1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thêm một người Việt phản bác Newton và cả Einstein

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi vatlysocap, 04/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ban_dong_hanh

    ban_dong_hanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2006
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Các bác ạ... Mấy hôm nay ở nhà tôi đang viết cái bài chứng minh về Newton. Tôi tìm được rất nhiều điều thú vị trong công thức của Newton và phép cân của ****ndish. Để phủ nhận Newton quả là rất khó các bác ạ. Vì ông ta rất logic.
    Nhưng nay thì tôi đã có trong tay vài bằng chứng cho thấy Vạn Vật Hấp Dẫn của Newton có vài vấn đề rất quan trọng. Và bài phép cân khối lượng Trái Đất của ****ndish là vô nghĩa.
    F= GMm / R2 không đáng giá nữa để áp dụng tính lực hấp dẫn của Trái Đất với các vật thể hoặc các hành tinh khác.
    Nói tóm lại: Newton phát biểu không có hằng số hấp dẫn G là đúng. Vì có thêm hằng số hấp dẫn nó trở thành vô nghĩa. Khi nào có kết quả cuối cùng tôi sẽ thông báo cho các bác sau vậy.
  2. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Hoan hô, chú cứ nghiên cứu đi để anh em thẩm định, ít ra thì cũng thú vị không kém gì nguỵ biện toán học. Anh em được dịp ôn lại kiến thức cũng tốt! Bravo MSXL!!!
  3. ban_dong_hanh

    ban_dong_hanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2006
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Thưa bác. Tôi phát minh ra nhiều thứ, nhưng trở ngại lớn nhất với tôi vẫn là kiến thức chuyên môn.
    Đã có người nói với tôi thế này: Tôi đánh giá cao sản phẩm của anh, nhưng nếu mời anh về làm truyền trưởng sản xuất sản phầm thì rất là khó, vì anh thiếu kiến thức. Nhưng nếu không có anh thì ai sẽ test sản phẩm.?
    Mặc khác, những gì tôi sáng tạo, điều mà tôi chú trọng nhất là càng đơn giản càng tốt, càng nhiều tính năng càng hay. Cho đến nay tôi cũng có khá nhiều sản phẩm điện tử nhưng không ai dám ứng dụng vì tôi không trình độ, không đủ thuyết phục. Tôi dám nhìn nhận đó là mặc yếu kém của tôi. Bây giờ mà bắt tôi đi học chuyên môn để bảo vệ cho những gì tôi sáng tạo ra thì tôi phải học rất nhiều: học sinh vật (tôi giỏi nhất môn sinh khi còn đi học), học toán, học điện tử, học Vật Lý....v.v.... Nói tóm lại là tôi phải học tất cả. Vì thứ gì tôi cũng thích nghiên cứu. Tôi còn thích cả về y khoa.
    Còn về lời mà bác nói: Đừng đi phát minh lại cái bánh xe mà hãy tìm cách sử dụng cái bánh xe hiệu quả hơn.
    Chính vì cái quan niệm này của bác, mà người khác cũng có cho nên Việt Nam ta vẫn là nước đang phát triển đấy bác ạ. Người Việt Nam học giỏi, tay nghề giỏi nhưng sản phẩm sáng tạo thì thiếu trầm trọng. Hằng năm cục bằng sáng chế độc quyền của quốc tế nhận rất ít đơn từ Việt Nam. Chỉ vì các bác ta dạy con cháu là nên biết sửa xe honda còn hơn là đi máy bay. Mà chưa chế tạo được máy bay thì đừng mơ lên Mặt Trăng.
    Malaysia đã có nhà du hành vũ trụ rồi đấy các bác ạ. Đã đến lúc các bác nên thay đổi tư duy đi, vì VN đã bào WTO rồi thưa các bác.
  4. ban_dong_hanh

    ban_dong_hanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2006
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Nhắn chút với bác Random walker .
    Những gì trước đây mọi người hiểu lầm về những gì tôi đi chứng minh. Cho nên gây nhau, choản nhau.
    Nay những gì tôi muốn nói đã nói hết rồi. Bác có khóa nick cũng không ảnh hưởng đến tôi nữa. Và tôi cũng xin lưu ý với các bác khác. Khi tôi vắng mặt các bác đừng chọc tôi điên mà phải tạo nick mới vô ''đáp lễ'' với các bác. Điều này tôi không muốn chút nào.
    Tánh tôi nóng, đừng chọc tôi nóng.
    Cám ơn các bác.!
  5. NITARID

    NITARID Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    1
    Các bạn thử dọc bài này xem cách đánh giá của họ thế nào:
    FORUMS VIETSCIENCES
    Posted: 18 Nov 2006 18:37 Post subject: Lai co nguoi muon sua doi Einstein...
