1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thêm hiê??u, thêm yêu Tuyên Quang...

Chủ đề trong 'Tuyên Quang' bởi chuoinai, 28/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chuoinai

    chuoinai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    591
    Đã được thích:
    0
    Thêm hiê?u, thêm yêu Tuyên Quang...

    TUYÊN QUANG

    Diện tích: 5 868 km2
    Dân số (2002): 702 900 người
    Tỉnh lỵ: Thị xã Tuyên Quang
    Các huyện: Nà Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương.
    Dân tộc: Việt (Kinh), Tày, Dao, Sán Chay​



    Khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á trung hoà. Có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm là 220 - 240C



    Tuyên Quang là một tỉnh miền núi hùng vĩ phía Bắc với nhiều ngọn núi cao hơn 2.000m. Rừng ở Tuyên Quang rộng lớn và chủ yếu là rừng nguyên sinh có rất nhiều cây gỗ và hơn 1.000 loại thuốc quý.
    Nằm trên quốc lộ 2. Bắc giáp Hà Giang, Nam giáp Phú Thọ, Đông giáp Thái Nguyên, Cao Bằng, Tây là Yên Bái.
    Biê?n số xe 22. Maf vu?ng điện thoại: 027
    Thị xã Tuyên Quang nằm bên bờ phải con sông Lô cách thủ đô Hà Nội 166km đường thủy.

    Phía Nam của tỉnh có một thành cổ nhưng đã bị phá hủy trong chiến tranh. Tân Trào (Kim Long cũ) thuộc huyện Sơn Dương cách thị xã Tuyên Quang chừng 50km. Ðây là một làng nơi người Tày sinh sống nằm trên thung lũng nhỏ dưới chân đèo Ré, bao quanh là núi cao và rừng thẳm.

    Một điểm di tích rất nổi tiếng ở đây là cây đa Tân Trào. Dưới tán cây này, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đọc lời tuyên bố thành lập đội Tuyên truyền Giải phóng quân. Bên bờ suối một ngôi nhà gỗ lợp mái cọ là nơi Ðại hội quốc dân họp vào ngày 16/8/1945 và quyết định Tổng khởi nghĩa trên toàn quốc. Chính cuộc khởi nghĩa này đã dẫn tới Tuyên ngôn Ðộc lập cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2 tháng 9 năm đó.

    Cách đình Tân Trào 4 km là đình Hồng Thái, nơi tiếp đón các đoàn đại biểu từ mọi miền của cả nước tới dự Ðại hội Quốc dân Tân Trào.





    Được chuoinai sửa chữa / chuyển vào 00:43 ngày 29/07/2004
  2. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Đôi nét về Tuyên Quang​
    Lịch Sử
    Tuyên Quang nguyên cũng là một vùng đất thuộc xứ Thái, nhưng từ thế kỷ 13 đã chịu sự kiểm soát của triều đình Việt Nam dưới đời nhà Trần. Triều Trần gọi là lộ Quốc Oai, sau đổi là châu Tuyên Quang. Dưới đời vua Trâàn Hiến Tông (niên hiệu Khai Hữu, 1329-1341), châu Tuyên Quang đổi thành trấn, rồi thành phủ Tuyên Hóa dưới thời Minh thuộc. Sau khi vua Lê Thái Tổ đuổi xong giặc Minh, ngài đặt phủ Tuyên Hóa thuộc Tây Đạo. Đời vua Lê Thánh Tông, Tuyên Quang gồm một phủ và năm huyện và trở thành tỉnh Minh Quang dưới triều vua Lê Uy Mục. Đời Lê Trang Tôn, đổi Minh Quang thành doanh An Tại, cho dòng họ Vũ người Thái làm doanh trưởng.
    Cuối thế kỷ 17, triều đình vua Lê đặt quan chức người Kinh tại tỉnh lỵ để điều khiển các tộc trưởng Thái. Vua Gia Long lại đổi thành trấn Tuyên Quang, rồi trở thành tỉnh dưới triều Minh Mạng. Khi Pháp mới xâm chiếm nước ta. Phủ Yên Bình là căn cứ kháng chiến chống giặc Pháp. Đồng bào Thái, Mường, Mèo, Thổ, Nùng cùng với dân quân các tỉnh lân cận đánh quân Pháp nhiều trận khốn đốn vào những năm 1884, 1885; thêm vào đó, quân Cờ Đen quấy nhiễu vùng Tuyên Quang khá lâu. Mãi tới năm 1894, Pháp mới hoàn toàn chiếm được tỉnh này.
    Trước năm 1975. Tuyên Quang có các huyện Yên Sơn, Yên Bình, Hàm Yên, Sơn Dương, Chiêm Hóa và Đại Thi.
    Kinh Tế
    Tuyên Quang bao gồm nhiều sắc tộc khác nhau; Người Thổ (cùng chi phái với người Thổ ở Cao Bằng), người Mán (có nhiều chi phái khác nhau), người Mèo ở vùng cao độ từ 400 đến 800 thước, người Kinh ở các vùng chung quanh Chiêm Hóa và một số ít người Mường.
    Nếp sống của đồng bào ở đây cũng giống như người miền xuôi, về tôn giáo thì thờ phụng tổ tiên, thần thánh, theo đạo Phật, Thiên Chúa. Đặc biệt, người Mán có phong tục về dự "phiên chợ cưới" tại xã Tam Lộng, tỉnh Vĩnh Yên, vào ngày 25 tháng Chạp hàng năm. Trong phiên chợ cưới này, những đôi trai gái yêu nhau thề nguyện dưới sự chứng kiến của các vị cao niên; sau đó, họ mời trở về bàn làm lễ thành hôn chính thức. Ngoài ra, người Mán còn có tục đặc biệt về chuyện nuôi gia súc, họ dự định để dành con vật nào vào việc gì thì chỉ dùng vào việc đó, không dùng vào việc khác dù thiếu thốn đến đâu đi nữa.
    Đất Tuyên Quang rất tốt, có thể trồng trọt mọi giống cây vùng nhiệt đới. Ngoài lúa núi và lúa đồng bằng là hoa màu chính, dân chúng còn trồng ngô, trá, thuốc lá, chàm và bông vải. Những loại rau cỏ Tây phương đem trồng ở đây rất tốt. Rừng Tuyên Quang chiếm bốn phần năm đất đai, có nhiều loại gỗ tốt như lát hoa, đinh, lim, sến, táu, xanh, thông, trai..., và rất nhiều nứa vầu, cây dược liệu.
    Tuyên Quang có nhiều mỏ kẽm và các mỏ khác như mỏ kệ-thán, chi, than đá. Vì vậy, ngành kỹ nghệ và thương mại tại đây tập trung vào việc khai thác quặng mỏ, sản xuất dụng cụ khai thác lâm sản, vận chuyển hàng hóa về miền xuôi buôn bán.
    Di Tích
    Thành cổ Nhà Mạc: Thành được xây năm 1552, thời nhà Mạc (thế kỷ 16) nằm ở trung tâm thị xã Tuyên Quang. Thành án ngữ bên bờ sông Lô. Thành được xây dựng kiên cố. Di tích còn lại gồm có hai cổng thành ở phía tây và phiùa bắc, cùng một số đoạn tường thành.

