1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THẾ NÀO LÀ VÕ VIỆT, VÕ VIỆT KHÁC VÕ TÀU Ở CHỖ NÀO ?

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi thieulam_vietnam, 06/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Không chính xác ! Người NHẬT tiến bộ về kỹ thuật hiện đại và tổ chức xã hội như thế nào nhưng võ trận cổ truyền của họ đã được trân trọng và giữ gìn như thế nào ? Bạn có biết là kỹ thuật làm giấy và in của Nhật là số 1 trên thế giới không ? nhưng họ vẫn trân trọng giữ gìn kỹ thuật làm giấy và in (học của người Tàu) hàng ngàn năm qua . Bạn có biết kỹ thuật xây cất của Nhật như thế nào ? nhưng những lâu đài cổ (không có 1 cây đinh trong đó) đã được ngưỡng mộ và gìn giữ như thế nào ! Tui có thể kể hàng chục thí dụ khác .
    Chúng ta nên học ở người Nhật ở điểm này ! chứ không cần học đòn chân "cua kẹp" làm gì !
    Phải biết nhớ ơn Tổ Tiên và có lòng tự trọng dân tộc mới mong tiến lên được . Bạn Chào Đông Chí nói đúng đó . Ai muốn diễn dịch ra chính trị thì tùy hỹ .
  2. donghailongvuong

    donghailongvuong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    1
    Điều mà bạn kevinmitknick nói hoàn toàn chính xác, ngay cả những nước có nền võ học lâu đời thì cũng thế mà thôi. Thời đại toàn cầu hoá rồi mà !
    Nhưng nếu kết hợp được võ thuật để làm được một điều gì đó cho đất nước thì mỗi người chúng ta thành viên của box võ thuật nên làm một điều gì đó thật cụ thể !
    Còn để ***g vào chuyện chính trị ư ? xin mời sang box lịch sử - văn hoá cách đây khoảng 3 tháng thì sẽ thấy tranh luận một cách thực sự dân chủ như thế nào , bây giờ thì có thay đổi rồi thì phải
  3. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    kevin xin hoan hô câu hỏi này của bạn mang tính nghiên cứu rất hay,người học võ không chỉ đơn thuần là học các chiêu thức, các bài quyền pháp, mà còn phải tìm hiểu nguồn gốc căn cơ của môn phái mình đang học,
    Tôi có ông bạn, cũng dạy võ khá lâu , nếu nói tên ra có lẽ các bạn cũng biết, người đầu tiên sáng lập ra Cờ người tại Việt Nam. Cũng thuộc võ cổ truyền. ông có rất nhiều học trò
    có lần tôi hỏi các học trò của ông :
    - Anh ơi cho hỏi Thiếu lâm tân Khánh bà Trà xuất phát từ đâu? ***** là ai ? sáng lập trong trường hợp nào ?
    - Thì anh chàng học trò tỏ ra ngơ ngác ( đây là sinh viên năm 1 HĐ QG)
    - Còn tôi hỏi khẩu quyết hay các chiêu thức thì các anh bạn đánh rất đẹp.
    - Nói như vậy có nghĩa là thế hệ học võ hôm nay có thể đa số chỉ đơn thuần là Võ, chứ chưa vận dụng hết khả năng và kiến thức của người học võ .
    - Hôm trước kevin có gặp anh khôngchieuthuc ( nick hiện thời là một đi không trở lại) anh có giải thích về nguồn gốc của Võ học bắt nguồn tự sự vận động. Nói như vậy cũng có lý của anh, anh motdikhongtrolai nghiên cứu Võ học theo hìnhthái vận động, còn người học vọ nghiên cứu chuyên về sự vận động chiêu thức.
    Như vậy một người đi đường vòng để ra đáp án, còn 1 người thì điđường tắt để ra đáp án, và mục đích 2 người có thể cũng có phần khác nhau. Khi nói về Võ học.