    --------------------------------------------------------------------------------
    Gần đây, trên báo Thanh niên có đăng tin về công trình ?oThuyết hấp dẫn mới? của Ông Bùi Minh Trí, theo đó ?oÔng đã gửi công trình này và được Viện Vật lý và Điện tử (thuộc Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam) thành lập hội đồng đánh giá. Hội đồng này kết luận đánh giá cao công trình nhưng đề nghị tác giả tự công bố cho cộng đồng khoa học quốc tế tranh luận, thừa nhận một cách dân chủ.
    Mới đây, PGS-TS Bùi Ngọc Oánh (Viện trưởng Viện Khoa học phát triển nhân lực và tài năng VN) cho biết: "Vấn đề ông Bùi Minh Trí đưa ra là có cơ sở, nghiên cứu nghiêm túc nên Viện chúng tôi quyết định hỗ trợ việc công bố rộng rãi cho các nhà khoa học trong nước (và sau đó là các nhà khoa học quốc tế) được biết học thuyết mới này".
    Nhận thấy vấn đề được nêu ra một cách nghiêm túc và có tầm quan trọng nên tôi thiết nghĩ cần đưa ra diễn đàn vietsciences để mọi người cùng thảo luận sẽ hay hơn. Mọi người có thể lấy tài liệu này trực tiếp từ trang web sau:
    http://vietnamnet.vn/khoahoc/trongnuoc/2006/11/633112/
    Còn dưới đây là một số nhận xét của cá nhân tôi.
    1. Những cái được.
    + Đã đánh giá đúng là trong tất cả các lý thuyết hiện hành chứa đầy ?onghịch lý?;
    + Đã nhận thức được có 2 ?olỗ hổng? lớn của vật lý đó là không gian và thời gian và đã có ý tưởng gắn kết chúng với ?othực thể vật lý?;
    + Đã phát hiện được ?ochuyển động theo quán tính? không phải là chuyển động thẳng đều mà là chuyển động theo quỹ đạo trong ?otrường quyển? hướng tâm;
    + Đã nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp ?odiễn dịch? (deductive method) để xây dựng một lý thuyết vật lý.
    Tuy nhiên, mục tiêu đặt ra đã không đạt được vì
    2. Những cái chưa được:
    a) Vẫn còn cho phép tồn tại cái gọi là ?okhông gian và thời gian tuyệt đối? độc lập với ?othực thể vật lý?, là nơi chứa ?othực thể vật lý đó?, về thực chất, 2 khái niệm này vẫn còn bỏ ngỏ. Việc đưa ra thêm khái niệm ?okhông gian vật lý? là ?otrường graviton? không cải thiện được gì hơn về thực chất so với ether, trường hấp dẫn, trường điện từ cũng như trường hấp dẫn lượng tử (cũng có graviton) đã có trong vật lý ?" cảnh ?obình cũ, rượu mới? mà thôi; (xin viện dẫn câu nói rất nổi tiếng của Ăng-ghen để suy ngẫm: ?o... không tồn tại các tính chất mà chỉ tồn tại các vật có các tính chất...?);
    b) Những nghịch lý mới lại xuất hiện:
    Thứ nhất, do ?ovật thể? hút graviton, tức là truyền cho graviton năng lượng, mà graviton lại không ?ohút? nó nên nó phải mất dần đi năng lượng khiến cho ?okhối lượng? của nó phải giảm dần cho tới không. Và thế là toàn vũ trụ chăng mấy chốc chỉ còn lại một loại ?ohạt cơ bản nguyên thủy? là graviton, mà graviton lại chẳng tương tác với nhau thì có khác gì vũ trụ biến mất?
    Với thuyết hấp dẫn của Newton thì khác, lực tác động luôn là tương hỗ thành ra chỉ có sự chuyển đổi năng lượng qua lại giữa các khối lượng nên khối lượng mới thật sự không thay đổi trong suốt quá trình tương tác hấp dẫn. Các dạng tương tác khác trong vật lý cũng vậy.
