1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

The Rebel - Dòng Máu Anh Hùng - Khởi chiếu từ ngày 27/4/2007 - Review bắt đầu từ trang 4 (*)

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi poly, 14/08/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mabun

    mabun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1
    Mới xem về .
    Trừ điểm câu chuyện xảy ra ở miền Bắc nhưng các nhân vật nói giọng Nam.
    Trừ motip na ná giống Thập diện mai phục.
    Trừ ....
    Trừ ....
    Trừ cảnh cuối cùng Thúy và Cường chèo thuyền rải tro cốt (k biết của ai?) trên sông có vẻ k hợp với phong tục địa táng MB.
    Nói chung, bộ phim xem quá đã cả về hình ảnh, màu sắc, âm nhạc,...và nhất là võ thuật.
    Một trong những lần hiếm hoi xem phim Việt mà k cảm thấy tiếc tiền (mặc dù khá keo kiệt ).
  2. thanhle2004

    thanhle2004 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    4.213
    Đã được thích:
    2.248
    Hic, Vừa xem xong. Phim hay quá. Đánh...đấm...đá...đẹp như mơ.
    Mai kia sẽ phải đi xem lại phim này, có ai rảnh không!
  3. Hisashi

    Hisashi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/06/2004
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    1
    Cuối cùng thì cũng xem được "The Rebel" hay còn gọi là "Dòng Máu Anh Hùng"...
    Đại khái phim lấy bối cảnh tại Việt Nam vào năm 1922, khi đó Việt Nam đang bị đô hộ bởi thực dân Pháp. Thời đó, có rất nhiều các nhóm nổi loạn và đứng lên khởi nghĩa, chiến đấu cho tự do của đất nước và nhân dân. Và người Pháp cũng đã thuê tiền chính một số người Việt Nam để chỉ điểm các nhóm nổi loạn đó. Cường (Johnny Trí Nguyễn) và Sỹ (Dustin Nguyễn) là hai tay chỉ điểm như thế. Trong một nhiệm vụ, Cường bắt được một cô gái tên Thúy (Ngô Thanh Vân). Sự kiên cường của cô đã làm mềm lòng Cường. Rồi Cường giúp Thuý vượt ngục và mọi chuyện bắt đầu rắc rối từ đây?
    Kể từ khi một đoạn trailer không chính thức được tung lên mạng, đã có rất nhiều người - trong đó có tôi - mong chờ bộ phim này bởi nó quá ấn tượng nếu so sánh với các bộ phim Việt Nam khác. Và cho dù "The Rebel" chỉ là một bộ phim giải trí thuần tuý thì vẫn... mong đợi thôi - bởi từ xưa tới giờ chúng ta có xem được một phim giải trí Việt Nam nào cho ra hồn đâu...
    Thế nên mong đợi thì mong đợi nhưng đi xem với tâm lý thoải mái khác hẳn. Cảm giác đầu tiên khi xem phim là ấn tượng về màu sắc của phim. Tông sepia chủ đạo dễ dàng khiến người xem liên tưởng tới những năm 20,30 thế kỷ trước tại Việt Nam. Ấn tượng thứ hai là về âm thanh khá đanh và sắc nét trong các cảnh đọ súng - thậm chí như đoạn cuối súng nổ nghe còn ong hết cả tai. Ấn tượng thứ ba là về Ngô Thanh Vân và Dustin Nguyễn.
