1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thế nào là phát triển bền vững?

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi 6hsangHN, 08/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 6hsangHN

    6hsangHN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    Thế nào là phát triển bền vững?

    Nhân ngày mai khai mạc Hội nghị quốc tế lần thứ 2 Bền vững về Môi trường, Kinh tế, Văn hoá và Xã hội tại Hà Nội, 6hsangHN mở ra topic này để thảo luận và tranh cãi một chút cho vui.

    Phát triển bền vững là?

    Nếu chỉ xét riêng một thực tế là khái niệm phát triển bền vững đang có mặt trên đầu đề các tạp chí Môi trường, giành vị trí quan trọng trên 8.730.000 trang web và liên quan đến tham vọng của vô số các chương trình, các khu vực, và các tổ chức, thì thật là đơn giản để hoàn thành câu trên2. Nhưng cái định nghĩa được chấp nhận rộng rãi nhất lại quá mơ hồ: ?oCon người có khả năng tạo phát triển bền vững - để đảm bảo rằng sự phát triển đó đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai?3. Tính linh hoạt của định nghĩa này cho phép các chương trình về môi trường hay phát triển; từ khu vực tới toàn cầu; và từ các tổ chức chính phủ, tổ chức dân sự, kinh doanh, và các ngành tới mỗi dự án đặt mối quan tâm, hi vọng, và tham vọng lên khẩu hiệu phát triển bền vững.


    Trên đây là phần mở đầu của bài viết "Phát triển bền vững là gì? Mục tiêu, Chỉ số, Giá trị và Thực tiễn." của 3 học giả Robert W. Kates, Thomas M. Parris, và Anthony A. Leiserowitz. Tôi đã mất hẳn một buổi chiều đánh vật với mấy trang viết này, đọc đi đọc lại, gạch đi gạch lại. Chưa search được bản tiếng Anh (What is Sustainable Development? Goals, Indicators, Values and Practice), nhưng mà bài viết này cũng còn mới (04/2005 ). Vì vậy hôm nay share với mọi người. (Mặc dù còn có chỗ chưa hiểu hết. Khi nào có thời gian hỏi 3 bác ý sau vậy )

    Các tác giả có đề cập đến những thực tế về một khái niệm quen thuộc phát triển bền vững, và tôi rất appreciate những cách đánh giá tích cực về sự tham gia của tất cả chúng ta trên con đường "đi tìm Phát triển bền vững để có thêm kiến thức về phát triển con người trên toàn thế giới":

    Cho dù có nhiều những lời phê bình như thế này đi chăng nữa thì mỗi nỗ lực của mỗi cá nhân để đưa ra định nghĩa này cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đưa đến một khái niệm nhất quán. Trên thực tế, khái niệm về sự phát triển bền vững đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người và chính vì thế nó là sự tổng hợp sáng tạo của rất nhiều người đối với một khái niệm khá mơ hồ này.


    Và bài viết được kết thúc như thế này.

    Như thực tiễn trên thế giới cho chúng ta thấy, để đạt được sự nhất quán về giá trị, mục đích, và hành động thì thật là khó và đây là một việc không dễ dàng gì, bởi vì giá trị mà mỗi người đem lại được đem ra so sánh,đối lập nhau, phê bình lẫn nhau, và gây nhiều tranh cãi. Đôi khi mỗi người có thể thấy rằng tiến trình này quá khó và quá mạo hiểm vì thế họ dễ dàng từ bỏ để đi theo giá trị của riêng mình tạo ra mà không cần tham gia bất cứ một công việc khó khăn nào để đi đến đàm phán và thỏa thuận. Tuy vậy, phê bình là một phần vô cùng quan trọng trong quá trình nhận thức về phát triển bền vững. Phát triển bền vững suy cho cùng là một khái niệm biểu thị nỗ lực để hình dung và hành động theo cách nhìn nhận về thế giới mà trong đó nhu cầu cơ bản của con người được đáp ứng mà không làm phương hại đến bất kỳ những gì thuộc về thiên nhiên.

