1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thelonious Monk - 'thầy tu' và cây piano - [Review] album Brilliant Corner

Chủ đề trong 'Nhạc Jazz' bởi searchervn, 25/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. searchervn

    searchervn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/10/2006
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    0
    Thelonious Monk - 'thầy tu' và cây piano - [Review] album Brilliant Corner

    Hehe, searcher xin phép các bậc tiền bối mở màn tham gia cuộc thi của box jazz chúng ta.
     Thelonious Monk, Tay Piano / Nhà Sọan Nhạc[​IMG]
    ? Ngày sinh: 10 -10 - 1917 tại Rocky Mount, North Carolina ? Ngày mất: 17 - 2 - 1982[​IMG]? Được xem là người có ảnh hưởng lớn nhất, xây dưng & hòan chỉnh khuynh hướng của Pop-Jazz. Cùng với Charlie Parker và Dizzy Gillespie, ông là nhân vật thiết yếu trong cuộc cách mạng Jazz những năm đầu thập kỷ 40. Phong cách chơi Piano độc đáo của ông cùng với tài năng sáng tác thiên phú giúp ông được ghi nhận là người đi tiên phong trong trào lưu đổi mới của Jazz hiện đại.Ông bắt đầu chơi piano lúc 11 tuổi, đi lưu diễn trong những năm 1930. Sau đó ông chơi Piano ở Minton"s Club (New York City), vào những năm 1940, ông chơi với nhiều ban nhạc ở NewYork cho đến 1944. Sau đó ông thành lập một ban nhạc nhỏ và biểu diễn các khuynh hướng Jazz mới đến 1959. Thành lập nhóm tứ tấu với sự tham gia của cây Saxo huyền thọai John Coltrane năm 1960, và tiếp tục lưu diễn vòng quanh thế giới từ 1971-1972. Buổi trình diễn ấn tượng cuối cùng của ông diễn ra ở phòng Hòa nhạc danh tiếng của Mỹ Canegie Hall vào tháng 3 1976 [​IMG]John Coltrane đã miêu tả sự phức tạp khi chơi cùng với Monk?oTôi luôn luôn phải chú ý đến ông, chỉ cần 1 chút lơ đễnh, thì Monk cùng với sự phóng khóang, tùy hứng của mình đã làm bạn có cảm giác rơi tõm vào khỏang không. Trái ngược với Miles (David), Monk luôn miệng nói về âm nhạc, và chỉ âm nhạc, nếu bạn hỏi ông ấy điều gì, ông giành ra hàng giờ để giải thích cho bạn hiểu về các khuynh hướng sáng tạo của ông? Khi Monk bắt đầu trình diễn vào những năm 1940, chỉ 1 số ít nhạc sĩ Jazz ở NewYork quan tâm đến sự độc đáo của ông. Những giai điệu góc cạnh, hòa âm tung tóe, ông sử dụng những nốt nhạc, và các đảo phách, kể cả nốt lặng bằng những cách sáng tạo không ngờ. Khi chơi piano, Monk dí sát bàn tay xuống bàn phím, dùng cả khủy tay để diễn tả nên những âm thanh mà ông mong muốn. Những nhà phê bình cho rằng đó là biểu hiện của sự kém cỏi, hay lập dị. Báo Jazz Journal cho rằng ?oVơi công chúng, Monk cũng có đâu đó những ?Z ý tưởng, nhưng chỉ những tay piano mắc bệnh phong mới chơi như thế!? [​IMG]Mặc dù sự nghiệp của ông luôn gặp sự dè bỉu của dư luận, Monk tự tin vào khuynh hướng âm nhạc của mình. Ông ít khi phát biểu trước khan giả, và hiếm khi tham gia các cuộc phỏng vấn, ông cho rằng duy chỉ cần để âm nhạc của mình nói lên tất cả. Bên cạnh vợ và 2 người con, âm nhạc giành hết tâm trí trong cuộc đời ông. ?oÔng ta say sưa với âm nhạc?, tờ báo KeyBoard bình luận, ?oông đi bộ trên những con đường của thành phố NewYork hàng giờ, hoặc đứng chôn chân ở một góc gần căn hộ của mình, nhìn chằm chằm vào đó, suy tư về những tác phẩm âm nhạc mới, mê mải hình thành trong đầu? . Ông giải thích 1 cách súc tích ?oTôi chỉ đơn giản đi bộ và moi những ?Z y?T tưởng? Mọi khía cạnh liên quan đến sự nghiệp sáng tác âm nhạc của ông trước đây bị chê bai, thì nay được phân tích rộng rãi tại các trường và viện đại học trên nhiều quốc gia. Những người chơi piano nghiệp dư và chuyên nghiệp tiếp tục chịu ảnh hưởng lớn của ông trong phong cách chơi của họ. Nhiều tác phẩm của ông, trong số hơn 60 tác phẩm, là Jazz kinh điển. Trong đó, ?oRound Midnight? được nhìn nhận là ?omột trong số những bản nhạc hay nhất trong thế kỷ 20?, phát biểu của nhà sản xuất đĩa nhạc Orrin Keepnews trên tạp chí Keyboard.
    [​IMG]
