1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thể thao ở xứ sở Phù Tang ... Kết thúc giới thiệu Sumo !

Chủ đề trong 'Nhật (Japan Club)' bởi batistava, 27/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. batistava

    batistava Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/02/2001
    Bài viết:
    1.149
    Đã được thích:
    0
    Thể thao ở xứ sở Phù Tang ... Kết thúc giới thiệu Sumo !

    E hèm, kể từ hôm nay, để giúp cho mọi người có thêm hiểu biết về Nhật Bản, em sẽ lần lượt giới thiệu các môn thể thao được ưa chuộng của Nhật ( tất nhiên là ai biết nhiều hơn thì có thể đóng góp để cho mọi người cùng mở rộng ), những bài viết này em cũng chỉ là sưu tầm trên mạng, lôi về dịch, vì vậy không tránh khỏi sai sót hay những câu chữ ngờ nghệch, nguyện vọng duy nhất chỉ là hiểu biết thêm về Nhật bản và cùng mọi người trao đổi.. he he.. nếu không phiền thì xin mở thêm một tô-pic.. mỗi môn thể thao , xin mọi người cho thêm ý kiến bổ xung nhá . Còn bi h , để bắt đầu, em xin giới thiệu một môn thể thao vua của Nhật Bản ?" không phải bóng đá , mà là :




    Nguồn gốc phát triển và sumo cổ truyền:

    Tài liệu cổ nhất có nói về môn võ Sumo được tìm thấy trong Kojiki , một quyển sách được viết vào năm 712. Kojiki kể về một sự tích về cách sở hữu các hòn đảo ở Nhật Bản, quyền sở hữu một đảo nào đó sẽ được quyết định bởi một trận đấu sumo. Theo như quyển sách, khoảng 2500 năm trước, hai lãnh chúa Takemikazuchi và Takeminakata đã đấu vật với nhau trên bờ biển ở Izumo thuộc biển Nhật Bản (bây giờ chính là Shimane-ken) để phân chia quyền lực, cuối cùng thì lãnh chúa Takeminakata đã thất bại. Quyền cai quản các thần dân Nhật Bản đã hoàn toàn thuộc về Takemikazuchi, người sau này đã thiết lập một dòng họ thống trị Nhật Bản từ thời đó đến nay ( Nhật hoàng bây giờ của Nhật Bản chính là hậu duệ của Takemikazuchi )

    Vì Nhật bản không gìn giữ được những tài liệu từ thế kỉ 8 trở về trước, do vậy không thể biết được ngoài truyền thuyết trên, môn võ sumo xuất hiện lần đầu tiên ở Nhật Bản khi nào. Tuy nhiên, những hình vẽ trên những bức tường cổ xưa đã cho thấy nguồn gốc của môn võ này có từ rất xa xưa. Từ những ngày sơ khai đó, sumo được biểu diễn như một hình thức tế lễ trong nông nghiệp với ước mong một mùa màng tươi tốt của những người nông dân Nhật Bản.

    Quả thật ta cũng khó có thể xác định vào thời điểm nào trong lịch sử, sumo hoàn toàn trở thành một môn thể thao và từ khi nào nó lại có những ảnh hưởng to lớn đến các loại hình vật khác ở các vùng lãnh thổ châu Á và Á-âu. Môn đấu vật được coi là một môn thể thao cơ bản và là môn thể thao của nam giới.
    Sumo trong những ngày đầu phát triển đã bị coi là một môn thể thao bạo lực không có rào chắn quanh võ đài và thường là một trận chiến thật sự cho đến tận lúc phân thắng bại.

    Theo như một loại ghi chép của Nhật là Nihon Shoki từ năm 720 thì trận đấu đầu tiên giữa những người được coi là hạ đẳng của xã hội lúc đó được diễn ra vào năm 23 trước công nguyên. Hoàng đế Suinin (29BC-AD70) đã có một lời đề nghị đặc biệt tới Nomi no Sukune, một thợ gốm của vùng Izumo để thi đấu với Tâim no Kehaya, một kẻ vô lại khoác lác đến từ Nara-ken. Hai đấu sĩ đã vật lộn với nhau khá lâu cho tới khi Sukune tung ra một vài cú đá ác hiểm vào bụng của Kehaya. Kết quả Kehaya đã chết ngay trên võ đài còn Sukune người chiến thắng đã trở thành một huyền thoại bất hủ và được coi là ông tổ của môn võ sumo.


