1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thêm hiê??u, thêm yêu Tuyên Quang...

Chủ đề trong 'Tuyên Quang' bởi chuoinai, 28/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Giới thiệu thêm về Thác Mơ
    Thác Mơ nằm giữa khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hang, cách Hà Nội gần 400 km và tỉnh Tuyên Quang 40km đường rừng. Đường vào thác Mơ tương đối thuận tiện. Từ xa đã nghe thấy tiếng nước đổ ào ào. Càng đến gần thác, khí hậu càng lạnh. Tới thác, du khách dường như đang bước vào chốn bồng lai tiên cảnh. Thác ẩn dưới chân ngọn núi mà dưới đó là một hồ nước trong veo. Du khách sẽ lên một con xuồng nhỏ để tới thác. Ngồi trên xuồng, du khách được dịp thư giãn, thoả sức ngắm nhìn bức tranh thiên nhiên "núi ôm mây, mây ấp núi".
    Một khối nước bạc khổng lồ sẽ hiện ra trước mắt du khách. Thác gồm có 3 tầng, muốn lên tầng thác thứ 2, du khách phải leo khoảng hơn 10m thang dây. Tại chân tầng thác thứ 2 có một hồ nước nhỏ, trong vắt. Lên tầng này, du khách được đắm mình trong khung cảnh kỳ vĩ với những hang động nhũ đá lung linh huyền ảo. Tại tầng thác này nước chảy êm ả hơn, luồn qua những kẽ đá, trên những khối đá to rêu phủ xanh rì trông như những tấm thảm nhung. Bám tiếp thang dây, du khách sẽ tới đỉnh tầng thứ 3 của thác. Nước từ trên cao đổ xuống ào ào như một màng nước khổng lồ. Hơi nước toát ra lành lạnh đã xua tan mệt mỏi, tạo cho du khách niềm cảm hứng mới khi đứng trên đỉnh ngọn thác hùng vĩ này để chiêm ngưỡng toàn cảnh thị trấn Nà Hang với 99 ngọn núi trùng điệp bao quanh. Nếu thích, xin mời đu khách tiếp tục tản bộ vào khu rừng nguyên sinh để khám phá những điều kỳ diệu ở nơi đây. Tiếng thác nước ào ào, tiếng chim kêu vượn hú, ánh nắng bàng bạc xụyên qua tán lá rừng rậm rạp khiến cho du khách như được sống lại thời tiền sử. Đến với Thác Mơ bạn có thể thoả sức ngắm nhìn những chùm hoa phong lan khoe sắc trên những thân cây đại thụ hay những trái vả chín đỏ lơ lửng ngang tầm mắt. Thác Mơ cũng là nơi bắt nguồn của con sông Gân chảy quanh thị xã Tuyên Quang. Ban đêm bầu không khí của núi rừng và tiếng kêu của muôn loài như muốn thúc giục du khách hãy khám phá. Có lẽ cũng chỉ còn duy nhất khu du lịch Thác Mơ mới các những căn nhà sàn của bà con dân tộc tự tay xây dựng để đón chào du khách.
    Thác Mơ, một điểm du lịch sinh thái lý tưởng của Tuyên Quang đang chờ đón du khách ưa phiêu lưu, mạo hiểm.
    Nguồn tin: Theo Du lịch Việt Nam
    -------------------------------------------------------------------------
    Yêu kiều vẻ đẹp thác Mơ

    Thác Mơ nằm giữa khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hang, cách thị xã Tuyên Quang khoảng 100km. Từ hồ nước trong xanh vời vợi trên đỉnh núi Pắc Ban, từng ngọn thác mềm mại, trắng xoá đổ xuống chân núi. Theo truyền thuyết, con thác này mang tên một người thiếu phụ nhan sắc nhất vùng và cũng nhất mực thuỷ chung, đó là nàng Mơ.
    Chuyện kể rằng, xưa kia, dưới chân núi Pắc Ban (Nà Hang, Tuyên Quang) là ngôi nhà ấm cúng của vợ chồng nàng Mơ, sống bằng nghề hái thuốc. Nhưng đến một ngày kia, người chồng lên đỉnh núi hái thuốc và chàng đã không trở về nữa. Nàng Mơ ở nhà nhớ thương chồng da diết, đã quyết chí lên đỉnh Pắc Ban tìm chồng? Nàng mải miết đi, nhưng lạ thay, cứ khi gần đến đỉnh núi thì trời bỗng tối sầm, nàng lại phải nghỉ chân, và sáng dậy thì đỉnh núi lại cao chót vót. Rồi một hôm, khi màu đen của màn đêm đã trùm khắp đỉnh núi, nàng vẫn không dừng bước? Nhưng màn đêm đen mịt mùng ấy đã làm nàng ngã xuống triền núi và biến thành dòng thác Mơ ngày nay.
