ nếu ai định tìm hiểu thêm về cái này thì nhắn lạI]] mà nên dùng nhưng thông tin mà có thể làm cho con ngườI đó tiếp thu như quá trình học tập , những thông tin (ám thị)đó nếu đứng đơn lẻ thì ko có một tác động nào đến vấn đề mà mình động chạm nhưng nó lạI nằm được bên trong bộ não (có thể có từ khác thay thế) và khi chúng tập hợp được thì liên kết và tạo ra tác động ( từ bên trong) để thay đổI quan điểm của họ. (hê hê nọI chiến rồI)
    4 ?" Còn nhiều cách nữa nhưng ko thông dụng nên ko nói
    cho một ví dụ cho mọI ngườI dễ hình dung:
    Một gia đình có một thằng con ,hà hà nhiều lắm đây, câu quý tử của chúng ta chỉ thích báo chí từ nhỏ mớI chết , mà hai bố mẹ lạI muốn cậu theo ngành tin (ko có báo chí điện tử điện tọt chỉ hết) vậy các bố mẹ chúng ta sẽ làm ra sao đây :
    ----Theo cách 1: Thằng con trờI đánh kia may ko thi tin thì ra khỏI nhà tao!!!!!!! (cool ko hả các bạn , nếu thằng đó gan bé thì nghe theo , gan vừa thì nó giả vờ rồI thi cái nó muốn , gan lớn thì bỏ nhà , lớn hơn thì chảy máu rồI hic hic?)
    ----Theo cách 2: Con ơi con thương bố mẹ ,thi tin đi con. (Bố mẹ xuống nước năn nỉ , ko hiểu bao nhiêu lần nó mớI nghe được , nhỡ nó hu hu khóc lạI chắc bố mẹ phảI lạy à)
    ----Theo cách 3 : Đang xem TV , đài bảo sinh viên tin có rất nhiều cơ hộI thành đạt , bố mẹ ậm ờ vớI nhau mấy câu, thằng con vẫn thản nhiên nghe. Lần khác lạI có chuyện kinh khủng , nhà báo bị hành hung , bố mẹ : nghề này nguy hiểm quá , thằng con bình chân như vại. LạI lần khác , chính phủ ra nghị quyết tin học hoá , bố mẹ nói đế vào thêm , thằng con chẳng có cảm xúc gì ?...Vài lần (có thể chục lần , hoặc hơn)như thế , đến một lúc , cha mẹ thấy ông quý tử hỏI han về tin nên theo ngành gì ? Thành công rồi. (Trong trường hợp này còn nhiều cái phảI bàn : bố mẹ vừa nói một câu , thằng con độp lạI : dùng trò trẻ con đó làm gì , gặp cao thủ rồI , biết đường chạy mau ko khẻo nó thuyết phục lạI bạn đó , vớI những ngườI như thế này thì khỏI lo cho tương lai của nó . Còn cái khác là mấy cái ám thị đó ko có tác dụng , thế thì bạn tự trách mình ko đủ tài thôi , nên lên núi tu luyện thêm)
    Mấy cái ba hoa ở trên chỉ là kỹ năng ám thị nói chung, bài viết này viết trong chủ đề về ?omaster? nên phảI nói về mức cao hơn .Nói trước kỹ năng này thuộc hàng khoai nhất đó , vì nó cần nhiều yếu tố mà cái nào thì cũng phảI cao cả.
    Vậy nó gồm nhưng cái nào ?
    ---- Giống như ?onhận thức bản chất ?o (cái số 1) nó cần kiến thức tổng hợp , càng cao càng tốt , mà cái này ko có giớI hạn đâu và phảI cao hơn đốI phương vài bậc thì mớI đủ sài
    ---- Góc nhìn số 2 (nếu thêm cái số 3 thì càng tốt) phảI đặt được mình vào hoàn cảch đốI phương , mà bạn phảI cảm nhận thực sự được tình cảm và suy nghĩ của đốI phương
    ---- Nhiều khi suy luận lôgic ko sài được đâu vì , bạn ko phảI là đốI phương nên ko kiểm soát được mọI hoạt động của đốI phương , nên nhiều khi bạn chuẩn bị căn kẽ, nhưng họ lạI bị một ám thị(hoặc chỉ là một thông tin bình thường nhưng có khả năng như ám thị) khác tác động vào thế là hỏng hết . Giống câu : ngườI tính ko bằng trờI tính. Nếu có thêm khả năng cảm nhận sự việc thì tốt hơn đó (khi khác tôi sẽ nói tớI cái này , có thể nói nó như một dạng của giác quan số 6)
    Thôi từng này là đủ để nói lên rồI , tôi là kẻ lườI viết lườI nghĩ lắm(bố tôi bảo thế)
    Kỹ năng này nâng cao thêm một bậc thì khi sử dụng sẽ có thể có tác động đồng loạt tớI một cộng đồng hoặc một nhóm ngườI , khi đó kỹ năng thứ 3 buộc phảI có để có thể nhìn nhận được xem điểm chung của họ để có thể tác động đồng loạt.Và bạn ko thể quên 2 điều này là xu hướng thích cái mớI(thích thôi) , và theo số đông. Vấn đề nay quá rộng lớn mà tài của tôi hạn hẹp nên chưa có thể tổng quát hết , mà tôi cũng chưa biết mấy master sử dụng cái này ở mức cao như này , toàn ở quá khứ hết thôi.
    Ứng dụng của ?oám thị? thì rất nhiều , đặc biệt là khi chiến tranh sảy ra thì là thờI đạI của nó để nó tung hoành , một ứng dụng mà bạn thường thấy là trong quảng cáo , nhưng các cái này vẫn còn ở mức thấp , nếu là mức cao thì trong túi anh em mình sẽ chẳng con đồng nào đâu
    Lúc khác bàn thêm , ai có ý kiến thì post lại.
    Ai cũng có thể dạy tôi nhưng chưa ai là thầy tôi
  7. kenetic

