1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

The Passion of the Christ-có đáng xem không?

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi tidenbz, 11/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NewGod

    NewGod Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    0
    Để đánh giá đúng giá trị của cuốn phim, có lẽ chúng ta cũng nên biết qua con người và ý thức tôn giáo của Mel Gibson là như thế nào.
    Mel Gibson là một tín đồ có thể gọi là cuồng tín của ?ohội Thánh? Ca Tô Rô Ma tuy đời sống của hắn ta chẳng có gì là thánh thiện cả. Hắn thú nhận đã sống một cuộc đời hoang tàng đủ mọi tật xấu với ma túy, rượu, thuốc lá v..v.., không thiếu một thứ gì (Mel Gibson: Drugs, booze, anything, you name it. Coffee, cigarettes, anything. I''m just one of these guys who is like that, that''s my flaw.)
    Tuy nhiên, chúng ta không thể đánh giá cuốn phim The Passion of the Christ qua đời tư của Mel Gibson, mà điểm này chỉ nói lên một điều: một con người như vậy tin ở Thượng đế và Giê-su thì không lấy gì làm lạ, cũng như hàng ngàn linh mục can tội loạn dâm, cưỡng bách ******** trẻ con, cũng tin ở Thượng đế và Chúa vậy thôi.
    Và cũng từ niềm tin này mà Mel Gibson, một tài tử đóng phim nổi tiếng qua những cuốn phim đầy những cảnh tàn bạo như ?oBraveheart?, ?oMad Max?, ?oLethal Weapon? v..v.., có hãng sản xuất phim ảnh riêng, đã cho ra đời một cuốn phim phản ánh đức tin của riêng mình về chuyện ?oChúa Chết? với những cảnh tàn bạo trong chính tiềm thức của mình (Newsweek, March 1.: On some unconscious level ?oThe Passion of the Christ? is, for Gibson, autobiography.)
    Ý thức tôn giáo của Mel Gibson được thấy rõ trong cuộc phỏng vấn của Diane Sawyer, đài ABC. Mel Gibson công nhận rằng chính Thánh Ma (Holy Ghost) đã ?ocộng sự? với hắn ta để tạo thành cuốn phim (Mel Gibson: The Holy Ghost was working through me in this film). Mà không phải chỉ có Thánh Ma, mà còn có cả God nữa cũng có phần trong việc tạo ra cuốn phim (Mel Gibson: I did it with God''s help.) Đối với Mel Gibson thì God quyết định tất cả mọi sự (Mel Gibson: God ordains everything).
    Chúng ta nên hiểu, God đây là God của Ca Tô Giáo, hay nói cho đúng hơn, God của Mel Gibson, chứ không phải là God của cả nhân loại, vì nhân loại có cả ngàn God khác nhau. Về bản chất, God nào cũng như nhau, và sự hiện hữu của nhân loại là do một quá trình tiến hóa trải dài cả tỷ năm chứ chẳng liên quan gì đến bất cứ một God nào.
    Mặt khác, chúng ta cũng nên hiểu là God của Mel Gibson, theo đức tin của Mel Gibson, tất nhiên quyết định tất cả những cuộc chiến tranh, những bệnh dịch như SARS, Cúm Gà, AIDS, bệnh lậu, bệnh giang mai, 9-11, thiên tai, bão lụt, động đất v..v.. trên thế giới, và lẽ dĩ nhiên, quyết định luôn cả việc hơn 2/3 dân số trên thế giới, nghĩa là trên 4 tỷ người, không thèm tin ở God của Gibson. Đây có lẽ là quyết định sáng suốt nhất của God, nếu có cái gọi là God của Mel Gibson.
    Về chuyện ?oChúa Chết?, Mel Gibson giải thích những cảnh trong cuốn phim: ?oÔng ta (Giê-su) bị đánh đập vì sự độc ác và bất công của chúng ta, bị thương vì những tội lỗi của chúng ta, và bởi những vết thương của ông ta, chúng ta được chữa lành. Đây là về đức tin, hi vọng, tình yêu thương và tha thứ. Đây là một thực tại đối với tôi. Tôi tin như vậy. Để tôi có hi vọng. Để tôi có thể sống.?
    (He was beaten for our iniquities, he was wounded for our transgressions and, by his wounds, we are healed. It''s about faith, hope, love and forgiveness. It''s a reality for me. I believe that. I have to. So I can hope. So I can live.)
    Với một đầu óc thuộc thế kỷ 17 còn sót lại trong thời đại ngày nay, không lạ gì, Mel Gibson, một tín đồ Ca Tô Giáo Rô Ma ?osiêu bảo thủ? (ultraconservative), không chấp nhận ngay cả đường lối hòa giải hòa hợp tôn giáo của công đồng Vatican II, đã lấy những chuyện ma quái xung quanh cái chết của Giê-su trong Thánh Kinh một cách chọn lọc (selective), ngoài toàn bộ vấn đề (out of context), để dựng thành cốt truyện của cuốn phim mà nội dung chứa những cảnh xuyên tạc, vu khống người Do Thái ?ogiết Chúa?.
    Nhiều nhà thần học, học giả nghiên cứu Thánh Kinh, thí dụ như Linh mục Giáo sư John Dominic Crossan, cho rằng Mel Gibson không căn cứ trên sự thật trong Phúc Âm mà chỉ làm phim theo niềm tin của mình, và do đó, cuốn phim chẳng qua cũng chỉ là một sản phẩm tầm thường R-rated (vì có những cảnh không thích hợp với trẻ vị thành niên) của Hollywood.
    Linh mục John West, phụ tá cố vấn cho ************* ở Detroit phát biểu: ?oLà một nhà thần học, điều mà Mel Gibson làm là cho chúng ta chuyện Khổ Nạn (Passion) theo cái hiểu của Gibson? (Speaking as a theologian, what Mel Gibson does is give us the Passion according to Mel Gibson).
    Lẽ dĩ nhiên, Mel Gibson không phải là một nhà Thần học, cũng không phải là một chuyên gia, học giả về tôn giáo, mà chỉ là một tín đồ Ca Tô thông thường cuồng tín như hàng triệu tín đồ khác ở khắp nơi trên thế giới, có tiền để làm phim, nên chúng ta không thể trách cuốn phim của Mel Gibson là không có giá trị nghệ thuật cũng như giá trị lịch sử.
    [​IMG]
  2. NewGod