    Lối vào thác là con đường trải nhựa chạy len lỏi dưới những tán rừng nguyên sinh. Vào đến thác, du khách sẽ ngỡ như mình đang lạc giữa chốn bồng lai, tiên cảnh. Ẩn khuất sau dãy núi, phía dưới chân là hồ nước trong veo, lung linh tựa bức tranh thiên nhiên ba chiều. Trên chiếc xuồng nhỏ du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp diệu kỳ của bức tranh non nước ấy.
    Thác nước như một tấm gương bạc mở ra trước mắt du khách với vẻ hoang sơ, nguyên thuỷ nhưng không kém phần hùng vĩ. Nhìn từ dưới lên, thác nước như một chiếc thang mây bắc lên tận cổng trời. Thác thứ nhất nước đổ dữ dội, các con nước nối đuôi nhau quật vào những khối đá chắn ngang dòng tung bọt trắng xóa. Thác thứ hai êm dịu hơn, nước chảy thành chùm, luồn qua từng kẽ đá. Chân thác có một hồ nước nhỏ trong vắt, người ta bảo rằng hồ nước ấy chính là nước mắt của nàng Mơ ngồi khóc nhớ chồng mỗi khi đêm xuống? Thác thứ ba là ngọn thác cao nhất trong quần thể thác Mơ. Nước từ trên cao giội xuống như một máng nước khổng lồ, mượt mà như mái tóc người thiếu nữ.
    Theo những nút thang dây vịn vào đá, du khách sẽ đến được đỉnh của con thác khổng lồ ấy. Từ đỉnh thác, thị trấn Nà Hang với 99 ngọn núi trùng điệp bao quanh như được thu vào tầm mắt. Không gian thoáng đãng, hoà trong tiếng nước chảy như những khúc nhạc rì rào sẽ khiến du khách quên đi mọi lo toan đời thường để đắm mình trong cảnh sắc của thiên nhiên tươi đẹp.

    Nguồn: Ngọc Thúy (Báo QĐND điện tử -Ngày 16 tháng 04 năm 2004)
    Được pna sửa chữa / chuyển vào 12:15 ngày 04/08/2004
  2. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Vùng ATK đi theo con đường Bác Hồ đã chọn
    Bình Yên là 1 trong 6 xã vùng căn cứ địa cách mạng (ATK) Tân Trào, Sơn Dương (Tuyên Quang), là xã có nhiều di tích lịch sử thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong những năm kháng chiến đầy gian khổ, khó khăn nhưng đồng bào các dân tộc Nùng, Cao Lan, Tày ở Bình Yên đã một lòng son sắt đi theo Đảng, theo Bác, giữ gìn bí mật an toàn cho khu "cơ quan Trung ương" và bảo vệ, giúp đỡ cách mạng.
    Ông Trần Quang Vinh ở thôn Lập Bình (nơi có rừng Thác Dẫng) vẫn nhắc mãi lần gặp Bác Hồ vào năm 1949. Năm ấy ông còn nhỏ. Một hôm cậu bé Vinh đi chăn trâu thì gặp Bác Hồ đang trên đường đi công tác. Bác chống gậy đi bộ cùng người chiến sỹ bảo vệ. Thấy cậu bé chăn trâu, Bác dừng lại hỏi: "Cháu mấy tuổi rồi? Đã đi học chưa? ". Cậu bé Vinh nhận ra Bác Hồ qua gương mặt, chòm râu và đôi mắt hiền từ, cậu lễ phép thưa:- Dạ thưa Bác, cháu năm nay 13 tuổi, cháu có đi học ạ. Bác vui mừng gật đầu khen cháu ngoan, biết đi học và biết giúp bố mẹ việc nhà... Những lời dạy của Bác Hồ đã theo ông Vinh đi suốt cuộc đời. Vâng lời Bác dạy dù ở mặt trận cầm súng bảo vệ Tổ quốc hay làm kinh tế xây dựng gia đình ông đều hoàn thành nhiệm vụ. Những lời dạy của Bác năm xưa đến nay đã 55 năm, tuy tuổi đã cao nhưng ông Vinh vẫn nhớ. Ông thường đem lời dạy bảo này của Bác để nhắc nhở cháu con chăm học, chăm làm để trở thành người công dân tốt.
    Ở Bình Yên không riêng ông Vinh mà còn có nhiều người khác như ông Lưu Đình Thi, Lưu Văn Mai, Trần Văn Thân, Triệu Phúc Đường, Trần Ngọc Đại, bà Vi Thị Liên... cũng đã vinh dự được gặp Bác Hồ. Hình ảnh Bác Hồ áo nâu, túi vải, khăn mặt vắt vai, tay chống gậy đi bộ nhanh nhẹn... mãi mãi khắc sâu trong mỗi người dân Bình Yên. Ông Trần Ngọc Đại là du kích được Bác tặng tấm ảnh có chữ ký của Người. Ông kể: Tại Thác Dẫng, sau giờ làm việc hàng ngày Bác lại cùng cán bộ, chiến sỹ làm vườn, tưới rau, nuôi gà và chơi thể thao... Ông mãi không quên hình ảnh giản dị của Bác trong những năm tháng ở Thác Dẫng.
