1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

The Philadelphia story: "There's a magnificent in you,Tracy!" (*)

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi redrum, 26/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    THE PHILADELPHIA STORY​
    Năm:1940
    Sản xuất:Metro Goldwin Mayer
    Đạo diễn:George Cukor
    Kịch bản:Donald Ogden Stewart chuyển thể từ kịch của Phillip Barry
    Thời lượng:112 phút
    Diễn viên:Cary Grant, Katharine Hepburn, James Stewart
    Thể loại: tình cảm hài, gọi là screwball comedy cũng được.


    XUẤT XƯỞNG​
    Chúng ta hãy cùng quay lại 64 năm trước, vào năm 1940,Phillip Barry, nhà viết kịch, ông có một đề tài ưa thích đó là những người giàu nhàn hạ và muốn viết một cái gì đó về họ nhưng chưa có dịp,và chợt ông nghe được về những câu chuyện đang là mode thời đó:những người viết thư nặc danh đòi viết về bí mật cuộc sống đời tư của các nhà giàu để tống tiền.Kết hợp hai ý tưởng đó, ông quyết định viết ra một vở kịch và lấy bối cảnh ở Philadelphia,nơi ông kiếm được đối tượng làm hình mẫu cho nhân vật chính của mình là Helen Hope Montgomery, một nữ quý tộc giàu có ở Philadelphia nhưng hơi bốc đồng và lập dị,gia đình của Helen rất gần gũi với Phillip Barry vì Phillip là cha đỡ đàu của con Helen và Barry đã đề xuất viết một vở kịch dành cho con Helen.Thực ra Phillip Barry chọn Philadelphia cũng đúng bởi vì đây là một thành phố cảng sầm uất của Mỹ và nơi đây có rất nhiều người giàu, là một thành phố lí tưởng cho những người như thế,nơi mà con người giàu có quên mọi thứ trên đời với một thứ đặc biệt:rượu(rượu cũng được khắc họa rõ nét trong The Philadelphia story, rất nhiều rượu, đặc biệt là champagne). Với những điều như thế với hình mẫu của Helen, Phillip Barry bắt đầu phát thảo nhân vật chính trong phim là Tracy Lord.Katharine Hepburn, từ sau giành được Oscar nữ diễn viên đầu tiên năm 1933 trong phim Morning glory thì dù sau này cũng đóng nhiều phim khá, chẳng hạn như Bringing up baby đóng chung với Cary Grant,thì phim nào có cô đóng thì phim đó thất thu, rất nhiều phim như vậy, và cô được một tờ báo gán cho cái nhãn hiệu là?box-office poison?(thuốc độc cho doanh thu).Và cuối cùng cô rời hãng RKO đầy tức giận với tư cách là kẻ bại trận.Phillip Barry và Katharine Hepburn quen nhau khi họ là hàng xóm.Một ngày nọ,Barry đi dạo và nói chuyện với Katharine Hepburn về vở kịch mới nhất của mình,Katharine đã nhận ra sự tương đồng về tính cách của Tracy với mình và cô đã yêu cầu hoàn thành vở kịch cho cô.Katharine cũng là con của một ông bác sĩ giàu có, một bà mẹ có suy nghĩ rộng rãi(giống bố và mẹ của Tracy Lord) và cô cũng từng cưới một ông chồng người Philadelphia.Và cô lấy bản thảo chạy đến hãng Metro Goldwin Mayer để bán với giá 250000 dollar nhưng sau này cô được một nhà tỉ phú là Howard Hughes mua lại bản quyền phim này tặng lại cô và cô đích thân chọn những người còn lại trong đoàn làm phim cho mình, Katharine Hepburn cũng đã đóng vai trò là người sản xuất, cô chọn Donald Ogden Stewart làm người chuyển thể kịch bản sang phim ,chọn George Cukor làm đạo diễn (hai người này cũng đã làm việc cùng Katharine Hepburn trong Holliday năm 1938), cô chọn hai diễn viên nam chính là Clark Gable hoặc Gary Cooper vai Dexter và Spencer Tracy vai Maccaulay(lúc này Katharine Hepburn chưa yêu Spencer Tracy), nhưng những người đó đều bận nên cuối cùng Katharine chọn Cary Grant vai Dexter, người đã đóng với cô 3 cuốn phim trước và James Stewart,người mới nổi tiếng năm 1939 với Mr Smith goes to Washington(lúc này Cary Grant đã rất nổi tiếng còn James Stewart mới thành công nhờ Mr Smith, nên Cary Grant đã tự chọn vai cho mình là vai Dexter, tuy không đóng nhiều và trung tâm như nhân vật Maccaulay-thực ra Dexter chỉ cần trông lạnh lùng và quý ông một xíu là được, còn vai Maccaulay còn thể hiện rất nhiều thứ).Tôi không biết Clark Gable có đóng hay hơn Cary Grant không nhưng vai Maccaulay mà không để cho James Stewart đóng thì chắc bộ phim chỉ còn một nửa giá trị,Stewart đã đóng vai này rất hay, các bạn xem rồi sẽ thấy.Cuốn phim được phát hành tháng 12 năm 1940 và gây được tiếng vang, đạt doanh thu rất lớn và cũng nhờ đó mà sự nghiệp của Katharine Hepburn được cứu, cô lại được tin tưởng vào khả năng của cô, tạo tiền đề cho thành công vang dội của cô sau này với Woman of the year, The African queen và 3 Oscar nữa trong Guess who?Ts coming to dinner, Lion of the winter và On Golden pond.
    Chắc chắn rằng các bạn sẽ thấy thích thú khi xem phim này vì The Philadelphia story là một trong những cuốn phim được diễn xuất hay nhất của lịch sử phim, không những 3 vai chính diễn rất hay- đặc biệt là Katharine Hepburn và James Stewart mà những vai phụ như vai cô bé Dinah Lord hay vai Liz Imbrie cũng tốt.Nhờ dàn diễn viên tốt như thế nên The Philadelphia story chỉ cần quay trong 8 tuần là hoàn thành.Và các bạn sẽ thấy rất thích thú khi mà ba huyền thoại xuất sắc của phim Mỹ đóng cùng một phim, chắc cũng không cần tôi nhắc lại, Katharine Hepburn đã được AFI xếp cho đứng nhất trong danh sách diễn viên nữ còn Cary Grant và James Stewart thì đứng 2 và 3 bên nam.Bộ phim đuợc làm lại ở dạng vũ kịch năm 1956 với Grace Kelly vai Tracy Lord, Frank Sinatra vai Maccaulay và King Crosby vai Dexter nhưng nó hơi bị tội nghiệp so với bản gốc xuất sắc này cho dù 3 diễn viên đó cũng nổi tiếng.
    Trước tiên, các bạn phải biết Philadelphia theo tiếng Mỹ có nghĩa là tình yêu, tức là tựa đề của cuốn phim cũng có thể là The love story,đó trước tiên là cái ẩn dụ trong cái tên của The Philadelphia story vì xuyên suốt phim vẫn là những câu chuyện tình nổi bật lên trên.Chủ đề chính của cuốn phim là tình yêu.


