1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thế nào mới là anh hùng??? Có phải võ công siêu đẳng mới là anh hùng không?

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi smallgoat, 02/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. iron_monkey

    iron_monkey Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    H`m h`m, Phạm lão huynh luận anh hùng nơi Kiếm Hiệp Cốc mà bỏ qua mất tiểu đệ thì thật là ... ấy quá . Thiết Hầu đệ một thân mỏng mảnh phiêu dạt 4 phương. Ở đâu có cảnh trái tai gai nhãn là lập tức rút quả rựa cùn gồng mình băm bổ. Khi Tâm sự, lúc Thi Ca , ... kinh qua bao trận ác chiến 1 mất 10 còn vẫn ko tỏi mạng. Tù khám đã trải, tai tiếng cũng nhiều, số mà giang hồ cũng ko phải là ko có. ... Ko ít kẻ trên TTVNol nghe phong thanh hai tiếng Thiết Hầu là hồn phi phách tán, rụt cổ thu đầu (hì hì , bốc phét chút chết ai đâu nhở ). Bởi vậy em kính xin Phạm huynh gắn cho quả Mề đay Anh khùng , ý lộn, Anh hùng để em ra đường còn doạ mấy thằng mẫu giáo...
    KHC đã có Tam đại Anh hùng, vị nào cũng xứng. Thiết Hầu này xin mạo muội nhận là Kiếm Hiệp Cốc Đệ tứ Anh hùng vậy