    Mặc dù chỉ đeo mác "ca sỹ đi đóng phim", không quá xuất sắc và thậm chí còn bị chê bai ở "Rouge" nhưng trong "The Rebel" có thể nói cô đã hoàn thành tròn vai. Không phải vì cô diễn tả cảm xúc truyền đạt này nọ mà chính là nhờ hầu hết các cảnh hành động do chính cô tự đóng cực kỳ ấn tượng. Johnny Trí Nguyễn từng bắt cô phải tự đóng một số cảnh hành động trong phim mà không có người đóng thế nên trước khi phim khởi quay thì Ngô Thanh Vân đã phải luyện tập không ngừng nghỉ cho vai diễn này. (thoáng nghĩ nếu đây là Thuý Hiền thì còn phê nữa - hehe) Dustin Nguyễn có thể là một gương mặt xa lạ với nhiều người tuy nhiên anh cũng đã kịp có một sự nghiệp nho nhỏ trong các bộ phim hành động hạng B tại Mỹ. Nhân vật Sỹ của anh được xây dựng chả khác gì "Terminator" - mình đồng da sắt, coi mà thấy ớn. Nhưng đến đoạn cuối thì chính anh sẽ làm cả rạp phải cười hết cỡ luôn. Ngoài ra, cũng có những cảnh mà Dustin thể hiện vai diễn rất đạt, rất con người khi người ta nhắc tới mẹ anh. Hơi tiếc khi vai diễn của Johnny Trí Nguyễn có vài câu thoại hơi ngô nghê. Còn bác Chánh Tín vai rất phụ, lại chỉ có vài câu thoại sến sẩm, chả có gì ấn tượng cho lắm.
    Tuy nhiên, chắc chắn điều đọng lại nhiều nhất cho người xem sau "The Rebel" sẽ là những cảnh hành động võ thuật máu lửa không khoan nhượng do chính Johnny Trí Nguyễn chỉ đạo. Nhiều đoạn đánh nhau khiến mấy vị cao tuổi đi xem phải nhăn mặt, đặc biệt là trường đoạn cuối cùng của phim. Đáng nói là những pha võ thuật được Johnny, Dustin, Ngô Thanh Vân, Nguyễn Thắng và cả các bạn diễn người Pháp thực hiện rất gọn và dứt khoát. Nếu làm một phép so sánh thì "The Rebel" vẫn ở dưới "S.P.L." một bậc nhưng hấp dẫn hơn nhiều khi so với "Long Hổ Môn".
    Nếu tôi nhớ không làm thì có tất thảy 6 trường đoạn võ thuật trong phim - đặc biệt là đoạn cuối xem rất đã. Tuy nhiên, các bạn có thể thấy các đoạn hành động này nó na ná một vài phim Hồng Kông, rồi thì chỉ nhai đi nhai lại mấy đoạn đá xoay hai vòng trên không. Riêng mục này, tôi xin không bình luận vì tôi không phải người trong nghề võ - xin nhường lời lại cho anh Trí Nguyễn như đã từng trả lời phỏng vấn với Twitchfilm.net tại đây.
    Khen nhiều quá, bây giờ chuyển qua vài điều có thể coi là nhược điểm. Thứ nhất là kịch bản! Khi xem phim chắc chắn bạn sẽ thấy nó giống một phim mà ai cũng biết là phim nào đó (xin không tiết lộ kẻo mất hứng xem phim của mọi người) - bên cạnh đó có hai cảnh khiến tôi liên tưởng tới "2009: Lost Memories" và "The Host". Cái này thì mời mọi người tự kiểm chứng ạ. Ngoài ra thì chi tiết vết sẹo của nhân vật Sỹ không được khai thác hết thì phải và còn một vài điểm vô lý khác nữa...
