1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thế nào là nhạc cổ điển, nhạc không lời, nhạc thính phòng... ?

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi BaronJacob, 11/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TuMinhTran

    TuMinhTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Có đôi điều em muốn nói ở đây:
    1. Trước hết em thấy anh Tào lao đã bỏ công sức viết những bài viết ở trên đã là một điều đáng trân trọng. Bởi vì những vấn đề về lí thuyết của nhạc cổ điển [hiểu như mọi người vẫn hiểu] thực sự là rất phức tạp và dài. Theo kinh nghiệm của em viết được những bài viết cỡ như trên, anh Tào lao phải mất tổng cộng khoảng 8-10 tiếng nếu đánh nhanh, bởi lẽ những vấn đề này thuộc về kiến thức, không thể nào nhanh như kiểu chat chit được. Thật sự vì thế cho nên nhiều người kêu box này chậm chạp. Nhưng mọi người cũng cần thông cảm, để đánh được những bài viết mà mất nhiều thời gian và sức lực như thế chưa chắc ai cũng chịu làm. Thành ra từ trước đến nay dù có rất nhiều người hỏi những câu hỏi kiểu thế này, nhưng rất ít khi được trả lời.
    2. Nhưng điều cần nói hơn là bài viết của anh Tào lao không phải thuộc kiểu bài viết "Thùng rỗng kêu to", nội dung của chúng xét về độ chính xác phải tới 90% theo những gì em biết[Anh Tào lao đừng giận em nhé, vì hiển nhiên không có ai dù giỏi đến đâu viết được đúng 100% cả]. Tôi không thích cái kiểu anh ArtRock thổi cái 10% chưa hoàn thiện trong những bài viết của anh Tào lao thành tất cả để coi những bài viết đó là tầm bậy, sai hoàn toàn và đổ tất cả vào thùng rác [xin lỗi anh ArtRock, nhưng anh là người phát ngôn thì anh không thể biết được hết những gì người khác hiểu và nhìn nhận về lời nói của mình - đối với tôi, giọng điệu của anh có nghĩa là anh đang coi thường những hiểu biết của anh Tào lao]. Không ai có quyền coi mình là tuyệt đối đúng và áp đặt ý kiến của mình lên người khác. Xin lỗi, nếu tôi viết một mớ âm nhạc rồi định nghĩa đó là giao hưởng thì tất nhiên không ai công nhận, nhưng cũng không ai bắt được tôi không coi nó là giao hưởng [nếu anh là người hay vặn vẹo, anh có thể suy rộng điều đó ra cho những vấn đề khác và sinh ra những điều không thể chấp nhận được, kiểu như những điều trái với đạo đức chẳng hạn- nhưng tôi sẽ nói rằng tôi đang nói về âm nhạc, mà nhỏ hẹp hơn nhiều đó là Nhạc cổ điển, ở đó những điều tôi nói có thể đúng, nhưng việc anh suy rộng nó thì hiển nhiên không thể lúc nào cũng đúng].
    3. Em muốn nói về những nguyên nhân mà tại sao khi đưa một vấn đề kiến thức nào đó ở trên diễn đàn này thường xuyên kết thúc bởi những cuộc cãi lộn, mà đây là một ví dụ. Trước hết, về Âm nhạc cổ điển, một dòng nhạc không phải là bản địa của Việt Nam, thì người ta không biết nhiều về nó, nhưng lại hay lấy việc mình nghe nhạc cổ điển làm cái mốt mình hiểu biết [giống như mốt sính ngoại]. Xin lỗi trước các bạn yêu cổ điển nhé, tôi không ám chỉ các bạn đâu, tôi biết trong số các bạn có rất nhiều người đến với Nhạc cổ điển bằng đúng tình yêu của mình chứ không vì mốt, mà đối với tôi tình yêu ấy còn giá trị hơn nhiều những hiểu biết của bạn về Nhạc cổ điển. Tất nhiên nghe thì cũng phải biết gì đấy, nhưng khốn nỗi những nguồn thông tin về nhạc cổ điển ở Vn thì quá hiếm hoi, nếu có thì đôi khi thậm chí chỉ một chiều. Người ta tiếp nhận chúng và mặc