    NewGod Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    0
    Tờ Newsweek số ngày 16.2.2004 có bài ?oWho Killed Jesus?? của Jon Meacham trong đó tác giả nêu lên vài cảnh trong phim sai với sự thật Phúc Âm hoặc sai với các sự kiện lịch sử như sau:
    1. Trong Phim: Magdalene cố gắng đi nhờ lính La Mã giúp khi Giê-su bị dẫn đi cho các giáo sĩ Do Thái xét xử, hàm ý kết tội người Do Thái.
    Sự thật Phúc Âm: Cảnh này không hề có trong Phúc Âm,.
    2. Trong Phim: Giáo sĩ thượng thủ Do Thái Caiaphas (High Priest) và các giáo sĩ Do Thái khác nắm quyền xét xử, kết án Giê-su phỉ báng Thượng đế trong một phiên tòa mà người La Mã có vẻ như không biết đến.
    Sự kiện lịch sử: Caiaphas là thuộc hạ của Pilate, chỉ có La mã mới có thể ban lệnh hành quyết (Caiaphas was Plilate?Ts subordinate, only Rome could execute of Pilate), và cuộc xử án trong Phúc Âm không biện minh cho tội phỉ báng của Giê-su.
    3. Trong Phim: Gibson đưa lên hình ảnh của một Pilate có tình cảm, bị bắt buộc phải kết án đóng đinh Giê-su trên thập giá vì đám dân Do Thái đòi hỏi.
    Sự kiện lịch sử: Pilate là một tên quan cai trị tàn nhẫn, khát máu, độc ác, đã từng hành quyết nhiều người Do Thái mà không xét xử (Pilate was a bullying, bloody-minded prefect who was of ?oinflexible, stubborn and cruel disposition? who executed untried Jews)
    Do đó, phim The Passion of the Christ của Mel Gibson chỉ nói lên một đức tin đã không còn chỗ đứng trong thời đại văn minh tiến bộ ngày nay, chỉ là một sản phẩm quen thuộc của Holywood, với những cảnh tàn bạo thịt rơi máu đổ để đáp ứng thị hiếu ưa thích những cảnh về ******** và tàn bạo (*** and violence) của quần chúng Mỹ.
    Ký giả Joe Klein viết trên tờ Time, số ngày 8.3.2004 ?oChúng ta (dân chúng Mỹ) cần đến những hình ảnh gây xúc động hơn để kích thích sự chú ý của chúng ta? (We are in need of ever more shocking images to stimulate our attention), một đặc tính của nền văn hóa Mỹ hiện đại.
    Chúng ta hãy trở lại câu hỏi ?oAi Đã Giết Giê-su?? Đối với đầu óc Á Đông của tôi, chưa được ?ovăn minh hóa? bởi những chuyện thuộc loại mê tín hoang đường của Ki Tô Giáo, thì câu hỏi trên rất ngớ ngẩn và chỉ có thể đặt ra trong những xã hội Ki Tô Âu Mỹ, nơi đây tuyệt đại đa số tín đồ Ki Tô Giáo được dạy để tin từ nhỏ, đầu óc suy luận trí thức trở thành thừa thãi trong đức tin. Thật vậy, chỉ bằng vào một câu hỏi này, người ta đã sổ toẹt tất cả nền thần học Ki Tô Giáo dựng lên về nhân vật Giê-su.
    Thứ nhất, nền thần học Ki Tô Giáo dựng lên một chuyện hoang đường: Giê-su là con một của Thượng đế, xuống trần để rửa sạch tội lỗi của con người đối với Thượng đế, tội lỗi truyền lại đời đời kiếp kiếp từ nhân vật Adam trong huyền thoại vườn địa đàng. Khoa học ngày nay đã dứt khoát bác bỏ huyền thoại Adam và tội tổ tông, và chính Giáo hoàng John Paul II cũng phải công nhận thuyết tiến hóa.
    Giáo hội Ca Tô Rô Ma cũng dạy rằng, để rửa sạch tội lỗi của nhân loại, Giê-su đã vui vẻ chịu đựng thống khổ (The Roman Catholic Church holds that ?oChrist underwent his passion freely?). Nói cách khác, Giê-su vui vẻ chịu đựng mọi sự đánh đập, chửi bới, sỉ nhục và đóng đinh trên thập giá vì đó là nhiệm vụ thiên phó của ông ta (His divine mission), lấy máu của mình để rửa sạch tội lỗi của loài người. Đặt câu hỏi ?oAi Đã Giết Giê-su? là phủ nhận nhiệm vụ cứu thế của ông ta. Giả thử người Do Thái có thực sự giết ông ta đi nữa thì đó cũng chỉ là giúp ông ta hoàn thành nhiệm vụ cứu thế của mình, tại sao lại kết tội người Do Thái là ?ogiết Chúa??
    Thứ nhì, câu hỏi trên hàm ý Giê-su đã bị giết như một người thường, vì Chúa mà bị giết thì không phải là Chúa. Nền thần học Ki Tô Giáo giải thích là Chúa Giê-su hiện thân làm một người thường cho nên cũng phải gánh chịu những khổ nạn của một người thường. Một câu hỏi được đặt ra: Vậy thì Giê-su bị hành hạ rồi bị đóng đinh trên thập giá như bao nhiêu tội phạm khác, có chết như người thường hay không? Giê-su bị đóng đinh trên thập giá với tư cách của một người thường hay của Chúa? Vu cho người Do Thái cái tội ?ogiết Chúa?, trong khi Giê-su bị giết như một người thường, là mánh mưu của những tác giả viết Phúc Âm để gây thù hận với người Do Thái trước đám tín đồ mê tín, vì tuyệt đại đa số người Do Thái khi đó, kể cả bố mẹ và anh chị em của Giê-su, đều không tin Giê-su là ?oChúa Con?, và còn cho ông ta là ?ođiên cái đầu? (out of his mind) như được viết rõ trong Phúc Âm.
    Tưởng chúng ta cũng nên biết, Giám Mục John Shelby Spong đã đưa ra một nhận định trong cuốn (Giê-su) Sinh Ra Từ Một Người Đàn Bà (không phải là một trinh nữ) [Born Of A Woman], trang 177, như sau:
    ?oChỉ có một sự kiện lịch sử đúng như trong Kinh tin kính của Giáo hội đã viết, sự kiện này nằm trong câu: ?oÔng ta (Giê-su) chịu khổ nạn trong thời Pontius Pilate, bị đóng đinh trên thập giá, chết, và táng xác.? (There is only one literal fact of history in the historic creeds of the Church, and that is found in the phrase ?oHe suffered under Pontius Pilate, was crucified, died, and was buried.?)
    Còn tất cả những chuyện hoa lá cành xung quanh cái chết của Giê-su chỉ là ?omột niềm tin trong một quan niệm của thời tiền hiện đại về một vũ trụ gồm có ba tầng (thiên đường, dưới đất, và hỏa ngục) chẳng còn có ý nghĩa gì đối với thế hệ của các phi thuyền không gian ngày nay.? (A faith affirmation spelled out inside a premodern worldview of a three-tiered universe that hardly makes sense to a space-age generation)
    [​IMG]
  3. NewGod