    Di tích Đền Hạ: Đền Hạ ở thị xã Tuyên Quang. Đền được xây dựng năm 1783 thời Lê Cảnh Hưng (Hậu Lê). Đền có mái đao cong duyên dáng cùng những biểu tượng rồng, nghê đắp nổi trên lớp mái ngói vẩy. Toàn bộ khu đền in bóng lấp lánh trên mặt nước, nơi có khúc sông uốn lượn hình rồng. Di tích tôn giáo biểu hiện rõ nét qua các mảng hoa văn và các bức chạm trổ giai đoạn cuối nhà Lê, đầu nhà Nguyễn. Hiện nay trong đền còn có nhiều pho tượng cổ có giá trị về mặt nghệ thuật và lịch sử.
    Đình Tân Trào: Một ngôi đền nhỏ thờ thần sông, núi của làng Tân Lập. Đình được dựng vào năm Quí Hợi (1923) theo kiểu nhà sàn cột gỗ, ba gian, hai chái, mái nhà lợp lá cọ, sàn lát ván

    Thắng cảnh thiên nhiên là núi rừng hùng vĩ, sông nước bao la, lắm thác ghềnh. Đường đi từ tỉnh lỵ đến các vùng Yên Sơn, Lư Khê, Chiêm Hóa, Hàm Yên có nhiều phong cảnh đèo, núi vôi tuyệt đẹp nhưng chưa được khai thác thành những trung tâm du ngoạn. Ngoài ra thôn Vĩnh Khoái, xã An Nguyên, huyện Chiêm hóa (có sách chép thuộc tỉnh Thái Nguyên) có di tích Chùa Bảo Ninh Sùng Phúc. Người ta chưa rõ chùa này ở đâu, nhưng bia đá tìm thấy dưới chân núi Đan Hàm. Bia cao 1,45 m (4.35 ft), rộng 80 phân, rìa bia có trạm hình rồng, mây đời nhà Lý, được đặt trên một con rùa đá lớn. Bài văn bia do Lý Thừa An (có sách chép là Nguyễn Thừa An) biên soạn năm 1107.
    Lễ hội
    Lễ hội bản Giếng Tanh: Ngọc Sơn và Nghiêm Sơn là hai vị có công đánh giặc ngoại xâm, là người của vùng núi Sơn Cước. Lễ hội hàng năm diễn ra vào mùa xuân tại đền Bản Giếng Tanh thuộc huyện Yên Sơn, vùng dân tộc Cao Lan. Sau phần nghi lễ là mhiều trò vui đặc sắc như ném còn, chơi đu, múa dân gian.