định coi chúng là chân lí. Thấy người khác nói không giống thế thì coi đó là sai, thiếu hiểu biết và lấy làm cơ hội thể hiện "vốn" hiểu biết của mình. Tôi không kết tội ai, mà chính những điều đó đều được rút ra từ bản thân mà ra cả. Những điều bắt tôi phải thay đổi đó là khi tìm hiểu từ nhiều nguồn thông tin và sau khi đã nghe được chút ít. Chúng ta đến với nhạc cổ điển là đến với cả một nền văn hoá, mà nói cho đúng là rất nhiều nền văn hoá trên một quãng thời gian rất dài. Vì thế những điều về nó rất nhiều và trong đó có rất nhiều điều mâu thuẫn, trong đó có cả những quan điểm, những đánh giá, những nhận định đối lập. Và hiển nhiên chúng gặp nhau tất sinh ra chiến luận, mà ở đây nên dùng chữ đấu khẩu hơn. Trước khi tranh cãi ta nên nhìn nhận vấn đề một cách tổng quan và đầy đủ đã, sự đánh giá tổng hợp trên nhiều chiều sẽ giúp ta có cái nhìn đúng hơn, và tất nhiên kéo theo sẽ phân biệt được những điều nào thật sự là mâu thuẫn, còn những điều gì là tranh cãi vô nghĩa của những người cố tỏ ra hiểu biết về vấn đề này. Người nghe cổ điển tất phải có cái phong cách của nhạc cổ điển, họ sẽ bỏ ngoài tai tất cả những điều vụn vặt, những điều tranh cãi vô nghĩa, đó chỉ là những điều kiểu "Thầy bói xem voi" mà thôi. Và cũng tất nhiên tôi thì vẫn còn tham gia vào những vấn đề như thế nên cũng chẳng phải hoàn toàn đã ngấm nhạc cổ điển.
    Không ai hiểu hết tôi, cũng như không ai hiểu hết cuộc sống.
  2. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn TuMinhTuan đã có những lời tốt đẹp cho những bài viết trên của tôi. Thật ra mấy bài viết này đã ngốn của tôi hết một buổi. Vì viết lại theo trí nhớ, kiểu "lan man" nên khá rối rắm, các nguồn tài liệu không được trích dẫn,chính tả thì cũng sai nhiều. Nhưng tôi quan niệm viết ở đây là chỉ để vui chơi, tào lao giết thời giờ (đúng là hôm nay tôi có rãnh thật nên tốn chút thời giờ không hề gì) nên các bài viết khá sơ xài. Chỉ cho vui,chứ chẳng nào phải mang tính học thuật học thiếc gì. Vậy nên với thái đó xuề xoà như thế, có sai xót gì mong mọi người thông cảm.
    Nhưng nói thế không phải là "bỏ con giữa chợ", muốn nói gì thì nói mà không cần chịu trách nhiệm,nhất là về tính chính xác . Tôi cố gắng trong khả năng cho phép (chỗ nào không chắc thì tôi cũng có sẽ lưu ý, đúng ra là không nên nói).
    Mặt khác là do phạm vi vấn đề quá rộng lớn (như TuMinhTuan có đề cập). Mỗi một giai đoạn âm nhạc kéo dài hàng trăm năm, với hàng nghìn tác phẩm...viết tóm gọn vài dòng linh tinh thì làm sao mà không xai xót (chẳng hạn chỉ mội thể loại symphony "nhỏ xíu" (so với toàn bộ nên nhạc nghệ thuật phương Tây) muốn nói cho tử tế cũng phải viết cả ngàn trang sách). Nói tắt (mà lẽ ra nhiều chỗ phải khai triển) nên khó tránh khỏi nhiều chỗ không mạch lạc.
    Vừa rồi sở dĩ có chuyện hiểu lầm về thuật ngữ kia nọ tôi nghĩ là do lỗi diễn đạt. Thành thật mà nói là tôi có chút mất hứng nên tôi dừng lại không viết tiếp nhưng tôi nghĩ chắc là ArtRock không có những ý gì xấu. Tôi phải thú nhận là tiếng Việt của tôi kém, hơn nữa những thuật ngữ mà ArtRock nói có cái tôi mới nghe lần đầu. Khí nhạc giao hưởng, so nát.,...gì đó tôi hoàn toàn không biết chắc nó là gì,có phải cũng cùng là cái tôi đang nói hay không. Có khi tôi đang nói về cái nền nhạc cổ điển khác và ArtRock lại đang nói chuyện cái nền nhạc cổ điển khác nữa.