    ________________________



    FORZA MILAN
    to be number one again ...

    ________________________



    Được batistava sửa chữa / chuyển vào 05/01/2003 ngày 23:06
  2. batistava

    batistava Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/02/2001
    Bài viết:
    1.149
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Sumo thời kì cận đại :
    Có một vài truyền thuyết về các trận đấu sumo được tổ chức với sự có mặt của các vị hoàng đế trước khi Nhật sử dụng hệ thống chữ viết của Trung Quốc thế kỉ thứ 7. Trận đấu đầu tiên như thế diễn ra vào năm 642 khi Hoàng hậu Kogyoku tụ tập các vệ sĩ trong cung điện để biểu diễn sumo trước các sứ giả đến từ triều đình Paekche của Triều Tiên. Những tài liệu về sau cho thấy sumo được sử dụng trong các buổi lên triều quan trọng của triều định kể cả trong những lễ đăng quang hoàng đế.
    Luật thi đấu trong tenran-zumo ( tên gọi của sumo biểu diễn trong cung đình) vẫn còn hiệu dụng cho đến bây giờ mặc dù có một số thay đổi.
    Trong triều đại của hoàng đế Shomu ( 724-749), sumaibito (tên gọi các đấu sĩ sumo) được tuyển chọn từ khắp mọi miền của đất nước để triều đình tham gia một lễ hội gọi là sechie , một lễ hội được tổ chức hàng năm vào ngày thứ bảy của tháng thứ Bảy âm lịch ( khoảng tháng Tám của lịch hiện đại).
    Cùng lúc đó, những nho sĩ sẽ được mời đến cung điện để thể hiện tài văn thơ của mình. Cùng với sự xuất hiện của sechie-zumo, sumo ngày càng phát triển, từ một loại hình lễ hội nông nghiêp đễn một lễ hội vĩ đại dùng để cầu mong sự ấm no thịnh vượng của cả một vương quốc.
    Cuối thế kỉ 8, Hoàng đế Kanmu ( 781-806 ) đã biến sechie-zumo thành hội thi thường niên được tổ chức trong triều đình và hội thi này được duy trì cho tới giai đoạn Heian(794-1185). Trong thời trị vì của Hoàng đế Saga ( 809-823), việc luyện tập sumo được khuyến khích coi như một nghệ thuật chiến đấu, nhiều luật lệ được đưa ra và các chiêu thức kĩ thuật ngày càng trở nên tinh vi hơn.
    Với sự xuất hiện của các tướng quân (shogunate) trong Kamakura từ 1185 đến 1392, sumo được diễn tập ngày càng nhiều và trở thành hình tượng của tinh thần thượng võ trong giới chiến binh Nhật. Minamoto no Yoritomo (1148-1199), tướng quân nối tiếng nhất trong thời kì này, là một người rất ham mê sumo và luôn ủng hộ việc các tướng sĩ tập luyện, trình diễn sumo ở Tsuruoka Hachimangu Shrine ( giờ đây trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng ở Kamakura )
    Oda Nobunaga (1534-82) là một quí tộc phong kiến rất ham mê sumo. Tháng Hai năm 1578, ông đã tập trung được hơn 1500 võ sĩ sumo trên toàn quốc gia và một giải vô địch đã được tổ chức ngay trong lâu đài của ông. Cho đến thời đó, vẫn chưa có phạm vi rõ ràng cho một võ đài mà các trận đấu sumo được tổ chức. Khoảng không gian này chỉ đơn giản phụ thuộc vào đám đông khán giả đứng vây quanh tạo thành một vòng tròn võ đài. Sau đó, vì ở lâu đài Azuchi của Nobunaga có quá nhiều trận đấu diễn ra trong một ngày, đã có ý tưởng vẽ xuống mặt đất các vòng tròn giới hạn cho từng sân đấu . Chính những ranh giới đó cũng giúp cho các võ sĩ an toàn hơn trước những khán giả đôi lúc khá nhiệt tình và hung hãn quá mức.
    Tài liệu được tìm thấy ở thời kì Empo (1673-1681) là bằng chứng đầu tiên cho thấy từng kiện rơm rạ được xếp quanh sân đấu làm ranh giới. Tới đầu thế kỉ 18, những kiện rơm này được trôn một nửa xuống đất và xếp thành vòng tròn quanh sân đấu, gần giống như hiện nay.
    Từ thời kì Warring States tới thời kì Edo (1603-1867), một số quí tộc-daimyo đã đứng ra bảo trợ (ông bầu ) cho những võ sĩ sumo mạnh nhất. Những võ sĩ được các quí tộc bảo trợ sẽ không chỉ có thu nhập cao mà còn có thể được tôn trọng ngang những võ sĩ samurai. Tên tuổi của họ thậm chí còn được lưu giữ cùng với tên các lãnh chúa . Những võ sĩ được bảo trợ sẽ chắc chắn có một cuộc sống đầy đủ, do vậy rất nhiều rikishi (nghĩa là ?ongười đàn ông khoẻ mạnh? - từ này dùng để chỉ cho các võ sĩ mới vào nghề) có triển vọng luôn ganh đua rất quyết liệt với nhau nhằm lọt vào mắt xanh của các daimyo..
    ________________________