    Thứ hai là có nhiều đoạn cắt cảnh hơi vội, đặc biệt là đầu phim. Đoạn ám sát ở đầu phim chủ yếu được quay cận cảnh, không bao quát được toàn bộ mọi thứ nên phần nào đó hơi rối. Thứ ba là chi tiết Ngô Thành Vân không hề mảy may xước xát cho dù bị đánh đập cho tơi bời trong phim. Nói thực là xem thấy rất thương vai của Vân nhưng mặt chị vẫn sáng bóng!. Cuối cùng, là phim này, nếu mình nhớ không lầm là lấy bối cảnh Bắc Kỳ (cần phải confirm lại chi tiết này) nhưng lại toàn nói giọng Nam lơ lớ. Dễ hiểu thôi, vì đây là phim do phần lớn Việt Kiều thủ vai. Còn theo tôi, thì một trong những thị trường mục tiêu của "The Rebel" là Việt kiều sinh sống ở nước ngoài (việc Nguyễn Thắng là một ca sỹ hải ngoại tham gia trong phim cũng một phần nói lên điều này) và cả người nước ngoài nữa nên nói một cách nào đó có thể "bỏ qua" cho nhược điềm thứ tư này. (Tuy nhiên, chắc những người như giáo sư Đàn sẽ lại vin vào đây để bào phim xuyên tạc lịch sử đây!)
    Dù sao, đây cũng chỉ là một phim hành động, giải trí đơn thuần. Đôi lúc cũng chỉ cần như thế là đủ. Lúc về có mấy bác cao niên đứng bình luận về thông điệp yêu nước này nọ mà bộ phim muốn truyền tải còn tôi, khi vào thang máy đi về chỉ trộm nghĩ giá đây là "Shiri" của Việt Nam thì hay biết mấy?
  4. Hisashi

    Hisashi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/06/2004
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    1
    Bài của Chu Minh Vũ - bản quyền thuộc diễn đàn www.yxine.com
    Vẫn biết đó là một bộ phim không còn nhiều yếu tố quốc nội nhưng xem Dòng máu anh hùng (DMAH) không khỏi khấp khởi mừng. Xem một bộ phim nói tiếng Việt, nhìn gương mặt nữ diễn viên quen thuộc Ngô Thanh Vân, vậy mà vẫn không thể tin đó là một bộ phim Việt Nam. Người xem bước ra khỏi rạp, hỉ hả hài lòng.
    Dòng máu anh hùng, sản phẩm của hãng phim Chánh Phương hợp tác cùng một êkíp Việt kiều: từ đạo diễn Chalie Trực Nguyễn cho đến diễn viên Johnny Trí Nguyễn và Dustin Trí Nguyễn. Cùng việc những Việt kiều này mang về Việt Nam một êkíp làm việc tiêu chuẩn cho đến họ thay đổi tư duy của những người làm điện ảnh vùng sâu vùng xa nước nhà. Đối với Johnny Trí Nguyễn, đây là vai chính thực sự đầu tiên khởi chiếu tại Mỹ- nơi mà người ta chỉ biết đến anh như một diễn viên đóng thế. Đối với Dustin Nguyễn, đây cũng là bộ phim đầu tiên anh được nói thoại bằng tiếng Việt. Còn đối với người xem, cũng có thể nói lần đầu tiên người xem đã mắt như thế với những màn trình diễn võ thuật rất Việt Nam, trong một không khí và bối cảnh hoàn toàn thân thuộc.
