1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thế nào là nhạc cổ điển, nhạc không lời, nhạc thính phòng... ?

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi BaronJacob, 11/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BaronJacob

    BaronJacob Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2003
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Thế nào là nhạc cổ điển, nhạc không lời, nhạc thính phòng... ?

    Mạn phép hỏi mọi người vậy ! Trước đến giờ mình luôn tự nhận là thích nhạc cổ điển, và hình như trong đầu mình cái khái niệm đó là 1 bài nhạc không có lời, còn nguyên bản nó có lời hay không? chơi bằng dụng cụ gì, ở đâu ?! sáng tác vào thời gian nào ?! thì hình như không rõ, chắc chắn đó là 1 sự định nghĩa sai lầm ?!
    Vậy xin phép mọi người chỉ cho, để còn phân biệt giữa các thể loại với nhau !?




    Còn phải học nhiều, học nhiều lắm, nhiều lắm !!!

    welcome to our homepage : http://www.chuyentb.com
  2. Sis

    Sis Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    375
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi hay đây!! Hic !
    Cái này đầu tiên phải nói tới lịch sử âm nhạc. Đầu tiên nhạc cổ điển không phải nhạc không lời. Ở Châu Âu thời trung cổ đã có am nhạc, nhưng thời này đa số là nhạc tôn giáo, nhạc hiệp sĩ, dân ca( chưa có nốt nhạc, cách tính cao độ ko như bây giờ) thời kì này kéo dài khoảng gần 10 thế kỷ( từ Tk IV -> XIV) thời kì này mặc dù âm nhạc chưa phát triển nhưng là tiền đề cho thời kì sau thời kì phục hưng âm nhạc phát triển mạnh cùng xã hội, có nhiều thể loại mới ra đời ( trước đây chủ yếu chỉ có nhạc cho tôn giáo thường là preluyt và fuga, thánh ca) như nhạc kịch phát triển, thanh xướng kich phát triển... cách ghi nhạc được hoàn thiện....đến thời kì cổ điển Viên là thời kì rất huy hoang của âm nhạc với Bêtthôven, Mozart... Nhạc cổ điển trở thành một dòng nhạc cực kì phổ biến tại khắp Châu Âu. Tiếp theo là sự phát triển qua các thời kì lãng mạn, siêu thực, ấn tượng..v..v.. nhưng người Việt Nam có lẽ biết nhiều nhất đó là dòng nhạc cổ điển thời cổ điển Viên(Tk XVII - XVIII).
    Nhạc cổ điển chia làm 2 dong chính: khí nhạc và thanh nhạc
    Khí nhạc gồm có preluyt, fuga, sonat, cosecto, độc tấu, song tấu, tam+tứ tấu, giao hưởng, uvectuya..
    Thanh nhạc gồm nhạc kịch, thanh xướng kich, oppera, và nhiều kiểu hát nhiều bè tên khó nhớ wá...
    Về quy tắc để khi nghe ta phân biệt được đó là nhạc cổ điển chứ không phải pop, rock:
    Nhạc cụ ko điện tử, không có drums( trống giao hưởng là 1 loại khác), sự kết hợp giữa các nhạc cụ và hoà thanh theo quy tắc cổ điển. Tạm tui chỉ nhớ đến đó, khi nào nhớ thêm nói tiếp..
    Best star player !
    Bad War3 player !
  3. ArtRock

    ArtRock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2003
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    1
    Bạn có thể tìm hiểu những điều bạn hỏi ở trang www.allmusic.com Về cơ bản, nhạc cổ điển là tên gọi tính theo niên đại. Và có những phong cách, quy luật đặc trưng. Trong đó có cả có lời và không lời.
  4. ArtRock

