1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thế nào mới là anh hùng??? Có phải võ công siêu đẳng mới là anh hùng không?

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi smallgoat, 02/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    + "Nghĩa" là gì? Một cách dễ hiểu, đó là nghĩa khí, là đạo nghĩa, là những qui tắc xử thế đã được ngầm qui định trong xã hội, ví dụ như "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", đối với một bậc hiệp sĩ thì như là "thi ân bất cầu báo", "quân tử không nhớ thù xưa", "lấy ân trả oán". Kẻ có nghĩa khí không bao giờ quên huynh đệ bằng hữu trong cảnh khốn khó, những người đã giúp đỡ mình khi đã giàu sang. Một cách nào đó, chữ "Nghĩa" rất gần với chữ "Nhân", cho nên thường đi chung với nhau, gọi là "nhân nghĩa". Người có "nhân" ắt hẳn có "nghĩa" vậy.
    Trong bối cảnh giang hồ của tiểu thuyết võ hiệp, chữ "Nghĩa" được đề cao hơn bao giờ hết. Đó là có thể xả thân vì bằng hữu, dù chết vẫn không chau mày. Đó là cái nghĩa khí ngút trời của Tiểu Phi khi đơn thân độc mã xông lên Thiếu Lâm Tự giải cứu Lý Tầm Hoan; là một bầu nhiệt huyệt trào dâng của ba huynh đệ Tiêu Phong, Hư Trúc, Đoàn Dự khi kết bái tại Thiếu Lâm Tự bất kể quần hùng với sát khí đằng đằng xung quanh, bất kể thanh qui giới luật của Thiếu Lâm; cũng là nghĩa khí can vân (tạm dịch: nghĩa khí cao tận mây xanh) của Trương Vô Kỵ khi đứng ra chịu tam chưởng của Diệt Tuyệt sư thái để cứu nguy cho quần hùng Nhuệ Kim Kỳ của Minh giáo, cũng như xả thân đại chiến trên Quang Minh đỉnh để hòa giải hai phe chính-tà.
    "Nghĩa" thường hay đi chung với "trung", cho nên thường thấy từ "trung nghĩa". Tuy nhiên, cũng có lúc "xưa nay trung nghĩa khó vẹn toàn" để phải "đại nghĩa diệt thân". Những hành động như thế có phải là bất nhân bất nghĩa hay không? Lệnh Hồ Xung đả bại sư phụ Nhạc Bất Quần, phá hỏng âm mưu thống nhất võ lâm của lão, phải chăng là bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa? Tất cả tùy thuộc vào cảm quan của mỗi người. Có những lúc tuy là bằng hữu thâm giao, nhưng con tạo trớ trêu để mỗi người ở một bên chiến tuyến. Người anh hùng thực sự phải biết ra quyết định như thế nào có lợi nhất cho bá tánh thiên hạ. Có điều, cho dù có phải đi đến chỗ huynh đệ tương tàn, nhưng vẫn dùng chân tài thực học để tranh hùng với nhau, thì đó vẫn có thể gọi là nghĩa khí vậy. Chao ôi, trận huyết chiến nơi Tụ Hiền Trang, nghĩa khí bằng hữu đã phải vứt qua một bên cho cái gọi là "đại nghĩa dân tộc". Hành động vây đánh Tiêu Phong của quần hùng Trung Nguyên có thể không phù hợp với "đạo nghĩa giang hồ", nhưng lại lí tưởng với "đại nghĩa quốc gia dân tộc". Ai đúng, ai sai? Không có câu trả lời. Chỉ biết rằng, khi Tiêu Phong lỡ tay làm cho Du thị song hùng xấu hổ tự vẫn thì đã cảm thấy hối hận, đó gọi là nghĩa khí vậy. Và nếu như quần hùng Trung Nguyên có giết được ông, nhưng sau đó vẫn mai táng chôn cất đàng hoàng, chứ không phân thây xé xác thì cũng không gọi là tuyệt nghĩa được. Cũng như trong Tùy Đường diễn nghĩa, đám hào kiệt Uất Trì Cung, Tần Thúc Bảo, Trình Giảo Kim bày tiệc thết đãi Đơn Hùng Tín. Cạn nhau chén rượu bằng hữu đấy, nhưng sau đó lại điệu nhau ra pháp trường! Cũng như Khổng Minh gạt lệ chém Mã Tốc, Mã Tốc bước ra pháp trường mà vẫn ngoái đầu dặn dò "Thừa tướng chăm sóc mẹ và vợ con tôi"!!! Đứng trước thực tại tàn nhẫn của cuộc sống, của xã hội, chữ "nghĩa" đôi khi chỉ còn có tính tương đối mà thôi.
    + "Trí" có lẽ là dễ hiểu nhất trong ngũ thường. Lời bàn của Tào Tháo về hình tượng con rồng chính là sự đúc kết rõ ràng nhất cho một bậc đại trí "Con Rồng biến hóa có khi to, khi nhỏ, lúc bay cao, lúc ẩn kín. Khi vươn mình to lớn thì cuộn mây, phun mù. Khi thu hình nhỏ bé để tàng hình ẩn tích. Lên cao thì bay lượn khắp vũ trụ. Tạm ẩn thì chìm lặng dưới ba đào." Phải biết tùy thời mà hành động, biết nhẫn nhịn khi cần, biết tung hoành khi có cơ hội, đó mới là "trí". "Trí" quan trọng hơn "Tín" và "Dũng", đồng thời có liên quan đến hai đức tính sau. Tại hạ sẽ bàn thêm về "Trí" trong phần "Tín" và "Dũng".