    Thứ hai, trong mô hình ?othực thể vật lý? = ?ovật thể? + ?otrường quyển? ở dạng ?ohạt cơ bản nguyên thủy? = ?ohạt khối lượng? (xin được ký hiệu là H) + ?ohạt graviton? hay ?otrường graviton?(xin được ký hiệu là T), có 2 dạng tương tác được đề cập đến đó là ?oH hút T? tạo nên ?oáp lực của trường quyển lên khối lượng của vật thể? và ?oH đẩy T? để không cho tạo thành ?ocục khối lượng ròng? khi bị ?onén ép?. Xin hỏi ?ođã hút tại sao lại còn đẩy? và ?ocái gì? đã quy định việc ?ođẩy? này? Điều này dẫn đến một số nghịch lý:
    - Dưới tác dụng của lực ?oH hút T?, T sẽ ?orơi tự do? lên H, nhưng khi đến ?osát bề mặt? của H thì lại bị ?oH đẩy T?, vậy rốt cục T sẽ đi đâu? Chúng sẽ tập hợp ở lân cận của H ngày càng nhiều lên theo năm tháng? Và trong món ?osúp T đậm đặc? này, trường hấp dẫn ?" ?otrường quyển? phải rất lớn và biến đổi theo năm tháng nên G không thể là ?ohằng số hấp dẫn? được nữa mà là ?obiến số hấp dẫn? thì mới đúng? Không những thế, ?ogia tốc áp lực? không thể còn theo quy luật tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách được nữa? Thực tế có như thế đâu? Và thêm nữa, trong ?okhông gian tuyệt đối? ở xa H, mật độ của T sẽ nhỏ dần đi theo năm tháng, còn nếu không thì chúng được sinh ra từ đâu?
    - Nếu T ở trong ?otrường quyển? của 2 ?ovật thể? khác nhau A và B thì ?onguyên nhân? gì khiến chúng ?olựa chọn? thuộc về A hay thuộc về B? Hơn thế nữa, những hạt T không nằm trong ?obán kính hấp dẫn? của bất kỳ một ?ovật thể? nào thì chúng sẽ ?ocư sử? ra sao? (Đối chiếu với các số liệu ở bảng 6.3 sẽ thấy rất rõ sẽ có vô số các hạt như vậy).
    Thứ ba, giả thiết về sự tồn tại của ?ohạt graviton? cũng không kém phần huyền thoại như chính ether ?ovang bóng một thời?. Đó là, về lý, nó phải không có ?okhối lượng? mới đúng vì đã có một hạt ?ocơ bản nguyên thủy? là ?okhối lượng? rồi, vậy mà nó lại có năng lượng, trong khi vẫn thừa nhận công thức năng lượng E = mc2, thì năng lượng này ở đâu ra khi m=0?
    Thứ tư, mô hình này không thể mô tả được tương tác điện từ và hạt nhân (mạnh và yếu) vì ?oáp lực trường quyển? quá yếu, và hơn nữa không thể lý giải được hiện tượng hai điện tích khác dấu hút nhau mà cùng dấu lại đẩy nhau, nên còn quá sớm để nói đến phôtôn, prôtôn... vốn có bản chất điện từ này, chứ đừng nói đến các hạt quắc và các hạt mang tương tác như W, Z v.v.. khác. Có thể lấy một ví dụ cụ thể ở mục 6.4 là phôtôn có ?obán kính hấp dẫn? chỉ có 2,95x10-24m, nhưng chắc chắn lại không thể ?ochui? qua nổi một lỗ có đường kính cỡ 10-7m?
    Thứ năm, nếu các hạt cơ bản có lưỡng tính sóng hạt là do ?otrường quyển? quay thì liệu có thể tính được λ = h/p không? Và hơn thế nữa, thế nào là ?otrường quyển quay?? Phải chăng các hat T này quay quanh H? Nó vừa ?orơi tự do? lên H lại vừa ?oquay? theo phương vuông góc với phương ?orơi tự do? này chăng? Nhưng vì ?otrường quyển? không phải là rắn tuyệt đối nên vận tốc góc của các hạt T sẽ không thể như nhau, vậy chúng sẽ quay như thế nào? Và khi đó thì Mặt trăng sẽ phải quay quanh Trái đất nhanh hơn hay chậm hơn khi Trái đất được ?otăng tốc? vì khi đó, ?otrường quyển? không chỉ ?ođẩy? Mặt trăng về tâm Trái đất mà còn ?ođẩy? nó ?osang ngang? nữa? Mà đã thế thì chiều chuyển động của bất kỳ hạt nào cũng sẽ ảnh hưởng tới chiều quay của ?otrường quyển? của nó. Mà điều này thì thật là... khó bình luận quá vì nó sẽ dẫn sự thay đổi λ nhiều đấy! Trong các thí nghiệm, không hề ghi nhận được sự ảnh hưởng nào của chiều chuyển động lên ?obước sóng de Brookline? của các hạt cơ bản cả và, đương nhiên, cả phôtôn cũng vậy.