    ArtRock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2003
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    1
    Nhạc không lời là nhạc không có lời, nhạc thính phòng là nhạc mang phong cách của nhạc cổ điển nhưng quy mô nhỏ sử dụng ít nhạc cụ. Nhạc hính phòng Khác với nhạc giao hưởng là nhạc giao hưởng thì sử dụng nhiều nhạc cụ và không hẳn là nhạc cổ điển, nó chỉ mang những phong cách và quy định đã được những nhạc sỹ ở thời đại cổ điển mà thôi. Bạn hiểu nôm na là như thế. Nhạc thính phòng cũng có thể "có lời", thậm chí nhạc giao hưởng cũng có thể "có lời" chứ không phải "nhạc có lời" với "nhạc cổ điển, giao hưởng hay thính phòng" là hai loại nhạc khác nhau.
  5. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    1) Nhạc cổ điển (classical music):
    Nhạc cổ điển (classical music) là thuật ngữ thường dùng, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thanh (radio), để phân biệt với các thể loại khác như pop,rock, jazz v.v. Chữ cổ điển (classical) thường được dùng với hai nghĩa : cổ xưa và đỉnh cao. Thuật ngữ này thường hay gây nhầm lẫn vì nhạc cổ điển (classical music) cũng đồng thời là một thời kỳ trong nền "âm nhạc nghệ thuật phương Tây" ,thời kỳ cổ điển 1750-1820. Theo thiển ý riêng của tôi thì nhắc đến nhạc cổ điển thông thường người ta muốn nói đến nền âm nhạc nghệ thuật phương Tây (Western art music). Gọi là âm nhạc nghệ thuật vì người ta phân loại âm nhạc theo hai loại dựa vào mục đích âm nhạc. Nhạc nghệ thuật lấy âm nhạc làm mục đích, nhạc khác lấy mục đích khác ngoài âm nhạc (tuyên truyền,vận động...) . Phân chia này chỉ có tính quí ước (vì có người chắc sẽ thắc mắc hổng lẽ nhạc khác không có tính nghệ thuật, cũng như chuyện phim nghệ thuật và phim thương mại vậy thôi).
    Hiểu theo nghĩa âm nhạc nghệ thuật thì nền "nhạc cổ điển" (chữ thường dùng) bao gồm luôn cả âm nhạc đương đại (về thời gian) và các nền âm nhạc ngoài phương Tây (Trung Quốc, Ận Độ, Nhật, Việt Nam...về không gian). Với tôi, chữ nhạc cổ điển hiểu theo nghĩa rộng là như thế.
    Còn nói theo nghĩa hẹp, xin liệt kê các giai đoạn nhạc cổ điển phương Tây để mọi người tham khảo : Trung Cổ (Medieval trước 1450), Phục Hưng (Renaissance 1450-1600), Baroque (1600-1750, chữ này vốn là một từ nước ngoài (của Anh Ngữ) mà theo tôi biết thường mang hai nghĩa "hoa mỹ" và ''''''''"gồ gề"), Cổ điển (Classical 1750-1820), Lãng Mạn (Romantic 1820-1900), Thế kỷ 20 (.người ta cũng thường hay chia giai đoạn này làm hai:trước và sau 1945). Lưu ý là các mốc thời gian chỉ mang tính tương đối (gắn với các sự kiện) , trong thực tế không có một nhát cắt dứt khoát kiểu như vậy.
    2) Nhạc thính phòng (chamber music):
    Nhạc thính phòng (chamber music) là loại nhạc chơi "trong phòng" (chữ chamber) trong các gia đình "trung lưu", "tiểu quí tộc".... Nó xuất hiện vào thời kỳ âm nhạc cổ điển (classical period 1750-1820). Lí do chủ yếu là kinh tế, vào giai đoạn này giai cấp trung lưu, "tiểu quí tộc" xuất hiện nhiều và đương nhiên họ cũng có nhu cầu thưởng thức âm nhạc. Trước đây thưởng thức âm nhạc thường chỉ giành cho "đại quí tộc", vì chỉ có họ mới có đủ tiền tổ chức các đại dàn nhạc (vài chục người). Do "nghèo" nên nhạc thính phòng thường gồm khoảng 10 người, thường là không có nhạc trưởng (conductor). Một thể phổ biến của nhạc thính phòng là tứ tấu dây (string quartet), mà tương truyền rắng cha đẻ của nó là Haydn (cùng với Mozart và Beethoven là ba cây đại thụ của thời kỳ cổ điển 1750-1820). Ngoài ra thì còn có các thể loại tam tấu (trio), ngũ tấu...