    Xuân tàm đáo tử ty phương tận
    Lạp chúc thành hôi lệ thủy can
  2. Majin_Boo

    Majin_Boo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    0
    He he , Phong ca ui , chi tiết Gia Cát Lượng khóc khi chém Mã Tốc trong cái bài luận về Nghĩa của huynh nghe ra không ăn nhập mấy đâu ...

    Majin-Boo

  3. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Nói về Khổng Minh chém Mã Tốc (hay Mã Tắc?), có khi ta nên bàn về chữ Tín thì hợp hơn. Mã Tốc xin giữ Nhai Đình (đúng không nhở?), viết tờ cam kết nếu để mất Nhai Đình thì bị chém. Rồi Nhai Đình mất thật, Khổng Minh ra lệnh chém Mã Tốc (chém xong mới khóc chứ nhỉ?). Hờ, hai người Khổng - Mã đều giữ chữ tín. Một kẻ là cấp trên, dù trong tâm không đành nhưng vẫn ra lệnh chém để thực hiện cái gọi là quân lệnh như sơn. Một kẻ là nam tử hán đại trượng phu, đem hết tính mạng để lĩnh trách nhiệm, việc không thành thì lấy tính mạng ra đền. Hè, mấy ông này giữ chữ tín hơn Thieu_iot!
    Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
    Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân
    Được Thieu_iot sửa chữa / chuyển vào 17:17 ngày 28/04/2003
  4. sun_shine_sad

    sun_shine_sad Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/10/2002
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    Thánh cô hỡi, S3 thấy những vụ tương tự như Khổng Minh chém Mã Tốc thì thời xưa đâu hiếm. S3 còn nhớ mang máng khi trong truyện về Tôn Tẫn khi ông mới nhậm chức quân sư cho quân Tề , nhiều kẻ không phục, trong đó có cả những tướng lĩnh đứng đầu trong quân ngũ. Có một viên tướng chống lại mệnh lệnh của quân sư thôi thế mà Tôn Tẫn vẫn lệnh chém ( mới là không tuân mệnh chứ đừng nói là để mất cả thành ) . Cái đó kêu bằng quân lệnh như sơn tuy nhìn có hơi tàn bạo và nhẫn tâm đôi chút, nhưng suy xét kĩ , trong cái thế bảy nước hay thế chân vạc thời Tam Quốc thế kia , mạnh được yếu thua, các nước nếu không có kỉ luật quân đội chặt và nghiêm lệnh như vậy thì hẳn là đã bị thôn tính từ đời tám hoánh .
    Cái này tại hạ thấy không phải là biểu hiện mẫu mực của hai chữ anh hùng . Nhưng còn thế nào là mẫu mực thì hì hì, tại hạ cũng chả biết, kính thỉnh giáo các chư huynh đệ tỉ mụi .
    Don't dream it. Live it!
  5. usagi

    usagi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2002
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    0
    Gia Cát tiên sinh chém Mã Tốc là quân lệnh như sơn, mà cũng là đại nghia diệt thân (chẳng nhớ lăm, hình như cũng là bạn lâu năm thì phải). Hơ... Thế bác Bao Công có thể coi là Anh hùng được không nhỉ?
  6. la0ng0and0ng

    la0ng0and0ng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2002
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Tớ thấy hơi vô lý khi cho Đoàn Dự là anh hùng còn Âu Dương Phong thì không phải anh hùng. Tần Thuỷ Hoàng mà cũng không phải anh hùng nữa thì không chấp nhận được.

Chia sẻ trang này