    NỘI DUNG​
    Câu chuyện của The Philadelphia story xoay quanh về một gia đình giàu có là gia đình Lord,Tracy Lord(Katharine Hepburn) Cô đã có một cuộc hôn nhân không hạnh phúc với C.K.Dexter Haven(Cary Grant), và đoạn đầu là cảnh chia tay tức cười và lố bịch của họ, thường thấy ở screwball comedies,nàng thì lăng nhục chàng đủ trò còn chàng nổi máu anh hùng rơm nhưng không dám đánh nàng(vì đây là nhà nàng).

    Cảnh chia tay buồn cười​

    Và hai năm sau ta thấy trên mặt báo Tracy thứ bảy đến sẽ cưới George Kittredge(John Howard), một thợ mỏ than mới phất nhờ từ gia đình Lord.Sau hai năm làm việc ở Argentina, Dexter quay lại trước lễ cưới một ngày, cùng với hai phóng viên của báo Spy Magazine là Maccaulay Connor là nhà báo(James Stewart) và Liz Imbrie là tay săn ảnh(Ruth Hussey)trở về nhà Lord.Thực ra gia đình của Tracy và gia đình của Dexter là hai gia đình giàu nhất của thành phố và họ thường xuyên bị các tờ báo như Spy Magazine săn đuổi và họ rất ghét điều này(trong tuần trăng mật của Dexter và Tracy thì chính Dexter đã quẳng luôn cái máy chụp ảnh của Liz xuống biển).Với sự giúp đỡ của Dexter, Maccaulay và Liz đến nhà gia đình Lord kiếm tin tức và viêt phóng sự về đám cưới nhà giàu này với tiêu đề của bài báo đó là ?oThe Philadelphia story? .Gia đình Tracy rất ghét bị dòm ngó nhưng sau khi Tracy được Dexter giảng giải là ông bố của Tracy đang bị chủ tờ báo này theo dõi, thì Tracy phải miễn cưỡng đón tiếp bằng mấy pha giả vờ điệu nghệ để cho hai nhà báo này xem nhà Tracy là hoàn hảo và không thể bới móc được chuyện gì cả.Thực ra ông bố Seth Lord của Tracy thì đang bồ bịch với một cô vũ nữ ở New York, còn Tracy thì đang cố gắng giữ thể diện cho gia đình Lord, để bố mình không xuất hiện hớ hênh trên báo chí.


    Nhưng đến khi bố của Tracy về thì mọi chuyện lại bị phát giác và vỡ lẽ ra.Trong lúc đó, Tracy đến thư viện và đọc được cuốn sách của Maccaulay viết và biết rằng Maccaulay là một người có tài và làm việc cho tờ báo dở hơi này là để kiếm sống.Cô bắt đầu thích Maccaulay.

    Tại thư viện​

    Nhưng Maccaulay, tuy cũng bị hấp dẫn trước vẻ của Tracy nhưng rất ghét người giàu, điều này làm cản trở anh Tracy, chẳng hạn như nhìn nội thất tráng lệ của gia đình Lord và lúc mới đến hồ bơi nhà Lord,anh lẩm bẩm?you?Tre got something here?,những điều đó là một khoảng cách vô hình giữa anh và Tracy.Còn đối với Dexter, cô cố gắng đuổi nhưng Dexter vẫn ở đó,và khi được Dexter tặng một quà cưới là mô hình con thuyền True Love, con thuyền mà Tracy và Dexter hưởng tuần trăng mật thì Tracy nhận ra cô vẫn còn tình cảm với Dexter.