    3) Nhạc giao hưởng (symphonic music)
    Symphony là chữ được tạo thành từ 3 morpheme (đơn vị nhỏ nhất có nghĩa trong ngôn ngữ học) :syn+ phone+ y. Syn--->sym là do qui tắc về kết hợp morpheme,mang nghĩa "đồng thời", phone nghĩa là âm thanh, y -tạo danh từ (ic:tạo tính từ). Như vậy chữ này có nghĩa là "âm thanh cùng với nhau", người Việt kêu là "giao hưởng". Nhạc giao hưởng (symphony) là thể loại nhạc viết cho "đại dàn nhạc" (vài chục đến vài trâm người), thường gồm có 4 chương (movement). Các chương được viết theo nhiều cấu trúc khác nhau (tuỳ theo tác giả), nhưng cũng có một số "qui tắc" nhất định.
    Chương 1 thường được viết theo thể Sonata (sonata form, chữ sonata là chữ gốc Latin có nghĩa "to sound" (với,để cho âm)). Lưu ý là nên phân biệt thể sonata này với bài sonata (3 chương, về cấp bậc thì ngang hàng với symphony,concerto...). Cấu trúc của thể sonata gồm có 3 phần chính:mở (exposition), khai triển (development), trở lại (recapitulation). Hai phần không bắt buộc phải có là giới thiệu (đầu) và coda (cuối) (chủ đề chính và điểm xuyết lại).
    Chương 3 thường được được viết theo thể Minuet and trio (minuet=chậm,nhảy, trio=ba; thể viết theo nhịp ba (triple meter) theo (như,giành cho) nhảy). Nhưng đặc biệt với Beethoven, ông là người ưa thích dùng thể Scherzo (nhẹ nhàng, vui tươi) cho chương 3.
    Các thể khác hay được sử dụng trong bản giao hưởng là Rondo(nhanh, một đoạn nhạc thường hay xuất hiện nhiều lần mà người ta hay ví von nó như cái bánh sandwich) , Themes and Variations (chủ đề và biến thể)...
    Moonlight and love songs - never out of date
    Hearts full of passion - jealousy and hate
    Woman needs man - and man must have his mate
    That no one can deny
    Được Tao_lao sửa chữa / chuyển vào 09:12 ngày 15/02/2004
  6. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    CN "ế độ" không có gì làm,tào lao thêm vài (chục,trăm)dòng vậy.
    4) Nhạc không lời :
    Đơn giản là nhạc không có lời (hổng có ai hát ca gì hết), thường gọi là intrumental music trong khi nhạc có lời gọi là vocal music (voice=giọng). Thật ra về nguyên tác giọng của người ta cũng thể xem là một loại nhạc cụ nốt, nhưng là một thứ nhạc cụ "đặc biệt hoàn hảo". Nhạc cổ điển có thể có lời hay không. Chẳng hạn trong 9 bản giao hưởng của Beethoven thì bản thứ 9 là bản có lời duy nhất (nghe nói bản số 10 chưa viết xong), nhạc kịch (opera,khởi thuỷ từ Ý khoảng thế kỷ 15) cũng là một thể loại chủ đạo trong dòng nhạc cổ điển. Ở trên BaronJacop có hỏi về nhạc cụ, tôi xin có vài ý:
    5) Nhạc cụ:
    5.1) Nhạc cụ dây (string ): violin,violas, cello, bass (double bass),harp...Một điều lưu ý là guitar là một nhạc cụ phổ biến dường nào nhưng lại không được xếp hàng đứng trong đây (dù trong "nhạc cổ điển" cũng có nhiều bài viết cho guitar!).
