1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thêm một người Việt phản bác Newton và cả Einstein

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi vatlysocap, 04/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.179
    Đã được thích:
    5.572
    @dangiaothong: Cứ yên chí, theo tin đồn thì tới 25/11 này bác Trí sẽ cho in hàng nghìn tờ **** với toàn bộ nội dung thuyết trường quyển, và sẽ được phát miễn phí trước cửa các trường học, tại các ngã tư. Lúc đấy thì các cụ N và E có đội mồ sống dậy cũng phát uất vì ganh tị mà die thêm lần nứa.
  2. tham_khao

    tham_khao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Các bạn ơi các bạn đừng học đâu cho xa, thuyết gì đó của Ông BMT vớ vẩn, mà trước tiên phải học câu nói của Bác chúng ta (Bác Hồ) đó là Nhiệt tình+Ngu dốt= Đảng phá hoại cái này đúng cho ông BMT đó hahaha. chắt tui cũng điên loại như ông BMT khi cố gắng lắm mới đọc được đến 03 trang thì giực giực giực (xỉu do thuyết này nó huyền bí quá mà)
  3. Wargreymon

    Wargreymon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Em vừa hỏi một số đứa bạn là nhà báo đang công tác ở NewYork , sau một hồi tra cứu tư liệu nó trả lời rằng không hề có thông tin trên , và em bán tín bán nghi search thử vị tiến sỹ Marwen Iderlan và cô gái Wenni Kate trên Google , MSN , Yahoo mà cũng chẳng hề có thông tin nào về 2 người này .
    Thông tin này mà có thực thì cũng không cần đến bây giờ mới công bố .
    Khi search xong , thì rất đặc biệt kết quả đều cho các trang web của Việt Nam từ vnexpress , dantri , tintuc , VDC O___O , tốc độ lan nhanh khủng khiếp , nhưng chẳng hề có tin nào từ nước ngoài cả .
    Mà tất cả các bài báo đều lấy gốc từ báo " Sức Khoẻ và Đời Sống " ????????????? một tạp chí chuyên khảo về vật lý chăng ? hay lại là một tờ báo lá cải ??
  4. KGB06

    KGB06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    VÌ SAO CÓ NHIỀU NHÀ ?oKHOA HỌC HOANG TƯỞNG?
    Phương Chu Tử
    Gần đây có nhà ?ocuồng triết? tuyên bố dùng triết học mà giải được những vấn đề toán hóc búa, muốn ?osống mái một phen? với giới khoa học gia, được báo đài đua nhau tán tụng là ?onhà khoa học dân gian?. Kì thực danh hiệu ?onhà khoa học dân gian? không thỏa đáng, dễ khiến người ta lầm rằng khoa học có hai loại chính thống và dân gian. Vì thế tôi muốn dùng danh hiệu ?onhà khoa học hoang tưởng? để chỉ những người không qua đào tạo bài bản, không đủ kiến thức chuyên môn nhưng lại tự cho mình đã có những phát minh vĩ đại. Vì không được giới khoa học thừa nhận nên họ dốc kiệt đời mình để chứng chứng tỏ bản thân.
    Nhà khoa học hoang tưởng không phải ?ođặc sản? của Trung Quốc. Nửa thế kỷ trước, Martin Gardner1 đã miêu tả 5 đặc điểm của các nhà khoa học hoang tưởng phương Tây như sau:
    - Họ tự cho mình là thiên tài
    - Họ cho rằng tất cả những nhà khoa học nghiên cứu cùng vấn đề như họ đều ngu dốt
    - Họ nghĩ rằng mình bị giới ?ohọc phiệt? kỳ thị và đàn áp
    - Họ hết sức công kích những nhà khoa học vĩ đại nhất cùng những lý thuyết khoa học cơ bản nhất
    - Tác phẩm của họ vô lý, dùng một lượng lớn thuật ngữ tự nghĩ ra, lời lẽ rối rắm