    Dexter vẫn còn yêu cô sâu đậm, và anh quay lại trước đám cưới một ngày đã làm thay đổi cục diện mọi sự việc, làm cho Tracy phải ngẫm lại về mình và người yêu của mình.Cô nhận ra những người xung quanh nghĩ sao về cô.Cô không tốt đẹp như cô đã nghĩ bấy lâu nay, cô nhận ra George Kitredge mà cô sắp cưới đây là một người đơn giản là tôn sùng cô(theo như George nói là worship from afar),và cô thì bị ông bố mà mình đã cố gắng bảo vệ trách với những lý do như nếu Tracy có cái mà cô thiếu mấy năm nay đó là một?understanding heart?, hay cô trở nên ấm áp hơn,bớt tự xem mình là nhất hơn thì gia đình Lord sẽ hạnh phúc và ông bố sẽ không phải bám gót theo một cô vũ nữ và đến cả mẹ cũng không hề bênh vực cô, nói chung lại là trách nhiệm của sự thiếu hạnh phúc hiện nay là lỗi của Tracy cả. Sau khi Tracy nghe những lời George nói về mình, Tracy đi dọc theo bờ hồ bơi nơi mà con thuyền True love tí hon đang trôi, cô cuối cùng cũng nhận thấy cô đơn, ai cũng không thể hiểu mình và thông cảm cho mình.Thực ra George yêu cô cũng chỉ là do cô có được những gì George mong mỏi, còn Dexter thì cô bỗng thấy tiếc nuối,con thuyền True love-tượng trưng cho Dexter vẫn còn trôi theo cô, đó là một trò tả cảnh ngụ tình của George Cukor.Tracy đã uống rất nhiều rượu giải sầu để an ủi cho sự cô đơn của mình.
    Đêm đó là đêm tiệc trước hôn nhân,Maccaulay, ghét những thứ xa hoa và nhộn nhịp trong buổi tiệc của người giàu này,anh đã cầm một chai champagne và loạng choạng đến nhà Tracy, nửa tỉnh nửa say.Và từ đoạn này đến đoạn gặp lại Tracy là cảnh James Stewart đóng hay nhất trong phim,đoạn này cũng có thể xem là một trong những cảnh đóng say rượu hay nhất của lịch sử, ta có thể lấy James Stewart ở đây ra làm thước đo cho những cảnh đóng say sau này về tính thật và tính xuất sắc của nó.Cái say được biểu hiện ở vẻ mặt, dáng dấp và điệu bộ của anh, cái gì của anh cũng say cả Không những thế,James Stewart đã sáng tạo ra một thứ mà không hề có trong kịch bản, đó là nấc cụt khi uống rượu, cái này mới đúng là hay và càng làm tăng thêm tính hài hước của cảnh và anh không báo trước cho Cary Grant biết về sáng kiến của mình cho đến khi James Stewart bắt đầu nấc cụt thì cũng không theo kịch bản, Cary Grant xoay qua James và ?oExcuse me?, ý muốn dừng lại vì không biết đó là chủ đích của James,nhưng lúc đó, các bạn nhìn kĩ sẽ thấy, Cary Grant quay qua đạo diễn đằng sau ống kính và được ra hiệu tiếp tục.Thế là cảnh quay đó chỉ cần thực hiện một lần.Nói chung là trong lúc say, Maccaulay nói nhăng cuội suốt nhưng nhờ đó cũng phát hiện được là mình và Liz được phái về đây là thuộc kế hoạch của ông Tổng biên tập để điều tra về Seth Lord.Và sau khi nói sướng miệng, Maccaulay về nhà Lord và cảnh đáng nhớ nhất của cuốn phim giữa anh và Tracy bắt đầu.
    Đoạn say​
  2. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    CẢNH DƯỚI ÁNH TRĂNG, CẢNH ĐÁNG NHỚ NHẤT CỦA THE PHILADELPHIA STORY.
    Từ trước đến nay, khi xem các bộ phim kinh điển, tôi chỉ thích nhất là tổng cộng 4 cảnh:cảnh George Bailey trở về đoàn tụ với gia đình trong It?Ts a wonderful life, cảnh Rhett Butler và Scarlett O?THara chia tay và nụ hôn của họ khi chạy giặc trong Gone with the wind, cảnh Don Lockwork hát trong mưa trong Singin?T in the rain và cảnh này đây, từ khi họ trở về từ nhà Dexter và cho đến sáng mai khi mà 4 nguời gặp mặt nhau và Maccauley vừa ôm Tracy vừa hát bài Over the rainbow, đoạn này là cao trào của cuốn phim khi mà tất cả đã bùng nổ.
    Trước tiên là ta hãy nói về những người xung quanh xem Tracy như thế nào:Dexter có lúc gọi Tracy là ?oyour Majesty? và Tracy được Dexter xem như là một hoàng hậu mà anh phải tôn sùng và là 1 tượng thánh,một bức tượng không hơn không kém còn George xem Tracy như là ?oivory tower??a statue?, nói chung những người này chỉ xem Tracy như là một nữ thần xa cách, một vị nữ hòang mà họ có nhiệm vụ thờ cúng, một vật vô tri không cảm giác, không linh hồn được làm bằng đồng, tình yêu của họ cho Tracy tuy có phần sâu sắc nhưng dựa trên sự kính trọng, và Tracy căm ghét điều đó, cô khao khát một tình yêu thực sự chứ không bởi sự sùng bái mà họ dành cho cô,các bạn sẽ nhận thấy khi mà Dexter và George nói ý kiến của họ về Tracy, cô rất buồn:?I don?Tt want to be worshipped, I want to be loved? và cô nhấn mạnh ?really loved?, cô nhận ra một sự thật phũ phàng là vẫn chưa có ai thực sự hiểu cô và thực sự yêu cô theo đúng nghĩa của nó.