    Trước hết, tất cả những căn bệnh trầm kha không chữa được của điện ảnh nước nhà là phục trang và hoá trang hầu không xảy ra. Diễn viên khi cần đẹp rất đẹp, nhưng vào trong những hoàn cảnh bị tra tấn dã man thì cũng trầy trật bung bét. Không có cảnh diễn viên lên phim và trang phục vẫn tươi màu thuốc nhuộm. Tất nhiên để có được mỹ cảm xưa cũ trong từng thước phim, phải kể đến sự đồng nhất trong việc hiệu chỉnh màu sắc từng khuôn hình. Khâu hậu kỳ của bộ phim đã cho Dòng máu anh hùng một không khí xưa cũ vừa đủ, lôi cuốn người xem vào bối cảnh của bộ phim- giai đoạn 1922- khi đất nước đang chịu đô hộ bởi thực dân Pháp. Chuyện phim đơn giản không ?oanh hùng chủ nghĩa?, tên chỉ điểm Cường (Johnny) sau khi bắt và tra khảo Thuý (Ngô Thanh Vân)- con gái Đề Cảnh, người cầm đầu một nghĩa quân nổi dậy đã quay về phía Thuý. Cuộc rượt đuổi Cường và Thuý của tên chỉ điểm Sỹ (Dustin) bắt đầu với nhiều mánh khoé độc ác và dồn đuổi căng thẳng. Tinh thần của bộ phim không phải ca ngợi bất kỳ một cá nhân nào, mà thông qua nhân vật Thuý và diễn tiến thay đổi con người của chỉ điểm Cường, một tinh thần thượng võ của người Việt đã toát lên giản dị nhưng rất rõ ràng. Từ xưa đến nay, với bất cứ một dịp lễ lạt nào đó, nhà nước vẫn mất công rót tiền tấn để làm những bộ phim mang tính giáo dục, tuyên truyền nhưng rồi chung một số phận lưu kho. Người làm điện ảnh vẫn cứ bế tắc trong việc dung hoà hai yếu tố chính trị và giải trí. Trong xã hội đa phương tiện hiện nay không thể ép người xem điện ảnh mà như dự mít tinh. Có thể với DMAH, giá trị giáo dục không phải là yếu tố hàng đầu nhưng mà người xem tự cảm nhận được tinh thần ấy mà người làm phim truyền tải. Mà điều đáng suy nghĩ nhất của người làm điện ảnh nước nhà, êkíp làm phim của họ hoàn toàn là Việt kiều, không phải là những người có trách nhiệm phải làm phim theo lý tưởng xã hội.
    Thành công lớn nhất của DMAH mà ai cũng nhận thấy là những trường đoạn võ thuật song đấu hấp dẫn. Johnny Trí Nguyễn- kiêm vai trò chỉ đạo võ thuật nói rằng anh đã rất mất công để đưa vào phim những động tác rất đặc trưng Việt võ. Nếu để ý người xem có thể nhận thấy, đó chính là các động tác chân, quặp chân bẻ cổ mà cả 2 nhân vật Thuý và Cường sử dụng rất nhiều lần. Ban đầu, cảm giác động tác võ thuật này bị lạm dụng song Johnny cho biết anh đã cố tình trình diễn nhiều lần như một điểm riêng biệt đáng tự hào. Khả năng võ thuật của Johnny và Dustin thì không còn gì phải bàn nhưng với Ngô Thanh Vân thì hoàn toàn bất ngờ. Được biết, vai diễn ban đầu được mời nhà vô địch wushu Thuý Hiền song Hiền lại có bầu đúng lúc bấm máy. Ngô Thanh Vân ở vị trí người thế vai lại xuất sắc giữ cơ hội hiếm có này cho mình. Vân hoàn toàn lột xác, khi cần yểu điệu thục nữ rất đẹp, nhưng lúc xung trận cũng rất mạnh mẽ và dứt khoát với từng cú đá hiểm hóc. Trong nhiều trường đoạn, người xem còn phải giật mình thương Thuý của Ngô Thanh Vân bầm dập quá, chứng tỏ Vân đã nhập vai thành công thế nào. Tiết tấu bộ phim nhanh, âm thanh dolby đanh mạnh rất hiệu quả càng làm tăng tính hấp dẫn những màn tay chân ấn tượng này.