    NewGod Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    0
    Ngoại trừ những tín đồ Ki Tô Giáo như Mel Gibson, giáo hội dạy sao thì tin vậy, còn đối với những người có đầu óc thì chuyện ?oChúa Chết? trong Thánh Kinh chứng tỏ Giê-su có đủ các sắc thái của một người rất tầm thường: sợ hãi, đau khổ, không muốn chết, khóc lóc, cầu nguyện và khi lời cầu nguyện không được đáp ứng thì thất vọng. So với thái độ của một số nhân vật rất thản nhiên trước cái chết như Socrates, John Huss, Giordano Bruno v..v.., và ngay cả Trần Bình Trọng: ?oTa thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vua đất Bắc?, hay Cố hòa thượng Thích Quảng Đức thì Giê-su còn kém xa chỉ thuộc hàng xách dép .
    Thật vậy, chúng ta hãy đọc Thánh Kinh viết về tâm trạng của Giê-su khi ông ta ?ochịu khổ nạn đời Pontius Pilate?:
    Trong phim của Gibson có cảnh Giê-su cầu nguyện ở vườn Gethsemane. Cầu nguyện như thế nào? Thánh Kinh viết rõ, Mark (Mác-cô) 14: 33-36 (Thánh Kinh Hội Quốc Tế xuất bản, Văn Phẩm Nguồn Sống, 1994): ?o...Ngài cảm thấy hoang mang sầu não vô cùng. Ngài bảo (vài môn đồ có mặt): ?oLinh hồn ta buồn rầu cho đến khi chết.? Chúa đi một quãng, rồi quỳ sấp dưới đất, cầu xin (Chúa Cha) cho giờ phút khủng khiếp (chết) đừng đến với Ngài nếu có thể được. Ngài cầu nguyện: ?oThưa Cha, Cha quyền phép vô cùng, xin cho con khỏi uống chén này (nghĩa là: đừng bắt con phải chết), nhưng xin theo ý Cha, chứ không theo ý con?
    Luke (Lưu Ca) 22: 44 còn mô tả cảnh Giê-su cầu nguyện trong vườn Gethsemane như sau: ?oTrong sự đau đớn thống khổ cùng cực, Giê-su cầu nguyện càng tha thiết. Và mồ hôi của ông ta toát ra thành những giọt máu lớn nhỏ xuống đất.? (And being in agony, He prayed more earnestly. And His sweat became like great drops of blood falling down to the ground).
    Đó là tâm trạng của Giê-su trước khi biết mình sắp bị bắt. Như vậy có phải là ông ta tình nguyện leo lên thập giá, hoan hỉ chịu cho người ta đóng đinh, để thực hiện kế hoạch cứu thế, chuộc tội cho nhân loại, theo như lời của ?oGiáo hội dạy rằng...? hay không? Và chúng ta cũng đừng nên quên, trước khi thở hắt ra, Giê-su còn kêu than một câu vô cùng thất vọng vì những lời cầu nguyện của ông ta không được Cha ông ta đáp ứng: ?oEli, Eli, lama sabachthani?? có nghĩa là ?oChúa tôi ơi! Chúa tôi ơi! Sao Ngài lại lìa bỏ con?? (My God, My God, why have You forsaken me?) [Matthew 27: 46 & Mark 15: 34]
    Eli chỉ là một sản phẩm tưởng tượng của người dân Do Thái, làm sao mà đáp ứng được những lời cầu nguyện của Giê-su. Chẳng vậy mà những người chứng kiến khi đó kêu lên: ?oNó gọi Eli. Thử xem Eli có cứu nó không?? [Matthew 27: 47, 49: He is calling for Eli. Let us see if Eli will come to save him.] Hiển nhiên là tất cả những lời cầu nguyện của Giê-su đều không được đáp ứng, có thể vì hai lý do: một là God của Giê-su, nghĩa là God của dân Do Thái, chỉ là một sản phẩm tưởng tượng của người dân Do Thái dính liền với lịch sử Do Thái; hai là, God của Giê-su đã chủ trương ?oba không?: không nghe, không thấy, không biết, nên Giê-su có cầu nguyện cũng bằng thừa, đành phải chết trong niềm thất vọng lớn lao mà thôi.
    Chuyện ?oChúa Chết? quanh quẩn chỉ có vậy, còn nền thần học Ki Tô Giáo đã dựng lên vai trò cứu thế của Giê-su như thế nào, chúng ta hãy đọc một đoạn của Uta Ranke-Heinemann, người phụ nữ đầu tiên trên thế giới chiếm được ngôi vị giáo sư môn Thần học Ca Tô (The first woman in the world to hold a chair of Catholic theology), trong cuốn Hãy Dẹp Đi Những Chuyện Trẻ Con (Putting Away Childish Things), trang 214 [Theo Giáo sư Uta Ranke-Heinemann, những chuyện chỉ hợp với đầu óc chưa có khả năng suy luận của trẻ con là những chuyện về Ngày Giáng Sinh (Christmas Fairy Tale), Mary đồng trinh (Virgin Mother), Gia phả của Giê-su (Jesus?T Genealogies); những phép lạ Giê-su làm (Miraculous Fairy Tales), chuyện ?oChúa Chết? (Good Friday), phản đồ Judas (The Fairy Tale of Judas the Traitor), Chúa sống lại (Easter), Chúa thăng thiên (Ascension), chuộc tội bằng cách bị hành quyết [đóng đinh trên thập giá] (Redemption by Execution) v..v.. :