    5.2) Nhạc cụ phím (keyboard):organ, piano...
    5.3) Nhạc cụ "gỗ gió" (woodwind):sáo (flute) (lí do lịch sử hồi xưa làm bằng gỗ, bây giờ thường là kim loại)...
    5.4) Nhạc cụ đồng (brass): saxsophone...
    5.5) Purcerssion: (tức nhạc cụ không có "cung bậc" rõ ràng): trống (drum),chiêng (gong)...
    5.6) Giọng (vocal).
    ....
    Đại loại là người ta phân biệt như thế. Một nhóm nhạc cụ có thể khai triển loằng ngoằn ra nữa. Và nếu có nhạc cụ nào mới thì mọi người xem xét cái "mechanism" của nó mà phân loại vậy. Nhưng thành thật mà nói, với tôi, cái gì phát ra âm thanh được điều là "nhạc cụ" tất. Tôi cũng không phân ra là nhạc cổ điển hay không cổ điển, đơn giản với tôi chỉ có 2 loại nhạc mà thôi:âm thanh nghe được và không nghe được. Nói vậy là vì trên đời này có loại âm thanh tôi không nghe được thật.
    Để mình chứng thì tôi xin dẫn lại lịch sử lí thuyết âm nhạc một chút. Âm nhạc (cổ điên) viết theo kiểu (lí thuyết) gì?
    6) Sơ lược về mấy mảnh hiểu biết âm nhạc:
    (gọi là kiến thức, lí thuyết sợ rằng mang tiếng hạ nhục ngôn từ)
    Âm nhạc là mộn đứng đầu trong 7 môn nghệ thuật mà lịch sử của nó gần như gắn liền với lịch sử con người. Thế thì đâu là do lai của âm nhạc? Người xưa cho rằng đó là món quà của Chúa (God) (nói kiểu nói cho có nói). Một số học giả cho rằng nguồn gốc của âm nhạc chính là tiếng chim hót. Chim có thể "hót", "ca" nhiều đoạn "melody" khác nhau và con người đã học từ đó! (theo Music theory and Natural orders do NXB đại học Cambridge ấn hành năm 2003).
    Lịch sử âm nhạc đánh cột mốc đáng nhớ đầu tiên để từ đó hình thành nên cái gọi là "khoa học âm nhạc" là những quan sát về "cao độ" của Pythagore. Giả sử bạn có một dây (string) và gãy nó lên, và ghi nhận cao độ của nó. Sau đó gấp đôi,gấp ba chia chiều dài theo tỷ lệ 1/2,3/4, 5/8... (Pythagore vốn là một người say mê các con số).... thì được các cao độ nghe được. Không phải tự nhiên mà âm nhạc phương Tây có 7 nốt, 12 bậc (hay Ấn Độ có 20 cung, còn VN có Hò, Xự, Xang, Xê, Cống...). Trong các tác phẩm lí thuyết âm nhạc thì phần lí thuyết này thường được gọi là "Music of spheres" (thật sự là nó có một cái sphere hẳn hỏi, thú vị như đường tròn tam, tứ sắc vậy). Nói thế để ai muốn tìm hiểu thêm thì tìm hiểu vậy,chứ còn tôi thì chỉ biết mấy cái kiến thức tạp nhạp như vậy (đã gọi là mảnh mà), nói nhiều tầm bậy tầm bạ sợ bị chửi.
    Đó là cái thời "tối cổ". Còn ở thời Trung Cổ (mốc thường lấy là 450-1450), lí thuyết âm nhạc mới thật sự gọi là bắt đầu phát triển. Người ta đã có khái niệm về cao độ. Tuy nhiên nó chỉ có một hàng nhạc (thay vì năm hàng bốn khe cộng thêm mấy cái khe phụ tè le). Và các nốt khác chỉ cao hơn hay thấp hơn nó một chút. Các bước (khoảng, interval) giữa 2 nốt là rất nhỏ,dãy cao độ rất là hạn chế. Và người ta ban đầu chưa có khái niệm về nhịp (beat) và meter (hát như cái xác chết không có cảm xúc gì cả, về thể loại bá chủ lúc này là Grerogean Chant, một thể loại nhạc nhà thờ "trị vì" trong suốt gần 1000 năm)

