1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

The Reader

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi pagealca, 14/03/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    He he em dịch được gì cứ dịch, viết được gì cứ viết, anh ngồi bắc ghế xem, không bỏ đi mất đâu mà em sợ.
  2. Pikatzhu

    Pikatzhu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    345
    Đã được thích:
    0
    Chuẩn của nó
    Tớ chả biết level thưởng phim thế nào, nhưng riêng thể loại lễ độ, tớ thật bạn Uli, level của chú Vi =0.
    Tớ khuyên chân thành, bạn Uli cứ thấy thằng nào xúc phạm mình dưới mọi hình thức là táng luôn, ko cần nể nang. Nhận level nào tiếp chiêu level ấy nó mới hiệu quả.
    Vui phết đấy
  3. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Không dám dịch mà cứ tạo dáng yêng hùng. Thôi để tôi dịch vài nhát demo :
    ... uses a late-1950s affair between a former concentration camp guard and a teenager half her age to explore both generations?T difficulty in coming to terms with German war guilt Phim sử dụng một chuyện tình cuối những năm 1950 giữa một phụ nữ là cựu nhân viên canh gác ở trại tập trung và một thiếu niên bằng nửa tuổi để xem xét sự khó khăn của cả hai thế hệ trong việc tìm ra tiếng nói chung về tội ác chiến tranh Đức.
    As the trial wears on, however, his fear of revelation begins to tear him up inside, as he possesses some information that could help Hanna?Ts defense. Thus are the attitudes of younger Germans toward Nazi crimes in which they had no direct involvement held up for scrutiny, as part of the necessarily gradual course of processing the truth, reconciling the generations and moving ahead as individuals and a nation. Tuy nhiên, khi phiên toà tiếp diễn, nỗi sợ bị phát hiện bắt đầu giằng xé nội tâm của Micheal, bởi vì anh có một vài thông tin mà có thể giúp Hana bào chữa. Vì vậy, thái độ của những người Đức trẻ tuổi đối với tội phạm phát xít, cái mà họ không can dự trực tiếp, được xem xét cẩn thận, như một phần của quá trình tiến tới sự thật một cách chậm rãi cần thiết, nhằm hoà giải các thế hệ và để mọi cá nhân và cả một đất nước bước đi tiếp.
    Đó, bài này cũng cho rằng Micheal sợ bị phát hiện mà không dám đứng ra bào chữa cho Hana chứ có phải là như bạn nói Micheal hiểu Hana muốn giấu mù chữ đâu.
    Còn thế nào là quá trình tiến tới hoà giải thế hệ ? Là cuối phim Hana không phải là kẻ sát nhân tàn bạo, mà nó là tội lỗi của cả một quốc gia, một đất nước. Chứ nếu cuối phim là Hana hối hận vì tội lỗi, Micheal chấp nhận Hana thực sự là kẻ có tội thì đấy đâu gọi là hoà giải, đấy là thế hệ trước thua/ nhận tội trước thế hệ mới rồi.
  4. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    He he em dịch nhiều chỗ khôn lắm. Bên anh khuya rồi, đi ngủ đã. Mai sẽ chăm chút em sau.
  5. Frissell

    Frissell Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2008
    Bài viết:
    347
    Đã được thích:
    1
    Ôi MFC .
    Dạo này nhiều bài đọc quá .
    Thích ghê .
  6. trunghq

    trunghq Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2005
    Bài viết:
    2.416
    Đã được thích:
    0
    Mai phải xem The Reader cũng nên .
    Nếu đúng như anh Vi nói thì em rất muốn xem (em down được bản xấu nên xóa luôn, chưa kịp xem) .
    Tiện nói luôn, em ủng hộ 1 vài bài reply của anh nhưng 1 số bài kèm nhiều câu chứ theo kiểu miệt thị quá, thế thì sao bên kia họ lành được .
  7. Ngu_ngu_81

    Ngu_ngu_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    3.800
    Đã được thích:
    2
    Keke.
    Bác Vi chắc nhiều tuổi rồi mà lại xưng hô nặng nề với chị em quá, ngọt ngào thì có khi em ý và bác sẽ nhanh hiểu nhau hơn.
    Mà bác gặp em ý chưa mà cứ nhận xét về body em ý thía, làm em vừa đọc vừa tưởng tượng.
  8. Tide