    ?oTừ một ông thầy giảng về sự giải thoát cho dân Do Thái (?oTa được sai đến đây chỉ để cứu giúp đàn chiên đi lạc của nhà Israel mà thôi,? Matt. 15:24), Giê-su đã được cải tạo thành một đấng cứu thế chưa từng thấy của dân Gentiles (dân không tin Giê-su là Chúa) trên khắp thế giới, bất kể là họ có muốn được cứu hay không. Giê-su đã được biến hóa từ một ông thầy giảng Do Thái thành một kẻ thống trị toàn thế giới, thành một Chúa Ca Tô Rô Ma của thế giới. Trong quá trình này, Giê-su đã trở thành kẻ thù của rất nhiều người. Những ?ochứng nhân? (những người tin ông ta là Chúa) của ông ta chứng tỏ hầu hết là những chứng nhân giả dối.?
    (Jesus has been turned from the preacher of salvation to Israel that he wanted to be (?oI was sent only to the lost sheep of the house of Israel,? Matt. 15:24) into an unforeseen rescuer of the Gentiles all over the world, whether they wanted to be rescued or not. Jesus has been transmogrified from a Jewish preacher into a cosmopolitan-universal ruler, into a Roman Catholic lord of the world. In the process, Jesus has been turned into an enemy of many people. His ?owitnesses? have largely proved to be false witnesses.)
    Nếu quý độc giả muốn tìm hiểu rõ hơn về chuyện ?oChúa Chết? và những hoa lá cành xung quanh chuyện này, xin hãy tìm đọc bài ?oHuyền Thoại ?oCứu Rỗi?? (The ?oSalvation? Myth) của Linh Mục James Kavanaugh, và bài ?oGiê-su Như Là Đấng Cứu Thế: Một Hình Ảnh Cần Phải Dẹp Bỏ? (Jesus As A Rescuer: An Image That Has To Go) của Giám Mục John Shelby Spong.
    Như trên đã nói, Mel Gibson tạo dựng phim ?oThe Passion of the Christ? dựa theo một số điều chọn lọc từ Thánh Kinh của Ki Tô Giáo mà Gibson tin đó là lời của God, lẽ dĩ nhiên, những lời này hợp với đầu óc và niềm tin tôn giáo của Gibson. Nhưng đối với giới trí thức hiểu biết thì đây chính lại là vấn đề. Vì các học giả đã đặt vấn đề: ?oLấy quyền nào, nếu có, mà khẳng định cuốn Thánh Kinh là lời của God? Đây là một vấn đề lớn đối với Tin Lành, vì sự độc tài của Giáo hoàng trong Ca Tô Giáo thì tương đương với sự độc tài của Thánh Kinh trong Tin Lành.?
    (What right, if any, the Bible has to be termed the Word of God. This is an issue that should be interesting, above all, to Protestants, because the Catholic dictatorship of the pope is matched by the Protestant dictatorship of Scripture)
    Ngoài ra, những cảnh tàn bạo kéo dài triền miên trong cuốn phim đã làm cho khán giả ghê tởm thay vì tán thưởng, ngoại trừ một số tín đồ xúc động và khóc thút thít cho khổ nạn và số phận hẩm hiu của Chúa. David Ansen phê bình trên tờ Newsweek, ngày 1.3.2004: ?oVới những cảnh man rợ tàn bạo kéo dài triền miên, phim ?oThe Passion...? diễn tả giống như là Phúc Âm của Marquis de Sade (Marquis de Sade là một hầu tước người Pháp thích chơi những trò tàn ác và bạo dâm. TCN) [Relentlessly savage, ?The Passion? plays like the Gospel according to the Marquis de Sade.]; và ?oCảnh mà khán giả nhớ là cảnh một con quạ mổ moi mắt của một tên ăn trộm bị đóng đinh trên thập giá bên cạnh Giê-su, bị trừng phạt bởi God vì đã chế nhạo con của ông ta (Giê-su)? (What you remember is the image of a crow plucking out the eyes of the thief on the cross next to Jesus, punished by God for mocking his son).
    Và David Gates đã đưa ra một nhận định như sau trong tờ Newsweek ngày 8.3.2004: ?oGiê-su nói ông ta xuống trần không phải để mang hòa bình mà là gươm giáo; chỉ trong tinh thần của câu nói này, Gibson đã chứng tỏ mình đúng là đệ tử của Giê-su.? (Jesus said he came to bring not peace, but a sword; in this if in nothing else, Mel Gibson has proved his disciple.)