    Hy vọng mọi người sẽ thích.
    http://www.vcci.com.vn/vcci/nhandinh_binhluan/thitruong_quocte/Multicontent_Document.2005-10-24.2743/Multilingual_News.2005-10-24.3246/ndbl_view
  2. tacgiangboy

    tacgiangboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Em 5+1 nhà EandM cũng lắm "Sẹo" phết nhỉ. Tuổi nhỏ nhưng ý trí cao đấy. Chiểu theo yêu cầu, anh góp vui 1 chút.
    Theo tôi, cái khái niệm/định nghĩa về Phát triển bền vững (tạm gọi tắt PTBV cho nó nhanh) còn nhiều thay đổi, chỉnh sửa và hoàn thiện để cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Nó giống như các văn bản Luật của chúng ta hằng năm vẫn sửa đổi bổ sung ấy mà.
    Tôi được biết thuật ngữ PTBV được UB quốc tế về Môi trường & Phát triển của LHQ (United Nations World Commission on Environment and Development) đưa ra năm 1987 (bạn 6 đã đưa ra định nghĩa ở trên). Tuy nhiên, PTBV lại không đi sâu hơn nữa mà chỉ dừng lại ở định nghĩa. Nó không đưa ra được cái Ngưỡng (threshold) của PTBV. Hiểu nôm na là ở một mức độ nào thì được gọi là PTBV?
    Tôi nghĩ là mới đầu cái ĐN này chỉ đặt vào bối cảnh kinh tế (KT) và nguồn tài nguyên thiên nhiên (TN), tức là hôm nay khai thác nhiều TN quá ngày mai hết -> nghèo dần -> đói -> chết -> kết thúc sự sống trên Trái Đất hay chúng ta thường nói "Đời bố ăn mặn, đời con khát nước", mà khát nước trên sa mạc thì cũng chết -> hết đời. Nhưng ngày nay, PTBV lại còn được xem xét và đặt trong tất cả các lĩnh vực, kể cả Chính trị. Chẳng hạn, người ta coi chiến tranh là gây ra đổ máu -> mất mát (vd: cuộc huỷ diệt của Phát xít Đức làm cho hơn 6 triệu người Do Thái bị chết & ~ 5 triệu người Châu Âu" hoặc là chiến tranh và xung đột vùng Trung Đông làm cho cuộc sống của con người không lúc nào bình yên. Thử hỏi, cái chết và cuộc sống bất an của con người có phải là đã và đang được đáp ứng cho nhu cầu của họ hay không? Nói cách khác, họ có nhu cầu chết và nhu cầu làm xáo động cuộc sống k? Hỏi mọi người, chắc ai cũng trả lời không, trừ kẻ vừa bị thất tình nặng, nếu không thì thần kinh hoặc không thích hít thở khí trong lành mà muốn ngủ cùng Giun.
    Tiếp đến, do không có Ngưỡng PTBV -> mỗi quốc gia có thể tự coi những gì mình làm là phát triển bền vững -> dẫn đến tình trạng các nước Nói xấu nhau "ông này PTBV, ông kia không PTBV" -> Uỵch nhau thôi. Irăc bị mấy tên ngoại quốc cho là không PTBV, chẳng chịu khó làm ăn mà chỉ sản xuất hạt nhân (ở đâu?) làm cho dân bị nghoè đói, phải khai thác Dầu khí để đổi lấy lương thực -> bị Mỹ đánh để "bảo vệ & PTBV" nguồn dầu khí đó.
    Nói chung, ĐN PTBV là chưa bền vững và còn đang phải thay đổi cho phù hợp với "xu hướng?". Từ những cái chỉ định ở trên, tôi hiểu "PTBV là đáp ứng được nhu cầu công bằng xã hội cho thế hệ hiện tại và tiếp tục được duy trì cho đến các thế hệ trong tương lai" . Bà con bàn tiếp nhé.
    Tôi thấy cái từ thế hệ ở đây cũng chưa được rạch ròi lắm. Bạn nào biết thế hệ là gi? Bao nhiêu năm thì được gọi là thế hệ. Tiêu chí để phân loại thế hệ? Thế hệ được xuất phát từ điểm nào. Hiện tại VN có mấy thế hệ, cả thế giới nữa? Nếu có thể chúng ta đưa cái này ra thành 1 Topic riêng để tranh sự lộn xộn với PTBV.
  3. microact_macrolove