    Chủ tịch UBND xã Bình Yên Hoàng Văn Dung cho biết: Nhớ lời Bác dạy, nhân dân các dân tộc ở Bình Yên đã đoàn kết một lòng đi theo Đảng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quê hương. Bình Yên có nhiều khởi sắc đi lên là do những năm gần đây xã đã quan tâm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Trong sản xuất lương thực, xã gieo cấy đúng lịch thời vụ, đưa trên 60% diện tích vào gieo trồng lúa lai, ngô lai nên đạt năng suất, sản lượng cao hơn trước, đưa bình quân lương thực hàng năm từ 327 kg/người lên trên 400 kg/người. Giải quyết được vấn đề lương thực, Bình Yên đầu tư phát triển cây chè, mía và cây ăn quả, đẩy mạnh chăn nuôi lợn, cá và nhất là nuôi bò. Xã đã mạnh dạn chuyển 27 ha đất trồng lúa năng suất thấp sang trồng cỏ làm thức ăn cho bò. Để phát triển nhanh sản xuất, xã và nhân dân trong xã đã từng bước cơ khí hóa nhiều khâu công việc như mua sắm máy làm đất, mua sắm ô tô vận tải, máy kéo, xây dựng trạm bơm thủy lợi, mua sắm máy bơm điện loại nhỏ, máy xay xát, máy tuốt lúa.v.v... phục vụ sản xuất. Bình Yên hiện nay đã có trường tiểu học, trung học cơ sở, trạm y tế xây dựng kiên cố, khang trang. Bản nào trong xã cũng có nhà văn hóa, có trường mẫu giáo, mầm non. Chợ
    Bình Yên đông vui vừa là nơi trao đổi, mua bán hàng hóa vừa là nơi giao lưu văn hóa của các dân tộc trong vùng.
    Nhớ Bác, thực hiện theo lời Bác dạy, khu căn cứ địa cách mạng Bình Yên đang vững bước đi theo con đường Bác Hồ đã chọn./.
    Nguồn: Văn Minh (TTXVN)
  3. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Vùng ATK đi theo con đường Bác Hồ đã chọn
    Bình Yên là 1 trong 6 xã vùng căn cứ địa cách mạng (ATK) Tân Trào, Sơn Dương (Tuyên Quang), là xã có nhiều di tích lịch sử thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong những năm kháng chiến đầy gian khổ, khó khăn nhưng đồng bào các dân tộc Nùng, Cao Lan, Tày ở Bình Yên đã một lòng son sắt đi theo Đảng, theo Bác, giữ gìn bí mật an toàn cho khu "cơ quan Trung ương" và bảo vệ, giúp đỡ cách mạng.
    Ông Trần Quang Vinh ở thôn Lập Bình (nơi có rừng Thác Dẫng) vẫn nhắc mãi lần gặp Bác Hồ vào năm 1949. Năm ấy ông còn nhỏ. Một hôm cậu bé Vinh đi chăn trâu thì gặp Bác Hồ đang trên đường đi công tác. Bác chống gậy đi bộ cùng người chiến sỹ bảo vệ. Thấy cậu bé chăn trâu, Bác dừng lại hỏi: "Cháu mấy tuổi rồi? Đã đi học chưa? ". Cậu bé Vinh nhận ra Bác Hồ qua gương mặt, chòm râu và đôi mắt hiền từ, cậu lễ phép thưa:- Dạ thưa Bác, cháu năm nay 13 tuổi, cháu có đi học ạ. Bác vui mừng gật đầu khen cháu ngoan, biết đi học và biết giúp bố mẹ việc nhà... Những lời dạy của Bác Hồ đã theo ông Vinh đi suốt cuộc đời. Vâng lời Bác dạy dù ở mặt trận cầm súng bảo vệ Tổ quốc hay làm kinh tế xây dựng gia đình ông đều hoàn thành nhiệm vụ. Những lời dạy của Bác năm xưa đến nay đã 55 năm, tuy tuổi đã cao nhưng ông Vinh vẫn nhớ. Ông thường đem lời dạy bảo này của Bác để nhắc nhở cháu con chăm học, chăm làm để trở thành người công dân tốt.