    Nói đến đây kevin xin thưa với anh motdikhongtrolai 1 điều, theo thiển cận của kevin :
    - Có một lớp học, cô giáo đưa ra trái cầu hình tròn, hai bên có 2 học sinh.
    cô giáo hỏi hỏi sinh A
    - Em cho cô biết trái cầu này màu gì ?
    học sinh A trả lời :
    - Thưa cô trái cầu màu đen ạ
    Cô giáo nghe xong ừ hử :
    và hỏi tiếp học sinh B ngồi phía bên kia
    - Em cho cô biết trái cầu màu gì ?
    học sinh B trả lời :
    - dạ thưa cô màu đỏ , thằng A nói sai ạ
    thế là thằng A huyênh hoang lên, mày là thằng nói bậy , trái cầu màu đen.
    Thế là cả 2 điều cho là mình đúng.
    và suýt chút nữa là choảng nhau 1 trận kungfu
    Cô giáo thấy thế cản ngăn lại và nói .
    - Thôi được rồi, bây giờ 2 em A và b thay đổi chỗ cho nhau.
    thế là 2 em làm theolời cô:
    và bây giờ cô giáo hỏi tiếp:
    bây giờ 2 em cho côbiết trái cầu màu gì ?
    cả 2 em hiền hòa cười tuơi và bắt tay nhau,
    Thì ra là cô giáo dùng trái cầu hình tròn, sơn 2 màu 2 bên khác nhau, người ngồi bên này thì cho là màu này , nhưng người ngồi bên kia thì cho là màu khác.
    Chân lý cũng vậy, cũng có thể người này có lý lẽ này , nhưng nếu đứng về phía người kia thì lại có lý lẽ của người khác.

  4. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Xin trở lại câu hỏi của bạn thiếu lâm _việtnam
    - THẾ NÀO LÀ VÕ VIỆT ?
    Việt nam chúng ta nếu tính chính xác hiện nay ó trên 20 môn phái chính quy, chưa tính các môn võ du nhập vào. Thiếu lâm thì mỗi vùng mội khác. nam Phái, Bắc phái, rồi từ 2 pháp này quy ra các phái khác du nhập vào việt nam , và người học của thế hệ tiếp theo lại pha tạp chế biến thêm vào cho ra nhiều phái khác,
    Thế còn võ Việt Nam là võ nào ? dòng võ tây sơn bình định . vốn có từ thời quang trung nguyễn Huệ ?? haylà vovinam do ***** Lộc sáng lập? Con đường đi tìm nguồn gốc võ Việt này thực ra được 1 số nhà nguyên cứu văn hoá tìm lời giải rất lâu rồi, nhưng đa số điều cho rằng Võ thiếu Lâm Bình Định là võ gốc đơn thuần của người việt.
    Căn cứ vào lịch sử tranh đấu Việt Nam, võ học cổ truyền Việt Nam là một nền tảng căn bản cho quân sự quốc phòng. Do đó, võ học đã đóng một vai trò rất quan trọng trong vận mạng thịnh suy của đất nước. Kể từ thượng cổ thời đại, vào đời vua Hùng Vương lập quốc, mặc dù con người chưa biết dùng chữ viết để ghi chép lại sự diễn tiến của võ học nhưng nhờ vào một số di tích của các món binh khí như búa, rìu, dao, dùi, cào, trống đồng và một số tranh ảnh chiến đấu được khắc vẽ trên những phiến đá tại các vùng đất thuộc Bắc Việt Nam, được tìm thấy bởi các nhà khảo cổ đãnói lên được phần nào khoa võ học lập quốc của tổ tiên người Việt Nam