Đối với Maccaulay, cô đã bị bất ngờ trước tài năng thực sự của anh, từ ghét bị quấy rầy chuyển sang sự thán phục khi mà cô nhận thấy anh là một nhà văn tài giỏi và làm cho tờ báo chỉ là sinh sống, còn Maccauley thì bị vẻ đẹp và sự phức tạp của cô quyến rũ, nhưng họ chỉ cảm nhận từ xa thôi mà họ không đến với nhau được vì giữa họ luôn có một hố sâu ngăn cách:đó chính là sự khác biệt giữa hai giai cấp xã hội đối lập nhau, với Tracy, cô luôn bị cái mác bên ngoài của một người quý tộc bao vây, tức là đức hạnh của một ngừơi phụ nữ thời đó , cô không thể làm gì để vượt qua được cái giới hạn mà cô đã vạch sẵn cho cô đối với thế giới bên ngòai, cái đầu cô luôn điều khiển trái tim cô.Còn Maccauley, cuộc đời làm nhà báo đã dạy anh rất nhiều về tầng lớp thượng lưu thời đó:họ ích kỉ và sống đầy những điều xa hoa và lãng xẹt, nó đã in đậm thành kiến trong anh, nói chung gặp tầng lớp thượng lưu là anh cạch ra(các bạn cũng dễ dàng nhận thấy điều đó trong đoạn này, mỗi lần anh và Tracy tiến gần và anh nhớ đến hai chữ Upper class là anh lại thối lui cho đến khi không thối lui lại được nữa).Họ không dám đến với nhau chính là do rào cản trong tâm trí họ cho dù họ đã thích nhau.Cho đến khi họ uống rượu vào và ở bên nhau thì rượu đã làm cho đầu óc họ mất tỉnh táo(các bạn phải biết đó, rựơu vào thì còn gì là đầu óc nữa)nên lúc đó LÝ TRÍ KHÔNG THỂ CẦM GIỮ ĐƯỢC TÌNH CẢM.Rượu ở đây là giải pháp tối ưu cho tình cảnh của họ và cho cả cuốn phim, rượu đã trở thành thứ khiến người ta vượt qua những rào cản của lý trí, của đức hạnh để con người có thể tìm thấy hạnh phúc thật sự. Khi mà bộ não không điều khiển được con tim nữa thì Maccaulay và Tracy đến với nhau.Khung cảnh xung quanh họ thật lãng mạn:1 vườn cây bên cạnh hồ nước vào lúc bình minh với tiếng nhạc Jazz nhẹ nhàng, hai người đang khiêu vũ. George Cukor đã có một cảnh quay rất đẹp ở đây:đoạn dưới ánh trăng này được mở đầu bằng cận cảnh hai chiếc ly bên cạnh một chai rượu và một cái cassette, và hai ly này đã cạn chứng tỏ họ đã uống cho thật say.Chai rượu, tức là nỗi buồn của Tracy, cô giải sầu bằng rất nhiều rượu,nhưng hay hơn ở đây là không như những lần uống rượu khác, lần này ly rượu của cô để cạnh ly rượu của Maccaulay.Hai cái ly đứng bên nhau là biểu tượng cho sự hạnh phúc và chai rượu-họ đến với nhau nhờ rượu còn cái casette-tức là âm nhạc- thể hiện sự lãng mạn trong lúc này.Và khi họ không đứng bên bờ hồ nữa và vào trong thì ta lại thấy những vật này-hai cái ly, một chai rượu và cassette- cũng được sắp xếp theo thứ tự đó xuất hiện giữa họ khi họ nói chuyện với nhau.Và tôi bất ngờ vì lúc này, họ đã đổi khác hoàn toàn khi làm con người thật của họ, rượu luôn là thứ để phô bày chân tướng con người,Maccaulay từ một nhà văn chững chạc trở thành một thằng trẻ con trên chiếc xe đẩy, Tracy từ một tiểu thư nhà giàu hóa thành một cô huyên thuyên và sẵn sàng hạ mình xuống gọi Maccaulay là ?oprofessor?, con người thật của họ là thế. Rượu ở đây cũng thấm từ từ, Maccauley mỗi lần nhớ đến Upper class thì lại chối từ Tracy mỗi khi cô nàng này tỏ ra lả lơi, cho đến khi anh hôn cô thì anh mới quên hẳn điều đó.Và trong cảnh này, ta cũng nhận ra những suy nghĩ của Maccaulay về Tracy :nó không như George và Dexter nghĩ về Tracy, anh không xem cô như một bức tượng mà xem cô như một con người được làm từ chính chất con người:máu và thịt?You?Tre made of flesh and blood? và anh nhận ra phần người trong cô cũng sống động và ấm áp chứ không hề băng giá?ice queen? như Dexter đã nghĩ, cô có trái tim và cô có sự ấm áp,anh đã thấy Tracy cũng như bao phụ nữ khác, cũng mềm yếu và đa cảm.Tôi xin trích nguyên văn đoạn đó như sau:
    Mike: Tracy.
    Tracy: What do you want?
    Mike: You''''re wonderful. There''''s a magnificence in you, Tracy.
    Tracy:(cuời) Now, I''''m getting self-conscious. It''''s funny. Mike? Let''''s...
    Mike: Yeah?
    Tracy: I don''''t know - go up I guess, it''''s late.
    Mike: A magnificence that comes out of your eyes, in your voice, in the way you stand there, in the way you walk. You''''re lit from within, Tracy. You''''ve got fires banked down in you, hearth-fires and holocausts.
    Tracy : I don''''t seem to you made of bronze?
    Mike :No, you''''re made out of flesh and blood. That''''s the blank, unholy surprise of it. You''''re the golden girl, Tracy. Full of life and warmth and delight. What goes on? You''''ve got tears in your eyes.
    Tracy: Shut up, shut up. Oh Mike. Keep talking, keep talking. Talk, will you?
    Mike :No, no. I-I''''ve stopped.
    Tracy: Why? Has your mind taken hold again, dear Professor?
    Mike: That''''s really all I am to you, is it?
    Tracy: Of course, Professor.
    Mike: Are you sure?
    Tracy: Why, yes, yes, of course...
    ?oThere?Ts the magnificent in you?? A magnificence that comes out of your eyes, in your voice, in the way you stand there, in the way you walk?? You''''ve got fires banked down in you, hearth-fires and holocausts.?? Full of life and warmth and delight? Quả là những lời tỏ tình đầy chất thơ và đầy lãng mạn, và tất nhiên nó được thốt ra từ miệng một nhà văn.Donald Ogden Stewart được Oscar cho kịch bản với phim này chắc cũng phần lớn do những lời thoại châm biếm trong phim và nhất là lời thoại đầy trữ tình trong cảnh này, những lời thoại như thế chỉ có thể xuất hiện trong những vở kịch,nó đã làm cuốn phim The Philadelphia story này mang đầy tính như vậy, và chất giọng đặc biệt của James Stewart giống như sinh ra là làm cho đoạn dưới ánh trăng này, một chút gì đó vừa lãng mạn vừa thán phục, tôi chưa bao giờ nghe James Stewart nói hay như thế này, các bạn phải tận tai nghe mới thấy sức truyền cảm nó, tôi nói sao cũng không được, và tôi thích nhất là 2 chữ Warmth và Delight mà James Stewart nói trong đoạn này.