    Tide Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2004
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    Em xem phim này cũng lâu rồi, hôm nay vào xem topic này thấy rất lý thú vì "vỡ" ra được nhiều điều.
    Riêng có một chi tiết đến nay vẫn không "tiêu" nổi là tại sao hệ thống điều tra và tố tụng của Đức kém đến độ để lọt phạm nhân không biết chữ. Các chứng cứ quan trọng như báo cáo tù nhân tử vong phải được giám định trong quá trình điều tra chứ không phải chỉ ra tòa mới hỏi bị cáo xem ai là tác giả, và khi bị cáo công nhận thì tin sái cổ.
  9. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Biết ngay vinhattieu sẽ nói thế mà. Xem lại lời Uli viết từ trang trước thấy mình cũng Gia Cát Dự lắm
  10. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    @Ngu ngu: Bác ơi hôm kia còn có người vào hỏi em sao dạo này anh hiền thế kia kìa.
    Hôm nay rảnh chuyện viết dài một tí, bà con chịu khó đọc vậy.
    Em Uli có vẻ tự tin về trình dịch thuật của mình lắm nhỉ. Khổ nỗi dịch lại là nghề kiếm cơm của anh. Cho em một bài học dịch miễn phí trước rồi quay sang phim sau nhỉ.
    Câu thứ nhất thừa. Chỉ cần "giữa một cựu nhân viên... và một thiếu niên bằng nửa tuổi CÔ" là đủ tiết lộ giới tính của Hanna, không cần "một phụ nữ là..." nữa. Và cũng sát nguyên tác hơn. Explore phải dịch là khám phá. Xem xét (consider) chưa đủ chiều sâu. Quan trọng hơn cả là em dịch sai chỗ coming to terms mà em đã vỗ ngực huênh hoang. Bổ ngữ trực tiếp của cụm này là German war guilt, và phrase này có nghĩa là accept (Oxford Thesaurus: she eventually came to terms with her situation) nên phải dịch là"khó khăn của cả hai thế hệ trong việc đối diện với tội ác chiến tranh của nước Đức". Nếu hai thế hệ hòa giải với nhau như trong đoạn sau (reconciling generations) thì Todd phải viết là "in coming to terms with EACH OTHER regarding the German war guilt" mới đúng.
    Câu hai khó hơn nên sai cũng nhiều hơn. Fear of revelation chứ không phải of being revealed, hai cái khác nhau rất xa. Vì Michael là người nắm hoàn toàn chủ động trong tình huống này, nói ra hay không là quyền của anh ta. Thus phải hiểu là "in this way," (Oxford again). Ý Todd là tình huống mâu thuẫn tâm lý của Michael được sử dụng làm tiền đề để tìm hiểu thái độ của thế hệ người Đức trẻ. Held up (present as an example) em bỏ không dịch. Chữ này có trọng lượng, nếu không Todd đã viết thẳng là scrutinized. Tiếp đến có một lỗi về cấu trúc và một lỗi về cách hiểu. Ở đây (1) processing the truth; (2) reconciling generations và (3) "moving ahead..." là ba bổ ngữ tương đương nhau về nghĩa của "necessarily gradual course of". Cả ba đều là những quá trình đòi hỏi sự chậm rãi cần thiết. Em dịch thế kia nghe tưởng xuôi nhưng phá đi cái cấu trúc gốc của nó, biến hai phrase sau thành mục đích của processing the truth (NHẰM hòa giải... ĐỂ mọi cá nhân). Process mà em dịch là tiến tới sự thật thì quá sai. Sự thật là cái rõ ràng rồi, không phải là cái chưa biết mà coi nó như đích để tiến tới. Process the truth nghĩa là nhìn nhận (tiêu hóa) sự thật ấy.
    Tóm lại thì câu thứ hai có thể dịch như thế này:
    Tuy nhiên, khi phiên tòa tiếp diễn, nỗi sợ tiết lộ sự thật bắt đầu giằng xé nội tâm anh, vì anh có một số thông tin có lợi cho việc bào chữa của Hanna. Bằng cách này thái độ của thế hệ trẻ Đức trước tội ác của Đức Quốc xã mà họ không trực tiếp can dự được bộ phim đưa ra làm đối tượng tìm hiểu kỹ càng, như một phần của quá trình chậm rãi cần thiết để nhìn nhận sự thật, hòa giải các thế hệ, và tiến tới tương lai như những cá nhân và như một dân tộc.
    He he ok, lên lớp cho em về dịch đủ rồi, now back to film.
    Tóm tắt lại chúng ta âu yếm nhau vì hai vấn đề: (1) Em bảo Michael sợ liên lụy nên không dám nói ra, anh bảo không phải; (2) em bảo phim về tình yêu, anh bảo phim về Holocaust và thế hệ Đức trẻ đối diện với nó.
    Qua những gì chính em đã dịch, anh thấy vấn đề thứ (2) không cần cãi nữa, trừ phi da mặt của em quá dày. Trong bài của Todd còn có câu: "The intense ***ual relationship serves as a simple, effective metaphor for the elemental generational link, as well as for the shame and uncertainty of how to deal with the fallout." Rõ ràng tình yêu/******** chỉ là ẩn dụ để khai thác đề tài kia.
    Quay lại vấn đề thứ nhất. Anh hoàn toàn tán thành với Todd McCarthy: "his fear of revelation begins to tear him up inside." Question is: what fear? Em bảo là "nỗi sợ liên đới trách nhiệm diệt chủng phát xít." Vấn đề là, em ạ, riêng lực lượng SS có hơn 1 triệu quân, trong đó 70.000 người liên quan đến tội ác diệt chủng. Nghĩa là khả năng trong nhà em có một nhân vật như thế là không hề nhỏ. Gunter Grass nhà văn đoạt giải Nobel ngày xưa cũng SS đấy thôi. Chuyện này ở xã hội Đức lúc đó là phổ biến chứ không phải cá biệt. Ngay những đồng phạm của Hanna trong phim cũng chỉ bị mấy năm tù. Thế thì một cậu bé mười mấy tuổi, ngủ với một em cựu SS vài lần và không hề biết quá khứ của em đấy việc gì phải sợ "liên lụy". Cứ cho là việc lộ ra đi, rồi sao? Không lẽ người ta đuổi Michael khỏi trường? Vậy người thân của 1 triệu lính SS kia tính sao?
    Hơn nữa, nếu nỗi sợ của Michael là sợ liên lụy thì nó không thể giải thích được việc Michael thú nhận với ông thầy là mình có bằng chứng giúp ích cho bị cáo và việc cậu dùng danh tính THẬT liên hệ với Hanna trong trại ngần ấy năm, cả hai đều rất mạo hiểm. Nếu sợ liên lụy thì Michael im lặng là xong, cùng lắm thì giấu tên và địa chỉ khi gửi thư. Thật ra, Michael không chịu đựng được sự thật là người đàn bà mình yêu có tội trong cái chết của mấy trăm con người.
    Michael có hai nỗi sợ. Một là sợ đối mặt với Hanna, như cậu thừa nhận với ông thầy: "I can''t see her." Đây là nỗi sợ đeo đẳng cậu cả đời, và nó cũng là đối tượng khai thác chính của phim. Đầu tiên cậu không dám gặp Hanna. Sau đó đến tìm cô ở trại nhưng không dám vào. Sau đó bắt đầu gửi băng cho cô. Đây là sự đối diện gián tiếp thông qua sách vở. Nhưng vẫn không dám trả lời thư của cô. Cuối cùng là đến đón cô ra tù ?" đối diện trực tiếp. Đây chính là quá trình từ từ processing the truth mà Todd viết.