    the mirror has two faces

    Được iron_monkey sửa chữa / chuyển vào 15:05 ngày 17/04/2003
  2. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Anh hùng trong thiên hạ kể ra cũng không hiếm. Nhìn khắp cõi Trung châu TTVN mênh mông này, ta có thể thấy hàng tá anh hùng. Như Bắc Nhạc Vương Vũ Thắng đại nhân (đại nhân cả nghĩa đen lẫn bóng :P) một tay gây dựng cơ đồ, như Ân Thiên Chính lão gia, nguyện làm nô bộc cho TTVN. Hehe, nếu tính thế thì Thieu_iot này cũng dám trở thành anh hùng lắm! nhưng ta đang nói đến truyện kiếm hiệp, mấy cái tiêu chuẩn của Sao Biển tiên sinh thì nên để tiên sinh dùng một mình, ta không nên nhìn vào làm gì. Anh hùng, theo định nghĩa của Phạm hữu sứ là người dám xả thân vì cộng đồng, nhưng khái niệm cộng đồng thật cũng mông lung lắm thay! Một môn phái cũng là cộng đồng mà một quốc gia cũng là cộng đồng... Hờ, Phạm Dao thật ra cũng chưa làm được gì cho công cuộc kháng Nguyên của người Hán, với minh giáo ông ta có thể là anh hùng, nhưng với nhân dân Trung nguyên thì không.
    Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
    Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân
  3. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Chư vị chỉ post bài linh tinh, làm hỏng hết cả topic của Usagi muội muội! (kô biết gọi thế có quá lỗ mãng kô)
    Pranks huynh kô lo vui thú an nhàn ở Kiếm hiệp Cốc, lại đi dính vào mấy chuyện thị phi trên giang hồ làm gì?
    Có đoạn này hay hay, có thể xem như tiêu chí luận anh hùng, post lên cho mọi người đọc chơi. Thật ra cũng chả có gì mới, chỉ là đoạn Tào Mạnh Đức và Lưu Huyền Đức uống rượu luận anh hùng thiên hạ, vị nào đã từng đọc chắc còn nhớ.
    Rượu được nửa chừng, bỗng trên không mây kéo đen kịt, sắp đổ cơn mưa.
    Người đứng hầu dưới thềm trỏ tay lên không nói:
    - Có rồng lấy nước!
    Tháo cùng Huyền Ðức ra vịn lan can nhìn xem.
    Tháo hỏi:
    - Sứ quân có rõ phép biến hóa của rồng chăng?
    Huyền Ðức thưa:
    - Bẩm, chưa hiểu thế nào cả!
    Tháo đang sẵn hứng rượu, thao thao nói:
    - Con Rồng biến hóa có khi to, khi nhỏ, lúc bay cao, lúc ẩn kín. Khi vươn mình to lớn thì cuộn mây, phun mù. Khi thu hình nhỏ bé để tàng hình ẩn tích. Lên cao thì bay lượn khắp vũ trụ. Tạm ẩn thì chìm lặng dưới ba đào. Nay đang tiết xuân, rồng thừa thời mà biến hóa, cũng như con người gặp khi đắc chí, tung hoành. Con rồng trong loài vật cũng ví như người anh hùng trong đám người. Sứ quân từng lịch duyệt hồ hải, chơi khắp bốn phương, ắt rõ những ai là anh hùng thời nay? Xin nói cho biết?
    Huyền Ðức thong thả nói:
    - Bị này mắt thịt, làm sao nhận biết anh hùng?
    Tháo nói:
    - Thôi! Xin đừng quá khiêm như thế!
    Huyền Ðức nói:
    - Bị vô tài thiển học, từ lâu sống trong tăm tối, nay nhờ ơn Thừa Tướng, Bị được vào triều làm quan. Quả thật chẳng biết những ai là anh hùng trong thiên hạ...
    Tháo gặng hỏi:
    - Dù không biết mặt đi nữa, cũng có nghe tiếng chứ?
    Bấy giờ, Huyền Ðức mới làm bộ suy nghĩ, rồi kể ra:
    - Kìa như Viên Thuật ở Hoài Nam, binh nhiều lương đủ, chiếm cứ một phương, có thể gọi là anh hùng?
    Tháo cười nói:
    - Hắn chỉ là bộ xương khô trong mả! Sớm tối rồi ta bắt sống cho mà xem!
    Huyền Ðức lại nói:
    - Thế thì Viên Thiệu ở Hà Bắc kia, nhà bốn đời làm đến Tam công, quan lại tay chân, cùng môn hạ đầy dẫy khắp nơi, nay chiếm Ký châu như hổ cứ nhất phương, văn quan võ tướng rất nhiều, có thể gọi là anh hùng?
    Tháo lại cười nữa:
    - Viên Thiệu mặt béo mà gan non, háo mưu mà vô đoán, gánh việc lớn thì tiếc thân, thấy lợi nhỏ lại quên mệnh, không phải là anh hùng!
    Huyền Ðức lại suy nghĩ giây lát rồi nói:
    - Có người kia nổi tiếng là một trong "Tám tay tài tuấn", uy trấn chín châu: đó là Lưu Cảnh Thăng, có thể gọi là anh hùng?
    Tháo lắc đầu:
    - Lưu Biểu chỉ có hư danh, không có thực tài. Ðâu phải là anh hùng!
    Huyền Ðức nói:
    - Thế thì có người này đang độ huyết khí hăng hái, trí dũng kiêm toàn, hiện làm lãnh tụ toàn cõi Giang Ðông: như Tôn Bá Phù đã đáng mặt anh hùng vậy.
    Tháo vẫn chưa chịu:
    - Tôn Sách nhờ tiếng của cha mà được thế. Chưa phải là anh hùng!
    Huyền Ðức nói:
    - Thế thì Lưu Quý Ngọc ở Ích châu có thể gọi là anh hùng chăng?
    Tháo nói:
    - Lưu Chương tuy là giòng Tôn Thất, nhưng chỉ làm con chó giữ nhà mà thôi! Anh hùng gì?
    Huyền Ðức nói:
    - Vậy còn những người như Trương Tú, Trương Lỗ, Hàn Toại... thì thế nào?
    Tháo vỗ tay cười ha hả:
    - Chao ôi! Cái lũ tiểu nhân lúc nhúc ấy, đếm xỉa đến làm gì!
    Huyền Ðức kết thúc:
    - Vậy thì ngoài những người vừa kể, Bị chẳng biết có ai nữa.
    Tháo dõng dạc nói:
    - Người anh hùng ấy à? Phải là người nuôi chí lớn trong tim óc, lại phải có mưu cao kế giỏi, có tài bao tàng cả máy vũ trụ trong lòng, có chí nuối trời mửa đất, ấy mới đáng mặt anh hùng chứ?
    Huyền Ðức hỏi:
    - Ai là người được như thế?
    Tháo chẳng úp mở gì nữa, trỏ tay sang Huyền Ðức, rồi lại trỏ về ngực mình mà nói thẳng ra rằng:
    - Anh hùng trong thiên hạ ngày nay, chỉ có Sứ quân với... Tháo này thôi!
    Huyền Ðức nghe qua, giật nẩy mình lên! Ðôi đũa cầm trên tay bất giác rơi xuống đất!
    May thay, lúc ấy trời sắp đổ mưa, vừa vặn có tiếng sấm nổ ran!...
    Huyền Ðức mới từ từ cúi xuống, vừa lượm đôi đũa vừa nói rằng:
    - Oai trời to thật! Vừa nghe một tiếng, đã đến nỗi này...
    Tháo cười hỏi:
    - Trượng phu mà cũng sợ sấm à?
    Huyền Ðức nghiêm trang nói:
    - Ðến Thánh nhân xưa kia, nghe sấm rền gió thét cũng còn biến sắc mặt nữa là tôi!
    Thế là Huyền Ðức kịp thời thác ra chuyện "sợ sấm" mà che đậy được cái sợ thực của mình.
    Tháo thì cho rằng Huyền Ðức còn tầm thường, từ đó không nghi ngờ nữa.