    Giọng nói và những lời của Maccaulay đã làm cho Tracy sống lại, cô khóc.Bởi vì cô cuối cùng cũng đã nhận ra mình không làm bằng bronze, mình cũng có trái tim và đã nhận ra người thật sự hiểu mình đằng sau lớp vỏ cứng của mình là một tâm hồn nhạy cảm và biết yêu thương.Cô cuối cùng cũng được xem như là một con người. Và tất nhiên đến đây cô đã yêu Maccauley, con người mà mình tìm kiếm bấy lâu nay.Thực ra trước đây Tracy có phần lạnh giá,và những lời của Macccaulay đã làm cho Tracy ấm lại.Các bạn xem phim cũng thấy đó, chưa bao giờ, kể cả lúc bị cha mình mắng, cô không bao giờ khóc, bởi vì cô quá cứng rắn để khóc, cho đến khi đoạn này, Tracy mới rơi giọt lệ đầu tiên.Cô bỗng trở thành ủy mị trước người yêu của mình.
    Và đoạn này kết thúc bằng việc hai người chạy tới hồ bơi sau một cái hôn.Và sáng mai mới đúng là ngoạn mục:Maccaulay nghêu ngao hát bài Over the rainbow ẵm Tracy trong một bộ đồ hở hang đi ngang nhiên qua mặt Dexter và George,và Tracy tất nhiên,còn đắm trong rượu nên vẫn yêu Maccaulay và còn tỏ ra thân mật quá sức với Maccaulay,giọng hello của cô quay 180 độ khi chào Dexter và George-bình thường còn với Maccauley-ngọt như mía lùi.Và chắc chắn ai có trí tưởng tượng thì cứ tưởng tượng thoải mái về những gì xảy ra đêm qua và trong đó có George- chồng sắp cưới của Tracy.Và khi tỉnh ra thì Tracy mới nhận ra cái lỗi lớn của mình và cô bắt buộc phải chọn 1 trong 3:hôn phu George,chồng cũ Dexter và tình nhân mới Maccaulay, và kết thúc phim vẫn là một đám cưới nhưng có thay đổi thành phần chú rể.
    Được redrum sửa chữa / chuyển vào 16:34 ngày 27/11/2004
  3. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    TRACY-NHÂN VẬT TRUNG TÂM:QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI TỪ MỘT BỨC TƯỢNG SANG MỘT CON NGƯỜI
    Những câu chuyện của The Philadelphia story rốt cuộc là xoay quanh Tracy Samantha Lord- nhân vật chính.Quá trình biến đổi trong cô là chủ đề chính của phim.Cô khá đẹp, thông minh, quyến rũ và giàu có và mọi người tôn sùng cô.Nhưng như thế là chưa đủ.Cô kiêu căng về bản thân mình, tự cho mình là trung tâm,và xem mình là hoàn hảo.Cô không thể chấp nhận lỗi sai của người khác trong khi cô đầy rẫy là lỗi.Những thứ tương tự như vậy được Dexter nói với Tracy và là một gáo nước lạnh dội vào cô.Bản chất của cô là thế, cô không hề nhận ra nó và phải được người khác nói cô mới biết.Và cô đã thay đổi chỉ trong một ngày, khi mà có Maccaulay.Cô đúng là một con người lạnh lùng và ích kỉ,trong phim này đã nhấn mạnh rất nhiều từ về Tracy?ice queen?, ?goddess?,?citadel?,?statue?, ?o married maiden?, ?oivory tower?- đó cũng là những khuyết điểm mà người giàu thường có,nhưng khi yêu thật sự Macaulay và những lời nói của Maccaulay đã làm ta đi phần băng giá và tự ti trong Tracy, để cô từ một cái tượng không có cảm xúc thành một con người.Thực ra, câu chuyện có thể kết thúc đại loại như là Tracy tức giận bố và Dexter,những người đã không hiểu hết mình để cuối cùng bỏ đi với Maccaulay như mấy cuốn phim khác,nhưng vậy thì dở quá,tác giả đã làm cho con người không hòan hảo này dần dà nhận ra những lỗi của mình nhờ tình yêu và từ đó biết thông cảm và biết bỏ qua cho người khác lỗi lầm.
    Vì đúng như câu kết nổi tiếng trong Some like it hot ?onobody?Ts perfect?,con người là vậy thôi,ai cũng có khuyết điểm cả.Chúng ta trong phim đã thấy rất nhiều lần Tracy lạnh lùng và thiếu tình cảm như thế nào.Và đằng sau cô cũng là một lớp nữa, đó chính là đức hạnh.Vào thời đó, đức hạnh đối với một người đàn ông thì chỉ là thứ yếu, còn đối với người đàn bà thì nó quyết định tất cả.Tracy đối với Maccaulay dè dặt cũng là do vậy,và cô đã có một vị cứu tinh đó là rượu.Và từ đó, cô đã biến đổi, bằng chứng là cô không cưới Maccaulay.NHƯNG TẠI SAO CÔ KHÔNG CUỚI MACCAULAY?Một câu hỏi hóc búa, nhất là khi Maccaulay đã cầu hôn.Nhưng các bạn xem phim đã thấy,khi mà Maccaulay hỏi cưới Tracy, thì camera thoáng qua mặt của Liz và Dexter để cho thấy nét buồn của hai người này.Như tôi đã nói ở trên, Dexter rất yêu Tracy còn Liz rất yêu Maccaulay,và Tracy nhận ra được điều đó. Nếu như Tracy còn như trước đây thì hẳn cô cũng mặc kệ nhưng lúc này Tracy đã thay đổi và cô biết hy sinh mình vì mọi người hơn nên cô đã từ chối(cô đã nói là vì như thế Liz sẽ buồn).Và Tracy cũng tinh tế hơn khi nhận thấy tuy mình có yêu Maccaulay nhưng chắc chắn là rất hời hợt(theo như cô nói là còn nghi ngờ về bản thân mình)vì cuộc tình giữa họ chỉ đến trong rượu,tức là khi mà bản thân không kiểm soát được còn bây giờ giữa họ luôn có giai cấp ngăn cản vì họ luôn tỉnh táo,tức là bây giờ Tracy đã chí chắn lên nhiều và không yêu bồng bột nữa.