    Nói ra thì đơn giản thôi, những hiểu biết về thuật ngữ này của tôi là từ Anh ngữ, chứ không phải là Việt ngữ. Chẳng hạn thể loại symphony thì tôi biết ,còn nhạc giao hưởng thì chịu (đành tra từ điển, thấy người ta dịch cũng tạm tin và suy đoán vậy thôi). Có một chuyện vui vui là khi người Việt Nam hội thảo về Karl Marx thì có mời một số học giả ở Đông Đức sang. Người ta ngồi lại nói với nhau hàng mấy ngày trời nhưng chẳng thể nào hiểu được nhau. Vì bên Việt Nam cứ nói chuyện ông Các Mác còn Đông Đức thì cứ nói chuyện Karl Marx, hai ông này cứ như là hai ông khác nhau. Không biết chuyện đáng tin mấy phần, nhưng kể ra nghe cho vui vậy.
    Moonlight and love songs - never out of date
    Hearts full of passion - jealousy and hate
    Woman needs man - and man must have his mate
    That no one can deny
    Được Tao_lao sửa chữa / chuyển vào 21:34 ngày 15/02/2004
  3. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Đã "trót thì cho trét", tôi cố gắng viết nốt phần về thế kỷ 20 vậy. Nhân tiện tôi cũng nêu rõ cái lí do tôi viết mấy bài này. Tôi hi vọng được chia xẻ những hiểu biết ít ỏi của mình với những ai chưa biết. Nếu có gì sai xót thì nhờ quí vị cao mình chỉ giáo, cũng là tiện thể "kiểm tra kiến thức" của mình, để còn chỉnh sữa lại cho đúng. Các bài viết này chỉ mang tính sơ xài, điểm xuyết những cái đáng nhớ, vẽ được một "bức tranh ấn tượng" thì may lắm. Đồng thời, những chỗ có thể thì tôi sử dụng Anh ngữ để những ai chưa biết tiện việc tra cứu,tìm thêm thông tin.
    Âm nhạc nghệ thuật thế kỷ thứ 20 phải nói là vô cùng phức tạp, "trăm hoa đua nở ,trăm nhà đua tiếng" với rất nhiều trường phái và lí thuyết khác nhau (trong đó có cái phần "âm thanh tôi không nghe được" mà tôi nói trong bài trước). Trường phái đầu tiên mà tôi muốn đến là trường phái ấn tượng (Impressionism). Trường phái ấn tượng khởi xuất từ hội hoạ Pháp, đánh dấu sự ra đời bằng cuộc triễn lam tranh lịch sử 1874 ở Paris của Monet, Pissarro và bạn bè họ. Ban đầu chữ ấn tượng dùng với một nghĩa có vể như "giễu cợt" từ các nhà phê bình tranh. Họ cho rắng những thứ mà người ta trưng bày nào có phải là những hoạ phẩm hoàn chỉnh, mà đơn giản chỉ là những điểm xuyết mang tính tượng trưng. Chẳng hạn bước vào một căn phòng thì những ấn tượng ban đầu của người ta có thể là cái bàn,cái ghế, ...Và đơn giản chỉ biết là có bàn, có ghế chứ chưa cần biết cụ thế nó là gỗ gì hay là hình dáng chi tiết ra sao. Vậy nên nó mới chỉ là Ấn tượng. Một hoạ phẩm tiêu biểu của trường phái Ấn tượng là bức Bình minh (Sunrise) của Monet, người được xem là cha đẻ của trường phái ấn tượng (Ultimate Impressionist).
    Từ hội hoạ trường phái ấn tượng chuyển sang xâm chiếm thi ca và âm nhạc. Trong thi ca thì gọi nó là thi pháp tượng trưng ( Việt Nam ta,xa có Hàn Mặc Tử, gần hơn có Thanh Tâm Tuyền). Tên tuổi gắn liền với trường phái ấn tượng trong âm nhạc là Debussy.
    (còn tiếp,rất xin lỗi mọi người là tôi lại bận đột xuất,hẹn lần sau vậy)

    Moonlight and love songs - never out of date
    Hearts full of passion - jealousy and hate
    Woman needs man - and man must have his mate
    That no one can deny
    Được Tao_lao sửa chữa / chuyển vào 23:02 ngày 16/02/2004
  4. Sis

    Sis Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    375
    Đã được thích:
    0
    Bác tào lao nói hay wá, nếu những gì bác nói đều thuộc phần tri nhớ thì bác chắc là dân Nhạc Viện khoa lý luận phải ko?? Nếu không phải thì càng đáng nể đấy!