    Thứ hai là nỗi hổ thẹn vì trót yêu một người đàn bà là tội phạm diệt chủng và không thể chối bỏ là mình đã yêu. Lưu ý: đây là cái hổ thẹn của lương tri, chứ không phải nỗi sợ liên lụy, một cảm xúc thấp hèn hơn rất nhiều. Em có vẻ bất bình khi anh gọi Hanna như thế. Em ạ, đấy không phải anh nghĩ, anh nghĩ sao không quan trọng. Đấy là cái Michael nghĩ, bản thân cậu không thoát ra được khỏi nó. Không phải ngẫu nhiên mà trong kịch bản lại có đoạn cậu bạn nói: If I have a gun I''ll shoot her myself. Và Michael không biết phải nói gì. Cậu đến trại tập trung là để tìm câu trả lời cho điều đó nhưng không được. Tại sao khi từ trại giam Hanna về Michael lại ngủ với cô bạn? Có thể phỏng đoán là sau khi chia tay Hanna đấy là lần đầu tiên cậu ngủ với một người đàn bà khác. Cậu muốn dùng việc đó để phủ nhận rằng mình đã/vẫn còn yêu Hanna. It doesn''t work. Motif ấy được lặp lại trong cảnh Michael chia tay người tình một đêm nhiều năm sau, ngượng nghịu, bối rối, không chối bỏ được quá khứ.
    Hai nỗi sợ ấy, kết hợp với niềm tin rằng Hanna không muốn tiết lộ việc mình mù chữ, đã đưa Michael đến quyết định không nói ra sự thật. Tại sao anh vẫn nhấn mạnh cái niềm tin này, đọc truyện thì biết. Truyện là lời kể của Michael, viết từ ngôi thứ nhất, nên không hề có chuyện tự bao biện như em tưởng. Trong truyện có đoạn Michael về gặp ông bố hỏi ý kiến:
    Ông bố: "But with adults I unfortunately see no justification for setting other people''s views of what is good for them above their own ideas of what is good for themselves"
    Michael: "Not even if they themselves would be happy about it later?"
    Ông bố: "We''re not talking about happiness, we are talking about DIGNITY and FREEDOM."
    Rõ ràng, một trong những lý do của Michael là tôn trọng phẩm giá và quyền tự do lựa chọn số phận của Hanna. Cái hay ở đây là: Hanna vì xấu hổ mình mù chữ nên đã quyết định vào SS. Cô chủ động quyết định (cùng các đồng phạm) không thả tù nhân ra. Bây giờ cô lại quyết định vào tù chứ không nhận mình mù chữ. Nếu Michael chấp nhận quyết định thứ ba là lựa chọn của Hanna, thì sẽ phải thừa nhận hai quyết định kia là lựa chọn của cô, chứ không thể bào chữa là dòng đời xô đẩy. Đấy chính là mấu chốt của việc nhìn nhận lịch sử: Ok, tội ác là của cả một chế độ, một dân tộc, trong chừng mực nào đó Hanna là nạn nhân. Nhưng trong tình huống cụ thể, lựa chọn ấy là của mỗi cá nhân. And Hanna made her choice.
    Một điểm quan trọng nữa khiến nỗi sợ của Michael không thể là sợ liên lụy: anh đóng vai trò như một lăng kính ẩn dụ đại diện cho lương tri của thế hệ trẻ trong việc nhìn nhận quá khứ ?" tác giả cho anh làm luật sư là để củng cố vị thế đó. Nếu lăng kính đó bị khiếm khuyết (sự hèn nhát sợ liên lụy của Michael) thì hình ảnh mà nó phản ánh sẽ mất đi rất nhiều giá trị. Đấy cũng là lý do khiến tác giả cho hai người gặp nhau khi Michael còn là một cậu bé, ngõ hầu đảm bảo sự trong trẻo của cảm xúc và cách nhìn của Michael về Hanna để chuẩn bị cho phần sau.
    Well, anh nghĩ nói vậy đã là quá nhiều, và cũng chẳng cần nói gì hơn nữa. Tóm lại như này: trình xem phim, anh chấm cho em 5. Em viết không tệ, nhưng suy nghĩ còn non, nên chỉ nhìn thấy cái vỏ của vấn đề. Dịch anh cho 6. Với nhiều người thì thế là khá rồi. Nhưng để gọi là chuẩn thì còn phải cố nhiều. Nhưng cái quan trọng là bỏ cái thói tưởng mình tinh tế nhạy cảm đi, và chịu khó tìm hiểu trước khi nói linh tinh.

Chia sẻ trang này