    Lễ hội quá tang của người Dao: Đây là lễ hội cấp sắc dành cho nam giới của dân tộc Dao. Theo tục lệ của dân tộc, con trai từ 18 tuổi trở lên điều được làm lễ để công nhận là người đã được trưởng thành. Sau phần lễ trang nghiêm là sang phần hội. Tiếng cồng, tiếng chiên, chũm chọe và tiếng khèn hòa tấu rộn ràng theo những làn điệu dân ca, vũ hội của người Dao. Mọi người vừa múa vừa hát, vừøa uống rượu cần và tổ chức trò chơi.
    Nguồn: http://www.vietshare.com/
    Được pna sửa chữa / chuyển vào 11:13 ngày 04/08/2004
  3. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Đôi nét về Tuyên Quang​
    Lịch Sử
    Tuyên Quang nguyên cũng là một vùng đất thuộc xứ Thái, nhưng từ thế kỷ 13 đã chịu sự kiểm soát của triều đình Việt Nam dưới đời nhà Trần. Triều Trần gọi là lộ Quốc Oai, sau đổi là châu Tuyên Quang. Dưới đời vua Trâàn Hiến Tông (niên hiệu Khai Hữu, 1329-1341), châu Tuyên Quang đổi thành trấn, rồi thành phủ Tuyên Hóa dưới thời Minh thuộc. Sau khi vua Lê Thái Tổ đuổi xong giặc Minh, ngài đặt phủ Tuyên Hóa thuộc Tây Đạo. Đời vua Lê Thánh Tông, Tuyên Quang gồm một phủ và năm huyện và trở thành tỉnh Minh Quang dưới triều vua Lê Uy Mục. Đời Lê Trang Tôn, đổi Minh Quang thành doanh An Tại, cho dòng họ Vũ người Thái làm doanh trưởng.
    Cuối thế kỷ 17, triều đình vua Lê đặt quan chức người Kinh tại tỉnh lỵ để điều khiển các tộc trưởng Thái. Vua Gia Long lại đổi thành trấn Tuyên Quang, rồi trở thành tỉnh dưới triều Minh Mạng. Khi Pháp mới xâm chiếm nước ta. Phủ Yên Bình là căn cứ kháng chiến chống giặc Pháp. Đồng bào Thái, Mường, Mèo, Thổ, Nùng cùng với dân quân các tỉnh lân cận đánh quân Pháp nhiều trận khốn đốn vào những năm 1884, 1885; thêm vào đó, quân Cờ Đen quấy nhiễu vùng Tuyên Quang khá lâu. Mãi tới năm 1894, Pháp mới hoàn toàn chiếm được tỉnh này.
    Trước năm 1975. Tuyên Quang có các huyện Yên Sơn, Yên Bình, Hàm Yên, Sơn Dương, Chiêm Hóa và Đại Thi.
    Kinh Tế
    Tuyên Quang bao gồm nhiều sắc tộc khác nhau; Người Thổ (cùng chi phái với người Thổ ở Cao Bằng), người Mán (có nhiều chi phái khác nhau), người Mèo ở vùng cao độ từ 400 đến 800 thước, người Kinh ở các vùng chung quanh Chiêm Hóa và một số ít người Mường.
    Nếp sống của đồng bào ở đây cũng giống như người miền xuôi, về tôn giáo thì thờ phụng tổ tiên, thần thánh, theo đạo Phật, Thiên Chúa. Đặc biệt, người Mán có phong tục về dự "phiên chợ cưới" tại xã Tam Lộng, tỉnh Vĩnh Yên, vào ngày 25 tháng Chạp hàng năm. Trong phiên chợ cưới này, những đôi trai gái yêu nhau thề nguyện dưới sự chứng kiến của các vị cao niên; sau đó, họ mời trở về bàn làm lễ thành hôn chính thức. Ngoài ra, người Mán còn có tục đặc biệt về chuyện nuôi gia súc, họ dự định để dành con vật nào vào việc gì thì chỉ dùng vào việc đó, không dùng vào việc khác dù thiếu thốn đến đâu đi nữa.
    Đất Tuyên Quang rất tốt, có thể trồng trọt mọi giống cây vùng nhiệt đới. Ngoài lúa núi và lúa đồng bằng là hoa màu chính, dân chúng còn trồng ngô, trá, thuốc lá, chàm và bông vải. Những loại rau cỏ Tây phương đem trồng ở đây rất tốt. Rừng Tuyên Quang chiếm bốn phần năm đất đai, có nhiều loại gỗ tốt như lát hoa, đinh, lim, sến, táu, xanh, thông, trai..., và rất nhiều nứa vầu, cây dược liệu.
    Tuyên Quang có nhiều mỏ kẽm và các mỏ khác như mỏ kệ-thán, chi, than đá. Vì vậy, ngành kỹ nghệ và thương mại tại đây tập trung vào việc khai thác quặng mỏ, sản xuất dụng cụ khai thác lâm sản, vận chuyển hàng hóa về miền xuôi buôn bán.
    Di Tích
    Thành cổ Nhà Mạc: Thành được xây năm 1552, thời nhà Mạc (thế kỷ 16) nằm ở trung tâm thị xã Tuyên Quang. Thành án ngữ bên bờ sông Lô. Thành được xây dựng kiên cố. Di tích còn lại gồm có hai cổng thành ở phía tây và phiùa bắc, cùng một số đoạn tường thành.