    c) Trong một số các khái niệm, suy luận và tính toán, tác giả còn mắc phải lỗi cảm tính, phạm vào quy luật của lôgíc hình thức:
    - Mở đầu bằng khái niệm ?ogia tốc áp lực là áp lực...? ?" một ?ođịnh nghĩa? để mà chẳng định nghĩa được gì vì lý do: thứ nhất, ?oáp lực? là gì? Nếu tuân theo các khái niệm của cơ học cổ điển thì có nghĩa là ?olực áp lên một vật gì đó?, mà như thế thì trước hết nó phải là ?olực? đã ?" là đại lượng đặc trưng cho ?otương tác? giữa các vật thể. Trốn tránh tên gọi ?olực? bằng cách thay tên gọi khác thì có thay đổi được gì đâu? Tiếng Việt là ?olực?, tiếng Anh là ?oforce?, tiếng Nga là ?osi-la? ... cũng vẫn là ?onó? cả mà! Còn nếu không phải là ?onó? thì xin hãy thử cho một ?onội dung? khác đi xem nào? Thứ hai, cũng theo cơ học cổ điển, ?ogia tốc? phải bằng đạo hàm bậc nhất của vận tốc thay đổi một ?ocái gì đó?, ở đây là ?oáp lực?, vậy đạo hàm bậc hai của ?olực? là đại lượng gì thế mà sao nó lại vẫn cứ là... ?olực? vậy? Chưa hết, đơn vị của nó lại là m/s2 ?" gia tốc của chuyển động cơ học cơ mà, có dính dáng gì đến ?olực? (phải là N/s2) đâu? Và cuối cùng, cả ?ogia tốc áp lực? lẫn ?ogia tốc rơi tự do? đều có cùng một công thức giống hệt như nhau với cũng bấy nhiêu đại lượng thì chẳng có lý do gì để nói về một ?obản chất? khác cả. Điều quan trọng phải là ?onội dung? của khái niệm chứ không phải là tên gọi của nó. Tóm lại vẫn chỉ là thế này: ?omột vật dưới tác động của lực hấp dẫn sẽ chuyển động với gia tốc bằng...?. Còn nếu như muốn cho lực hấp dẫn (vâng! chính là ?olực? chứ không phải là ?ogia tốc áp lực?) có một nguyên nhân khác, cụ thể là do ?ograviton? tác động lên ?okhối lượng? (đại loại như gió thổi vào cánh buồm) chứ không phải do ?okhối lượng? tác động lẫn nhau, thì còn một vướng mắc nữa là làm sao mà graviton có thể đẩy ?okhối lượng? đi với cùng một gia tốc chuyển động của chính nó (g), nghĩa là giống như một graviton tự do? (Đừng quên rằng gia tốc của con thuyền bị gió đẩy đi không thể nào bằng gia tốc của chính luồng gió đã thổi nó đi được!).
    - Các công thức E=mc2 và E=hν tương ứng được suy ra từ thuyết tương đối hẹp (với hệ quy chiếu quán tính theo nghĩa cổ điển) và cơ học lượng tử. Tuy nhiên, khi thế giới quan đã thay đổi, mà lại thay đổi theo chiều hướng phủ định thì các khái niệm này không còn có thể áp dụng được nữa. Các biểu thức này lẽ ra còn cần phải được chứng minh từ chính ?oLý thuyết hấp dẫn mới?.
    - Đã chấp nhận ?okhối lượng? là ?ohạt cơ bản nguyên thủy? thì làm sao lại còn ?ođặc trưng cho lượng vật chất? chứa trong ?ovật thể? được vì khi đó ?ovật chất? là cái gì vậy? (Xem lại công thức ở mục 4 và 5.1). Trong các va chạm năng lượng cao, khối lượng không hề được bảo toàn, thậm chí hầu như có thể giảm tới không ?" vật chất biến mất chăng? Trong khi theo lý thuyết mới này ?okhối lượng tuyệt đối không biến đổi? (xem mục 5.2.7).
    - Ở mục 5.2.6 nói rằng ?ovận tốc chuyển động của vật thể trong trường quyển tăng, dẫn tới gia tốc áp lực của trường quyển lên vật thể tăng lên?. Điều này không thể đúng khi chuyển động đó có phương trùng với phương của ?oáp lực trường quyển? mà trong thí dụ đơn giản nhất là khi ?orơi tự do? thì ?oáp lực? đó bằng không (xem nhận xét ở mục 5.2.5)! Còn nếu chuyển động cùng phương như vậy mà với gia tốc lớn hơn ?ogia tốc rơi tự do? thì sao?