    Rồi sẽ có rất nhiều những ý kiến bảo thủ lên tiếng rằng, một bộ phim như DMAH ngoài đấm đá hùng hục còn có gì nữa đâu. Vâng, chính là điểm đó. DMAH là một bộ phim giải trí, lấy võ thuật để làm chất liệu chính và tất cả những cốt truyện hay bối cảnh chỉ là cái cớ để trình diễn mà thôi. (mà điều này thì khán giả Việt còn xa lạ gì với các bộ phim Hồng Kông, Thái Lan). Về cốt truyện, DMAH không hề khác Thập diện mai phục của Trương Nghệ Mưu. Nhưng cũng như phim của họ Trương, câu chuyện giả mù của Tiểu Muội cũng như mối tình của cô với Tuỳ Phong chỉ là cái cớ, để dẫn dắt tất cả những màn phô diễn tinh hoa văn hoa của họ Trương phát tiết mà thôi. Nhưng liên tưởng kịch bản kiểu này sẽ chỉ là tiểu tiết, bởi vấn đề thành công của Thập diện mai phục là những màn trình diễn văn hoá Trung Hoa của đạo diễn. Và với DMAH, tin rằng những người nước ngoài nhìn ngắm nó sẽ trầm trồ thán phục về tinh thần thượng võ của người Việt, võ thuật người Việt, cảnh sắc và tinh thần của con người Việt. Đó là mới là hiệu quả xứng đáng của DMAH
    Trong số những khán giả của buổi ra mắt DMAH tại Hà Nội có rất nhiều quan chức của Bộ Văn hoá Thông tin và Cục Điện Ảnh. Họ đã ở lại và bàn luận khá sôi nổi nhưng đầy hứng thú về bộ phim. Một quan chức, khi có người hỏi ?oTheo anh phim này nó nói đến tinh thần gì??, chính quan chức này đã cười ?oKhông cần tinh thần gì, đây là một bộ phim hay hoàn chỉnh?. Một khán giả trẻ liên tưởng DMAH với Shiri của Hàn Quốc- một bộ phim đầu tư tiền tấn và thay máu toàn bộ tư duy làm điện ảnh Hàn Quốc trước làn sóng văn hoá Mỹ. Shiri làm được một điều lớn hơn nữa là lôi khán giả quốc nội của họ trở về với những giá trị văn hoá giải trí của chính họ. Còn với Việt Nam, liệu sau những cơn sốt Đời cát, Áo lụa Hà Đông, và chắc chắn tiếp đây là Dòng máu anh hùng? bao giờ sẽ có một Shiri của Việt Nam?
  5. Hisashi

    Hisashi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/06/2004
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    1
    Bài review của anh Phanxine - đọc rất nhắng (như thường lệ)
    http://blog.360.yahoo.com/blog-GxCyCZQhc6en1UAXp5Hr55y62zA-?cq=1&p=1076#comments
    Ban đầu, Trí Nguyễn đặt tên cho phim Dòng máu anh hùng là Anh hùng khởi nghĩa. Cái tên đầu nghe có vẻ ''''lịch sử'''' quá, mà ở Việt Nam thì phim lịch sử rất ''''dễ chết'''', phần vì báo chí chỉ chầu chực ngồi bới móc lỗi lịch sử, cho rằng không đúng lịch sử, phần vì khán giả quá oải với các phim tuyên truyền lịch sử nước nhà.
    Nhưng Dòng máu anh hùng là một phim dã sử võ thuật. Dựa trên các tư liệu lịch sử về các tổ chức yêu nước chống thực dân Pháp, bộ phim xây dựng câu chuyện vào những năm 1920, khi những người yêu nước như Đề Thám (trong phim là Đề Cảnh) tập hợp các nghĩa quân để chống lại thực dân Pháp và các tay sai bán nước.
    Trong số các tay sai bán nước, có ba nhân vật đáng gờm gồm Sỹ (Dustin Nguyễn), Cường (Johnny Trí Nguyễn) và Danh (Nguyễn Thắng). Ba chú này võ công cao cường, đặc biệt chú Sỹ còn luyện Kim Cang thể, dao chém không xước, đạn bắn không ... biết có bị gì không vì không thấy có cảnh đó!
    Thanh Thuý (Ngô Thanh Vân) là con gái của Đề Cảnh, trong một vụ ám sát bất thành đã bị bắt. Cường vì ám ảnh bởi cái chết của một cậu bé nghĩa quân không sợ chết đã tìm cách giải cứu cho Thanh Thuý. Trên đường chạy về nơi nghĩa quân đóng đô, Thuý và Cường nảy sinh tình cảm. Thế nhưng, cả hai phải đối mặt với tay chân của Sỹ giăng lưới khắp nơi.