    Thay Lời Kết.- Phim ?oThe Passion of the Christ? được tung ra thị trường ngày Thứ Tư, 25.2.2004, Lễ Tro (Ngày thứ Tư bảy tuần lễ trước ngày Phục Sinh và ngày bắt đầu thời kỳ Lent) của Ca Tô Giáo Rô Ma. Nhiều nhà phê bình cho rằng cuốn phim này có mục đích liên kết với Tin Lành, khai thác lòng mê tín của những tín đồ thấp kém ở dưới và để dụ thêm tín đồ (?oThe Passion of the Christ? as a tool for recruiting converts to the born again life), vì trong mấy năm gần đây, hính ảnh của Ca Tô Giáo Rô Ma đã sa sút trầm trọng qua những vụ như Linh mục hiếp dâm nữ tu, Linh mục loạn dâm cưỡng bức ******** giới trẻ, sự bưng bít để bao che các Linh mục phạm tội của Giáo hội Ca Tô, từ Vatican cho tới các giáo phận địa phương v..v.. với kết quả là nhiều tín đồ bỏ đạo, số tiền thu hoạch từ sự đóng góp của giáo dân giảm sút.
    Nhưng một chuyện tréo cẳng ngỗng lại xảy ra, hóa giải phần nào mục đích của phim ?oThe Passion of the Christ?. Chỉ hai ngày sau khi cuốn phim trên được tung ra, ngày thứ Sáu 27.3, thì Ban Duyệt Vấn Đề Loạn Dâm Quốc Gia (National Review Board), bảo trợ bởi Hội Đồng Giám Mục Ca Tô Hoa Kỳ cũng phổ biến một bản phúc trình chỉ trích các Giám mục Ca Tô đã hành xử một cách làm cho Giáo hội ô nhục (The panel?Ts report criticized Catholic bishops for behaviour ?oshameful to the church?). Bản phúc trình liệt kê 4329 Linh mục (Con số của đài CNN là 4450) bị truy tố về tội loạn dâm, số nạn nhân là 10667 (CNN: Trên 11000), trong đó 80% ở vào lứa tuổi từ 11 đến 14. Các nhà phê bình tin rằng những con số trên thực sự cao hơn vì Giáo hội có truyền thống bưng bít các vụ xảy ra (Critics believe those numbers are low because the Church has a tra***ion to hide cases).
    Chúng ta nên hiểu, ngày thứ Sáu đầu tiên của thời kỳ Lent có một biểu tượng quan trọng trong Ca Tô Giáo. Đây là một ngày để thống hối (A day of repentance). Hàng năm, tín đồ Ca Tô được dạy không được ăn thịt và nhịn đói vào ngày này để thống hối về những tội lỗi của mình và xin God tha thứ. Trong truyền thống Ca Tô, người ta hứa hẹn sự tha thứ tội lỗi của God trong bí tích xưng tội. Nhưng không phải là cứ thống hối là đương nhiên được tha tội. Muốn được tha tội phải hội đủ ba điều. Thứ nhất, phải thành tâm thống hối những chuyện sai quấy mình đã làm. Thứ nhì, phải xưng tội trước một đại diện của Giáo hội (Linh mục hay Giám mục). Đây là sách lược nắm giữ đầu óc tín đồ. Và thứ ba, phải sửa sai, đền bù những sự thiệt hại mà những hành vi tội lỗi của mình đã gây ra cho những người khác. Giáo hội đã đền bù 572 triệu đô la cho những nạn nhân của các linh mục loạn dâm, lý do không phải là vì thực tâm đền bù, mà vì bị tòa phạt.
    Chúng ta cũng nên nhớ, Giáo hoàng John Paul II cùng vài chức sắc của Vatican đã lên tiếng xưng thú bảy núi tội lỗi của giáo hội đối với nhân loại. Nhưng sự đền bù là một con số không vĩ đại, vì thế chúng ta có thể tin rằng, God của Ca Tô Giáo sẽ không bao giờ tha thứ tội lỗi cho Giáo hội Ca Tô. Nhà Thần học Tin Lành Dietrich Bonhoeffer đã khẳng định không làm gì có loại ân sủng rẻ rúng như vậy (No cheap grace). Bởi nếu có sự đền bù qua sự thống hối thành thật thì Giáo hội đã phải trả lại những đất đai của chùa, của dân Việt Nam mà Giáo hội đã dựa vào cường quyền chiếm hữu từ mấy trăm năm nay. Phật Giáo Việt Nam ở Quảng Trị đã lên tiếng đòi lại Chủa Lá Vàng nhưng Giáo hội cứ phe lờ như là không biết, không nghe, không thấy.
    Không ai có thể biết rõ ảnh hưởng của phim ?oThe Passion of the Christ? trên đầu óc con người như thế nào. Tất cả còn tùy theo trình độ hiểu biết của người đi xem, có lẽ hầu hết là những tín đồ Ki Tô Giáo, và cũng còn tùy thuộc sắc dân nào: da đen, Nam Mỹ, da vàng ở Bolsa, hay da trắng. Một rạp chiếu bóng ở Bronx, New York, bán hết vé ngày thứ Tư khi cuốn phim được tung ra. Khán giả hầu hết là da đen và dân Nam Mỹ (Joe Klein, Time, March 8, 2004: Full house ?" composed mostly of blacks and Latinos)
    Nhưng có một điều chắc chắn: những người ưa thích những cảm giác mạnh trước những cảnh máu me đầm đìa, man rợ, bạo tàn của một số phim của Holywood có lẽ cũng sẽ thích thú khi xem phim ?oThe Passion of the Christ?, cũng như khi xem các phim khác mà Mel Gibson đóng trước đây. Đối với những người này, theo David Ansen (Ibid.) ?oPhim ?oThe Passion of the Christ? của Mel Gibson sẽ gây cảm hứng cho những cơn ác mộng hơn là lòng mộ đạo? (Gibson?Ts movie is more likely to inspire nightmares than devotion).
    [​IMG]
  4. Katjusha