    - Việc chấp nhận định luật rơi tự do như một tiên đề (xem mục 5.2.5 và mục 5.3.2.1) cũng đồng nghĩa với việc coi ?okhối lượng hấp dẫn? bằng ?okhối lượng quán tính? trong cơ học cổ điển. Tuy nhiên, Hãy thử tính nhanh xem nếu có một vật thể có khối lượng đúng bằng Trái đất sẽ ?orơi tự do? lên Trái đất với gia tốc bằng bao nhiêu? Vâng! Chắc chắn không thể bằng g được đâu mà sẽ bằng 2g đấy! Lại một lần nữa, các công thức được viện dẫn vẫn còn cần phải được chứng minh. Do đó, cái gọi là ?ophương trình chuyển động? về thực chất chỉ mới dừng lại ở việc xác định gia tốc của ?otrường quyển? chứ chưa đến được ?obài toán hai vật? của cơ học cổ điển vì trong đó chưa thấy xuất hiện ?okhối lượng? của vật thể chuyển động, chứ đừng nói tới việc còn chưa tính đến sự có mặt đồng thời của từ 3 vật thể trở lên ?" một bài toán cực kỳ nan giải của cơ học Newton vẫn bỏ ngỏ.
    Tóm lại, hệ thống các tiên đề và các khái niệm cơ bản còn cần phải được làm rõ hơn nữa, các nhận định cần phải được chứng minh chặt chẽ thay vì chỉ dừng lại ở mức cảm tính - định tính mà không định lượng thì mới thoát ra khỏi các nghịch lý (hình như hơi nhiều đấy!) như chính tác giả đã phê phán Newton và Einstein.
    Trên đây, chỉ là một số ý kiến chính, tổng quan chứ không đi vào những sai sót có tính ?otiểu tiết? hoặc thuần túy ?otính toán?, mong rằng sẽ giúp cho tác giả hoàn thiện hơn ý tưởng ?onổi loạn? của mình. Tuy nhiên, cũng có thể do chưa hiểu đầy đủ hết ý tưởng của tác giả nên sẽ có những nhận xét nào đó chưa chuẩn xác, mong được lượng thứ.
  6. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Hơi lạc đề so với topic, nhưng xin đính chính 1 chút: đúng là Malaysia đã chọn được nhà du hành vũ trụ đầu tiên (khoảng tháng 10/2007 sẽ bay lên làm việc trên ISS), nhưng mà bác này cũng là đi ké trên tàu Soyuz theo một hợp đồng ký giữa chính phủ hai nước thôi.
  7. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.572
    Không ngờ cũng có nhiều người tâm huyết "vạch lá tìm sâu" trong thuyết trường quyển đến vậy. Hy vọng là còn vạch được vài cái lá để gọi là
    @VLV: theo tớ thì cậu không cần mất thời giờ đôi co với mọi người làm gì. Tớ thấy cậu chỉ cần tuyên bố với mọi người một câu như sau là bảo đảm các "con vẹt" im thin thít hết cả: "Vật lý với cả toán học là thứ cóc khô gì, tớ đây chả cần học hành chi cả mà vẫn nghiên cứu ầm ầm, publish công trình ầm ầm, báo chí khen ngợi ầm ầm, cãi nhau với các con vẹt ầm ầm". Thế nhé, tốt nhất là cậu đứng ra tuyên bố mở một hiệp hội nghiên cứu với phương châm "vật lý vui - vật vui lý - lý vui vật" , rồi đăng quảng cáo trên báo Mực Tím với lại Sức Khoẻ - Đời Sống, thể nào cũng có vô khối đệ tử tới bái sư học nghệ ấy chứ. Đừng lên diễn đàn mất thời giờ với mấy "con vẹt" làm gì.
  8. ban_dong_hanh

    ban_dong_hanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2006
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Ngừơi ta đi ké thì kệ người ta, và một điều không thể phủ nhận là người ta được đào tạo bài bản mới có thể trở thành nhà du hành vũ trụ.
    Việt Nam đến bao giờ mới có nhà du hành.? Chắc khi nào Mặt Trăng bị các nước cài xới tung lên hết, VN mới lên đó lượm cục đá về triển lãm nhỉ.?
  9. ban_dong_hanh

    ban_dong_hanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2006
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng chán rồi bác Werty ạ. Vật Lý Vui mà chẳng thấy vui chi cả, chỉ toàn là LýThuyết chọc ngoái thôi.
  10. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam đã có nhà du hành vũ trụ rồi, phi công vũ trụ Phạm Tuân.
    Ông cũng chính là người Châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ
    Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này, mời bạn sang box Thiên văn học, chúng ta bàn tiếp

Chia sẻ trang này