    Xuất thân là cascadeur, Johnny Trí Nguyễn đảm nhận phần chỉ đạo võ thuật cho bộ phim. Xem các pha đánh nhau trong phim khá sướng mắt đã tai. Đường dây câu chuyện không còn quan trọng lắm, chủ yếu để phục vụ cho các pha đánh đấm diễn ra liên tục. Twist không mới (dễ liên tưởng tới một phim mà ai xem thì sẽ biết, không tiện nói ra) và hơi gượng ép, nhưng dĩ nhiên nó chỉ là cớ để có các pha đánh đấm. Dù Trí là diễn viên biểu diễn võ thuật chân thực nhất, nhưng Ngô Thanh Vân được lợi thế ''''gái đẹp'''' nên dễ lấy lòng khán giả hơn trong các pha đánh đấm bay lên kẹp cổ. Tuy nhiên, vai diễn thành công nhất là Dustin Nguyễn trong vai phản diện có chiều sâu hơn các nhân vật khác. Đời sống nội tâm của Sỹ cũng như tính cách của Sỹ được khắc họa rõ ràng hơn, nhất là vì nhân vật này bộc lộ nội tâm qua hành động nhiều hơn là vai của Trí và Vân, chủ yếu là các ánh mắt buồn nhìn xa xăm. Tui đặc biệt thích câu ''''Mày chơi chiêu này đau quá'''' của Sỹ ở cuối phim. Cái kiểu nói vừa cười đểu, vừa tưng tửng của Dustin làm cho nhân vật độc đáo và không thể quên được. Trong khi đó, Trí lại bị ''''sến'''' trong các cảnh diễn xuất nội tâm. Ngô Thanh Vân có được một vai khá đầy đặn để có thể bộc lộ được khả năng diễn xuất. Thành công này phần nhiều nhờ... biên kịch. Sở dĩ các phim VN khác, diễn viên đóng không hay không phải vì họ đóng dở mà vì nhân vật của họ không có gì hay, tính cách mờ nhạt, không có đời sống nội tâm, không có lịch sử xuất thân, diễn viên không biết đóng sao cho đúng. Dòng máu anh hùng tạo ra được các nhân vật có tính cách, có hồ sơ lịch sử, người xem thấy được cuộc đời của họ, để từ đó hiểu họ và đi theo họ. Chính kịch bản là điểm nổi trội của Dòng máu anh hùng so với các kịch bản phim Việt Nam khác, dù như đã nói trên, nội dung của phim thì không cần bàn tới vì chủ yếu để phục vụ cho các pha đánh đấm.
    Phim này võ thuật đẹp mắt, xem thấy thích, nên nó càng tương phản cho phần tình cảm nội tâm. Phần tình cảm là phần thất bại nhất trong phim này, đặc biệt là đoạn tâm tình đêm khuya.
    (Spoiler). Em Thuý ngồi tâm sự chuyện mẹ em bị bọn lính cai hãm hiếp, mẹ em không dám nói nhưng bọn lính đã kể cho cha em nghe khiến bà tủi nhục quá mà tự sát, chết rất thê thảm. Hơi bắt bẻ một chút, là vì tui nghĩ chuyện như vậy chẳng lẽ cha em Thuý kể em Thuý nghe? Chứ làm sao mà em biết? Mà cái đó thì hơi bắt bẻ, nên thôi cho qua. Nhưng cái đoạn sau đó thì tui không nín được cười. Sau khi nghe em Thuý tâm sự mẹ em bị hãm hiếp, anh Cường nắm tay em và nói ''''Thôi đêm nay mình hãy quên đi tất cả'''', xong sau đó anh ấy đè em Thuý ra .... XXX! Thiệt tình là tui nghĩ, vậy chắc anh Cường nghe chuyện 8 thằng kia hãm hiếp mẹ em ấy, chú ấy tưởng tượng cái gì đó khiến chú... hứng lên! Hết Spoiler!