    À quên tôi muốn nói thêm bác ArtRock nói nhạc cổ điển chỉ nói về nhạc phương tây là sai bét, chẳng qua chung ta quen nghe hay nói đúng hơn là chỉ nghe cổ điển của phương Tây(phương Tây chỉ là cái nôi của nhạc cổ điển)Bây giờ nước nào chả có nhạc cổ điển. Ở Việt Nam ta ngoài các tác phẩm giao hưởng của các nghệ sĩ lớn thì năm nào sinh viên Sáng Tác của nhạc Viện chả viết 1 đống tác phẩm cổ điển. Và tốt nghiệp bằng 1 bản giao hưởng chẳng qua là do nhiềuđiều kiện nên không đến được với công chúng thôi...
    Nỗi kinh hoàng của các cô gái từ 17-21!Một kẻ hâm hâm giỏi lý thuyết kém thực hành về mọi mặt ! hu hu hu
  5. ArtRock

    ArtRock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2003
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    1
    Vậy thì tôi xin lỗi có lẽ kiểu diẫn đạt của tôi đã làm cho mọi người hiểu lầm ý tôi. Tôi không có ý tranh dành hơn thua với ai cả. Tôi thấy thế thì tôi nói thôi, tôi nghĩ là những điều tôi nói sẽ là điều tốt cho mọi người nhưng nếu những điều đó lại làm ai đó không thích và khó chịu thì thôi vậy.
    Thực sự là bạn TuMinhrâm đã quá lời đối với tôi, tôi thấy đây là một diễn đàn và khi có những ý kiến bất đồng thì chúng ta tranh luận chứ không có nghĩa là cãi nhau hay đay nghiến nhau một cách quá cay đắng như vậy. Tôi không có ý coi thường và phủ toẹt những điều Tao lao đã viết, với kiểu nói chuyện của bạn với tôi thì tôi sợ rằng bạn hơi thiếu tự tin về kiến thức của mình nên bạn mới nặng lời như thế, vì tôi hoàn toàn không nghĩ rằng tôi coi thường những điều Tao lao viết ở trên, đây là một diễn đàn, và tôi thấy sai thì tôi bảo đó là sai, tôi thấy không chính sác thì tôi bảo đó là không chính xác, đó là những nhận xét hoàn toàn vô tư và mang tính xây dựng về mặt kiến thức và không có ý coi thường người khác khi người khác "diễn đạt sai ý mình". Thậm chí là nếu có hiểu sai. Tôi sợ rằng bạn đang "động lòng" vì một lý do gì đó khi đọc những điều tôi viết. còn chính Tao lao lại là người rât vô tư, và đầy tính xây dựng khi anh rất bình tĩnh giải thích lại những gì chúng ta đang hiểu lầm nhau và không có một thái độ gì khó chịu khi biết rằng tôi hiểu lầm. Tôi sợ rằng bạn TuMinhTran đang làm vẫn đề trở nên phức tạp hơn.
    Rất tếc khi phải để cho bạn biết rằng Tôi không áp đặt ý kiến của tôi và tôi không phải là "thầy bói" Khi nói về âm nhạc nói chung và "nhạc Rock" hoặc "Khí nhạc giao hưởng nói riêng". Còn nếu nói thẳng thừng ra thì tôi yêu nhạc Rock và nhạc Vàng hơn là nhạc cổ điển. Bạn cũng đừng mất công hỏi rằng nếu tôi không là "thấy bói" khi nói về âm nhạc thì tôi là cái gì? Vì tôi không muốn trả lời câu hỏi đó. Câu trả lời của tôi sẽ làm cho bạn TuMinhtran mất tự nhiên hơn nữa khi chúng ta nói chuyện.