    FORZA MILAN
    to be number one again ...
    ________________________
    Được batistava sửa chữa / chuyển vào 14:07 ngày 27/12/2002
  3. batistava

    batistava Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/02/2001
    Bài viết:
    1.149
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Sumo Kyokai
    Các bậc tiền bối của sumo chuyên nghiệp ngày nay đã phải chịu đựng nhiều khó khăn trong thời kì Edo, và các võ sĩ thời kì này được gọi là kanjin-zumo, ngụ ý rắng những võ sĩ này vừa thi đấu vừa phải đi thu góp các đồ quyên góp từ khắp nơi phục vụ cho việc tu sửa, xây dựng đền miếu, mồ mả, cầu đường và các công trình công cộng khác.
    Nhưng một số tiền trong đó được trả cho các rikishi, trong số họ có rất nhiều người là ronin ( những samurai bình thường). Vào thời điểm thích hợp , tiền thu góp được sẽ được dùng vào việc chả lương cho các võ sĩ sumo ?" sumotori.
    Trong thời kì Edo, hệ thống phân hạng và bảng xếp hạng bắt đầu được thiết lập. Năm 1761, tên của tổ chức sumo trong các bảng xếp hạng đã được đổi tên từ kanjin-zumo thành kanjin-ozumo, đánh dấu sự ra đời của một môn thể thao chuyên nghiệp với cái tên ?oGrand Sumo?.
    Hiệp hội sumo ở Tokyo ban đầu 88 toshiyori, sau được bổ xung thêm 17 người đến từ Osaka năm 1927 và chuyển thành hiệp hội Sumo Kyokai hiện đại.
    Bi giờ ta đi vào chi tiết hơn về tổ chức của Sumo hiện đại với cái tên Hệ thống Heya :
    Tất cả rikishi đều đến từ một heya nào đó hay còn gọi là lò sumo ( heya là một toà nhà nơi các rikishi được huẩn luyện, ở đây có tất cả mọi thứ, từ chỗ ăn, ngủ, nấu nướng đến các sàn tập dohyo), các rikishi sẽ được quản lý giám hộ bởi một hay nhiều oyakata -huấn luyện viên ( oyakata là chủ toà nhà hoặc thày dạy sẽ chịu trách nhiệm dạy dỗ cũng như lo việc ăn ở sinh hoạt cho các rikishi ) Một trong những oyakata mang cùng tên với tên của heya đó, và đó chính là đại sư phụ, vợ của ông ta thường quản lý việc chi tiêu hàng ngày ở heya.
    Trong Sumo Kyokai có tất cả 5 Ichimon- là các nhóm các gia đình heya ( ichimon là một nhóm các lò sumo có quan hệ với nhau, họ thường cho các rikishi tập luyện thi đấu với nhau. Thêm vào đó khi một võ sĩ của một lò chiến thắng trong dợt thăng hạng thì anh ta sẽ được ngồi chung xe với một thành viên cao cấp của Ichimon đó )
    Hiện tại, có tất cả 49 heya, và các heya đều thuộc về một nhóm nào đó. Có tất cả 105 oyakata và 2 ichidai ( là những Yokozuna được cấp giấy phép cả đời ?" các yokozuna là những người đoạt chức vô địch cao nhất, hiện tại chỉ có 65 người được gọi là yokozuna).
    Danh hiệu ichidai được gán cho hai võ sĩ vô địch nổi tiếng là Taiho và Kitanoumi. Không giống như những danh hiệu khác sẽ chuyển sang người khác , danh hiệu ichidai chỉ mất khi các Yokozuna này từ giã sự nghiệp.
    Đây là danh sách các Ichimon :
    *Dewanoumi Ichimon
    *Tatsunami-Isegahama Rengo
    *Tokitsukaze Ichimon
    *Nishonoseki Ichimon
    *Takasago Ichimon
    ( to be continued ... )
    ________________________