    Thế nhưng những nhà khoa học hoang tưởng Trung Quốc còn thêm những nét ?ođặc sắc Trung Quốc?. Ngoài việc bị giới ?ohọc phiệt đàn áp?, họ còn phải chịu thêm áp bức từ ?okhoa học phương Tây?, do là người Trung Quốc nên bị kỳ thị. Mang lòng tin không thể lay chuyển, họ ?otreo nghìn vàng cho ai khiêu chiến?, thậm chí đòi ?omột phen sống mái?.
    Thế nhưng, giả dụ có người ?oứng chiến?, chỉ ra chỗ sai lầm thì họ thà chết không nhận sai. Trở nên mẫn cảm với phê bình, họ càng phản ứng càng dữ dội. Ai mà tình cờ phê phán mấy câu, họ thù.
    Họ cay cú, từ bỏ cuộc sống bình thường, chỉ theo đuổi mục đích duy nhất là tranh biện. Cũng có lúc họ làm báo chí cảm động mà bất bình thay.
    Ngoài ra, còn một ?ođặc sắc Trung Quốc? nữa mà phương Tây còn phải theo dài là số lượng nhà khoa học hoang tưởng. Luôn thấy bóng các nhà khoa học hoang tưởng tại các cổng viện nghiên cứu trường, đại học; trên các diễn đàn khoa học online thì tràn ngập. Nói không ngoa, cứ một, hai tuần là tôi lại nhận được một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học hoang tưởng với mong muốn tôi giải oan cho ?onạn nhân của nền khoa học hủ bại?; đề nghị sau này cùng chung hưởng danh tiếng và lợi nhuận. Có người gửi liên tục. Đặc biệt, có người còn gửi cho tôi vài chục lần cái gọi là đề án ?ođộng cơ vĩnh cửu?.
    Có mấy nguyên nhân khiến Trung Quốc thịnh hành các nhà khoa học hoang tưởng. Đầu tiên là nguyên nhân truyền thống. Trung Quốc không hề có truyền thống khoa học, chỉ có truyền thống kỹ thuật, ?obốn phát minh lớn? 2 (tứ đại phát minh) mà người Trung Quốc vẫn sung sướng nhắc đi nhắc lại chính là nó. Kỳ thực, tư tưởng, phương pháp và nội hàm của khoa học và kỹ thuật khác xa nhau, thế nhưng người Trung Quốc lại thường gộp lại. Phát minh kỹ thuật có lúc chỉ cần nhờ vào kinh nghiệm và thông minh là nảy ra, một số người lại lầm tưởng đã tìm ra đường tắt cho khoa học.
    Thứ hai là nguyên nhân văn hoá. Trước kia Trung Quốc không có ý thức về ?otính chuyên nghiệp?, chỉ thích ?otoàn tài?, ?ođa tài?, không xem trọng - thậm chí xem thường - người chuyên nghiệp; cho rằng chỉ cần ngộ ?ođạo? là có thể thấu suốt mọi điều, vấn đề gì cũng có thể giải thích, lĩnh vực nào cũng có thể ngồi phán. Quan niệm đó rất phổ biến trong giới nhân văn. Trong mắt họ, nhà khoa học chỉ là những kỹ thuật viên tỉ mẩn - không như họ, nắm được tư tưởng triết học tiên tiến rồi thì có tầm nhìn xa trông rộng, lãnh đạo được khoa học, chỉ ra được quy luật phát triển của khoa học. Môi trường văn hoá đó khiến rất nhiều người trên trời dưới bể về các vấn đề khoa học.
    Thứ ba là nguyên nhân chính trị. Đến nay, ?odư độc? của việc coi thường tột bậc nhà khoa học, hết lời ca ngợi ?oquần chúng lao động sáng tạo? thời ?oĐại nhảy vọt? và ?oCách mạng văn hoá? vẫn tồn không ít. Hết Cách mạng văn hoá, người ta vẫn kêu gọi toàn dân ?otiến quân vào khoa học?, xem việc nghiên cứu khoa học như phong trào quần chúng. Tiếp đến là tôn Trần Cảnh Nhuận3 làm gương cho cả nước học tập, khiến tỉnh nào huyện nào cũng xuất hiện ngàn vạn Trần Cảnh Nhuận.