    quay lại lịch sử 1 chút vào thời Trịnh Nguyễn phân tranh, ở miền Nam nền võ học Việt Nam còn chịu ảnh hưởng vào các võ phái của người Trung Hoa như Thiếu Lâm Nam và Bắc phái, Võ Сng, Nga Mi, Không С»Tng, Bạch Hạc, Bát Quái Chưởng,... xuyên qua các quan binh của nhà Minh bất phục tùng Thanh Triều đến khai hoang lập ấp, định cư rãi rác trên các vùng đất cận nam. Do đó, về sau người ta còn được nghe nhắc đến những danh từ như Võ Tiều, Võ Hẹ, Võ Quảng, Võ Hải Nam, Võ Phúc Kiến,... (để chỉ các môn võ do các người Tàu, gốc thuộc các địa phương khác nhau). Сº¿n đây, chúng tôi xin nhắc lại một quan điểm chính trị của chúa Nguyễn Hiền Vương, với ý định mở mang bờ cõi về miền Nam, cho nên chúa Nguyễn đã cho phép các tướng lãnh cùng hơn ba ngàn binh sĩ nhà Minh bất phục tùng Thanh Triều đến tỵ nạn, và tiện dịp, dùng họ để khai hoang, lập ấp tại các vùng đất cận Nam, rồi dần dần xâm chiếm các vùng đất của người Chân Lạp. Về sau những vùng đất khai hoang, lập ấp này đã tạo nên những thành phố dân cư trù phú, sự thịnh vượng đáng kể nhất là việc sản xuất lúa gạo đã tạo nên một nền kinh tế lớn mạnh ở miền Nam. Nền kinh tế này đã giúp ích rất nhiều cho chúa Nguyễn trong công cuộc thống nhất sơn hà. Trong các tướng lãnh nhà minh đến khai hoang định cư, đáng kể nhất là tướng Trần Thắng Tài và Dương Ngạn С»<ch. Vào năm 1679, Trần Thắng Tài đã khai hoang tại Biên Hòa và dọc theo các vùng đất thuộc đồng bằng sông С»"ng Nai. Còn Dương Ngạn С»<ch lập ấp tại Mỹ Tho, và các vùng đất thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1680, Mạc Cửu định cư tại Hà Tiên và vùng đất dọc theo vịnh Xiêm La (Thái Lan), Rạch Giá, Cà Mau.
    Nhưng thôi đó là Võ tàu, quay lại Việt nam chúng ta 1 chút. Vào thời Minh Mạng thứ 18, nhà vua đã cho tổ chức các cuộc thi để tìm ra cao thủ Võ lâm , cụ thể là :
    KHÓA THI HƯƠNG: Trường thứ nhất thi cử tạ, trường thứ hai thi diễn roi côn (trúc mộc), diễn quyền, múa kiểm đoản. Trường thứ ba thi về bắn súng điểu thương (loại súng thời xưa). Nếu thí sinh trúng tuyển cả ba trường, được chấm đậu cử nhân võ khoa. Nếu thí sinh chỉ trúng tuyển ở trường thứ nhất và trường thứ hai, được chấm đậu tú tài võ khoa. Sau đó, để sắp hạng cao thấp, các võ tú, võ cử còn phải dự thi vấn đáp để trả lời những cẩu hỏi có liên quan đến sách võ kinh và sách Tử Tư. Nếu ai trả lời thông suốt, tên được sắp hạng đứng trước.
    KHÓA THI HỘI: Cũng như khóa thi Hương, thi Hội gồm có ba trường. Nhưng ở phần diễn côn roi, thí sinh phải dùng đến côn roi bằng sắt (thiết côn). Thí sinh nào trúng tuyển cả ba trường và giỏi thông chữ nghĩa sẽ được vào kỳ thi f¬nh.
    KHÓA THI fONH: Sau khi được tuyển chọn ở kỳ thi Hội, thí sinh được vào dự khóa thi f¬nh để làm một bài văn sách, trả lời những câu hỏi về nghĩa lý trong bộ sách võ kinh, sách Tử Tư, và những binh pháp chính yếu của các danh tướng thời xưa. Những thí sinh được trúng tuyển ở kỳ thi f¬nh được chấm đậu tiến sĩ võ khoạ Nếu thí sinh chỉ được trúng tuyển kỳ thi Hội mà không đậu ở kỳ thi f¬nh được chấm đậu phó bảng võ khoa.