    Tôi cũng phải nói luôn để các bạn hiểu đúng hơn rằng nhạc cổ điển nói chung không phải là một chiều, không phải được rút ra từ kinh nghiệm bản thân khi nghe nhạc cổ điển để rồi mỗi người có một cách hiểu khác nhau về nhạc cổ điển dẫ dến những bất đồng theo kiêu "Thầy bói xem voi" như bạn nói. Vì nhạc cổ điển có những quy luật "bất di bất dịch" (một cách tương đối). Nhưng điều bạn nói chỉ là cảm nhận một cách hoàn toàn tâm hồn chứ không mang tính lý trí mà nếu nói về tâm hồn thì "bất kể ai có thể cảm nhận được một bản nhạc hay, người đó cũng có thể trở thành một người sáng tác ra những bản nhạc..." nhưng những điều đó chỉ là diến đạt tâm hồn của những người nghe nhạc, tôi không phủ nhận tâm hồn của bạn khi bạn nghe nhạc cổ điển nhưng nếu bạn chỉ nghe nhạc cổ điển bằng tâm hồn thôi thì bạn cũng nên hạn chế những ý kiến mạng tính Kiến thức và lý trí như của Tao lao hay của tôi. Còn tất nhiên nếu chỉ để "cảm nhận" thì người ta chỉ cần "tâm hồn" là đủ và không ai được phép coi thường hay phủ toẹt những điều mang tính "tâm hồn" như bạn Tuminhtran nói. Tôi công nhận rằng những kẻ nào phủ toẹt yếu tố tâm hồn của bạn nói thì những kẻ đó là kẻ thiếu tư cách để nói đến "nghệ thuật" bất kể về âm thanh hay hình ảnh hay... nhưng để "hiểu" thì đó là chuyện khác. Và nhạc cổ điển thì hoàn hảo và vĩ đại hơn, loại nhạc này không chỉ dành cho người nghe nhạc đơn thuần mà còn dành cho cả những người nghiên cứu âm nhạc nữa. Có nghĩa là ngoài tính "tâm hồn" ra nó còn mang nặng tính "lý trí và kiến thức" về âm nhạc.
    Và bạn cũng không nên dùng đến những từ ngữ nặng nề như "khẩu chiến" hay "đấu khẩu"... hãy để cho mọi người được đưa ra ý kiến một cách tự nhiên mà không sợ bị người khác cho rằng "anh kia đang áp đặt", "anh kia đang thể hiện", "anh kia đang..."
    Law_Student thích bài này.
  6. ArtRock

    ArtRock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2003
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    1
    Tôi nói thuật ngữ "nhạc cổ điển" chú tôi không nói về khái niệm "nhạc cổ điển" nếu tính theo niên đại. Tôi rất vui khi được nói chuyện với Tao lao và các bạn Tôi rất quý trọng "tinh thần" của Taolao.
  7. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Tôi trân trọng sự thẳng thắn của ArtRock. Và cũng cảm ơn Sis và TuMinhTuan giành những lời tốt cho tôi. Viết mấy cái linh ta linh tinh, bát nháo loạn xa ngầu, tùm lum ta la...lâu chen vô mấy cái tên tây tây,mấy từ là lạ nghe cho nó có vẻ có học hành (Tao_lao tui là dân chợ búa thôi) mà được khen thì đúng là "hơn cả sự mong đợi". Lời tốt bao giờ cũng dễ nghe. Và nếu có ai chê trách những gì mà mình nói là sai (dù là sai thật hay hơi sai sai, hoặc không sai đi nữa) thì cũng làm mình khó chịu. Nhiều khi thấy ghét hổng thèm lên mạng vì không muốn thấy cái tên đã "chửi" mình, rùi tự mình thấy không thoải mái trong khi người nói có thể chẳng có ý gì mà chẳng qua tầng bậc ngữ nghĩa mỗi người khác nhau, cũng không thấy mặt nhau, không biết người ta nói câu đó với giọng điệu hay ý gì nên cứ suy diễn theo ý của riêng mình (mà xui có khi lúc mới chửi lộn xong thì đúng là thảm hoạ). Lãng nhách!
    Viết mấy hàng này, tôi đã thấy lãng nhách thật (nhưng viết rùi,xoá uổng). Xin trở lại với chuyện "nhạc nhẽo" vậy (nói chuyện đáng hoàng để còn cảm thấy mình là người đàng hoàng).
    Âm nhạc của Debussy là âm nhạc đầy màu sắc (thật ra tính màu sắc đã được nhấn mạnh từ đầu thời Lãng Mạn). Nhưng màu sắc ở đây là màu sắc của hội hoạ ấn tượng:đầy màu sắc nhưng chúng cứ như "nhoè" lên nhau và mơ hồ. Để tạo hiệu ứng này thì ông hay sử dụng các hợp âm song song với nhau (parallel chords), các thang "bất thường" như thang năm (pentatonic scale) và whole-tone scale (cái này là sáng tạo riêng của Debussy). Một điều đáng lưu ý là Debussy có lẽ là một trong những người đầu tiên "nổi loạn", phá vỡ qui luật của lí thuyết hài hoà truyền thống.