    Di tích Đền Hạ: Đền Hạ ở thị xã Tuyên Quang. Đền được xây dựng năm 1783 thời Lê Cảnh Hưng (Hậu Lê). Đền có mái đao cong duyên dáng cùng những biểu tượng rồng, nghê đắp nổi trên lớp mái ngói vẩy. Toàn bộ khu đền in bóng lấp lánh trên mặt nước, nơi có khúc sông uốn lượn hình rồng. Di tích tôn giáo biểu hiện rõ nét qua các mảng hoa văn và các bức chạm trổ giai đoạn cuối nhà Lê, đầu nhà Nguyễn. Hiện nay trong đền còn có nhiều pho tượng cổ có giá trị về mặt nghệ thuật và lịch sử.
    Đình Tân Trào: Một ngôi đền nhỏ thờ thần sông, núi của làng Tân Lập. Đình được dựng vào năm Quí Hợi (1923) theo kiểu nhà sàn cột gỗ, ba gian, hai chái, mái nhà lợp lá cọ, sàn lát ván

    Thắng cảnh thiên nhiên là núi rừng hùng vĩ, sông nước bao la, lắm thác ghềnh. Đường đi từ tỉnh lỵ đến các vùng Yên Sơn, Lư Khê, Chiêm Hóa, Hàm Yên có nhiều phong cảnh đèo, núi vôi tuyệt đẹp nhưng chưa được khai thác thành những trung tâm du ngoạn. Ngoài ra thôn Vĩnh Khoái, xã An Nguyên, huyện Chiêm hóa (có sách chép thuộc tỉnh Thái Nguyên) có di tích Chùa Bảo Ninh Sùng Phúc. Người ta chưa rõ chùa này ở đâu, nhưng bia đá tìm thấy dưới chân núi Đan Hàm. Bia cao 1,45 m (4.35 ft), rộng 80 phân, rìa bia có trạm hình rồng, mây đời nhà Lý, được đặt trên một con rùa đá lớn. Bài văn bia do Lý Thừa An (có sách chép là Nguyễn Thừa An) biên soạn năm 1107.
    Lễ hội
    Lễ hội bản Giếng Tanh: Ngọc Sơn và Nghiêm Sơn là hai vị có công đánh giặc ngoại xâm, là người của vùng núi Sơn Cước. Lễ hội hàng năm diễn ra vào mùa xuân tại đền Bản Giếng Tanh thuộc huyện Yên Sơn, vùng dân tộc Cao Lan. Sau phần nghi lễ là mhiều trò vui đặc sắc như ném còn, chơi đu, múa dân gian.

    Lễ hội quá tang của người Dao: Đây là lễ hội cấp sắc dành cho nam giới của dân tộc Dao. Theo tục lệ của dân tộc, con trai từ 18 tuổi trở lên điều được làm lễ để công nhận là người đã được trưởng thành. Sau phần lễ trang nghiêm là sang phần hội. Tiếng cồng, tiếng chiên, chũm chọe và tiếng khèn hòa tấu rộn ràng theo những làn điệu dân ca, vũ hội của người Dao. Mọi người vừa múa vừa hát, vừøa uống rượu cần và tổ chức trò chơi.
    Nguồn: http://www.vietshare.com/
    Được pna sửa chữa / chuyển vào 11:13 ngày 04/08/2004
  4. chuoinai

    chuoinai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    591
    Đã được thích:
    0
    KHU DI TÍCH TÂN TRÀO - TUYÊN QUANG​


    Khu di tích Tân Trào thuộc xã Tân Trào và một số xã lân cận của huyện Yên Sơn và Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang. Đây là một quần thể di tích gắn với lịch sử cách mạng Việt Nam và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ tiền khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954).