    Bỏ qua cái khó chịu nho nhỏ đó của tui thì Dòng máu anh hùng vẫn là phim hấp dẫn ly kỳ không nên bỏ qua. Không phải vì đây là phim Việt Nam nên cần ủng hộ (chòi, vé cũng mắc như thường mà) mà vì phim xứng đáng để xem ngoài rạp và dĩ nhiên là xứng đáng xem hơn cái phim đái són Norbit. Chỉ có điều, vì Dòng máu anh hùng là phim được làm đàng hoàng, hấp dẫn, có đầu tư, nên tui rất nghi ngờ phim này sẽ thất bại về doanh thu tại Việt Nam. Nói gì thì nói, khán giả nhà ta vốn chỉ mê Chuông reo là bắn, miệng thì chửi chê cho có vẻ ta đẳng cấp, chứ trong lòng háo hức muốn xem. Còn những phim như Dòng máu anh hùng thì khen lấy khen để cho có vẻ ta đây sành sỏi, nhưng dại gì bỏ tiền ra mua vé mà xem! Cầu trời tui nghĩ sai!
    (thông tin mới nghe thì rạp Megastar ngoài Hà Nội phim này bán được 8 vé xuất 1g30 ngày đầu công chiếu)
    (thông tin cập nhật thì shinichi là rạp Sài Gòn cháy vé)
    Được Hisashi sửa chữa / chuyển vào 01:05 ngày 28/04/2007
  6. poly

    poly Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/08/2001
    Bài viết:
    2.236
    Đã được thích:
    0
    saigon hiện tại cháy vé
    lên galaxy Nguễyn Trãi lúc 17g chiều 27/7
    mua vé DMAH phải xếp hàng
    các fim còn lại vắng hoe
  7. Lioncouer

    Lioncouer Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2004
    Bài viết:
    354
    Đã được thích:
    63
    1h30 chiều thứ 6 thì ế là phải gòi bác ạ. Giờ ấy ai rảnh mà đi coi fin chứ.
  8. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    Tớ đồng ý với bạn gì là phim này giống Thập Diện Mai Phục quá - nhưng mà bắt chước không đạt.
    Được mỗi khỏan võ thuật. Mà cũng lạm dụng cái ''được'' này hơi nhiều. Đôi chỗ thấy đánh đấm là không cần thiết.
    Hơi thất vọng.
  9. Princess_Aurora

    Princess_Aurora Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Spoiler đây - ai chưa xem đừng có đọc:
    Bắt chước TDMP đâm ra hơi vô lý cái đoạn anh Sỹ đi giết bố Cường. Vô lý cả đoạn having xxx, chị Thúy đang kể chuyện buồn về mẹ thì anh kia vật ra luôn - khiến cả đứa trẻ con trong rạp hôm nay còn hỏi mẹ là "Mẹ ơi họ đang làm gì thế?"
    Dưng mà xử lý được mấy cái đó khéo lại thành mát sờ tơ pịt của điện ảnh VN mất. Âu cũng chỉ là phim giải trí (mà lại còn của VN) nên đừng khắt khe quá...
  10. Jeus

    Jeus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2004
    Bài viết:
    987
    Đã được thích:
    0
    Được mỗi khỏan võ thuật. Mà cũng lạm dụng cái ''''được'''' này hơi nhiều. Đôi chỗ thấy đánh đấm là không cần thiết.
    Hơi thất vọng.
    ---------------------------
    Cậu còn "vọng" cái éo zề nữa! Vi-en hèn đi nhiều vì mấy chú chỉ biết ngồi "vọng" như cậu!

Chia sẻ trang này