    Âm nhạc ấn tượng chỉ là một sự nổi loạn đầu tiên chấp nhận (nghe) được, với tôi. Dù gì thì nó cũng còn được xem là một thứ nhạc "đẹp", tuân thủ khá nghiêm ngặt các qui tắc của lí thuyết hài hoà. Trong khi đó, dù cũng là "tượng" nhưng âm nhạc "biểu tượng" (Expressionism) lại là một thứ nuốt khó trôi. Âm nhạc biểu tượng là một thứ âm nhạc "xấu", như cố tình làm "xấu hoá", "kì dị hoá", "nhí nhố hoá" chủ thể. Nếu ta quan sát hội hoạ biểu tượng, vẽ hình người thì người ta cố tình vẽ tai,mắt,mũi, miễng lệch đi, bố trí cực kỳ khó coi,gồ gề, thô....
    Có lẽ có người sẽ thắc mắc như thế thì là nhạc được sao? Nghệ thuật ở đâu? Tôi không chắc là người khác cảm nhận nó thế nào. Riêng tôi, trong cái xấu nó có cái đẹp, người ta "thậm xưng hoá" cái xấu để thấy cái đẹp, dù là nhỏ, mới tuyệt vời ,đáng quí làm sao.
    Dù là có những "dị mọi" thế nên âm nhạc thời đầu thế kỷ 20 vẫn còn một dòng chảy mang tính "về nguồn". Đó là dòng tân cổ điển (neoclassic) hay đúng hơn là Tân Baroque (neobaroque). Người ta tìm về với âm nhạc "đơn giản" của thời Baroque,đặc biệt là J.S. Bach.
    Ngoài ra thì còn có một trường phái khác là Serialism, dựa trên lí thuyết hệ 12 tông (12-tone system) của Schoenberg phát triển hồi những năm 20. Ông từng tự hào và dự đoán rằng hệ thống này của ông sẽ được người ta dùng để soạn nhạc trong hàng trăm năm tới (tới nay đã gần 100 rùi). Âm nhạc này còn được gọi là âm nhạc phi-tông (atonal music), không có "home key" khác với tất cả các lí thuyết âm nhạc trước đó đều được gọi là âm nhạc có tông (tonal music) thống trị nền âm nhạc phương Tây trong mấy trăm năm. Về lí thuyết này thì tôi có biết quá chút ít, xin nói cụ thể một chút.
    Thật ra âm nhạc có tông là một trường hợp riêng của âm nhạc phi tông. Sỡ dĩ nó khó nghe vì từ thuở chào đời đến lúc biết đến âm nhạc phi tông thì người ta chỉ nghe âm nhạc có tông những cái khác thi người ta cho là dị mọi, không phải là nhạc. Trong não đã hình thành một "bộ lọc" âm nhạc nên khó mà thay đổi trong nhất thời.
    Theo tài liệu mà tôi đọc về âm nhạc phi tông. người ta số hoá các yếu tố âm nhac. Chẳng hạn gán các giá trị từ 1 đến 12 tương ứng với 12 cung. Khoảng cách giữa 2 nốt chính là hiệu trị tuyệt đối của 2 giá trị. Xa hơn nữa, ta có thể tính khoảng cách giữa hai khoảng cách liên tiếp....v.v. Sau bước số hoá thì ta có thể phát biểu các mệnh đề, định lí về hợp âm, về điều hoà.... đước dạng toán học.
    Như trên tôi có nói âm nhạc có tông là trường hợp riêng của âm nhạc phi tông. Tôi xin mình hoạ bằng các phép soan. Chẳng hạn ta có đoạn nhạc AB, phép đảo ngước sẽ cho ta đoạn BA, hoặc tịnh tiến lên một cao độ C thành (A+C) (B+C), hoặc nghịch đảo chúng quá một cao độ nào đó (khongA)(khôngB) (xin lỗi là tôi không có phím kí hiệu) v.v. Rõ ràng nếu AB được số hoá thì các kết quả của các phép soạn trên đều có thể thu được qua các phép tính đơn giản. Soạn nhạc bây giờ trở thành làm việc với các con số.