    Và tại sao cô lại cưới Dexter?Đồng ý là bị Dexter dụ vào bẫy nhưng Tracy cũng đồng ý, vì thực ra trên đời người ta có thể cưới hai loại người,một là người mình thật sự yêu và hai là người thật sự yêu mình,và Tracy đã chọn loại người thứ hai, vì cô đã nghĩ thông suốt và chín mùi trong tình yêu,và đây cũng là một loại tình cảm hay có trong screwball comedies là?con tim luôn có lý lẽ riêng mà ta không giải thích được?,Dexter nay đã thay đổi và cô nhận ra Dexter còn yêu cô sâu đậm và biết tha thứ cho những lỗi lầm của mình, Dexter đáng để cô gửi gắm .Từ đoạn cuối đó, ta thấy Tracy đã thật sự chuyển mình trở thành một con người chín chắn và biết nghĩ cho người khác.Cuốn phim là một bài học cho con người để tìm hiểu về đời.Đây là phần làm The Philadelphia story có ý nghĩa nhất.Phillip Barry đã hướng vở kịch vào những người giàu và cụ thể ở đây là người phụ nữ quý tộc thời đó. Nhưng Phillip Barry đã không dừng lại ở chỉ trích nó mà còn phải thay đổi nó để trở thành một thứ tốt đẹp.
    Được redrum sửa chữa / chuyển vào 16:24 ngày 27/11/2004
  4. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    THE PHILADELPHIA STORY: 1 CUỐN SCREWBALL COMEDY KHÔNG ĐÚNG NGHĨA​
    Thực ra, The Philadelphia story cũng rất giống kịch,trước tiên nó là được chuyển thể từ kịch cái đã.Và background ở The Philadelphia story được trang trí như là trên sân khấu vậy,cảnh chỉ xoay quanh ngôi nhà của gia đình Lord, với nhũng nền dễ dàng được xây dựng trên 1 cái sân khấu, không có cảnh nào là phông nền rắc rối để một đạo diễn kịch không làm được cả.Và các bạn nhìn kĩ sẽ thấy những nền các cảnh trong Philadelphia story như là được vẽ vậy, hoàn toàn giống kịch, từ cảnh vườn nhà Lord như là một bức tranh đến trong nhà thì trang trí theo mỹ thuật.Đó là phần phụ thôi, phần chính của tính kịch trong The Philadelphia story phải nói là lời thoại.Phải nói lời thoại trong The Philadelphia story rất hóm hỉnh, thông minh và phức tạp, không thể có từ nào bị bỏ quên được, nó mang đầy tính châm biếm và cũng hơi có vẻ người lớn một xíu(cái này cũng là thuộc Screwball comedy thôi, chẳng hạn như cái trường hợp mà trong It happened one night, khi mà Ellie(Claudette Colbert) bắt được xe nhờ giở mánh của mình- xem rồi ai cũng biết, thì Peter(Clark Gable) đã xỉa xói một câu đầy mỉa mai:?Why don?Tt you take off your clothes, you?Tll get 40 cars?, câu này làm tôi nhớ khủng khiếp),và có nhiều lúc thì lời thoại như là thơ, điều này khó có thể thấy ở những cuốn phim bình thường, chỉ có thể thấy ở trong những vở kịch,các bạn có thể lấy Romeo và Juliet của Shakespeare ra làm ví dụ đối chứng về lờ thoại với The Philadelphia story,các bạn cũng có thể thấy lời thoại giữa Maccaulay và Tracy cũng na ná thơ như vậy,và một thứ quan trọng nữa là trong The Philadelphia story, các diễn viên đóng cũng như đóng kịch vậy, không dùng nhiều toàn bộ cơ thể, mà phần lớn là dùng cái mặt, và họ chỉ có việc biểu hiện cảm xúc trên gương mặt(phần này là tôi thấy Katharine Hepburn đóng quá chuẩn) và họ có một việc lớn nhất là nói, nói và nói.Tôi nghĩ là mọi người xem The Philadelphia story thì không xem hình ảnh cũng được, chỉ cần nghe lời thoại và vài đoạn nhạc nền là có thể nắm bắt được tòan bộ nội dung và tinh thần của cuốn phim, nói chung là xem The Philadelphia story thì phải hiểu được mọi lời thoại được nói ra của toàn cuốn phim.Chung lại, The Phildelphia story được cố tình làm như vậy để làm tăng tính lãng mạn cho cuốn phim và làm như nó có chất liệu chính là thơ vậy,vì theo tôi, ở một chừng mực nào đó,cuộc tình của Tracy và Maccauley- cuộc tình hay nhất và đẹp nhất của cuốn phim vẫn như là không hề có thật, nó chỉ xảy ra như là mơ vậy(giống như lời tả của cô nhóc Dinah),nên nó được ghi lại bằng dấu ấn thơ vẫn là hay nhất.
    Nói nãy giờ chệch chủ đề rồi, tôi sẽ nói tới tính screwball của The Phildelphia story.
    Screwball, tiếng lóng của Mỹ tức là mất thăng bằng, phi lý, gàn dở, nên dịch ra screwball comedy là ?okịch của người gàn dở?,là một loại kịch xuất hiện từ năm 1933 đến khoảng 1940, có thể nói đó là một loại comedy nói nhiều và luôn chứa đựng những tình huống lố bịch cười ra nước mắt.Nó là những cuốn phim phản ánh đúng xã hội khi mà cái giàu và cái nghèo,sự thông minh và sự ngu ngốc,chân thật và dối trá, và đặc biệt là nam và nữ được xếp bên cạnh nhau cho thấy sự tương phản và tình yêu xuất hiện giữa những con người tưởng như sinh ra là để ghét nhau.Một số screwball comedies điển hình:
    -It happened one night của Frank Capra
    -Bringing up baby của Howard Hawks
    -The Palm beach story của Preston Sturges
    -His girl Friday của Howard Hawks
    -The awful truth của Leo McCarey
    It happened one night​
    Bringing up baby​
    Trong những cuốn phim đó có một số diễn viên thường đóng là Clark Gable, Carole Lombard hay Cary Grant.
    The Philadelphia story trên một mặt nào đó cũng là screwball comedy với tính chất của nó như(so sánh với It happened one night xem nào):