    FORZA MILAN
    to be number one again ...
    ________________________
  4. mit-uot

    mit-uot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2001
    Bài viết:
    2.326
    Đã được thích:
    0
    không biết các anh chị ở bên Nhật có hay nhìn thấy Sumo chưa ạ? bạn em kể ở ngoài trông to như con hải ly ý
    No man no cry, No woman no laughter
  5. batistava

    batistava Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/02/2001
    Bài viết:
    1.149
    Đã được thích:
    0
    hơ hơ , hải ly là còn gì thế ??? chắc trông giống mấy ông su mô , he he .. hài thật ...
    ________________________


    FORZA MILAN
    to be number one again ...
    ________________________
  6. batistava

    batistava Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/02/2001
    Bài viết:
    1.149
    Đã được thích:
    0
    Có vẻ chả ai khoái cái chủ đề này nhỉ 8-( , thế thôi , mọi người cóc cần thì thui vậy , chán thế, thất vọng, hị hị ...
    ________________________


    FORZA MILAN
    to be number one again ...
    ________________________
  7. batistava

    batistava Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/02/2001
    Bài viết:
    1.149
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Toshiyori-kabu - Masumi Abe
    Khi một rikishi trở thành một sekirori ( là các võ sĩ được thi đấu ở một trong hai hạng cao nhất của Sumo ?" các sekitori mới chính thức được trả lương ), khi các sekitori này từ giã sự nghiệp, họ có quyền yêu cầu các oyakata của họ cho phép mở một heya riêng . Nếu được phép, họ có thể tuyển dụng các rikishi có triển vọng. Trong khi các sekitori còn đang hành nghề, họ có thế nhờ các oyakata tìm kiếm hộ các tài năng trẻ. Trước khi về hưu, họ cần phải có được Toshiyori-kabu ?" là một giấy phép mua từ hiệp hội Sumo Kyokai chứng nhận là một Oyakata. Số lượng giấy phép này có hạn và mỗi giấy phép có một tên gọi riêng.
    Hiện tại, giá của một giấy phép đó khoảng hai đến bốn trăm triệu Yên Nhật). Có hai cách để có được kabu, một là từ thừa kế ( từ cha sang con đẻ hoặc con rể) hoặc là phải mua quyền sử dụng. Các sekitori về hưu thường sẽ cố theo đuổi để có một giấy phép từ Sumo Kyokai.
    Để khởi đầu cho một heya, bạn cần có một trong 105 Toshiyori-kabu hiện có. Không những thế, bạn cần có ít nhất hai rikishi làm đồ đề, có sự cho phép của thầy dạy hoặc heya hiện tại của bạn, và cuối cùng , quan trọng nhất là phải có sự cho phép của Sumo Kyokai. Sau đó, phải lo được cơ sở vật chất, một nhà huấn luyện sumo. Vì giá đất hiện nay ở nhật , ngày càng khó khắn hơn cho các sekitori khi muốn xây dựng một heya ở Tokyo. Hiện có một số Heya ở bên ngoài Tokyo, ở Chiba (Isegahama, Ohnaruto, Naruto, Matsugane, Michinoku), Ibaragi (Shikihide), Saitama (Irumagawa, Minato), hay thậm chí ở Yamanashi (Hanakago). Ở Tokyo, một địa điểm ưu chuộng nhất là trung tâm sumo-beya ( sumo-beya dùng để chỉ một heya xác định ) Ryogoku ở Sumida-ku, đây cũng là nơi có võ đài sumo Kokugikan .
    Chỉ có những rikishi nhiều tiền mới có thể có đủ tiền để intai ( giã từ ) sự nghiệp sumo. Khi một võ sĩ muốn về hưu, họ phải chọn lựa một trong hai cách sau : intai và haigyo. Khi một rikishi đã có quyền có một Toshiyori-kabu ( quyền sử dụng một trong những danh hiệu oyakata) , ông ta có thể intai. Nhưng nếu ông ta không có đủ tiền, ông ta buộc phải dùng cách haigyo. Haigyo có nghĩa là từ bỏ hoàn toàn xã hội sumo.
    Muốn tiếp xúc gần hơn thế giới Sumo một lần nữa, ông ta phải chở thành một tình nguỵên viên cho một heya, khi đó, ông ta phải sử dụng kĩ năng nấu nướng để mở một nhà hàng chanko hoặc trở thành thầy dạy các võ sĩ sumo nghiệp dư.
    Nếu không có Toshiyori-kabu thì ngay cả một Yokozuma cũng không được phép ở lại hiệp hội Sumo Kyokai, nhưng một rikishi Juryo nếu có đủ tiền có thể được ở lại như một oyakata ( Juryo là tên của hạng chuyên nghiệp của Sumo ) Yêu cầu duy nhất để mua Toshiyori-kabu là phải đấu với một võ sĩ cùng hạng Juryo hoặc cao hơn.
    Sumo Kyokai cũng có quyền tước bỏ Toshiyori-kabu của chủ sở hữu . Một trong những trường hợp như thế là của Yokozuna Wajima ( Hanakago Oyakata), anh ta đã buộc phải từ bỏ danh hiệu oyakata và sau đó đã chuyển sang làm võ sĩ đấu vật chuyên nghiệp cho một hiệp hội đấu vật của phương tây.
    Lý do bị tước mất Kabu vì do vay nợ quá nhiều, anh ta đã sử dụng kabu để làm vật thế chấp. Kyokai đã chuộc lại kabu từ bên ngoài và Wajima đã bị ruồng bỏ,khinh rẻ ngay trên đất nước của mình.
    ( to be continued ... )
    ________________________