    Khu di tích Tân Trào - Tuyên Quang


    Tân Trào là nơi có cơ sở cách mạng khá sớm. Sau khởi nghĩa Thang La ngày 10/03/1945, Tân Trào được giải phóng và là nơi giành được chính quyền sớm nhất trong cả nước. Tháng 05/ 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Pắc Bó, tỉnh Cao Bằng về đến Tân Trào để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đây là nơi Người đã triệu tập và chủ trì Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân đại hội để quyết định phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Người và các cơ quan Trung ương Đảng, chính phủ trở lại Tân Trào. Tân Trào trở thành trung tâm đầu não của cách mạng Việt Nam, là thủ đô của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
    Đến Tân Trào chúng ta được thấy một hệ thống các di tích gắn liền với hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gắn liền với lịch sử cách mạng Việt Nam như Đình Hồng Thái, Lán Nà Lừa, Cây đa Tân Trào, Lũng Tẩu, Vực Hồ - Hang Bòng, Kim Quan...
    Khu di tích Tân Trào đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử ngày 21/02/1975 và được công nhận là một trong những di tích lịch sử đặc biệt quan trọng của quốc gia.
    Khu di tích mở cửa đón khách tất cả các ngày trong tuần.
    Sáng: 08h00?T đến 11h30?T
    Chiều: 14h00?T đến 16h00?T
    Địa chỉ: Khu di tích Tân Trào, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
    - Bảo tàng Tuyên Quang: 027.822391
    - Ban quản lý khu di tích Tân Trào: 027.835264
  5. chuoinai

    chuoinai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    591
    Đã được thích:
    0
    KHU DI TÍCH TÂN TRÀO - TUYÊN QUANG​


    Khu di tích Tân Trào thuộc xã Tân Trào và một số xã lân cận của huyện Yên Sơn và Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang. Đây là một quần thể di tích gắn với lịch sử cách mạng Việt Nam và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ tiền khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954).

    Khu di tích Tân Trào - Tuyên Quang


    Tân Trào là nơi có cơ sở cách mạng khá sớm. Sau khởi nghĩa Thang La ngày 10/03/1945, Tân Trào được giải phóng và là nơi giành được chính quyền sớm nhất trong cả nước. Tháng 05/ 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Pắc Bó, tỉnh Cao Bằng về đến Tân Trào để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đây là nơi Người đã triệu tập và chủ trì Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân đại hội để quyết định phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Người và các cơ quan Trung ương Đảng, chính phủ trở lại Tân Trào. Tân Trào trở thành trung tâm đầu não của cách mạng Việt Nam, là thủ đô của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
    Đến Tân Trào chúng ta được thấy một hệ thống các di tích gắn liền với hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gắn liền với lịch sử cách mạng Việt Nam như Đình Hồng Thái, Lán Nà Lừa, Cây đa Tân Trào, Lũng Tẩu, Vực Hồ - Hang Bòng, Kim Quan...
    Khu di tích Tân Trào đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử ngày 21/02/1975 và được công nhận là một trong những di tích lịch sử đặc biệt quan trọng của quốc gia.
    Khu di tích mở cửa đón khách tất cả các ngày trong tuần.
    Sáng: 08h00?T đến 11h30?T
    Chiều: 14h00?T đến 16h00?T
    Địa chỉ: Khu di tích Tân Trào, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
    - Bảo tàng Tuyên Quang: 027.822391
    - Ban quản lý khu di tích Tân Trào: 027.835264
  6. chuoinai

    chuoinai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    591
    Đã được thích:
    0

    Đến với thác Mơ - Tuyên Quang​


    Cách thị xã Tuyên Quang 100 km, thác Mơ nằm giữa khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hang. Lối vào thác là con đường rải nhựa ngoằn ngoèo chạy dưới tán rừng nguyên sinh. Từ hồ nước trong xanh vời vợi trên đỉnh núi Pắc Ban, từng ngọn thác mềm mại, trắng xoá đổ xuống chân núi.
    Dưới chân núi là hồ nước trong veo, lung linh tựa bức tranh thiên nhiên ba chiều. Ngồi trên chiếc xuồng nhỏ, du khách sẽ được thoả sức ngắm nhìn khung cảnh hùng vĩ, hoang sơ của núi non, mây trời. Nhìn từ dưới lên, thác nước như một chiếc thang mây trắng xoá bồng bềnh. Thác thứ nhất nước đổ dữ dội, tung bọt trắng xoá. Thác thứ hai êm dịu hơn, nước chảy thành chùm len qua từng kẽ đá. Dưới chân thác là một hồ nước nhỏ trong vắt. Nếu du khách thích mạo hiểm có thể lặn ngụp dưới đáy hồ để chiêm ngưỡng những hang động kỳ ảo với những nhũ đá đủ các hình thù. Thác thứ ba là ngọn thác cao nhất trong quần thể thác Mơ. Nước từ trên cao dội xuống như một máng nước khổng lồ. Hơi nước và hơi đá toát ra vẻ lành lạnh sẽ xua tan mệt mỏi, tạo hưng phấn cho du khách tiếp tục chinh phục đỉnh núi.
    Lần theo từng nút thang dây vịn vào đá, bạn sẽ lên đến được đỉnh thác. Từ đây, phóng tầm mắt ra xa, bạn sẽ nhìn thấy thị trấn Nà Hang với 99 ngọn núi trùng điệp bao quanh. Du khách cũng có thể tản ra đi dạo trong những cánh rừng nguyên sinh, bước trên chiếc thảm lá khổng lồ, ngắm nhìn những cây sến, táu, lát to đến vài người ôm....
  7. chuoinai

    chuoinai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    591
    Đã được thích:
    0