    Ở Bình Yên không riêng ông Vinh mà còn có nhiều người khác như ông Lưu Đình Thi, Lưu Văn Mai, Trần Văn Thân, Triệu Phúc Đường, Trần Ngọc Đại, bà Vi Thị Liên... cũng đã vinh dự được gặp Bác Hồ. Hình ảnh Bác Hồ áo nâu, túi vải, khăn mặt vắt vai, tay chống gậy đi bộ nhanh nhẹn... mãi mãi khắc sâu trong mỗi người dân Bình Yên. Ông Trần Ngọc Đại là du kích được Bác tặng tấm ảnh có chữ ký của Người. Ông kể: Tại Thác Dẫng, sau giờ làm việc hàng ngày Bác lại cùng cán bộ, chiến sỹ làm vườn, tưới rau, nuôi gà và chơi thể thao... Ông mãi không quên hình ảnh giản dị của Bác trong những năm tháng ở Thác Dẫng.
    Chủ tịch UBND xã Bình Yên Hoàng Văn Dung cho biết: Nhớ lời Bác dạy, nhân dân các dân tộc ở Bình Yên đã đoàn kết một lòng đi theo Đảng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quê hương. Bình Yên có nhiều khởi sắc đi lên là do những năm gần đây xã đã quan tâm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Trong sản xuất lương thực, xã gieo cấy đúng lịch thời vụ, đưa trên 60% diện tích vào gieo trồng lúa lai, ngô lai nên đạt năng suất, sản lượng cao hơn trước, đưa bình quân lương thực hàng năm từ 327 kg/người lên trên 400 kg/người. Giải quyết được vấn đề lương thực, Bình Yên đầu tư phát triển cây chè, mía và cây ăn quả, đẩy mạnh chăn nuôi lợn, cá và nhất là nuôi bò. Xã đã mạnh dạn chuyển 27 ha đất trồng lúa năng suất thấp sang trồng cỏ làm thức ăn cho bò. Để phát triển nhanh sản xuất, xã và nhân dân trong xã đã từng bước cơ khí hóa nhiều khâu công việc như mua sắm máy làm đất, mua sắm ô tô vận tải, máy kéo, xây dựng trạm bơm thủy lợi, mua sắm máy bơm điện loại nhỏ, máy xay xát, máy tuốt lúa.v.v... phục vụ sản xuất. Bình Yên hiện nay đã có trường tiểu học, trung học cơ sở, trạm y tế xây dựng kiên cố, khang trang. Bản nào trong xã cũng có nhà văn hóa, có trường mẫu giáo, mầm non. Chợ
    Bình Yên đông vui vừa là nơi trao đổi, mua bán hàng hóa vừa là nơi giao lưu văn hóa của các dân tộc trong vùng.
    Nhớ Bác, thực hiện theo lời Bác dạy, khu căn cứ địa cách mạng Bình Yên đang vững bước đi theo con đường Bác Hồ đã chọn./.
    Nguồn: Văn Minh (TTXVN)
  4. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Phát hiện một số di tích khảo cổ ở Hàm Yên
    --------------------------------------------------------------------------------
    Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang và Viện Khảo cổ học Việt Nam vừa phát hiện một số di tích khảo cổ học thời tiền sử ở huyện Hàm Yên. Đó là cụm di tích thôn Đồn Bầu ở xã Bạch Xa và địa điểm núi Đá Đen ở xã Yên Phú.
    Tại một cửa hang nhỏ sát chân núi Gốc Kheo, thôn Đồn Bầu, xã Bạch Xa các nhà khảo cổ học đã phát hiện được năm di vật đá. Đây là những công cụ lao động của người tiền sử như công cụ chặt đập, nạo cắt, rìu tay. Tất cả đều được chế tác từ những viên cuội sông suối, bằng kỹ thuật ghè đẽo thuần thục...
    Trong hang đá, mặc dù nền hang đã bị đào xới khiến các dấu tích nguyên thủy bị xáo trộn mạnh, nhưng các nhà khảo cổ học đã phát hiện được một công cụ đá trong một hốc sâu ở phía phải cửa hang. Công cụ này giống với những công cụ phát hiện được trên bậc thềm trước cửa hang.
    Các nhà khảo cổ học cho rằng có nhiều khả năng hang được sử dụng làm nơi cư trú của người tiền sử. Trong quá trình sinh hoạt, kiếm sống họ đã đánh rơi hoặc bỏ lại những công cụ đá trên những bậc thềm sông cổ. Mặc dù chưa tìm thấy dấu vết tầng văn hóa và đồ gốm, đồ đá mài tại đây, nhưng căn cứ vào kỹ thuật chế tác và loại hình công cụ, các nhà nghiên cứu bước đầu cho rằng đây là những di vật thuộc giai đoạn hậu đồ đá mới, có niên đại hơn 4.000 năm.
    Cũng tại địa điểm bãi soi thuộc thôn Đồn Bầu, các nhà khảo cổ học còn phát hiện được nhiều mảnh gốm sứ mang phong cách thời Lý, Trần, Lê. Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thuyết dân gian địa phương về sự tồn tại của một khu đồn trú mang tên chúa Bầu (tức Vũ Văn Mật, một nhân vật lịch sử đầu thế kỷ 16). Đây có thể là vị trí đồn trú xa nhất về phía bắc của chúa Bầu.