    -Những cuộc tình trong screwball comedies thường diễn ra giữa hai người ở hai tầng lớp thượng lưu và trung lưu, tình yêu đến với họ nhưng họ lại cố tình từ chối nó bằng những xung đột và đẩu tranh lẫn nhau cho đến họ học được những điều từ cuộc sống với nhau và thật sự yêu nhau, một tình yêu thật sự sâu sắc.Họ không dễ dàng đầu hàng lẫn nhau ,mà thường che dấu nó để tình yêu thấm từ từ và kết thúc phim thường là kết thúc vui, khi mà tình yêu được thừa nhận.Ta có thể thấy điều này trong His girl Friday và nhất là It happened one night, hay Bringing up baby.Maccaulay và Tracy trong The Philadelphia story cũng vậy, tình yêu của họ được bắt đầu từ những thành kiến về nhau nhưng đến đoạn say là lúc họ thú nhận tình cảm cho nhau.
    -Trong các quá trình này, những nhân vật chính luôn có những lỗi của họ và thường nhân vật giàu lại là có nhiều khuyết điểm hơn và người ở giai cấp dưới lại có tài và có vẻ cao quý hơn, và trong quá trình ở bên nhau họ nhận ra những khuyết điểm và họ bổ sung cho nhau để tự hòan thiện chính mình, ta có thể thấy rõ nhất trong It happened one night.Còn trong The Philadelphia story, đó chính là những bản chất của Maccaulay và đặc biệt là Tracy đã hóa thân hoàn toàn vào cuối phim.
    -Những hoàn cảnh sống của những con người, đó là những người giàu nhàn hạ và hưởng thụ cái giàu trời cho của họ nhưng họ thường quá vô dụng, quá ích kỉ và những người phải làm việc để sống nhưng họ lại có những cái bên trong của một con người tốt cần có.Và có một điều đặc biệt là phần lớn nghề của họ là nhà báo.Nên qua đó, screwball comedies lúc nào cũng có cái giàu và nó thường lấy cái giàu ra làm trò hề.Trong The Phialdelphia story, Dexter và Tracy là hai đại diện cho người giàu, họ quá tự mãn trước bản thân mình(nếu các bạn chú ý, các bạn cũng sẽ thấy là Dexter và Tracy nhiều lần khoe về bản thân sự giàu có từ mấy đời của mình), còn Maccaulay là một nhà văn có tài và làm việc cho tờ báo chỉ để sống và dĩ nhiên anh là nhân vật khá nhất trong The Philadelphia story, trừ việc khi mà gần cuối phim anh đã cống hiến quá đáng mình cho Tracy khi đã yêu.The Philadelphia story đã cố tình vẽ nên một Maccaulay là nhân vật hay nhất trong phim khi mà anh xem thường và ghét cái giàu và con mắt của anh cũng khác vớI những ngườI phàm tục khác như chỉ có anh mớI thấy được nét đẹp bên trong của Tracy trong bao nhiêu là ngườI.
    -Ly dị và đám cưới, là một phần tất yếu cho tình yêu và sự lãng mạn,nên nó cũng là phần tất yếu trong screwball comedies,tức là nói lên sự bất ổn của hôn nhân.Trong His girl Friday, Walter Burns(Cary Grant) cưới lại ngừơi vợ cũ của mình, trong It happened one night, Ellie đã chạy khỏi đám cưới đang diễn ra và đi theo tình yêu thật sự của mình-Peter Warne.Còn trong The Philadelphia story thì Tracy đã hủy bỏ hôn ước với George Kittredge và cưới lại ông chồng cũ dù là đã có một cuộc chia tay khá bạo lực.
    -Những cảnh tức cười, lố bịch và những lời thoại đầy hài hước và châm biếm, đó là đặc điểm đặc trưng nhất của screwball comedies,những nhân vật trong này thường kì dị quá đáng dẫn đến những đoạn không đâu vào đâu làm ta buồn cười,và trong screwball comedies kịch bản được viết rất hay làm cho những cuốn phim sắc sảo, thông minh, phức tạp.The Philadelphia story mang đầy đủ tính như thế.
    Tuy nhiên, The Philedelphia story không dừng lại ở những điều như thế.Đây đã là năm 1940, những năm cuối cùng của thời kì screwball, đã đến lúc cậu bé đã lớn.Cái screwball trong The Philadelphia story đã chín chắn hẳn lên, do đó, nó mang nhiều ý nghĩa hơn những cuốn screwball thuần túy.Cary Grant và Katharine Hepburn đã đóng với nhau trước đây 3 phim là Sylvia scarlett, Holliday và Bringing up baby, trong đó Bringing up baby được xem là cuốn screwball điển hình nhất cho thể loại này,nó vui từ đầu đến cuối.Tuy nhiên, The Philadelphia story không như Bringing up baby, nếu như khán giả mong chờ một cuốn phim làm ta cười từ đầu đến cuối thì sẽ phải thất vọng,The Philadelphia story thiếu vui hơn nhiều,nó nghiêm túc hơn,nó không lấy cái vui ra làm chính mà nó lấy cái ý nghĩa và giá trị ra cho người xem.The Philadelphia story không những lấy sự giàu ra làm trò hề mà còn đả kích vào nó trước những cái xấu của nó.Ta còn bóc ra được từ The Philadelphia story những mảng chân thật của xã hội Mỹ bấy giờ, người giàu thì cứ nằm ra đó còn người không giàu thì cứ làm việc, và giữa những giai cấp đó luôn có sự phân biệt và kì thị lẫn nhau,sự phân chia tầng lớp khi một đất nước phát triển là điều tất yếu,và tiếp theo là nạn xâm nhập đời tư để kiếm tiền của những tay chuyên đi kiếm chuyện hiếm,??Và cuộc tình trong The Philadelphia story cũng có phần lãng mạn hơn và khiến người ta suy nghĩ nhiều hơn, tại sao cuối cùng Maccaulay và Tracy không đến được với nhau,bởi vì giữa họ luôn có rào cản tầng lớp,cuối cùng thì ngưu vẫn tầm ngưu, mã vẫn tầm mã, cuối cùng cũng như thế.Và thông điệp từ cuộc tình trong phim cũng thật sâu sắc:Con người không ai là hoàn hảo cả,ai cũng có lỗi lầm riêng, nhưng trong tình yêu, con người có thể tha thứ cho nhau, đó mới là tình yêu thật sự vững bền.