    Katjusha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Câu trả lời là "Chẳng có gì đáng xem hết". Bố Mel Gibson này đi diễn thì tàm tàm chứ làm đạo diễn mới cả kịch bản gia thì quá tệ.
    Các thủ pháp điện ảnh rất tầm thường, ông này chỉ lạm dụng các cách đánh ánh sáng và các góc quay (vốn đã có công thức từ trước) là giỏi. Còn lại chẳng có gì đáng nói.
    Giữa các nhân vật không có sự kết nối. Tính cách tất cả các nhân vật, kể cả Jesus, đều rất mờ nhạt. Cũng phải thôi khi phần lớn các cảnh quay là cảnh đánh đập, tra tấn, máu me be bét thì còn đâu đất cho những cái khác nữa.
    Đúng là Mel Gibson.
  5. yenmusic

    yenmusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    3
    Phải nói là thật khó khăn cho Mel Gibson khi phải xây dựng cuốn phim "để đời" của mình dựa trên một nguồn chính truyện quá sơ sài. Thánh Kinh của John chỉ vỏn vẻn đề cập tới 1 câu. Vì vậy, Mel Gibson phải vận dụng nhiều ngưồn ngoại truyện và trí tưởng tượng riêng của mình - dĩ nhiên cũng phải có logic với mạch phim - và từ đó dấy lên nhiều tranh cãi... Ở đây, chúng ta chỉ ghi ra vài cảnh khác biệt giữa Thánh Kinh và phim:
    1.Về Khu vườn Gethesemane:
    Phim: Chúa Jesus dốc lòng cầu nguyện trong khi qủy Satan cố gắng quyến dụ Người. Một con rắn trườn ra từ dưới áo qủy và Chúa Jesus đã dẫm lên mình con rắn.
    Thánh Kinh: Không có qủy Satan mà cũng chẳng có rắn.
    2. Về Judas:
    Phim: Người tông đồ phản bội này bị những hình ảnh ác mộng vây quanh và lũ trẻ Do Thái hung hãn đuổi ra khỏi thành Jerusalem, cuối cùng y treo cổ tự sát.
    Thánh Kinh: Hình ảnh Judas phản bọi, hối lỗi và tự sát không có sự tô vẽ này.
    3. Về Nhục hình của Chúa:
    Phim: những tên lính gác La Mã dùng dây xích trói Chúa Jesus vào một cái cột và đánh đập Chúa đến tơi tả. Người vợ của Piliate tên là Claudia xót thương Chúa, đã lấy vải lụa đưa cho Mary (Mẹ Chúa) và Mary Magdalena đẻ lau vết máu cho Người.
    Thánh Kinh: Cả hai bà Mary đều không có mặt chứng kiến Chúa bị nhục hình, và người vợ củ Piliate chỉ xuất hiện có một lần nhưng không được nhắc tên. Mặt khác, Mel Gibson đã diễn tả cảnh nhục hình dựa trên những hoang tưởng của một nữ tu người Đức thế kỷ thứ 19 là Anne Emmerich.
    (Thông tin dựa trên báo Trẻ Houston)
    [
    Được yenmusic sửa chữa / chuyển vào 22:35 ngày 03/04/2004
  6. vimouze