    kenetic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    0
    chào bác quyzen , bây giờ em trả lời bác về mấy cái "trí" và cái "nhận thức" mà bài bác bảo em đọc , hôm qua mới kể chuyện vui cho bác thì bác đã bảo dùng , nóng nảy quá , mà cái chủ đề đó đóng rồi nên em mới lập một cái khác , nhưng nếu nói ở đây luôn cũng được
    về hình thức đề cập của chúng ta có thể khác nhau nhưng đều muốn đề cập đến mức độ cao nhất của nhận thức (và các cái kém hơn)
    mà bài viết bác dễ hiểu thế sao có mấy ông ấy bảo ko hiểu và trừu tượng vậy (nói thực bài viết bác bây giờ em mới đọc , còn trước chỉ đọc mấy bài cãi nhau nên mới viết cái truyện cười bên kia)
    em vừa viết rõ nhiều nhưng bị xoá mất rồi , nay viết lại đại ý thôi :
    nay em với bác thảo luận về nó đi , nếu 2 chúng ta có gì sai thì đập thoải mái nhe s (để tìm ra cái đúng) , còn về bài viết của bác em cũng ko muốn nói nhiều vì chỉ có sự khác biệt về hình thức với nhôn từ thôi, nay chúng ta thảo luận về nhưng điều chưa biết hoặc chưa tìm ra bản chất được ko?
    Em có mấy cái cần bác giải đáp giúp :
    ----1 : Cái này em từng đề cập rồi "bản chất suy nghĩ là gì?"
    ----2 : làm thể nào để dạy một người chưa biết nhận thức vấn đề thành có (em đã nêu ở dạng tổng quát nhưng chưa có chi tiết vì chưa dạy ai , ko hiểu bác dạy ai chưa và chỉ bảo em cái này với)
    ----3 : khi nhận thức bản chất của một vấn đề có thể sai hoặc đúng ? chúng ta có nhiều cách để biết nó sai hoặc đúng bằng cách dùng phép thử hoặc phép liên kết xem có gì bất ổn không . Nhưng nếu bị sai luôn trên cả nền hệ tư tưởng thì làm sao kiểm chứng đây (so sánh kiểu gì cũng thấy đúng)
    ----4 : bác có thể khái quát được quá trình mình học được cách nhận thức bản chất vấn đề ko? ,nếu được thì bác chỉ hộ em những cái mấu chốt và bản chất của nó(cho em học tập cái)
    hôm nay tới đây thôi , em đang bận
    Ai cũng có thể dạy tôi nhưng chưa ai là thầy tôi
  8. nguyenducquyzen

    nguyenducquyzen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Chào bác kenetic!
    Em sẽ trả lời cho bác sau nhé! Vì nó hơi dài, và cần đâu tư suy nghĩ một chút.
  9. nguyenducquyzen

    nguyenducquyzen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Chào bác kenetic!
    Tại vì họ không thực sự quan tâm đấy mà!
    Đúng là như thế!
    "Bản chất suy nghĩ" là sự vận động, hay kết hợp lại với nhau, của các biểu tượng, các khái niệm hay các phán đoán bên trong bộ não của con người, theo một cách thức nào đó, hay theo một trật tự nhất định nào đó,.... mà kết quả của nó là một biểu tượng mới, một khái niệm mới hay một phán đoán mới.
    Con người có nhiều hệ thống nhận thức khác nhau, để tìm hiểu vấn đề dưới nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau, và nếu kết quả là đúng, thì chúng phải cho ra cùng một kết quả như nhau, tức là kết quả phải thống nhất với nhau. Khi đó ta sẽ không còn bị phụ thuộc vào nhận thức chủ quan ban đầu (cái nền) của mình nữa.
    Muốn vậy, phải rèn luyện pháp thấy biết như thật (thấy biết đúng với những cái gì được ta thấy biết, không suy diễn theo cảm tính chủ quan của mình, không đoán ý đối phương), và tăng cường trao đổi, tranh luận với mọi người để tìm ra những chỗ sai, bất ổn trong nhận thức của mình.
    Kế tiếp ta phải luôn luôn tự đặt ra những câu hỏi: điều đó có nghĩa là như thế nào? tại sao lại như vậy? và đào sâu truy tìm câu trả lời trên chính bản thân của vấn đề, chứ không truy tìm câu trả lời, trên sự trả lời của người khác hoặc trong sách vở (những câu trả lời của người khác và trong sách vở chỉ có tính cách tham khảo).
    Và cuối cùng là phải đi đén tận cùng của vấn đề, không chấp nhận những giải pháp tạm thời, xoa dịu,.. mang tính tương đối.
  10. kenetic