    Moonlight and love songs - never out of date
    Hearts full of passion - jealousy and hate
    Woman needs man - and man must have his mate
    That no one can deny
  7. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Những người đưa khái niệm nhịp, meter vào âm nhạc phương Tây đầu tiên là trường Notre Dame ở Pháp vào thế kỷ 14. Thế lực nhà thờ trong giai đoạn này bắt đầu suy yếu, âm nhạc và nghệ thuật ngoài nhà thờ có cơ hội ra đời và phát triển (khởi xuất từ Pháp), người ta gọi đây là làn sóng nghệ thuật mới (new wave art). Thời này gắn liền với truyền thuyết về các "gã du ca" (troubadour, nếu tôi nhớ không lầm thì đây mà chữ của Văn Cao tiên sinh dùng để gọi Trịnh Công Sơn). Chủ đề âm nhạc được mở rộng:tình yêu, nhân văn....
    Tới thời Phục Hưng, lí thuyết âm nhạc lại tiến một bước dài (mà trung tâm là Ý). Các melody bắt đầu được thêm vào và phát triển thể loại polyphonic (từ 2 melody trở lên). Đồng thời đây là thời kỳ vàng của "giọng " (golden age of A cappella). Đồng thời dãy cao độ cũng được mở rộng, nhạc cụ bắt đầu xuất hiện.
    Tuy nhiên nhạc cụ chỉ thực sự có tiếng nói, vươn lên đóng vai trò bá chủ trong thời Baroque, gắn liền với tên tuồi của J.S. Bach, người được xem như là God of polyphony. Đó là nhờ sự áp đảo của "thế lực Basso continuo" do 3 tên Ogran, Harpsichord, Clavichord (chord nghĩa là hợp âm) cầm đầu. Các nhạc cụ khác cũng bắt đầu được "tiêu chuẩn hoá" và đóng một vai trò nhất định. Thời kỳ này cũng là thời kỳ phát triển rực rỡ của lí thuyết hài hoà (theory of harmony )(các dòng nhạc trong bài polyphony phải đi với nhau ra sao,tạo hợp âm từ các khoảng như thế nào v.v.), thể loại (fuge,concerto,suite....).
    Cực thịnh tất suy. Nếu như lịch sử âm nhạc từ Trung Cổ qua Phục Hưng đến Baroque, người ta cố gắng phát triển âm nhạc theo hướng "phức hoá" (từ monophony tới polyphony) thì đến thời kỳ cổ điện, lại là thời kỳ vàng son của homophony. Đơn giản,đối xứng,cân bằng lại được tôn vinh như một kiểu "về nguồn". Ba cây đại thụ của thời này là Haydn, Mozart, Beethoven (từ lớn đến nhỏ) mà những ảnh hưởng của họ lớn đến nỗi tưởng chừng trong thế giới nhạc cổ điển chỉ có 3 người này thôi (cũng vậy mà cái cụm từ nhạc cổ điển mới lộn tùm lum như nói ở trên). Hayhn và Mozart chính là hai vị đã tiêu chuẩn hoá các thể loại (symphony,concerto,sonata...) và nâng nó lên tới tầm kinh (cổ) điển.
    Còn Beethoven chính là người đã "khuyếch đại" mở rộng các dàn nhạc, đặc biệt là các cấu trúc lớn (large-scale struture) . Lớn là lớn cỡ nào? Nếu như đối với Haydn, Mozart các chương thường chỉ dài 4-5 phút (tổng lại khoảng 20-30 phút) thì với Beethoven các tác phẩm của ông có thể dài hàng giờ. Viết ra giấy thì khoảng chừng 150 trang A4 ! (một giờ nhạc đã như vậy, trong khi bật tổng cộng nhạc của ông có thể đến mấy ngày trời, vậy mới thấy người ta bảo đồ sộ là đồ sộ cỡ nào) Cũng chính ông là nhịp cầu nối giữa hai thời Cổ điển và Lãng Mạn,có ảnh hưởng vô song với các nhạc sĩ hậu bối.
    Thời kỳ Lãng Mạn là thời kỳ phong phú hoá về âm sắc (nhạc cụ),cao độ, nội dung. Người ta nhấn mạnh đến tính nhăn văn,nói tất cả chuyện trên trời dưới dất mà người ta có thể nghĩ ra....Mỗi con người là một tiểu vũ trụ (little universe) có biết bao nhiêu là chuyện để nói,gợp cả thế giới lại thì nó không thành "chợ" mới là lạ. Về phương diện lí thuyết thì đây là thời đã khai sinh ra cái gọi là "nhạc theo chương trình" (progamme music), tức là nhạc dựa theo một "cốt truyện" của bài thơ, tiểu thuyết, thần thoại (như là Giấc mộng đêm hè của Felix Mendelssohn, Romeo và Juliet của Tchaichosky) v.v. Nó khác với trước kia, âm nhạc là âm nhạc tuyệt đối (absolute music) không có một chương trình nào cả,ai nghe muốn hiểu sao hiểu (dù là cũng có những người chuyên nghề "bình luận" dẫn dắt thính giả, nhưng với tui tui hiểu khác thì làm gì tui, và chính đó là sức quyến rũ lớn nhất của Nhạc cổ điển, theo tôi) . Một thể loại mà không thể bỏ qua của thời Lãng Mạn là Art songs (các bài hát có lời), mà tên tuổi gắn liền với nó là Schubert.