    Trong thời Pháp thuộc, người Pháp đã gặp phải những sự chống cự oanh liệt của người dân Việt, phần lớn các tổ chức kháng chiến chống Pháp, bắt nguồn từ các nhà lãnh đạo võ thuật. Do đó, để vô hiệu hóa phần nào sức kháng cự của người Việt, chính quyền Pháp đã ra lệnh nghiêm cấm các hoạt động võ thuật trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, với tinh thần ái quốc và bất khuất của người Việt, các vị võ cử, võ gia Việt Nam vẫn âm thầm lén lút dạy võ cho các thanh thiếu niên để nung đúc tinh thần quật khởi.
    Xin tiếp theo thời gian này , là vào khoảng năm 40 hay 50 gì đó ( xin anh minh trinh xem lại bổ sung nhé ) Cố Võ Sư Nguyễn Lộc đã tiên phong mở các lớp huấn luyện võ góp nhặt từ nhiều cái hay của các môn võ và sáng tạo ra thêm và được đặt tên là VOVINAM, ( tiếc là vị cố Võ Sư này ra đi quá sớm , nếu không VVN sẽ còn nhiều điều phảt triển lắm.
    Ở tuổi 26, võ sư Nguyễn Lộc đã kết hợp những tinh hoa của võ và vật của dân tộc cùng với những tinh hoa của võ thuật thế giới để hình thành nên phái võ Vovinam. Cho đến khi mất năm 1960 ở tuổi 49, không biết ông có hình dung được chỉ mấy mươi năm sau Vovinam của ông đã lớn mạnh và tiếng tăm vang lừng đến vậy.
    Sau sáng tổ Nguyễn Lộc, Vovinam được điều hành bởi thế hệ võ sư, huấn luyện viên có trình độ học vấn, có năng lực tổ chức lãnh đạo, mềm mỏng trong ứng xử, có tinh thần trách nhiệm và niềm say mê trau dồi võ nghệ. Nhờ đó Vovinam đã vượt qua những biến động của một thời tao loạn để vươn lên phát triển không ngừng. Bằng con đường tri thức, qua các du học sinh, Vovinam ngày càng được truyền bá rộng rãi ở châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, châu Úc, trong đó nhiều nước có phong trào mạnh như Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Đức, Bỉ, Thụy Sĩ, Ba Lan, Nga, Morocco, Algeria...
    Những ai hằng quan tâm đến công cuộc khơi nguồn dòng võ học dân tộc hẳn không thể không rút ra những bài học từ sự sinh thành và phát triển của Vovinam. Trong xu thế hội nhập hiện nay, võ cũng thế, muốn tồn tại và phát triển nhất thiết phải thoát ra khỏi cái bệnh thâm căn cố đế: bảo thủ và lạc hậu... Phải không ngừng tự nâng mình lên để cùng tần số văn hóa, tri thức ngang tầm thời đại. Phải không ngừng tiếp thu, học hỏi, sáng tạo. Võ là một môn nghệ thuật, mà nghệ thuật thì luôn phát triển không ngừng.
    Nói thể, ngoài các môn võ khác đang tập luyện tại việt nam môn võ VVN có thể được xem như là một Võ Việt đúng như tên gọi và nội dung của nó. Kevin trả lời câu hỏi này là khách quan, vì bởi lẽ kevin không thuộc môn phái nào.
    sẽ tiếp tục bàn luận them các câu hỏi của bạn thiếu lâm_vietnam
  5. vienanh

    vienanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/09/2005
    Bài viết:
    2.289
    Đã được thích:
    0
    À , mình cũng có ý nói là bây giờ tìm đâu ra võ Việt 100% thôi ..... chứ không phải là mình không tin là từ trước đến nay hoàn toàn không hề có võ Việt . Mong rằng anh em không nên hiểu sai ý của mình .