    Cũng vì cách soạn này,các soạn giả có khi chỉ làm việc với các con số nên các đoạn nhạc thu được người ta nghe không vô, vì nó chẳng qua nổi cái bộ lọc trong não chúng ta.


    Moonlight and love songs - never out of date
    Hearts full of passion - jealousy and hate
    Woman needs man - and man must have his mate
    That no one can deny
  8. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Các trường phái nhắc bên trên viết ra chỉ mang tính điểm danh cho biết là thế kỷ này có cái gì vậy thôi. Chứ cụ thể thì mỗi một trường phái rất là bao la rộng lớn, nhất là âm nhạc phi tông đứng "riêng một góc trời" đối trọng với âm nhạc có tông thống trị phương Tây hàng mấy trăm năm thì đủ biết là nó rộng lớn cỡ nào.
    Xin điểm danh thêm một "thằng nữa" là âm nhạc hậu hiện đại.
    Thế kỷ 20 là thế kỷ nhiều biến động,phức tạp với những biến đổi khủng khiếp mà các nhà lí thuyết trước kia có nằm mơ cũng hổng dám nghĩ tới. Nào là cấu trúc luận, hậu cấu trúc luận, giải cấu trúc, phân tâm học, hiện tương luận, nữ quyền luận, hiện sinh, và hậu hiện đại.... (kể ra cho thấy nó dài dài, nhiều nhiều,đừng có hỏi tui nó là gì làm tui á khẩu) mà những lí thuyết này điều có những ảnh hưởng sâu sắc, toàn diện đến mọi khía cạnh cuộc sống.
    http://www.marxists.org/reference/subject/philosophy
    Ở đây thì tui chỉ xin kể một chuyện vui về âm nhạc hậu hiện đại mà thôi (vì cái này nó rộng lớn quá). Nhắc tới hậu hiện đại (Postmodernism) người ta nghĩ ngay tới John Cage mà minh hoạ kèm theo cho "hậu hiện đại là gì" không gì khác hơn chính là bài 4''''33'''''''' của ông. Cái bài 4''''33'''''''' , nhạc liệu của nó chính là âm thanh ngẫu nhiên tạo nên trong thính phòng trong 4 '''' 33'''''''' và soạn giả của nó chính là toàn bộ những người tham gia trong buổi hoà nhạc hôm đó.
    Nó phá vỡ tất cả các truyền thống, qui tắc, khái niệm. Chẳng hạn trước kia người ta quan niệm soạn giả chỉ là một người, hay vài người gì đó thôi thì bây giờ nó là toàn bộ những người tham gia thưởng thức nó và mang tính hoàn toàn ngẫu nhiên. Hình thức này cũng đã xuất hiện trong văn chương trong thời gian gần đây. Đó là thơ Tân hình thức (new formalism) và siêu tiểu thuyết (hypernovel). Hơn nữa, chính John Cage là người làm người ta định nghĩa,suy nghĩ lại " âm nhạc là gì? hay "lí thuyết, qui luật âm nhạc là gì?" v.v. và hàng loạt các vần đề khác. Cũng vì những ảnh hưởng này mà John Cage được xem là người có ảnh hưởng lớn nhất trong nền âm nhạc đương đại Hoa Kỳ (ông mất năm 1992).
    Tôi lưu ý thêm về John Cage, ông là người đầu tiên đã vận dụng Dịch Kinh (the Way or Tao of Changing ) vào trong các sáng tác của mình. Nếu có thời gian, mọi người có thể tìm hiểu vần đề thú vị này.
    Chúc vui.
    Moonlight and love songs - never out of date
    Hearts full of passion - jealousy and hate
    Woman needs man - and man must have his mate
    That no one can deny
    Được Tao_lao sửa chữa / chuyển vào 23:03 ngày 16/02/2004
  9. BaronJacob

    BaronJacob Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2003
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn! cảm ơn mọi người rất nhiều! chí ít thì mình cũng đã có được một hình dung cơ bản về "nhạc cổ điển". Rất vui vì mọi người đã trả lời, trả lời rất rất đầy đủ, rất có trách nhiệm (như Tao_lao) và cũng rất có tinh thần đóng góp (như ArtRock hay TuMinhTran). Mình nghĩ, những bài viết đó cho chúng ta một cách nhìn toàn diện hơn, đầy đủ hơn về thể loại âm nhạc mà box ta mang tên.