    Moonlight and love songs - never out of date
    Hearts full of passion - jealousy and hate
    Woman needs man - and man must have his mate
    That no one can deny
    Được Tao_lao sửa chữa / chuyển vào 11:52 ngày 15/02/2004
  8. ArtRock

    ArtRock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2003
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    1
    1/ Nếu nói chi tiết thì người ta gọi thể loại "nhạc cổ điển mà bạn nói ở phần 1 của bạn là "Khí nhạc Giao hưởng" (trong đó có cả giao hưởng và thính phòng) gọi chung lại là "khí nhạc giao hưởng" chỉ để nói về nhạc của phương Tây còn nhạc của Phương Đông như nhạc của Trung Hoa... lại có kiểu gọi khác chứ không gọi chung là nhạc cổ điển, Thuật ngữ "nhạc cổ điển" chỉ dùng cho nhạc Phương Tây mà thôi. Thật thà mà nói thì bạn hiểu như thế là sai.
    2/ Nhạc thính phòng có cần đến người nhạc trưởng. Một bản nhạc thính phòng là một bản nhạc nhỏ về sử dụng nhạc cụ chứ không phải là nhỏ về hình thức. Cách hiểu của bạn về nhạc thính phòng như thế là chưa chính xác.
    Về sử dụng nhạc cụ thì nhạc thính phòng người ta không dùng hết đầy đủ 4 bộ nhạc khí của dàn nhạc giao hưởng vào để diễn tấu một bản nhạc nhưng về hình thức của bản nhạc thì có thể tương đương với hình thức của một bản nhạc giao hưởng. Tôi lấy VD một bản Sô-nát cũng có thể có 4 chương nhưng bản nhạc đó được viết cho một số lượng nhạc khí nhất định chứ không viết cho đầy đủ cả bốn bộ nhạc khí nên không được gọi là bản nhạc giao hưởng mà gọi là bản Sô-nát . Theo quy luật thì một bản Sô-nát có từ 3 chương trở lên trong đó có một chương mang hình thức Sô-nát thì được gọi là một bản Sô-nát. Hình thức Sô-nát là gì thì phải đọc sách. Vì vậy bản nhạc 4 chương nhưng viết cho 1Pianô hoặc Pianô cùng một nhạc cụ khác hoặc chỉ riêng cho dàn dây (gồm 8 Violông, 4 Viola, 2 Xen-lô)... cũng chỉ được gọi là sô-nát chứ không gọi là bản giao hưởng cho dù hình thức có là bốn chương. Đó vẫn chỉ là nhạc thính phòng. Để một bản nhạc diến tấu đưọc thì luôn cần có nhạc trưởng.
    3/ Nhạc giao hưởng: Bạn nhầm hoàn toàn sang một bản Sô-nát.
    Bản giao hưởng về cơ bản gồm có 4 chương và phải sử dụng đầy đủ 4 bộ nhạc khí của dàn nhạc Giao hưởng là bộ dây, bộ gỗ, bộ đồng, bộ gõ thì mới được gọi là bản nhạc giao hưởng. Hình thức bạn nêu ở phần 3 của bạn là hình thức của một "Bản Sô-nát 3 chương" đó là hình thức phổ biến nhất của một bản nhạc mang phong cách của "nhạc thính phòng".
    Một bản Sô-nát không thể ngang cấp bậc với một bản nhạc giao hưởng hay một bản công-xéc-tô được vì quy mô sử dụng nhạc khí khác nhau. Bản Sô-nát quy mô nhỏ và có thể là rất nhỏ, rồi có 3 chương là cơ bản còn bản Giao hưởng thì đầy đủ, Bản Công-xec-tô "về cơ bản" là có hình thức 4 chương như bản nhạc giao hưởng, có sử dụng dàn nhạc giao hưởng đầy đủ nhưng dàn nhạc này để đệm cho một nhạc cụ chơi Solo còn bản giao hưởng thì không có nhạc cụ nào chơi Solo cả.
  9. ArtRock