    Coi như đấy là tiêu chuẩn cho một đại anh hùng (hay gian hùng) trong ván cờ chính trị. Dĩ nhiên đó là anh hùng trong lịch sử, trong đời thường, riêng anh hùng trong kiếm hiệp thì khi nào có dịp sẽ bàn thêm.

    Xuân tàm đáo tử ty phương tận
    Lạp chúc thành hôi lệ thủy can
  4. usagi

    usagi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2002
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    0
    Quả không hổ danh là Kiều Bang chủ tiếng tăm lẫy lừng (nịnh một chút chắc không sao). Bấy lâu muội thấy huynh im hơi lặng tiếng, bây giờ lại ra chiêu góp bài cho topic, thật quý hoá. Đa tạ huynh!
    Phạm huynh này, muội vẫn thấy nếu gọi lIệt nữ thì sao ấy, nghe co cảm tưỏng như đang ở goá vậy. Huynh thử tìm cách gọi khác đi thôi!
  5. PhamDao

    PhamDao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2003
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Chà, thế thì cứ gọi béng là usagi đê
    Còn ngoại hiệu thì, hay là muội nhận béng cái Quang Minh tả sứ nhá?Có Phạm Hữu sứ mà không có tả sứ thì hơi vô duyên
    Thế là có Quang Minh tả sứ usagi. Gọi tắt là U tả sứ. Sướng nhé- được gọi là u rồi còn gì

    Chong đèn khuya đọc Kim Dung
    Dưới trăng Vô Kỵ trùng phùng Triệu Minh
    Tiểu Siêu về nước một mình
    Trời xa giọt lệ ân tình buồn thênh...
  6. tieudongta

    tieudongta Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2002
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Nghe gọi là "liệt nữ" thấy kinh quá, mà tỷ không tên là Hùng lại không có đứa em nào, thôi thì miễn cho cái tiếng anh hùng với liệt nữ đi nhé.

    Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
    Sắc bất ba đào dị nghịch nhân
  7. TieuNiCo

    TieuNiCo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2003
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Trong lòng muội, luôn chỉ có Lệnh Hồ Xung thôi...
  8. kiemhiepkhach

    kiemhiepkhach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Một người như Tào tháo, giữ chức Hiếu liêm khi mới 20 tuổi, nghiêm khắc giữ vững kỷ cương pháp luật đã ban. Ở triều đình, bọn hoạn quan lũng đoạn, gây rối việc quốc sự, rồi đến Ðổng Trác lộng quyền, các quan đến nhà Vương Doãn bàn mưu giết Ðổng Trác. Tháo mượn dao đi ngay đến nhà giết Ðồng Trác. Việc không thành cưỡi ngựa đi thẳng về quê dựng cờ trung nghĩa. Liệu có thể coi họ Tào là anh hùng?
  9. heoconlonton