    FORZA MILAN
    to be number one again ...
    ________________________
  8. mit-uot

    mit-uot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2001
    Bài viết:
    2.326
    Đã được thích:
    0
    ối zời, anh Batis ơi, việc post bài lên mà chả có ai trả lời đối với em là chuyện thường ngày ở huyện rồi anh ạ..hic hic...
    No man no cry, No woman no laughter
  9. mit-uot

    mit-uot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2001
    Bài viết:
    2.326
    Đã được thích:
    0
    Sumo là một môn võ cổ truyền lâu đời của NB, kể từ năm 1909 nó đã chính thức trở thành môn thể thao quốc gia. Đúng như anh Batis nói, Sumo vốn là một môn võ trong lễ hội nông nghiệp của đạo Shinto, vì vậy ngày nay trong Sumo vẫn còn có một số các nghi thức lễ hội.

    Trong trận đấu Sumo, 2 võ sĩ đứng đối mặt ở giữa một vòng tròn gọi là Dohyo, có đường kính 4.55m. Trước trận đấu họ phải làm một số nghi lễ như dậm chân, súc miệng, lau khô người bằng giấy, rắc muối để xua đuổi tà ma và chứng tỏ mình đã sạch sẽ. Người nào làm cho đối phương bị đẩy ra khỏi vòng tròn hoặc chạm bất cứ phần nào của cơ thể xuống sàn đấu ( tất nhiên là trừ bàn chân rồi ) thì người đó sẽ dành chiến thắng.

    Trong một trận đấu Sumo không thể không có tiếng trống. Cái trống này gọi là Yagura, cao 16m, được làm từ gỗ thông. Người ta bảo trống được làm cao như vậy để có thể vang xa hơn. Họ thường gõ trống vào buổi sáng sớm hôm trận đấu diễn ra để thu hút khán giả, gõ khi các võ sĩ bước ra sàn đấu, và gõ khi khán giả ra về để mong họ sẽ còn quay trở lại.
    No man no cry, No woman no laughter
  10. Laonong

    Laonong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Bốp bốp, lớp mình vỗ tay khen bạn Batis nào, he he he!
    Tặng chú Batis 2x5 * cho sướng nhé. Khà khà khà...........

Chia sẻ trang này