    ArtRock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2003
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    1
    Xắp tới tôi sẽ thay đổi níck của tôi là nhuyendquy.
  10. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn những góp ý cua ArtRock. Tôi xin "diễn đạt" lại những vì tôi viết về khái niệm "nhạc cổ điển" và thề sonata, sợ rằng do lỗi về diễn đạt hay vội vàng mà gây hiểu lầm chăng.
    1) Ở trên tôi có nói về cái thuật ngữ nhạc cổ điển và có nói đến chuyện nghĩa hẹp, nghĩa rộng. Nghĩa hẹp nhất là thời kỳ nhạc cổ điển phương Tây 1750-1820. Rộng hơn chút là nền âm nhạc cổ phương Tây (không tính nhạc đương đại). Khái niệm lớn hơn nó là âm nhạc nghệ thuật (bao gồm cả phương Đông và âm nhạc đương đại). Va trong bài viết sau đó, toi có nới rộng hơn về khái niệm:với tôi âm thanh nói chung chỉ có 2 loại;nghe được (kể cả tiếng ồn) và không (kể cả cái người khác gọi là nhạc). Trong các tài liệu âm nhạc, để nói đến "nhạc cổ điển" (nghĩa thứ hai) thì người ta tránh dùng chữ Classical music mà thay vào đó là Western Art Music.
    2) Nhạc thính phòng (chamber music):
    Về nhạc trưởng thì tôi có nói là "thường không cần nhạc trưởng, tức là trong đại đa số trường hợp. Tại sao thì tôi có nói ở phần lí do kinh tế. "Nghèo" mà còn chơi sang mướn nhạc trưởng? Nhạc thính phòng là loại nhạc nhỏ về hình thức, dùng biểu diễn trong gia đình "trung lưu" thời Cổ điển. Nó không phải là một cấu trúc. String quatet hay sonata là một trong nhiều cấu trúc (bài) của nhạc thính phòng.
    3) Thể sonata và bài sonata:
    Ở trên tôi có nhấn mạnh là không nên có sự nhầm lẫn giữa thể sonata và bài sonata (tương ứng với tiếng Anh la sotana form và sonata). Thể sonata (sonata form) là một cấu trúc dùng để viết cho một chương, đứng ngang hàng với thể Rondo, Themes and Variations ...trong thang cấu trúc và chưa phải là một "tác phẩm" hoàn chỉnh độc lập. Trong khi bài Sonata (tiếng anh đơn giản một chữ Sonata) là một tác phẩm hoàn chỉnh thường gồm 3 chương (có khi 4), do đó nó ngang hàng với Concerto,Symphony trong thang cấu trúc (như từ đơn và từ ghép ngang hàng với nhau theo đơn vị ngữ pháp)...vì đều là những tác phẩm hoàn chỉnh.
    Tôi xin nhấn mạnh thêm là thể sonata (sonata form) là một cấu trúc cực kỳ phổ biến gần như là tiêu chuẩn cho chướng thứ nhất của cả ba bản symphony,concerto và sonata, chứ không riêng gì bản Sonata. Do đó mà nó còn có tên gọi là Thể để viết chương một (first movement form). Để thuận lợi cho đối chiếu, xin để một đường dẫn trên lưới về thể Sonata:
    http://en.wikipedia.org/wiki/Sonata_form


    Moonlight and love songs - never out of date
    Hearts full of passion - jealousy and hate
    Woman needs man - and man must have his mate
    That no one can deny
    Được Tao_lao sửa chữa / chuyển vào 13:21 ngày 15/02/2004
    Law_Student thích bài này.

Chia sẻ trang này