    Tại một hang nhỏ nằm ở dãy núi Đá Đen thuộc xóm 2, thôn Thống Nhất, xã Yên Phú, các nhà khảo cổ học đã phát hiện một số lượng phong phú xương răng động vật hóa thạch trong lớp trầm tích mầu vàng sẫm dày 1,2m. Bước đầu đoàn khảo sát đã thu thập được một số mẫu vật của một số loài động vật hoang dã như lợn rừng, hươu, nai, khỉ, vượn, nhím và một số động vật ăn thịt... Niên đại của tầng trầm tích được các nhà nghiên cứu xác định thuộc vào giai đoạn sớm của Hậu kỳ Cảnh Tân, có tuổi khoảng 150.000 năm. Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ tìm thấy dấu vết hóa thạch con người nguyên thủy tại đây.
    Các Tiến sĩ Trình Năng Chung và Vũ Thế Long, Viện Khảo cổ học Việt Nam, cho biết: Đây là một trong số ít địa điểm khảo cổ học - cổ sinh học quan trọng, đầy hứa hẹn nhất phát hiện được ở vùng núi phía bắc Việt Nam. Các nhà nghiên cứu đang xây dựng kế hoạch khai quật toàn diện địa điểm này trong thời gian tới.

    Theo Tin tức

  5. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Phát hiện một số di tích khảo cổ ở Hàm Yên
    --------------------------------------------------------------------------------
    Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang và Viện Khảo cổ học Việt Nam vừa phát hiện một số di tích khảo cổ học thời tiền sử ở huyện Hàm Yên. Đó là cụm di tích thôn Đồn Bầu ở xã Bạch Xa và địa điểm núi Đá Đen ở xã Yên Phú.
    Tại một cửa hang nhỏ sát chân núi Gốc Kheo, thôn Đồn Bầu, xã Bạch Xa các nhà khảo cổ học đã phát hiện được năm di vật đá. Đây là những công cụ lao động của người tiền sử như công cụ chặt đập, nạo cắt, rìu tay. Tất cả đều được chế tác từ những viên cuội sông suối, bằng kỹ thuật ghè đẽo thuần thục...
    Trong hang đá, mặc dù nền hang đã bị đào xới khiến các dấu tích nguyên thủy bị xáo trộn mạnh, nhưng các nhà khảo cổ học đã phát hiện được một công cụ đá trong một hốc sâu ở phía phải cửa hang. Công cụ này giống với những công cụ phát hiện được trên bậc thềm trước cửa hang.
    Các nhà khảo cổ học cho rằng có nhiều khả năng hang được sử dụng làm nơi cư trú của người tiền sử. Trong quá trình sinh hoạt, kiếm sống họ đã đánh rơi hoặc bỏ lại những công cụ đá trên những bậc thềm sông cổ. Mặc dù chưa tìm thấy dấu vết tầng văn hóa và đồ gốm, đồ đá mài tại đây, nhưng căn cứ vào kỹ thuật chế tác và loại hình công cụ, các nhà nghiên cứu bước đầu cho rằng đây là những di vật thuộc giai đoạn hậu đồ đá mới, có niên đại hơn 4.000 năm.
    Cũng tại địa điểm bãi soi thuộc thôn Đồn Bầu, các nhà khảo cổ học còn phát hiện được nhiều mảnh gốm sứ mang phong cách thời Lý, Trần, Lê. Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thuyết dân gian địa phương về sự tồn tại của một khu đồn trú mang tên chúa Bầu (tức Vũ Văn Mật, một nhân vật lịch sử đầu thế kỷ 16). Đây có thể là vị trí đồn trú xa nhất về phía bắc của chúa Bầu.
    Tại một hang nhỏ nằm ở dãy núi Đá Đen thuộc xóm 2, thôn Thống Nhất, xã Yên Phú, các nhà khảo cổ học đã phát hiện một số lượng phong phú xương răng động vật hóa thạch trong lớp trầm tích mầu vàng sẫm dày 1,2m. Bước đầu đoàn khảo sát đã thu thập được một số mẫu vật của một số loài động vật hoang dã như lợn rừng, hươu, nai, khỉ, vượn, nhím và một số động vật ăn thịt... Niên đại của tầng trầm tích được các nhà nghiên cứu xác định thuộc vào giai đoạn sớm của Hậu kỳ Cảnh Tân, có tuổi khoảng 150.000 năm. Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ tìm thấy dấu vết hóa thạch con người nguyên thủy tại đây.
    Các Tiến sĩ Trình Năng Chung và Vũ Thế Long, Viện Khảo cổ học Việt Nam, cho biết: Đây là một trong số ít địa điểm khảo cổ học - cổ sinh học quan trọng, đầy hứa hẹn nhất phát hiện được ở vùng núi phía bắc Việt Nam. Các nhà nghiên cứu đang xây dựng kế hoạch khai quật toàn diện địa điểm này trong thời gian tới.