    Hiện nay thì phần nhiều vì kinh tế. Do chính sách thúc đẩy kỹ thuật, khi nhiều người nghiên cứu chuyên nghiệp dùng những kết quả giả dối để kiếm tiền thì nhà khoa học hoang tưởng cũng xây mộng dùng ?othành quả khoa học kỹ thuật? để phát tài, cuối cùng cố ý hay vô ý mà lừa đảo. Việc này không phải không có tiền lệ. 20 năm trước, trò ?obiến nước thành xăng? của anh chàng lái xe bus Vương Hồng Thành đã nhận được sự hỗ trợ lớn của đủ các cơ quan nhà nước, đến 10 năm sau mới bị lộ, làm nhà nước thiệt hại tới hơn 400 triệu tệ. Năm 1999, ở Nam Nhai, Hà Nam, người ta bắt đầu chế tạo ?ođộng cơ vĩnh cửu? theo thiết kế của bí thư Vương Văn Bân. Mất 4 năm và hơn 20 triệu tệ, người ta mua được bài học là trên đời này không tồn tại động cơ vĩnh cửu.
    Nhờ những nguyên nhân chồng chéo kể trên mà viễn cảnh phồn thịnh của các nhà khoa học hoang tưởng Trung Quốc còn dài. Chỉ cần không lừa đảo thì họ vẫn có quyền hạnh phúc trong hoang tưởng, không việc gì phải thay đổi. Đã gàn dở thì không thể nói suông mà thay đổi. Giờ tôi vẫn chưa thấy một nhà khoa học hoang tưởng nào nhờ được chỉ bảo mà lột xác. Nhưng với những nhà nghiên cứu nghiệp dư không cố chấp thì chúng ta có thể thẳng thắn với họ:
    Thứ nhất, yêu khoa học là điều tốt, song phải hiểu rõ hạn chế của bản thân. Trong bối cảnh khoa học đã phát triển ở mức rất cao, tính chuyên nghiệp càng ngày càng sâu sắc như hiện nay, thì người không được đào tạo quy củ sẽ không thể có phát minh lớn; không việc gì phải giải quyết việc trên trời dưới biển mà chỉ cần giải quyết các vấn đề nhỏ trong tầm tay. Trong các việc như quan trắc thiên văn, quan sát thiên nhiên, phát hiện hoá thạch hay các loài sinh vật mới... thì nhà nghiên cứu nghiệp dư vẫn có đất dụng võ để khỏi bị biến thành nhà khoa học hoang tưởng.
    Thứ hai, nên gắng hợp tác với các nhà khoa học, tôn trọng học thuật, cố theo đường thông thường để được giới khoa học thừa nhận, không nên lợi dụng báo chí hay sự suy tôn dân gian để bức các nhà khoa học. Mà làm vậy cũng không kết quả.
    Báo chí cũng không nên tung hô các nhà khoa học hoang tưởng, vừa khiến họ không thể trở lại cuộc sống bình thường, vừa khiến công chúng hiểu lầm về giới khoa học, nghĩ rằng giới khoa học đang đè nén những thiên tài thực thụ. Những người làm báo không có kiến thức khoa học chuyên nghiệp, không phân biệt được thật giả cũng nên xác định lại vị trí, đừng nghĩ mình là vua không vương miện trong giới khoa học. Nghiên cứu khoa học có quy luật riêng. Trong lịch sử khoa học, xưa nay chưa từng có sự can thiệp bên ngoài nào thúc đẩy được khoa học, bất kể đó là chính trị, tôn giáo, hay báo chí.
    Việt Anh dịch - "Báo Quan sát kinh tế" (TQ) ---------------
    CHÚ THÍCH:
    1. Martin Gardner (1914- ): Nhà toán học, rất nổi tiếng với các tác phẩm phổ biến khoa học, đặc biệt ông chuyên vạch trần khoa học giả mạo.
    2. Tứ đại phát minh: la bàn, thuốc súng, kỹ thuật làm giấy và kỹ thuật in ấn.
    3. Trần Cảnh Nhuận (1933 - 1996), nhà toán học Trung Quốc nổi tiếng thế giới. Vì có thời đang làm ở thư viện ông vẫn nghiên cứu giải quyết Bài toán Waring, Phỏng đoán Goldbach và Phỏng đoán Legendre nên mới được xưng tụng.