    Đến với thác Mơ - Tuyên Quang​


    Cách thị xã Tuyên Quang 100 km, thác Mơ nằm giữa khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hang. Lối vào thác là con đường rải nhựa ngoằn ngoèo chạy dưới tán rừng nguyên sinh. Từ hồ nước trong xanh vời vợi trên đỉnh núi Pắc Ban, từng ngọn thác mềm mại, trắng xoá đổ xuống chân núi.
    Dưới chân núi là hồ nước trong veo, lung linh tựa bức tranh thiên nhiên ba chiều. Ngồi trên chiếc xuồng nhỏ, du khách sẽ được thoả sức ngắm nhìn khung cảnh hùng vĩ, hoang sơ của núi non, mây trời. Nhìn từ dưới lên, thác nước như một chiếc thang mây trắng xoá bồng bềnh. Thác thứ nhất nước đổ dữ dội, tung bọt trắng xoá. Thác thứ hai êm dịu hơn, nước chảy thành chùm len qua từng kẽ đá. Dưới chân thác là một hồ nước nhỏ trong vắt. Nếu du khách thích mạo hiểm có thể lặn ngụp dưới đáy hồ để chiêm ngưỡng những hang động kỳ ảo với những nhũ đá đủ các hình thù. Thác thứ ba là ngọn thác cao nhất trong quần thể thác Mơ. Nước từ trên cao dội xuống như một máng nước khổng lồ. Hơi nước và hơi đá toát ra vẻ lành lạnh sẽ xua tan mệt mỏi, tạo hưng phấn cho du khách tiếp tục chinh phục đỉnh núi.
    Lần theo từng nút thang dây vịn vào đá, bạn sẽ lên đến được đỉnh thác. Từ đây, phóng tầm mắt ra xa, bạn sẽ nhìn thấy thị trấn Nà Hang với 99 ngọn núi trùng điệp bao quanh. Du khách cũng có thể tản ra đi dạo trong những cánh rừng nguyên sinh, bước trên chiếc thảm lá khổng lồ, ngắm nhìn những cây sến, táu, lát to đến vài người ôm....
  8. chuoinai

    chuoinai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    591
    Đã được thích:
    0
    Suối nước khoáng Mỹ Lâm - Tuyên Quang​

    Nằm ở địa phận huỵên Yên Sơn, Tuyên Quang, suối là một trong những địa chỉ nghỉ dưỡng và chữa bệnh yên tĩnh, thoáng mát. Nguồn nước khoáng ở đây rất tốt cho việc điều trị các bệnh về cơ, xương, khớp...
    Từ Hà Nội đi theo quốc lộ số 2 lên Tuyên Quang, tới ngã ba Bình Thuận (cách thị xã Tuyên Quang gần 2 km) có đường rẽ trái là quốc lộ 13A. Đi tiếp 14 km nữa sẽ tới khu du lịch Suối khoáng Mỹ Lâm. Khác hẳn với ấn tượng một khu vui chơi ồn ào, đây là một làng quê nhỏ vùng cao của người dân tộc Cao Lan, Tày. Với rừng núi yên bình, không khí trong lành, rất thích hợp với việc nghỉ ngơi và điều dưỡng sức khỏe, chữa bệnh.
    Đến với Suối khoáng Mỹ Lâm, khách du lịch và bệnh nhân có thể nghỉ tại nhà dân, nhà nghỉ hoặc đăng ký ở tại Khu điều dưỡng. Có thể tham khảo về chi phí điều trị: Giường bệnh thường: 3.000 đồng/ giường/ngày; ăn: 2.500 đồng/bữa, tắm và đắp bùn nóng tại khu riêng. Trung bình, tính cả tiền thuốc, ăn ở, chưa tới 100.000 đồng/tuần. Nếu có điều kiện, bệnh nhân có thể đăng ký ở tại "khu dịch vụ" có nước bơm trực tiếp vào bồn tắm riêng hoặc bồn xoáy tại phòng khép kín với giá tiền 100.000-150.000 đồng/ngày (3 giường), điều trị lâu dài giảm còn 25.000 đồng/người/ngày.
    Khách tới tham quan có thể thuê phòng ở ngoài với giá 80.000-100.000đồng/đêm và tắm tại khu vực dành cho khách du lịch với giá 10.000 đồng/lượt. Nếu ở nhà dân thì tùy theo thỏa thuận, có thể chỉ 10-15.000 đồng/ngày. Chung quanh khu du lịch cũng có các hàng cơm bình dân hoặc nhà hàng.
    Du khách từ Hà Nội có thể đáp các chuyến xe khách của Bến xe Kim Mã với giá chỉ 20.000 đồng/lượt (đến ngã ba Bình Thuận- sau đó đi xe ôm hết khoảng 10.000 đồng). Khi về, khách có thể mang theo rất nhiều đặc sản núi rừng mua tại phiên chợ vùng cao như hoa quả, cơm lam, thậm chí là cả những can, bình nước khoáng to giá 12.000-18.000 đồng/can 10-20 lít theo các chuyến xe 15 chỗ ngồi với giá 25.000 đồng cho cả chuyến về Hà Nội (đón tại tận bệnh viện và đưa về tới tận nhà).
    Suối khoáng Mỹ Lâm còn có tên gọi khác là "Suối khoáng Sun-phua" vì hàm lượng Sulfuahydro trong nước khá cao (5 mg/lít). Nguồn nước được phát hiện từ năm 1923 bởi các nhà địa chất học người Pháp. Nước suối khoáng Mỹ Lâm rất trong, nóng 68 độ C có mùi H2S, được bơm trực tiếp từ mạch nước sâu hơn 150 m tới các bồn tắm cá nhân trong khu du lịch và khu điều dưỡng.
    Được chuoinai sửa chữa / chuyển vào 00:55 ngày 29/07/2004
  9. chuoinai