    kenetic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    0
    cái bản chất suy nghĩ mà bác nói em cũng biết, nhưng em muốn biết cái bản chất tận cùng , cái tuyệt đối mà thời gian cũng ko làm nó thay đổi
    vả lại cả bác và em hình như chưa đủ trình độ tìm ra nổi cái quy luật , cái cách thức của nó
    cái cách dạy của bác nói cũng y chang của em, em đã nêu qua phần cách thức tranh luận và thao túng đối phương rồi, chỉ thay đổi một chút thành cái học thôi
    có lẽ em phải thử đi làm gia sư cho ai đó để tìm hiểu , kinh nghiệm thức tế là quan trọng, nhưng đem con người ta ra thí nghiệm thì phải?
    cái thứ ba mà huynh nêu ko ổn rồi, nhiều vấn đề lý thuyết người ta bỏ hàng trăm năm cũng ko chứng minh nó là sai được, nhưng đến một thời điểm khi nhận thức con người(xã hội nữa) đạt tới một trình độ thì ai cũng chứng minh được nó là sai
    nhưng điều anh em ta nói hôm nay, khoảng 1000 năm nữa con cháu chúng ta đọc lại bảo chúng ta là thằng khờ
    nếu sai lầm thành cả một hệ thống , thì chạy đâu trong hệ thống đó cũng là sai, vấn đề là làm sao nhìn được ra ngoài cái hệ thống đó, phải vượt được qua cái ma trận, cái này đứng ở ngoài thì nói dễ nhưng vào trong rồi thì thấy rằng rất khó
    anh có bao giờ , tự hỏi bản thân , ko phải hỏi mà là tự biến mình ko phải là mình để có một nhìn nhận mới chưa
    em làm thử nhiều lần rồi nhưng ko thể thoát khỏi cái gọi là mình một cách triệt để
    cái thứ 4:
    em đã đạt được nó từ nhỏ, có lẽ là do một cơ duyên thôi, nó là quá trình kéo dài , em chưa tổng kết lại được nhưng yếu tố gì tạo nên nó, cái bác nói cuối cùng cũng là bề ngoài thôi, những cái đúng với mọi người, hay là bản chất của vấn đề vẫn chưa có được nó( em nói một định nghĩa nhé , và anh em mình cùng chấp nhận nó: khi nói đến bản chất vấn đề là nói bản chất cao nhất, cái tuyệt đối , ko bị thay đổi bởi thời gian và ko gian)
    nhưng em muốn hỏi lại
    sao ko thêm chớ có tin vì đó là suy nghĩ của mình
    suy nghĩ của mình chắc là đúng hay sao?
    nhưng em chưa thấy ai trong lịch sử nhân loại làm được câu này triệt để
    hôm nay em nói rất nhiều đến vấn đề suy nghĩ của bản thân, nói thêm đôi chút một cái liên quan đó là
    "vượt qua bản thân"
    em nhớ thì trong Phật giáo có nói đến cái này
    em muốn nói cái này ở tầng , là vượt qua bản thân để đến một tầng nhận thức mới
    trong giai đoạn đầu của một đời sống con người thì nó thường sảy ra, nhưng càng về sau thì càng khó vì để vượt lên một bậc thì cần một lượng kiến thức rất lớn
    nhưng đứng trên quá trình pt mà xem xét thì nó vẫn liên tục mà ko có bước nhảy vọt nào
    vậy có cách nào tạo ra bước nhảy vọt ko
    em mới chỉ biết có 2 trường hợp là :
    ----cú sốc tình cảm
    ----cú sốc nhận thức
    có thể gộp 2 làm 1
    anh nói thêm hiểu biết của mình về cái này cái
    mà bên box bình luận nó hội đồng em, qua đấy chơi cho vui, biết thêm nhiều thứ mới mẻ, tuy ko phải là kiến thức nhưng nó sau này có giúp ích được gì ko thì ko biết
    Ai cũng có thể dạy tôi nhưng chưa ai là thầy tôi

Chia sẻ trang này