    Tóm lại,The Philadelphia story vẫn là một xuất xưởng screwball comedies nhưng đây là screwball comedy trưởng thành và giá trị, nó là chính xác những gì screwball comedies cần.Nói là không đúng nghĩa vì nó còn vượt trên cả những gì screwball comedy gốc có thể thể hiện.
    Được redrum sửa chữa / chuyển vào 16:27 ngày 27/11/2004
  5. ecran

    ecran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    382
    Đã được thích:
    0

    Híc, viết hay quá! dài quá!
    Dù đây là một trong những bộ phim mà mình thích nhất nhưng mình cũng không đủ kiên nhẫn để đọc kỹ tất cả những gì bạn viết. Sorry nhé!
    Dù sao cũng cảm ơn bạn vì đã viết về một bộ phim mà mình thích.
    Katharine Hepburn vẫn nói nhiều như mọi khi
    James Stewart vẫn đẹp trai như thường
    Cary Grant thì ghê gớm hơn hẳn trong '' Bringing up baby '' (Có thể mới trị được Katharine Hepburn chứ! )
  6. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0

    Em thấy bác Ecran nói đúng lắm,
    James Stewart và Katharine Hepburn thì diễn quá xuất sắc trong này rồi.Hepburn tuy đã mất Oscar vào tay Ginger Rogers nhưng em nghĩ khó có diễn viên nào có thể diễn hay bằng Katharine Hepburn trong năm 1940 đó, còn Oscar nam diễn viên chính của James Stewart với phim này có nhiều người nói đó là một sự đền bù cho việc Oscar năm 1939 đã để James Stewart không đạt được tượng vàng một cạch vô lý với phim Mr Smith goes to Washington và thế là James Stewart đã được bồi thường bằng tượng Oscar với The Philadelphia story này trong khi người xứng đáng năm đó là Henry Fonda với The grapes of wrath.Em chưa xem The grapes of wrath nên em chưa biết Henry Fonda diễn ra sao(hình như ở Hà Nội đang chiếu phim này thì phải, em ở Đà Nẵng tiếc quá) nhưng khi em xem James Stewart trong The Philadelphia story thì em nghĩ James hoàn toàn xứng đáng với tượng Oscar nam diễn viên năm này và Henry Fonda có tài tình đến mức nào cũng phải thua ông bạn thân của mình thôi
    Còn Cary Grant với vai Dexter trong này , tuy không nói nhiều và trung tâm bằng nhân vật Maccaulay nhưng nhân vật Dexter trong The Philadelphia story đóng vai trò người điều hoà, luôn giữ mọi thứ ở cân bằng(chẳng hạn như là không làm mối quan hệ giữa George và Maccaulay trở nên nghiêm trọng bằng mấy cái màn đánh đấm).Và Dexter cũng có cái tài của Dexter:đó là sự tính toán và nhìn xa trông rộng và cuối cùng anh là người có lợi nhất.Dexter cũng làm một thủ pháp rất "nghệ thuật", đó là im lặng,vừa làm cho Dexter tỏ vẻ một quý ông quyến rũ vừa cho Tracy từ từ nhận ra là Dexter đã thay đổi khiến Tracy cũng xiêu lòng với Dexter.Dexter cũng cho ta thấy là tình trường cũng như một trận đấu vậy, kẻ khôn ngoan sẽ chiến thắng(mấy bác nào đang có tình củm thì nhớ nhé)
    Em là có cái tật trót nói cái gì thì nói cho hết, chứ cứ để lủng lẳng nửa vời em ghét lắm, nên bài em hơi bị dài, em nhìn vào cũng thấy khiếp mà, mong mấy bác thông cảm(À, em cra đây thì em xưng hô bình thường còn trong bài viết của em thì xưng là tôi để cho cái bài viết của em nó nghiêm túc chút xíu, hi vọng mấy bác không khó chịu)

Chia sẻ trang này