    chuoinai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    591
    Đã được thích:
    0
    Suối nước khoáng Mỹ Lâm - Tuyên Quang​

    Nằm ở địa phận huỵên Yên Sơn, Tuyên Quang, suối là một trong những địa chỉ nghỉ dưỡng và chữa bệnh yên tĩnh, thoáng mát. Nguồn nước khoáng ở đây rất tốt cho việc điều trị các bệnh về cơ, xương, khớp...
    Từ Hà Nội đi theo quốc lộ số 2 lên Tuyên Quang, tới ngã ba Bình Thuận (cách thị xã Tuyên Quang gần 2 km) có đường rẽ trái là quốc lộ 13A. Đi tiếp 14 km nữa sẽ tới khu du lịch Suối khoáng Mỹ Lâm. Khác hẳn với ấn tượng một khu vui chơi ồn ào, đây là một làng quê nhỏ vùng cao của người dân tộc Cao Lan, Tày. Với rừng núi yên bình, không khí trong lành, rất thích hợp với việc nghỉ ngơi và điều dưỡng sức khỏe, chữa bệnh.
    Đến với Suối khoáng Mỹ Lâm, khách du lịch và bệnh nhân có thể nghỉ tại nhà dân, nhà nghỉ hoặc đăng ký ở tại Khu điều dưỡng. Có thể tham khảo về chi phí điều trị: Giường bệnh thường: 3.000 đồng/ giường/ngày; ăn: 2.500 đồng/bữa, tắm và đắp bùn nóng tại khu riêng. Trung bình, tính cả tiền thuốc, ăn ở, chưa tới 100.000 đồng/tuần. Nếu có điều kiện, bệnh nhân có thể đăng ký ở tại "khu dịch vụ" có nước bơm trực tiếp vào bồn tắm riêng hoặc bồn xoáy tại phòng khép kín với giá tiền 100.000-150.000 đồng/ngày (3 giường), điều trị lâu dài giảm còn 25.000 đồng/người/ngày.
    Khách tới tham quan có thể thuê phòng ở ngoài với giá 80.000-100.000đồng/đêm và tắm tại khu vực dành cho khách du lịch với giá 10.000 đồng/lượt. Nếu ở nhà dân thì tùy theo thỏa thuận, có thể chỉ 10-15.000 đồng/ngày. Chung quanh khu du lịch cũng có các hàng cơm bình dân hoặc nhà hàng.
    Du khách từ Hà Nội có thể đáp các chuyến xe khách của Bến xe Kim Mã với giá chỉ 20.000 đồng/lượt (đến ngã ba Bình Thuận- sau đó đi xe ôm hết khoảng 10.000 đồng). Khi về, khách có thể mang theo rất nhiều đặc sản núi rừng mua tại phiên chợ vùng cao như hoa quả, cơm lam, thậm chí là cả những can, bình nước khoáng to giá 12.000-18.000 đồng/can 10-20 lít theo các chuyến xe 15 chỗ ngồi với giá 25.000 đồng cho cả chuyến về Hà Nội (đón tại tận bệnh viện và đưa về tới tận nhà).
    Suối khoáng Mỹ Lâm còn có tên gọi khác là "Suối khoáng Sun-phua" vì hàm lượng Sulfuahydro trong nước khá cao (5 mg/lít). Nguồn nước được phát hiện từ năm 1923 bởi các nhà địa chất học người Pháp. Nước suối khoáng Mỹ Lâm rất trong, nóng 68 độ C có mùi H2S, được bơm trực tiếp từ mạch nước sâu hơn 150 m tới các bồn tắm cá nhân trong khu du lịch và khu điều dưỡng.
    Được chuoinai sửa chữa / chuyển vào 00:55 ngày 29/07/2004
  10. ThuLam