    microact_macrolove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2002
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Bạn 6 giờ và bạn tacgiangboy nhiệt tình quá Cám ơn 2 người rất nhiều.
    Bạn tacgiangboy nói "Bao lâu thì được coi là 1 thế hệ?" Tớ nhớ theo lời thầy cô dậy hồi còn nhỏ, đại loại 1 thế hệ được coi là khi 1 đứa trẻ được sinh ra, nuôi dưỡng lớn khôn, trưởng thành và bắt đầu được coi là công dân của nước đấy. (cái này là theo trí nhớ, không có dẫn chứng nên đừng bắt bẻ tớ nhá )
    Nếu như thế thì có thể coi sau 20 năm đã là 1 thế hệ mới. Ví dụ từ ngày giải phóng miền Nam (1975) đến nay đã là 30 năm, coi như 1,5 thế hệ Các anh chị sinh năm 1975 cho đến nay đã có thể "tái sản xuất" cho ra đời 1 thế hệ tiếp theo .
    Mọi người đóng góp thêm đi
  4. tacgiangboy

    tacgiangboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn ban microact_macrolove "Làm ít yêu nhiều". Mình không bắt bẻ cậu mà cũng chỉ muốn nói đến thế hệ 1 chút. Nếu theo bạn coi 20 năm là 1 thế hệ thì hiện nay VN có bao nhiêu thế hệ?
    Mình nghĩ là có 3 cách phân chia thế hệ (quan điểm của tôi thôi nhé, còn không biết người ta tính thế hệ kiểu nào?)
    1. Dựa vào tuổi: Chúng ta cần xem xét đến tuổi thọ bình quân của 1 quốc gia và tuổi bình quân mà 1 phụ nữ sinh con đầu tiên (vì mỗi đứa trẻ sinh ra thì được coi như là 1 thế hệ khác so với bố mẹ của chúng). Lấy vd ở VN, cứ cho là tuổi thọ bình quân của VN (life expectency) là 70, tuổi bình quân mà người phụ nữ sinh con đầu lòng là 23. Vậy chúng ta đang có 3 thế hệ. Điều đó có nghĩa là tất cả những người từ tuổi 47 trở đi được coi như là 1 thế hệ đi trước. Tất cả những người từ 24-46 được coi là thế hệ gối tiếp (nghe cũng hợp lý đấy chứ vì bố mẹ 47-48 tuổi thì có con 24-25 tuổi). Còn lại là từ 23 tuổi trở xuống thì được coi là thế hệ non trẻ khác.
    2. Dựa vào quan điểm, suy nghĩ và nhận thức kết hợp với tuổi tác. Cái này theo cảm tính nhiều hơn. Những người có suy nghĩ theo 1 cách lạc hậu, phong kiến? -> xếp vào 1 thế hệ, những người có cùng suy nghĩ về 1 xã hội đương thời -> xếp vào 1 thế hệ khác và những người có suy nghĩ rất khác thường mà bị coi là non trẻ hoặc chưa nhận thức được vấn đề so với 2 loại người ở trên -> cho vào thế hệ khác.
    3. Dựa vào 1 mốc lịch sử để phân chia thế hệ như bạn "Làm ít yêu nhiều" lấy vd dưới đây
    Nếu như thế thì có thể coi sau 20 năm đã là 1 thế hệ mới. Ví dụ từ ngày giải phóng miền Nam (1975) đến nay đã là 30 năm, coi như 1,5 thế hệ Các anh chị sinh năm 1975 cho đến nay đã có thể "tái sản xuất" cho ra đời 1 thế hệ tiếp theo .
    Chúng ta đang thảo luận PTBV của bạn 6hsangHN lại nói sang thế hệ (Phát triển con người)
  5. 6hsangHN

    6hsangHN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    Thế hệ cũng là cái đang tranh cãi trong khái niệm PTBV đấy thôi. Khi khác sẽ thảo luận tiếp, hôm nay chỉ qua đưa cái link bài viết trên nguyên gốc tiếng Anh thôi:
    What is Sustainable Development? Goals, Indicators, Values and Practice

    http://sustsci.harvard.edu/ists/docs/whatisSD_env_kates_0504.pdf
    Cảm ơn bạn www.ptbv.vnbb.com đã search giúp cái link này. Còn nhớ giờ này năm ngoái cũng đang bận thi mà giúp mình nhiều. Thế mà ngày trước vote cho bạn ý có 1 sao, ngại chết

Chia sẻ trang này