    Banabinhdinh lại không kìm chế nữa rồi , bạn không nên đả kích rõ ràng tên những môn phái ra như vậy ..... thế nào là chứng minh hả ? Bạn đã chứng minh những gì về hai chữ Hồng Gia nào ? Bạn nói mình nghe xem ?
  6. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Không thể .
    Việt Nam có 1 nền võ thuật từ lâu đời , Ngay từ trước khi chúa Nguyễn với phong trào Nam tiến thì đã có võ . Cho nên nguồn gốc võ học VN chắc chắn phải từ phía Bắc .
    Đã có chữ thiếu lâm thì không còn là thuần võ VN nữa .
  7. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    Khừa.. khừa.. ặc !!!
    Kenvin nhận định trật lất về những cái tui nghĩ, tui chơi và tui làm... Nên hay nhất là đừng đoán...
  8. banabinhdinh

    banabinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    0
  9. chao_dong_chi

    chao_dong_chi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2006
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Đồng chí Kevin này hình như có vấn đề, Tân Khánh Bà Trà hay thứ nào của Việt Nam cũng khoái mang cái chử Thiếu Lâm vào. Quyền Thảo Lão Mai, thì cho nó là Ngũ lộ Mai Hoa trửu của Thiếu Lâm, Quyền Thảo Ngọc Trản là bài Quyền căn bản để Huấn Luyện võ quan của triều đình nhà Nguyễn, đồng chí cũng ráng dán cái hiệu Thiếu Lâm vào. Cũng không trách đồng chí được, phần đông mấy ông võ sư dạy võ ở Việt Nam không biết cái gốc gác, căn bản của võ mình ra sao, nên dán cái tên Thiếu Lâm vào nghe cho nó kêu, để môn sinh nó khoái . Hay mấy lão võ sư Tàu học võ thuật Việt rồi dạy lại cho môn sinh Việt mà không nói gốc gác bài quyền bài đao, cứ khăn khăn là thiếu lâm, như trường hợp của những đệ tử của ông Lào Thêm, Bài Siêu Xung Thiên, thì mấy ông này gọi là Thanh Long Đao, nhưng câu thiệu thì lẫn lộn giữa chử nôm và chử hán.
    :) Khổ thiệt ............
  10. chao_dong_chi

    chao_dong_chi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2006
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Để mọi người hiểu về võ Việt, đồng chí có thể nói về Hồng gia của đồng chí không, cái kí hiệu thân thể như thế nào để đồng chí có thể nhận dạng người học võ giống đồng chí hay không, tay đấm như thế nào mới đúng, vận dụng gân, cơ bắp ra sao? ... nếu đồng chí không thể nhận ra được cái kí hiệu của thân thể trên con người tập võ thì đồng chí chưa hiểu cái căn bản của môn võ đó. Đồng chí làm ơn chia sẻ sự hiểu biết của đồng chí về môn Hồng Gia thiếu lâm ( tượng trưng cho Nam Quyền) . Đồng chí là võ sư tôi nghĩ đồng chí hiểu rỏ nó như thế nào. Mong đồng chí và các thành viên khác am tường về võ thuật Trung Hoa nói lên cái đặc điểm của môn phái mình. Hy vọng khi các đồng chí nói ra, thì các đồng chí sẽ thấy được cái khác biệt từ cái lối suy nghĩ, phương pháp chiến đấu và cách vận dụng thân thể của võ Trung Hoa và võ thuật Việt . Cọng với sự đóng góp của các người hiểu võ thuật Việt thì mọi người sẻ hiểu rõ hơn, và tại sao bác MSGvovit và các người khác hay nói vovinam, hội võ thuật cổ truyền Việt Nam, nó không mang cái hồn của võ Việt trong đó .
    Tôi quên nhắc tới mấy đồng chí võ Nhật và Đại Hàn... Karate Taekwondo..etc ... Mong các đồng chí chia sẻ ....

Chia sẻ trang này