    ThuLam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2004
    Bài viết:
    2.308
    Đã được thích:
    0
    Mẹ ơi, anh trai mình giỏi giang quá.... mình chưa kịp, hic, hic....
    Thôi, em viết theo cái bài vận động dời thủ đô về Tuyên Quang của em nhé .... Mấy cái kia mọi người biết hết rồi còn đâu... Những tấm ảnh tuyệt đẹp phải 2 tuần nữa mới có.
    ...Tuyên Quang ? Có vô số cái đẹp, nào thì cảnh đẹp, người đẹp... em thử liệt kê nhé: nơi bắt đầu Tuyên Quang ( tức là trên lộ trình nếu các bác lên đó ) là Sơn Dương_ thị trấn lòng chảo_ thủ đô lâm thời của cách mạng, nơi có di tích lịch sử Tân Trào với cây đa, mái đình.... và các phiên chợ đặc trưng của miền núi,,,, hang Bòng, suối Tiên... Có con sông Phó Đáy hiền hoà ( trong bài thơ " rằm Tháng Riêng" hoặc "Đi thuyền trên sông Đáy" ... của bác Hồ đó ) Ven bờ ngô khoai xanh mướt...., đi qua đèo Khế, đèo Mon để vào thị trấn buổi sáng thì sương phủ trắng lưng chừng núi... chẳng khác gì tranh thuỷ mặc... nhớ đi khẽ thôi kẻo các con chim rừng thức giấc , bay lên táo tác đón các tia nắng đang cố xuyên qua màn sương mờ.... thỉnh thoảng lại bắt gặp từng đoàn người ngựa đi chợ phiên....
    Rồi từ thị trấn Sơn Dương nếu đi về hướng Nam là một vùng nông thôn bên bờ con sông Lô lịch sử, với những phiên chợ ven đê, nhưng buổi sáng từng đoàn người cùng đi ra đồng, vừa đi vừa chuyện trò rôm rả, họ cấy phiên, cứ hôm nay tất cả cùng đi làm xong cho một gia đình rồi ngày mai chuyển sang nhà khác, buổi trưa họ nghỉ ngay tại cánh đồng, bên ấm trè đặc, cái điếu cày, tình đồng bào nồng hậu hơn bao giờ hết... buổi chiều ven sông, trên các soi ngô đã thu hoạch bọn trẻ trâu tắm sông, thả diều, đánh đáo... tiếng cười nói, tiếng mõ trâu.... từng đàn gia súc sau một ngày lao động cùng các bác nông dân xuống sông ...relax ... rồi kéo nhau về chuồng khi hoàng hôn dần xuống...
    Đi ngược lên hướng bắc, qua nông trường chè Tân Trào, qua trại giam Quyết Tiến lên đến thị xã Tuyên Quang, thị xã miền núi đẹp thanh bình và sạch sẽ... nơi có thành cổ nhà Mạc ở ngay giữa trung tâm, đài truyền hình và tỉnh uỷ, cá sở, ban nghành, trường học đều được bố trí trên các quả đồi.... chẳng ở đâu nữ sinh lại ăn mặc đẹp và lịch sự bằng nơi đây, từng đoàn áo dài trắng đạp xe thẳng hàng từ cổng trường ra một cách yên ả và theo hàng lối ( rất cảm ơn công tác an toàn giao thông trong các nhà trường đặc biệt là cô Đỗ Bích Hiền, hiệu trưởng trường THPT Chuyên TQ).... Từ sáng sớm, tất cả các tuyến đường đều được phun nước, cọ rửa sạch sẽ để kể cả nhưng người tập thể dục sốm nhất hoặc người đi chợ cũng được hưởng một bầu không khí thực sự trong lành.... buổi tối, từng đoàn người đi bộ thể dục hướng ra đài tưởng niệm ( đài tưởng niệm ở thị xã Tuyên Quang hình một bông sen nở được thiết kế để bốn mặt đều thấy được cây đa Tân Trào... đặt trên một quả đồi xung quanh là hồ nước rộng... được đánh giá là đài tưởng niệm đẹp nhất miền Bắc )... Đặc biệt ở đây có nhiều cụ già nhìn rất đẹp, đi trên các cái xe đạp cổ giữa cái phố nhộn nhịp.....
    Đi tiếp lên hướng Bắc đến Na Hang, nơi có đặc sản là na và lê cống vua, con gái xinh.... thôi rồi . Hãy đến đó để đắm chìm vào màn đêm kì ảo ở Đồi Trăng, bên cạnh Thác Mơ dài hơn một ngàn thước....
    Phía bên kia của Na Hang là Hàm Yên, với những đồi cam liên tiếp... cứ mùa xuân thì hoa mơ, hoa mận hoa đào ... Nơi đây ta có thể bắt gặp các cô gái đẹp một cách khẻo mạnh và tràn đầy sức sống, với bắp chân săn, trắng ngần, ánh mắt mở to và ngơ ngác.... Nói chung là còn nhiều lắm....nhưng em mỏi tay quá rồi... Hôm nào có cảm hứng lại viết tiếp.

Chia sẻ trang này