    Theo Tin tức

  6. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Tìm về phường rối Thẩm Rộc - Tỉnh Tuyên Quang
    Vẫn biết đây là một loại hình nghệ thuật lưu truyền từ lâu trong văn hoá Tày song chỉ có ở một vài địa phương ít được phổ biến rộng rãi. Bất ngờ hơn khi chúng tôi được biết tiết mục rối này thuộc phường rối của dòng họ Ma Quang ở bản Thẩm Rộc, một dòng họ đến nay đã có 9 đời gắn bó với nghệ thuật rối.
    Theo ông Ma Quang Nậu một nghệ nhân còn sót lại nay đã ở tuổi xế bóng thì trò rối được ông tổ Ma Công Bằng học hỏi từ Tuyên Quang đem về truyền dạy mới đầu từ vài con rối cùng một quyển sách bằng chữ Nôm ghi chép các bài giáo rối. Bằng sức sáng tạo cùng đôi bàn tay khéo léo dựa theo các tích truyện chế tác ra những con rối mới, đến đời thứ 5 bộ rối có đủ 33 con. Hầu hết các con rối được làm bằng gỗ, riêng 2 con đầu đàn làm bằng gỗ mít, các con khác làm bằng gỗ thừng mực, dễ chế tác tiện diều khiển, khó mọt. Con rối thường tạc theo hình con vật như: Rồng, hạc, trâu, ngựa tắc kè... hình người là nhân vật vua, quan văn, quan võ... và các bác nông dân nghèo.
    Bằng những động tác đơn giản nhưng thuần thục những tiết mục múa rối đã thể hiện khá sinh động cuộc sống lao động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của người dân như làm ruộng, leo cây... Xem các tiết mục rối có thể thấy chưa đạt đến trình độ vở diễn có kèm lời thoại nhân vật chỉ thể hiện những trò lẻ có tính chất phụ họa cho lời giáo. Nội dung các bài giáo thường phỏng theo các tích cổ giáo pháo, giáo canh nông... Ngoài ra còn ca ngọi thần linh, chúc tụng vua quan khang thọ, dân bản bình yên, giàu có. Lời giáo thường theo lối văn vần, hầu hết bằng tiếng Việt chỉ có giáo canh nông bằng tiếng Tày, đáng tiếc một số câu giáo đến nay không ai hiểu được nghĩa. Múa rối Thẩm Rộc thuộc loại hình rối que, thông thường phường rối có 12 thành viên, 6 người chuyên điều khiển con rối, 4 người chơi nhạc, 1 người giáo và một người giúp chuẩn bị con rối. Cách điều khiển con rối ở phường rối Thẩm Rộc có cách khác với các phường rối khác. Ngoài một số con rối dùng dây giật, cầm trên tay điều khiển, phần lớn các con rối được điều khiển qua các que tre. Người điều khiển sử dụng một que to cắm vào thân và 2 que nhỏ cắm vào 2 tay con rối, đầu que to được giắt sau thắt lưng, có dây quàng vào cổ để giữ, 2 tay giữ 2 que nhỏ để điều khiển các tay rối.
    Múa rối thường được tổ chức vào ngày hội xuống đồng với ý nghĩa cầu mùa ngay tại sân đình. Mỗi lần có biểu diễn người xem nô nức kéo đến thưởng thức cổ vũ rất đông từ trẻ nhỏ đến người già mỗi khi xem xong thường có ấn tượng khó quên nhớ đến từng chi tiết của vở diễn. Trước và sau khi biểu diễn xong trùm phường phải làm lễ cúng bái với ***** để báo cáo và tạ ơn. Đồ cúng bao giờ cũng là lễ chay đơn giản. Buổi diễn thường diễn ra theo hình thức " tiền ổi, hậu ca " kết hợp múa rối với hát thờ tơ. Mở đầu phần ?oổi? là trò "giáo pháo" cốt để dẹp đám đông do 2 người mặc xiêm, quấn khăn 2 tay cầm 2 đôi phách vừa múa, vừa dập phách, vừa giáo. Kết thúc là trò leo cây và bắt tắc kè.
    Tuy vậy, phường rối Thẩm Rộc đang có nguy cơ mai một dần. Lớp nghệ nhân tài giỏi đã dần mất đi, một số con rối đã dần hư hỏng do thời gian. Việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật rối Tày đang rất cần sự quan tâm của các nhà nhiên cứu văn hoá dân gian. Rất may tiến sĩ La Công Ý (Bảo tàng dân tộc học Việt Nam) một trong những người đã bỏ nhiều công sức, nghiên cứu, sưu tầm hiện vật, góp phần gìn giữ lâu dài các con rối Tày truyền thống cho biết: Vừa qua bảo tàng đã làm việc với ông Ma Quang Mai, nguời được thừa kế và sở hữu bộ con rối của dòng họ Ma Quang Lamg lại bộ rối theo đúng nguyên mẫu nhũng con rối cổ. Đồng thời giúp đỡ địa phương tổ chức lại đội múa rối, tạo điều kiện cho các nghệ nhân truyền dạy nghề cho con cháu nhằm phục sinh một hình thức biểu diễn nghệ thuật dân gian đặc sắc, đi tìm lại những con trò vô giá gắn với phường rối Thẩm Rộc xưa.