    Theo Tia Sáng
    Được KGB06 sửa chữa / chuyển vào 14:43 ngày 20/11/2006
  5. ban_dong_hanh

    ban_dong_hanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2006
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Theo như mọi người tiếp xúc với cậu VLV thì ai cũng hỏi như thế này: Tại sao cậu không tập trung nghiên cứu 1 vấn đề nào đó cho có chuyên môn.?
    VLV trả lời: Thật ra cái đầu của cậu ta có bộ não, nhưng hầu như nó rất ít chịu sự điều khiển của cậu ta. Cho nên, cậu ta là dân ngọai đạo của tất cả lĩnh vực, nhưng cái gì cậu ta ít nhiều cũng đã ''nhúng tay'' vào.
    Giống như lời bác haidelft nói, cậu ta rất thích thực nghiệm, nhất là rất ''phá'' đồ điện tử. Mấy hôm trước cậu ta còn dám lấy vít mở tung hết cái máy latop DELL, không biết để tìm kiếm cái giống gì trong đó nữa. Còn nói về cái vụ ASC, ít ra thì cái lý thuyết đó khác người tí, nhưng rõ ràng là nó đã chứng minh được một số vấn đề trong tự nhiên. Và điều đặc biệt là ASC do cậu ta tự nghĩ ra chứ không dùng kiến thức Vật Lý và công thức Vật Lý hiện thời như bác Trí và mấy bác khác. Đến nay thì cậu ta thấy rất khó giải thích về cách dùng đơn vị tính trong công thức của ASC. Chính vì vậy đến nay cậu ta vẫn chưa có được những giá trị và định lượng cho ASC. Mà điều này thì theo cậu ta là cần phải làm thí nghiệm đo đạc độ cao, tính tóan phức tạp để cho ra giá trị chính xác. Giống như ngày xưa Newton đưa ra bản khối lượng riêng vậy. Mà làm thí nghiệm đo đạc để lấy thông số thì cậu ta không có điều kiện làm. Vì đòi hỏi phải có máy móc. Và tánh cậu ta theo như mọi người nhận định là khá cố chấp và bảo thủ cho nên cậu ta mới sáng tạo được. Hắn ta thích cái gì rõ ràng cái đó cho nên có người kêu cậu ta cứ quy định đại đơn vị cho công thức của ASC mà cậu ta không chịu. Cứ đòi khi nào làm thí nghiệm tính tóan xong thì mới đưa đơn vị vô. Còn không thì cứ xem như ASC là 1 bài tóan so sánh qua lại hơn kém.
    Nói tóm lại ASC của cậu ta đi ngược lại quan niệm của mọi người và Vật Lý nên khó có người chấp nhận. Nếu muốn chấp nhận ASC thì theo như lời bác Fairydream là phải bỏ thứ nguyên đi. Nhưng cho dù có hay không thứ nguyên thì tôi thấy rằng, lý thuyết mà được kiểm chứng bằng thực nghiệm và nó đúng với thực nghiệm là OK, và các giá trị mà nó mang lại logic nhau thì càng Ok hơn. Có điều mọi người có cháp nhận hay không đó là sự thành công (theo như cậu ta nói).
    Nói chung là thằng ấy làm việc rất khác người. Hắn ta đi tìm tòi và làm những chuyện rất trời ơi (theo nhận định của mọi người là vậy). Chính vì làm việc khác người nên ai cũng bảo là Lâm ''khùng''.
    Còn nói về mấy cái ''thí nghiệm'' của VLV. Như cái thí nghiệm về ''kính hiển vi 4000đ'', tôi cũng đã tìm hết các sách. Không tìm đâu ra cái điều kiện thấy ảnh thật ngược chiều và to hơn vật qua thấu kính hội tụ. Còn nói về đồ điện tử của cậu ta thì, cậu ta không phải dân chuyên điện tử mà đã chế tạo thành công cái thiết biệt báo trộm 2 trong 1 từ điện thọai bàn đến ĐTDĐ và từ ĐTDĐ đến ĐTDĐ. Có thể đó là sự thành công của cậu ta nhưng với mọi người điều đó trở nên không có gì đáng bận tâm. Nhưng phải có sự thành công để khẳng định mình cũng rất cần đấy chứ. Trong đời ai mà không có thất bại và thành công.? Nhưng thành công nhiều quá trở nên kêu căng thì càng không nên. Có công mài sắt có ngày gom mạt sắt mà.
  6. tiengiangquetui

    tiengiangquetui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    1.163
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng định hỏi bõ về chủ đề " lỗ hỏng thời gian " , Thực ra mình nghĩ là khoảng 70% là có hiện tượng trên nhưng vẫn chưa chứng minh đc ( trc khi Ẫtnh ra đời có ai biết thuyết tương đối đâ nè!!) nhưng thông tin trên mạng tiếng việt chưa có nhiều để kham khảo. Mấy bác help mình với.
  7. ban_dong_hanh