    "Một cơn sốt về nhạc Jazz của Monk đã bùng nổ 2 năm trước khi ông mất, tất cả các nhạc sĩ đều săn lùng các đĩa nhạc của ông, phân tích, học tập cách hòa âm và nhịp điệu, họ nói với nhau về những cống hiến của ông, thậm chí xem ông là thần thánh của Jazz hiện đại. Tuy nhiên, để chơi được âm nhạc của ông thì không đơn giản chút nào. Âm nhạc của ông được giới phê bình chia làm 2 thể lọai: Phức Tạp và Siêu Tưởng! Một số bản nhạc phức tạp như "I Mean You," "Straight, No Chaser" là một thách thức cho các tay piano cự phách. Còn với các tác phẩm siêu tưởng, ông viết như là một sự trả lời với những người từng chê bai kỹ thuật piano của ông. Hãy thử chơi "Brilliant Corners" hay "Jackie-ing", sẽ gia tăng niềm kính phục đối với ông"  Trên đây là bình luận của tạp chí Keyboard. Cuối cùng và đáng ghi nhớ, năm 1956, Monk đã thu âm album Brilliant Corners, những bản nhạc phức tạp trong album (có sự tham gia của tay saxo huyền thọai Sonny Rollins) đã phải ghi đi lại đến 3 lần mới hòan tất. tuy nhiên, album này được hâm mộ rộng rãi như là một thành công vượt bật đầu tiên của Monk và phong cách sáng tạo của ông, theo Tạp chí Keyboard ?oAlbum này là tia sáng đầu tiên cho sự thăng hoa, bùng nổ?
    [​IMG]
    Brilliant Corners là album thứ 3 mà Thelonious Monk"s ghi âm với hãng đĩa Riverside, nhưng đây là album đầu tiên thử nghiệm các sáng tác theo khuynh hướng sáng tạo dữ dội của ông. Những ai đã chán ngấy với âm nhạc chính xác như tóan học nên thường xuyên nghe Brilliant Corners, một sự tươi sáng, trong trẻo thấm đẫm cho từng bài của Album. Thelonious Monk Piano Max Roach percussion Sonny Rollins tenor sax Oscar Pettiford bass Ernie Henry alto sax ?oBrilliant Corners? rúng rẩy như một liều thuốc cho sự thăng hoa, gịong kèn phóng khóang của Sonny Rollins rung lên bần bật trước những cảm xúc đồng bóng. Âm piano Monk đôi khi nghe đượm màu táo tợn. "I Surrender, Dear" là bài duy nhất Monk chơi solo piano của album, chìm đắm nỗi niềm say mê, khắc khỏai với những khúc biến tấu, ngẫu hứng âm điệu tình tứ, một bản nhạc cống hiến cho người tình, tìm kiếm mải mê xúc cảm cho từng tế bào, từng tia nhỏ hòa hợp, bay bổng của tình ái?"Bemsha Swing" bài swing nồng nàn cho cảm xúc say sưa gần như bất tận, tiếng timpany Roach thoắt ẩn hiện dẫn dắt piano Monk thênh thang thảo nguyên?Không thể nói ra hết bao nhiêu cảm xúc khi nghe Album này, và không phải ngẫu nhiên mà album luôn nằm trong danh sách Top 10 Album Jazz hay nhất mọi thời đại của rất nhiều nhà phê bình, tạp chí danh tiếng khác nhau. ?oBrilliant Corner? là album tiêu biểu cho trường phái Jazz sau thế chiến thứ II, không một bộ sưu tập của bất kỳ ai yêu âm nhạc có thể thiếu nó?, phát biểu của Lindsay Planer, nhà phê bình âm nhạc của tạp chí All Music Guide Track Listing:1.Brilliant Corners 2.Ba-Lue Bolivar Ba-Lues-Are 3.Pannonica 4.I Surrender, Dear 5.Bemsha Swing Link tải nhạc (kèm theo front & back cover :-)) http://www.mediafire.com/?5in0xtjhmx0 http://www.mediafire.com/?4ydj3xyb4mn http://www.mediafire.com/?10homdjredc
  2. MrLibra

    MrLibra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    0
    Tuyệt vời quá, hix, đại ca Searchvn có khác, một bài bình luận, giới thiệu đầy cảm xúc khiến người đọc không thể không háo hức được nghe album và Monk.
    Thanks đại ca nhiều, cuộc thi của chúng ta mở màn thế này chắc sẽ rất chất lượng đây. Hehehe
  3. MrLibra

    MrLibra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    0
    Tuyệt vời quá, hix, đại ca Searchvn có khác, một bài bình luận, giới thiệu đầy cảm xúc khiến người đọc không thể không háo hức được nghe album và Monk.
    Thanks đại ca nhiều, cuộc thi của chúng ta mở màn thế này chắc sẽ rất chất lượng đây. Hehehe
  4. searchervn

    searchervn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/10/2006
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn các bác đã động viên, thanks Mod TDEV đã e*** bài viết cho dễ nhìn, pro hơn.
  5. searchervn

    searchervn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/10/2006
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn các bác đã động viên, thanks Mod TDEV đã e*** bài viết cho dễ nhìn, pro hơn.

Chia sẻ trang này