    vimouze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2003
    Bài viết:
    1.535
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy bác newgod vẫn hăng hái với đề tài này, nhưng tiếc là những dẫn chứn về kinh thánh của bác ngay từ hai cái đầu đã không trung thực, cho nên giá trị lời nói và dẫn chứng của bác cũng không còn gái trị luôn.
    Bây giờ lội qua khoa học thuyết tiến hoá gì đó. Ở đây chúng ta bàn về tôn giáo và ý nghĩa về đạo đức tôn giáo chứ không phải bàn về khoa học bác không cần phí sức như thế. Như tôi đạo Phật chẳng hạn, những câu chuyện về Phật đâu phải chuy6ẹn nào cũng là thật, nhưng quan trọng là giá trị đạo đức mà ta rút ra được.

    Whoever control the present, control the past.
    Whoever control the past, control the future.
  7. vimouze

    vimouze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2003
    Bài viết:
    1.535
    Đã được thích:
    0
    Chỉ cần một điều đơn giản cũng chứng tỏ được bác newgod bẻ cong ngôn ngữ trong những bài dịch.
    -Bác dùng ngôn ngữ "tao, mày" để dịch lời Jesus nói với tông đồ, và cho là cách dịch đúng theo từ ''I, you"... Nhưng xin hỏi, nếu bác nói chuyện với cha me bác bằng tiếng Anh có phải vẫn dùng "I, you" thế nếu bác dịch ra tiếng Việt thì thành là "tao, mày" à?
    Đó chính cách bẻ cong ngôn ngữ. Tôi thấy từ đầu đến cuối cách dẫn chứng từ kinh thành, ngôn ngữ của bác đều bị tôi bắt bẻ, nên thôi không cầnt ranh luận làm gì nữa.
    Tôi vẫn nhớ hoài câu bác nói "cái phần chúa quay sang bảo các đồ đệ là tự tôi thêm vào" hhahah dẫn chứng m,à tự thêm vào để làm người khác hiệu lầm thì uy tín của bác đã mất hết rồi. Thôi nhường lại cho bác tâm sự về phim với các bác khác, còn thảo luận về tôn giáo tui nghĩ b1ac không đủ uy tín để nói tiếp.