    heoconlonton Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    1.298
    Đã được thích:
    0
    Có ai cho muội hỏi là "anh hùng" và "gian hùng" khác nhau ở chỗ nào ko?
    Và "anh hùng" thì sẽ thành công hơn hay là "gian hùng " sẽ thành công hơn? (theo thiển ý của muội thì "gian hùng "sẽ thành công hơn vì hơn nhau chính là ở chữ "gian")
    À nữa ,anh hùng trong KH thì mọi người đã cãi nhau nhiều ,thế những ai xứng đáng được gọi là "gian hùng" trong truyện Kiếm Hiệp .
    Nếu mọi người được chọn thì sẽ chọn làm "gian hùng " hay "anh hùng"(muội thì muội vẫn khoái là dạng tiểu nữ ko danh tiếng hơn ,ko thì làm 1 người "hảo hán " là được rồi .Chứ gắn thêm chữ "hùng" vào thấy bị bó buộc lắm)
    Tiểu ma nữ
  10. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Hôm rồi có viết một bài, nào ngờ vừa post thì Sơn Vân thiết ấn nơi tại hạ luyện công lại trở chứng, cho nên mất sạch.
    Định nghĩa về anh hùng quả thật rất khó. Trong cuộc đời này không có gì là vẹn toàn cả, cho nên anh hùng trong con mắt người này có thể là tiểu nhân trong con mắt người khác. Tất cả các tiêu chí chỉ đều mang tính tương đối mà thôi. Ở đây tại hạ xin mạn phép xác định các tiêu chí cho một người anh hùng Nho gia lí tưởng. Các tiêu chí này của tại hạ, thiết nghĩ cũng có thể áp dụng cho người anh hùng trong tiểu thuyết võ hiệp, vì dù sao tiểu thuyết vẫn là ảo, nên mới có sự lí tưởng.
    Nhắc lại một chút về Nho gia, thông thường khi nói đến ngũ thường của một bậc quân tử, đa số nghĩ ngay đến "Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín". Thật ra, "Lễ" chỉ được bắt đầu đưa vào Nho giáo dưới thời Hán Văn Đế - Hán Vũ Đế do Đổng Trọng Thư mà thôi. Ngũ thường của một bậc quân tử do Khổng Phu Tử định nghĩa bao gồm "Nhân, Nghĩa, Trí, Tín, Dũng". Nếu như chịu để ý, hẳn độc giả cũng nhận thấy, trong Thiên long bát bộ, Ngũ đại phân đà Cái Bang dưới sự lãnh đạo của người anh hùng Tiêu Phong bao gồm Đại Nhân, Đại Nghĩa, Đại Trí (Đà chủ là Toàn Quán Thanh), Đại Tín, Đại Dũng. Có thể nhận định rằng, thông qua hình ảnh người anh hùng Tiêu Phong lãnh đạo Cái Bang với Ngũ đại phân đà như trên, Kim Dung tiên sinh cũng đã ngầm định nghĩa người anh hùng trong tiểu thuyết võ hiệp phải hội đủ "Nhân, Nghĩa, Trí, Tín, Dũng", và đó cũng là những tiêu chí cho người anh hùng lí tưởng của Nho gia. Phải hội đủ những tiêu chí trên mới có thể "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" được.
    Sau đây tại hạ mạn phép cắt nghĩa năm tiêu chí trên. Do kiến thức nông cạn nên chắc không khỏi có chỗ sơ thất, xin nhờ các bằng hữu chỉ giáo thêm.
    + Hiểu một cách đơn giản, "Nhân" có nghĩa là nhân từ, nhân ái. Thương kẻ nghèo khổ, giúp đỡ người khốn cùng, đó là "Nhân". Suy rộng ra trên cương vị một bậc bình thiên hạ, đó là phải biết lấy cái lo của thiên hạ làm cái lo cho mình, lấy sự khổ ải của bá tánh làm nỗi trăn trở của chính bản thân, vui cái vui chung của mọi người. Đó thực sự là đại nhân vậy.
    Một vấn đề nữa, "Nhân" nghĩa là tay không nên dính máu. Nhưng thực tế cuộc sống có cho phép một bậc đại nhân làm như vậy không? Nhân từ kiểu Đường Tăng, thà để cho yêu quái ăn thịt mình mà không chống cự thì thật là dại dột. Giết một người để cứu trăm người thì đó cũng gọi là "nhân". Chính vì thế, trách nhiệm của các cao tăng Thiếu Lâm Tự, ngoài việc chăm lo tu hành, trau dồi đạo hạnh, còn có việc "hàng ma phục yêu". Dĩ nhiên, quyết định lúc nào nên ra tay giết người, và việc đánh giá hành động đó ra sao còn tùy vào cách nhìn của mỗi người, cũng như cách đánh giá của thiên hạ. Nếu như có thể dùng đức để phục chúng, khuyên răn kẻ ác cải tà qui chánh thì đó quả thật không có gì tốt bằng. Nhưng nếu như chỉ dùng đức, đến nỗi mất cả mạng, mà không đạt được kết quả mong muốn, thì đó không phải là "trí", không phải là hành động của một bậc anh hùng.

    Xuân tàm đáo tử ty phương tận
    Lạp chúc thành hôi lệ thủy can

Chia sẻ trang này