    Nguồn tin: VOV
  7. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Tìm về phường rối Thẩm Rộc - Tỉnh Tuyên Quang
    Vẫn biết đây là một loại hình nghệ thuật lưu truyền từ lâu trong văn hoá Tày song chỉ có ở một vài địa phương ít được phổ biến rộng rãi. Bất ngờ hơn khi chúng tôi được biết tiết mục rối này thuộc phường rối của dòng họ Ma Quang ở bản Thẩm Rộc, một dòng họ đến nay đã có 9 đời gắn bó với nghệ thuật rối.
    Theo ông Ma Quang Nậu một nghệ nhân còn sót lại nay đã ở tuổi xế bóng thì trò rối được ông tổ Ma Công Bằng học hỏi từ Tuyên Quang đem về truyền dạy mới đầu từ vài con rối cùng một quyển sách bằng chữ Nôm ghi chép các bài giáo rối. Bằng sức sáng tạo cùng đôi bàn tay khéo léo dựa theo các tích truyện chế tác ra những con rối mới, đến đời thứ 5 bộ rối có đủ 33 con. Hầu hết các con rối được làm bằng gỗ, riêng 2 con đầu đàn làm bằng gỗ mít, các con khác làm bằng gỗ thừng mực, dễ chế tác tiện diều khiển, khó mọt. Con rối thường tạc theo hình con vật như: Rồng, hạc, trâu, ngựa tắc kè... hình người là nhân vật vua, quan văn, quan võ... và các bác nông dân nghèo.
    Bằng những động tác đơn giản nhưng thuần thục những tiết mục múa rối đã thể hiện khá sinh động cuộc sống lao động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của người dân như làm ruộng, leo cây... Xem các tiết mục rối có thể thấy chưa đạt đến trình độ vở diễn có kèm lời thoại nhân vật chỉ thể hiện những trò lẻ có tính chất phụ họa cho lời giáo. Nội dung các bài giáo thường phỏng theo các tích cổ giáo pháo, giáo canh nông... Ngoài ra còn ca ngọi thần linh, chúc tụng vua quan khang thọ, dân bản bình yên, giàu có. Lời giáo thường theo lối văn vần, hầu hết bằng tiếng Việt chỉ có giáo canh nông bằng tiếng Tày, đáng tiếc một số câu giáo đến nay không ai hiểu được nghĩa. Múa rối Thẩm Rộc thuộc loại hình rối que, thông thường phường rối có 12 thành viên, 6 người chuyên điều khiển con rối, 4 người chơi nhạc, 1 người giáo và một người giúp chuẩn bị con rối. Cách điều khiển con rối ở phường rối Thẩm Rộc có cách khác với các phường rối khác. Ngoài một số con rối dùng dây giật, cầm trên tay điều khiển, phần lớn các con rối được điều khiển qua các que tre. Người điều khiển sử dụng một que to cắm vào thân và 2 que nhỏ cắm vào 2 tay con rối, đầu que to được giắt sau thắt lưng, có dây quàng vào cổ để giữ, 2 tay giữ 2 que nhỏ để điều khiển các tay rối.
    Múa rối thường được tổ chức vào ngày hội xuống đồng với ý nghĩa cầu mùa ngay tại sân đình. Mỗi lần có biểu diễn người xem nô nức kéo đến thưởng thức cổ vũ rất đông từ trẻ nhỏ đến người già mỗi khi xem xong thường có ấn tượng khó quên nhớ đến từng chi tiết của vở diễn. Trước và sau khi biểu diễn xong trùm phường phải làm lễ cúng bái với ***** để báo cáo và tạ ơn. Đồ cúng bao giờ cũng là lễ chay đơn giản. Buổi diễn thường diễn ra theo hình thức " tiền ổi, hậu ca " kết hợp múa rối với hát thờ tơ. Mở đầu phần ?oổi? là trò "giáo pháo" cốt để dẹp đám đông do 2 người mặc xiêm, quấn khăn 2 tay cầm 2 đôi phách vừa múa, vừa dập phách, vừa giáo. Kết thúc là trò leo cây và bắt tắc kè.