    Whoever control the present, control the past.
    Whoever control the past, control the future.
  8. FoxHound

    FoxHound Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Em thì không có hiểu biết gì về Tôn giáo, The Passion of the Christ cũng chưa xem, nhưng đọc trên này thấy các bác nói vầy, em cũng hết muốn xem luôn.
    Ngày xưa, em vẫn thấy phim Ben Hur sẽ hay hơn nhiều nếu chỉ dừng lại ở lúc Juda BenHur hạ thủ xong cậu bạn thân các bác ạ!
    Con không chê cha mẹ khó , Chó không chê chủ nhà nghèo ...
  9. NewGod

    NewGod Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    0
    Cậu lại trích dẫn lẻ tẻ nhằm đánh lạc hướng độc giả . Đã thế cậu còn mang quan hệ giữa tớ và bậc phụ huynh của tớ ra nhằm đả kích cá nhân , muốn là tưởng làm tớ cáu thì gây ra một cuộc tranh cãi lạc hướng mà cậu đang bí ngẩn ra . Hihi , 4 năm chinh chiến trên các forum của tớ đâu phải để trở thành một cu kém thế
    Đầu tiên , đoạn này NewGod trích y nguyên trong Kinh Thánh . Câu 27 , chương 19 , Phúc âm của Luke : "Với những kẻ không muốn ta là Vua của chúng , chúng là kẻ thù của ta , đem đến trước mặt ta mà giết ngay" . Cậu cứ đối chiếu xem có đúng không !
    Riêng những từ "mày tao" sau đó là NewGod đưa ra ý kiến riêng của mình , KHÔNG NHẤT THIẾT LÀ ĐÚNG HAY SAI
    Người đọc đọc từ trên xuống sẽ thấy vô số các trích dẫn nguyên văn Kinh Thánh của NewGod trong đó có nguyên văn tiếng Anh để mọi người đối chiếu . Seach trên Google cũng không thiếu .
    Vậy tại sao cậu vimouze lại không dám nhìn vào những sự kiện chính ấy mà lại xuyên tạc ý tác giả khi trích ra một chi tiết hoàn toàn là ý kiến luận bàn cá nhân chủ quan không có giá trị thảo luận ở đây và tác giả cũng nói rõ ?
    Để mình quote lại toàn bộ hai reply đó cho độc giả xem , tránh những trò "cả vú lấp miệng em" của cậu vimouze nhé !
    Tớ đề nghị cậu rõ ràng sau khi trả lời ý chính là cứ mở sách ra kiểm chứng . Điều này cậu lờ tịt , chẳng thấy nói gì Đây , đoạn sau đây tớ lại phải quote lại để cậu khỏi chạy lanh bò quanh cả vú lấp miệng em , không xong đâu . Hehe
    Được NewGod sửa chữa / chuyển vào 18:16 ngày 04/04/2004
  10. NewGod

    NewGod Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    0
    Đây chính là đoạn mà NewGod đang thảo luận với vimouze , còn chi tiết mà vimouze bẻ bắt hoàn toàn là những trích dẫn vụn vặt nhằm đánh lạc hướng vấn đề này .
    Vậy đấy , trong đoạn này chỗ nào gọi là bẻ cong ngôn ngữ khi mà NewGod chỉ chép y nguyên trong sách ra ., hiện tớ không giữ cuốn Kinh Thánh đó ở đây vì có lần đi vệ sinh đã làm rơi vào toilet bẩn quá không dám dùng nữa . Nhưng nếu ai muốn đối chứng cứ việc search trên Google là ra ngay , rất nhiều . Nội dung chính của câu Luke 19:27 là sự độc ác và đê tiện của Dê Xù khi muốn giết bất kỳ những ai không tin theo hắn . Điều này dù có dịch hay đến mấy cũng không thể làm cho Dê Xù tốt bụng hơn .
    Trang web Thư Phúc Âm Xanh : http://www.blueletterbible.org/kjv/Luk/Luk019.html
    Luke 19:27 " But those mine enemies, which would not that I should reign over them, bring hither, and slay [them] before me."
    Trang web Bible Gateway : http://www.biblegateway.com/cgi-bin/bible?passage=Luke+19:27
    Luke 19:27 "27But those enemies of mine who did not want me to be king over them--bring them here and kill them in front of me"
    Trang web The Bible Walk : http://bible.whitinger.net/read.php?book=Luke&chapter=19&pform=&showwords=
    Luke 19:27 "But those mine enemies, which would not that I should reign over them, bring hither, and slay them before me."

    Được NewGod sửa chữa / chuyển vào 18:18 ngày 04/04/2004

Chia sẻ trang này