    ban_dong_hanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2006
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Những dòng trên là tôi trả lời cho bác dangiaothong những gì về cậu ta, còn những dòng này tôi xin được nói theo chủ đề. VLV hay Mai Sỹ Xuân Lâm cũng nằm trong hàng những người phản bác Newton. Nhưng có điều các bác dành ít thời gian đọc về những dòng này để hiểu rõ cậu ta phản bác Newton điểm nào.
    Newton nghiên cứu tìm ra các lực, VLV không đụng chạm vào các lực của Newton, và cậu ta không nói các lực của Newton sai. Mà trong không khí, chúng ta ném một vật nặng lên cao. Vật đó rơi trở lại mặt đất, hoặc quả táo rơi. Theo như Newton phát kiến đó là do Trái Đất có 1 lực hút (lực hấp dẫn) tác động lên vật nên vật mới rơi trở lại trên mặt đất.
    Còn theo Lâm thì không phải như vậy, mọi vật nặng đều rơi là do vật đó nặng hơn không khí nó mới rơi. Nói chính xác hơn là do áp lực nén của khí quyển tác động nên, chứ Trái Đất không có lực hút. Nhưng có 1 điều là Newton rất may mắn khi phát biểu về vạn vật hấp dẫn và nó vẫn đúng với trên Mặt Trăng là mặt Trăng có lực hấp dẫn yếu hơn Trái Đất. Nhưng theo cậu ta chứng minh bằng ASC thì do môi trường ASC của Mặt Trời gì đấy tác động nên.
    Đến nay thì cậu ta vẫn đang cố gắng đi chứng minh Newton ngộ nhận về việc rơi của mọi vật chứ cậu ta không nói Vạn Vật Hấp Dẫn hay các lực của Newton là sai. Cậu ta đang tập trung rất cao độ cho vấn đề này, vì muốn chứng minh được Newton ngộ nhận cậu ta phải làm cái việc gì đấy và đang hị hụi ở nhà. Theo như cậu ta nói đây là vấn đề rất hóc búa vì Newton rất Logic.
    Và theo như tôi thấy, việc cậu ta nói về cái cân là rất đúng. Là khi chúng ta đặt cái cân trong môi trường nào, chúng ta đều không thể cân được khối lượng của môi trường đó. Cho dù Trái Đất có tăng khối lượng hay giảm khối lượng => lực hút thay đổi thì cái cân vẫn không thể cân được môi trường chung quanh. Cho nên việc chia vạch cân như bác khongcoviecgido nói trước đây là không hợp lý, đúng với lý thuyết nhưng không đúng với tự nhiên. Và 1 điều tôi thấy theo như nhận định của cậu ta là Trái Đất đang giảm khối lượng vì các vụ phóng vệ tinh và có ISS trên quỹ đạo là có cơ sở. Trái Đất bị giảm khối lượng nhưng khi dùng công thức tính về khối lượng Trái Đất, cho đến nay nó vẫn là 1 giá trị không thay đổi. Các bác thử ngẫm nghĩ xem, các vệ tinh và lương thực mà NASA đã đem lên quỹ đạo được tính bằng tấn, 1 tấn = 1000 Kg. Cho đến nay thì đã có bao nhiêu tấn khóan sản và lương thực có trên mặt đất đã bị con người khai thác đem ra Vũ Trụ và ''gởi'' nó đến các hành tinh khác.?
    Được ban_dong_hanh sửa chữa / chuyển vào 19:55 ngày 20/11/2006
  8. vnandrei

    vnandrei Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2006
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    5
    Chào bác,
    Khối lượng trái đất từ trước tới nay chưa bao giờ được coi là bất biến. Do các vụ phóng vệ tinh như bác nói, các thiên thạch rơi xuống trái đất... Có điều sự biến đổi này rất nhỏ so với khối lượng trái đất.
  9. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    sao các bác đả kich vlv quá vậy? để tôi cứu bồ cho vlv một lần. Giả sử có 2 lá cờ
    Một lá cờ (gắn vớI hệ qui chiếu trái đất) đứng yên, nhưng môi trường chung quanh chuyển động (gió thổI)
    Và Một lá cờ (hệ qui chiếu gắn liền vớI cột cờ) di chuyển trong môi trường đứng yên.
    Theo Eínstein thì 2 hệ qui chiếu quán tính này là tương đương vớI nhau nên các kết quả vật lý phảI như nhau.
    Vậy nếu gió ngừng thổI ở hệ qui chiếu thứ 1 và cờ ngừng di chuyển ở hệ qui chiếu thứ 2 thì kết quả có như nhau không?
    Xin thưa là không giống nhau vì khi gió ngừng thổI thì cờ sẽ ngừng bay, nhưng nó vẫn nằm ở 1 phía so vớI vị trí cột cờ. Trong trường hợp thứ 2, Nếu cột cờ ngừng chuyển động thì lá cờ sẽ nằm phía bên kia cột cờ , bởI vì do quán tính nó sẽ tiếp tục di chuyển đến phia bên kia cột cờ mớI ngừng lại.
    Như vậy thì tính tương đốI đã bị phá vỡ vì kết quả không giống nhau.
    Vậy thuyết tương đốI đã sai ngay từ nguyên lý thứ nhất.
  10. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    ================================
    Ví dụ lá cờ của bác so với thuyết tương đối khập khiễng quá.

Chia sẻ trang này