    Tuy vậy, phường rối Thẩm Rộc đang có nguy cơ mai một dần. Lớp nghệ nhân tài giỏi đã dần mất đi, một số con rối đã dần hư hỏng do thời gian. Việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật rối Tày đang rất cần sự quan tâm của các nhà nhiên cứu văn hoá dân gian. Rất may tiến sĩ La Công Ý (Bảo tàng dân tộc học Việt Nam) một trong những người đã bỏ nhiều công sức, nghiên cứu, sưu tầm hiện vật, góp phần gìn giữ lâu dài các con rối Tày truyền thống cho biết: Vừa qua bảo tàng đã làm việc với ông Ma Quang Mai, nguời được thừa kế và sở hữu bộ con rối của dòng họ Ma Quang Lamg lại bộ rối theo đúng nguyên mẫu nhũng con rối cổ. Đồng thời giúp đỡ địa phương tổ chức lại đội múa rối, tạo điều kiện cho các nghệ nhân truyền dạy nghề cho con cháu nhằm phục sinh một hình thức biểu diễn nghệ thuật dân gian đặc sắc, đi tìm lại những con trò vô giá gắn với phường rối Thẩm Rộc xưa.
    Nguồn tin: VOV
  8. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0

    Bác Hồ ở và làm việc tại 12 địa điểm trên đất Tuyên Quang
    Theo tài liệu mới nhất của Bảo tàng Tân Trào-ATK Tuyên Quang, Bác Hồ đã từng ở và làm việc tại 12 địa điểm trên đất Tuyên Quang. Đó là những địa điểm Bác Hồ ở ít nhất một tháng.
    Bác Hồ ở Tuyên Quang vào 2 thời kỳ: Cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Thời kỳ thứ nhất Bác ở làng Tân Lập và rừng Nà Lừa, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương thời gian từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 8-1945 để lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám. Trong thời kỳ kháng chiến 9 năm, Bác Hồ lần lượt ở các địa điểm: Làng Sảo, xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương vào đầu năm 1947; Khuổi Tấu, Làng Chương, Làng Coóc, xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn cuối năm 1947 đầu năm 1948; Lũng Tấu, Khấu Lấu, Vực Hồ, Hang Bòng xã Tân Trào từ năm 1949 đến 1952; thôn Nà Loáng, xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa vào tháng 2-1951, Bác dự Đại Đảng toàn quốc lần thứ 2; thôn Khuôn Điển xã Kim Quan, huyện Yên Sơn từ năm 1953 đến tháng 10-1954 và tại thôn Lập Bình, xã Bình Yên, huyện Sơn Dương thời gian 1949-1952. Trong các địa điểm trên, hiện còn 3 di tích chưa được xếp hạng là: Khuổi Tấu, Làng Chương, Làng Coóc.
    Trong những năm tháng ở và làm việc tại Tuyên Quang, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã giữ gìn bí mật, bảo vệ an toàn cho Bác Hồ, các cơ quan Trung ương tại căn cứ địa cách mạng, Thủ đô kháng chiến cuả cả nước./.
    Nguồn: Văn Minh
    (TTXVN)
  9. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0

    Bác Hồ ở và làm việc tại 12 địa điểm trên đất Tuyên Quang
    Theo tài liệu mới nhất của Bảo tàng Tân Trào-ATK Tuyên Quang, Bác Hồ đã từng ở và làm việc tại 12 địa điểm trên đất Tuyên Quang. Đó là những địa điểm Bác Hồ ở ít nhất một tháng.
    Bác Hồ ở Tuyên Quang vào 2 thời kỳ: Cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Thời kỳ thứ nhất Bác ở làng Tân Lập và rừng Nà Lừa, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương thời gian từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 8-1945 để lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám. Trong thời kỳ kháng chiến 9 năm, Bác Hồ lần lượt ở các địa điểm: Làng Sảo, xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương vào đầu năm 1947; Khuổi Tấu, Làng Chương, Làng Coóc, xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn cuối năm 1947 đầu năm 1948; Lũng Tấu, Khấu Lấu, Vực Hồ, Hang Bòng xã Tân Trào từ năm 1949 đến 1952; thôn Nà Loáng, xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa vào tháng 2-1951, Bác dự Đại Đảng toàn quốc lần thứ 2; thôn Khuôn Điển xã Kim Quan, huyện Yên Sơn từ năm 1953 đến tháng 10-1954 và tại thôn Lập Bình, xã Bình Yên, huyện Sơn Dương thời gian 1949-1952. Trong các địa điểm trên, hiện còn 3 di tích chưa được xếp hạng là: Khuổi Tấu, Làng Chương, Làng Coóc.
    Trong những năm tháng ở và làm việc tại Tuyên Quang, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã giữ gìn bí mật, bảo vệ an toàn cho Bác Hồ, các cơ quan Trung ương tại căn cứ địa cách mạng, Thủ đô kháng chiến cuả cả nước./.
    Nguồn: Văn Minh
    (TTXVN)
  10. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Giới thiệu một số ảnh về TQ:


Chia sẻ trang này