    Riêng bản thân BJ ngay kể cả sau khi đọc những bài này thì vẫn không thay đổi cách nghe nhạc của mình (nhiều người cho như thế không tốt) đó là cứ nghe, cảm nhận, và... không cần biết nó là thể loại gì, là của ai, ai hát, ai viết,.... cứ thấy hay là được ( vậy nên trong library của BJ có lung tung các loại Rock, Jazz, Rap, Pop, ... tất nhiên cả Classical Music theo "nghĩa rộng" và "nghĩa hẹp" như Tao_lao đã nói).
    Tiện đây, xin được tặng Tao_lao, ArtRock, TuMinhTran và tất cả mọi người 1 bản nhạc (nghe tặng thì hơi oai) đó là bản Scarborough Fair ( thậm chí còn không biết là tên có chính xác hay không).... mọi người tìm bản đó và nghe, coi như BJ đã yêu cầu 1 phương tiện thông tin đại chúng tặng các bạn .
    Thân! Chúc vui vẻ!!!



    Còn phải học nhiều, học nhiều lắm, nhiều lắm !!!

    welcome to our homepage : http://www.chuyentb.com
  10. TuMinhTran

    TuMinhTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    To anh Tao_lao, Artrock và mọi người khác: Theo ý kiến cá nhân em, sau khi đọc những bài viết ở trên thì có lẽ không cần thiết phải mặt nặng mày nhẹ với nhau nữa làm gì. Vấn đề là ở chỗ em quá bức xúc với tình trạng chung của các box, các forum là rất nhiều chỗ người ta chửi nhau vung trời. Bức xúc là ở chỗ vì như thế đã làm mất đi cái ý nghĩa tốt đẹp của forum - diễn đàn. Đó phải là nơi mọi người cùng gặp gỡ, làm quen, mở rộng quan hệ, nói lên ý kiến cá nhân của mình, trao đổi và cùng nhau học tập và tiến bộ [hoàn toàn đồng ý với anh Artrock]. Trên thực tế vì cách biệt về không và thời gian nên những lời phát ngôn của mỗi người rất dễ bị hiểu lầm. Mấy lời trên kia của em có thể nói là quá nóng hay giận quá mất khôn cũng được, thành ra có đôi chỗ mọi người có thể không hiểu trúng ý em, [có lẽ anh Artrock và Tao_lao cũng rơi vào tình huống bị hiểu lầm tương tự] nhưng thôi chẳng cần phải giải thích làm gì cho thêm rắc rối. Tựu trung em chỉ muốn nói rằng người ta có thể Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau được, thế sẽ dễ chịu hơn nhiều.
    Mặc dù vậy, to anh Tao_lao: theo ý em trong những hoàn cảnh nhất định, những lời tốt lại rất khó nghe.
    Riêng về vấn đề đối diện với nhạc cổ điển, chúng ta đều biết cần phải có kiến thức và tâm hồn, hay một cách hình tượng hơn là Trái tim và Khối óc. Điều em muốn nhấn mạnh đó là người ta nên cân bằng giữa hai mặt của một vấn đề như thế, không nên quá đề cao hay hạ thấp mặt nào. Những lời của em chỉ nhằm mục đích nói lên một tình trạng là trong tiềm thức người ta quá đề cao Kiến thức đối với Nhạc cổ điển [hiển nhiên ai cũng biết người ta cho Nhạc cổ điển cũng như Ballet là nghệ thuật hàn lâm bác học], và em phản đối điều đó chứ không phải vứt hết những vai trò quan trọng của Kiến thức.
    Viết về những vấn đề thuộc kiến thức rất khó chuẩn xác, thành ra theo em nghĩ nếu được chúng ta nên tìm hiểu những tác phẩm nghiên cứu lí luận âm nhạc của các nhà nghiên cứu thì sẽ khoa học hơn, hệ thống hơn, đầy đủ hơn và chính xác hơn nhiều và đặc biệt là chịu ảnh hưởng không nhiều của thái độ chủ quan của tác giả. [Đấy là những nguyên nhân bên trong làm người ta hiểu lầm và cãi cọ trên các diễn đàn].
    Có lẽ nếu còn chút gì tức giận xin mọi người xả nó hết đi ạ, để cho box này thoáng mát một chút có hơn không?
    0 1 4 & 10

Chia sẻ trang này